Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Thế giới tâm linh trong truyện kiều và lục vân tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỞNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THUỲ TRANG

THẾ GIỚI TÂM LINH
TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ LỤC VÂN TIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015



1

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.

Người thực hiện

Lê Thị Thuỳ Trang


2

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn cao học với đề tài Thế giới tâm linh trong


Truyện Kiều và Lục Vân Tiên, ngoài việc cố gắng nỗ lực của bản thân, người viết đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên, giúp đỡ từ quí thầy cô, bạn bè-cơ quan công
tác và các tổ chức ban ngành của Trưởng Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước tiên người viết xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê
Thu Yến - Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn, Trưởng Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh. Cơ Lê Thu Yến đã rất tận tình giúp đỡ về mặt chun mơn để người viết làm sáng
tỏ các vấn đề được triển khai trong đề tài. Không những thế. Cô Lẽ Thu Yến cịn hết sức
nhiệt tình động viên, hướng dẫn người viết trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Người viết cũng xin chân thành cÂm ơn các thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa Ngữ
văn, phòng Sau đại học, các nhân viên thư viện của Trưởng Đại học Sư phạm Thành phổ
Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người viết hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cÂm ơn Ban giám hiệu cùng q thầy cơ ở Trưởng THPT Nguyễn Trãi,
thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đã luôn quan tâm. động viên, giúp đỡ về mặt thời gian
cơng tác để người viết tập trung hồn thành luận văn.
Xin chân thành cÂm ơn quí bạn bè, đồng nghiệp và các bạn học viên cao học lớp
Văn học Việt Nam khóa 23 đã ln giúp đỡ và động viên người viết trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.

Tp, Hồ Chi Minh, tháng 3 năm 2015


3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... 2
MỤC LỤC .......................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 6
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................... 6

2. Lịch sử vấn đề............................................................................................................. 7
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về vấn đề tâm linh nói chung ............................... 7
2.2. Những cơng trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến yếu tố tâm linh và trong
Truyện Kiều và Lục Vân Tiên ................................................................................... 10
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 12
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 13
5.1. Phương pháp thực chứng và phương pháp tiểu sử ............................................ 13
5.2. Phương pháp hệ thống ....................................................................................... 13
5.3. Phương pháp so sánh......................................................................................... 14
5.4. Phương pháp liên ngành .................................................................................... 14
5.5. Phương pháp phân tích - tổng hợp .................................................................... 14
5.6. Phương pháp lịch sử, xã hội .............................................................................. 14
6. Đóng góp của đề tài .................................................................................................. 15
7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 15
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................................... 17
1.1. Văn hóa tâm linh ................................................................................................... 17


4
1.1.1. Văn hóa ........................................................................................................... 17
1.1.2. Tâm linh .......................................................................................................... 18
1.1.3. Thế giới tâm linh ............................................................................................. 24
1.2. Cơ sở hình thành thế giới tâm linh trong thơ Nôm ............................................. 26
1.2.1. Kế thừa từ tín ngưỡng dân gian ...................................................................... 26
1.2.2. Kế thừa từ văn học dân gian ........................................................................... 31
1.2.3. Kế thừa các yếu tố tâm linh trong văn học trung đại ..................................... 33
1.2.4. Tiếp biến tư tương Nho - Phật - Đạo và các tôn giáo khác ............................ 36
1.3. Những biểu hiện của yếu tố tâm linh ................................................................... 40
1.3.1. Lễ hội .............................................................................................................. 40

1.3.2. Cầu cúng, khấn vái ......................................................................................... 41
1.3.3. Mộng mị, chiêm bao........................................................................................ 41
1.3.4. Lời thề, nguyền, nguyện .................................................................................. 42
1.3.5. Báo ứng, linh ứng ........................................................................................... 42
1.3.6. Hồn ma, ba cõi ................................................................................................ 42
1.3.7. Phép thuật ....................................................................................................... 43
1.4. Giới thiệu chung về Truyện Kiều và Lục Vân Tiên............................................. 43
1.4.1. Truyện Kiều ..................................................................................................... 43
1.4.2. Lục Vân Tiên ................................................................................................... 51
Tiểu kết chương 1: .................................................................................................... 57
Chương 2. NHỮNG YẾU TỐ TÂM LINH TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ LỤC VÂN
TIÊN ................................................................................................................................. 59
2.1. Trời, Phật, Thần, Thánh và tín ngưỡng thờ cúng ............................................... 64
2.1.1. Trời, Phật, Thần, Thánh, Tiên ........................................................................ 64
2.1.2. Cõi âm, sống chết, hồn ma .............................................................................. 68
2.1.3. Tín ngưỡng thờ cúng ....................................................................................... 70


5
2.2. Những niềm tin của dân gian ............................................................................... 75
2.2.1. Xem quẻ, bói tốn ........................................................................................... 79
2.2.2. Lời thề, nguyện, nguyền .................................................................................. 80
2.2.3 Báo ứng, linh ứng ............................................................................................ 83
2.2.4. Chiêm bao, mộng mị ....................................................................................... 89
Chương 3. Ý NGHĨA CỦA YẾU TỐ TÂM LINH TRONG TRUYỆN KIỀU VÀ
LỤC VÂN TIÊN .............................................................................................................. 94
3.1. Ý nghĩa hiện thực .................................................................................................. 95
3.1.1. Phán ánh hiện thực xã hội .............................................................................. 95
3.1.2. Phản ánh hiện thực tâm linh ......................................................................... 101
3.2. Ý nghĩa nhân văn ................................................................................................ 105

3.2.1. Thể hiện thái độ và quan niệm đạo đức trong cuộc sống ............................. 105
3.2.2. Thế hiện vai trị tích cực của tâm linh trong cuộc sống ............................... 111
3.3. Tâm linh góp phần tạo nên sức sống cho tác phẩm .......................................... 115
3.3.1. Trong đời sống văn học ................................................................................ 115
3.3.2. Tạo sức sống cho tác phẩm........................................................................... 121
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 131
TÀI LIỆU WEB ....................................................................................................... 136
PHỤ LỤC CÁC CÂU THƠ CHỨA YẾU TỐ “TRỜI” ........................................... 139
CÁC CÂU THƠ CHỨA YẾU TỐ “THẦN TIÊN” .................................................. 144
CÁC CÂU THƠ CHỨA YẾU TỐ "DUYÊN KIẾP – SỐ MỆNH” ........................... 145


6

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học cất lên tiếng nói của tâm tư tình cÂm của con người, đồng thời phản ánh
sinh động và phong phú hiện thực cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Khi khắc họa
cuộc sống tinh thần, thế giới tâm linh cũng được thể hiện rõ nét. Nền văn học trung đại đã
kết tinh nhiều thành tựu rực rỡ mà truyện thơ Nơm là những đỉnh cao góp phần làm rạng
danh văn học nước nhà. Sở dĩ truyện thơ Nơm có được sự thành cơng ấy là vì bên cạnh
nội dung tư tưởng sâu sắc cùng với nghệ thuật đạt đến đỉnh cao mẫu mực, yểu tổ tâm linh
cũng là một trong nhũng yếu tố chính góp phần làm nên sự thành công ấy, Trong văn
học, thế giới tâm linh đà được thể hiện đa dạng và phong phú như cuộc sống thực, thậm
chí cịn sinh động hơn vì đã được nghệ thuật hóa, để lại dấu ấn riêng trong từng tác phẩm.
Văn học trung đại và truyện cổ tích vẫn cịn những bậc siêu nhiên nhưng hình ảnh
con người đã được khắc họa khá đậm nét. Hiện thực xã hội khốc liệt trải ra trên trang
sách và ước mơ về cuộc sống công bằng hạnh phúc được thể hiện bằng thế giới Trời,
Phật, Thần, Tiên hay ma quỉ . Thế giới tâm linh tuy huyền ảo khó nấm bắt nhưng vẫn nảy

mâm trên hiện thực.
Hiện nay, nghiên cứu văn hóa tâm linh đang đi vào chiều sâu và cả chiều rộng. Bởi
tâm linh thuộc về văn hóa và là kho tàng khơng bao giờ vơi cạn. Văn học thuộc về văn
hố tinh thần, và thế giới tâm linh luôn mang nhưng nét huyền ảo khó nắm bắt. Trong
dịng chảy kế thừa từ văn học dân gian. các tác phẩm truyện, thơ của văn học trung đại
cũng mang trong mình nhiều giá trị văn hóa truyền thống và tâm linh. Trong đó, văn hóa
tâm linh và vấn đề tâm linh trong văn học đã được các nhà nghiên cứu bàn luận và quan
tâm trong nhiều phạm vi.
Truyện Kiều và Lục Vân Tiên là hai tác phẩm tiêu biểu, có thể coi là đỉnh cao của
văn học trung đại. Hai tác phẩm đã tốn rất nhiều bút mực của biết bao thế hệ các nhà
nghiên cứu văn học. Trong hai tác phẩm, yếu tố tâm linh xuất hiện rất nhiều. Thế nhưng
vấn đề này chưa được nghiên cứu kĩ. Gần đây cũng đã có một số cơng trình và bài viết


7
nghiên cứu về vấn đề tâm linh trong hai tác phẩm này. Tuy nhiên, những cơng trình, bài
viết ấy chỉ mang tính chất riêng lẻ, chưa thành hệ thống và dặc biệt là chưa có sự đổi sánh
về vấn đề tâm linh trong hai tác phẩm này. Trong Truyện Kiều và Lục Vân Tiên, có sự
siốna nhau "đại đồng tiểu dị" và in dấu dấu ấn văn hóa tâm linh của từng vùng miền;
chúng tơi sẽ tìm hiểu thêm về khía cạnh ấy.
Với những lí do ấy, chúng tơi quyết định chọn đề tài "Thế giới tâm linh trong
Truyện Kiều và Lục Vân Tiên” làm luận văn thạc sĩ của mình như một hành trình tìm
hiểu thêm về khía cạnh tâm linh trong hai tác phẩm trên.
2. Lịch sử vấn đề
Truyện Kiều và Lục Vân Tiên đã được nhiều nhà nghiên cứu khai thác nhiều khía
cạnh và có nhiều cơng trình, tư liệu đáng q. Xung quanh đề tài luận văn về "Thế giới
tâm linh trong Truyện Kiều và Lục Vân Tiên", trong phạm vi tư liệu sưu tầm được,
chúng tơi điểm qua một số cơng trình, bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề này.
Chúng tơi khảo sát trên hai phương diện: những cơng trình nghiên cứu về vấn đề tâm linh
nói chung và nhưng cơng trình có liên quan đến yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều và Lục

Vân Tiên.
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về vấn đề tâm linh nói chung
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa và tâm linh, tuy các tác giả có đề cập
đến yếu tố tâm linh nhưng chỉ dững lại ở việc nêu hiện tượng, nhìn nhận khái quát mà
không đi vào các tác phẩm văn học cụ thể.
Cơng trình "Lịch sử văn hóa Việt Nam truyền thống giản yếu" (1999) của
Nguyễn Thừa Hỷ nói về đời sống tư tưởng tâm linh của người Việt Nam. Tác giả cho
rằng đời sống tâm linh ở Việt Nam mang tính chất cộng đồng đa ngun về tín ngưỡng
tơn giáo. Niềm tin tâm linh trong tâm thức của Người Việt Nam có sự hịa quyện và
chuyển hóa dung họp lẫn nhau giữa các tín ngưỡng dân gian như tín ngưỡng vật linh. các
vị thần linh cùng với các tôn giáo như Phật, Đạo, Nho...đà làm cho đời sống tâm linh của
dân tộc ta thêm đa dạng. phong phú. Tác giả rút ra kết luận: "Người Việt thưởng đa tín, dị


8
tín, thậm chí mê tín nhưng rất ít sùng tín, khơng cuồng tín”[31 ,tr.72]. Bên cạnh đề cập
đến những niềm tin thiêng liêng góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người Việt thi
tác giả cịn có những hủ tục mê tín dị đoan phá hoại cuộc sống bình an của con người.
Trong cơng trình "Văn hóa tâm linh" (2002). Nguyền Đăng Duy đã đề cập đến
nhưng vấn đề về văn hóa tâm linh của người Việt như: tín ngưỡng thần thánh, trời đất.
những hoạt động thờ Mầu. nghi lễ tang ma, thờ cúng tổ tiên và nhưng tôn giáo lớn như:
Phật giáo. Đạo giáo, Thiên Chúa giáo...Tác giả đã khái quát tâm linh trong mọi mặt đời
sống và cả trong văn học, nghệ thuật. Từ đó, tác giả đưa ra những khái niệm tâm linh và
văn hóa tâm linh khá chi tiết "...tâm là niềm tin, linh là linh thiêng, thiêng liêng", ''Tâm
linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thưởng, là niềm tin thiêng liêng trong
cuộc sống tín ngưỡng tơn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được
đọng lại ở những biếu tượng, hình ảnh, ý niệm " [14, tr. 11].
Riêng về nhưng tác phẩm đi vào trực tiếp thế giới tâm linh, chúng tơi tìm được
những cơng trình và luận văn sau.
Luận văn "Thế giới tâm linh trong truyện thơ Nơm” (1997) của Nguyễn Thị Gái đi

sâu phân tích những truyện thơ Nôm với những nét độc đáo, gần gũi với cuộc sống sinh
hoạt và tinh thần của nhân dân lao động bình dân xưa, cả trong thơ Nơm bình dân và bác
học. Bằng tâm hồn nhạy cÂm và phong phú đầy chất nhân văn với những niềm tin tuy
đem sơ, giản dị nhưng rất đẹp về cuộc đời, về lẽ sống chết, về cuộc sống; dù ở cõi trần
gian hay nơi âm cảnh, họ vẫn tin tưởng vào tình người, vẫn chung thủy với nhau và vẫn
ln tin vào cái tốt, đấu tranh mạnh mẽ cho hạnh phúc và cho lẽ phải. Tác giả tổng hợp
tất cả yếu tố tâm linh trên nhiều phương diện: nhân vật, chi tiết, nội dung. nghệ thuật. Từ
đỏ. người tác giả rút ra nhận định: “Nhìn chung, với sự ảnh hưởng của triết lý âm dương,
sự kế thừa yếu tố tâm linh trong tín ngưỡng dân gian và sự ảnh hưởng tư tưởng, tinh thần
của văn hóa ngoại sinh Nho - Phật - là cơ sở hĩnh thành thế giới tâm linh trong truyện
thơ Nôm " [20, tr. 39].
Luận văn Thạc sĩ của Hồng Thị Minh Phương với đề tài "Văn hóa tâm linh trong
văn xuôi trung đại" (2007), [54] nêu lên những biểu hiện và giá trị đặc sắc của văn hoá


9
tâm linh trong văn xi trung đại. Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại kế thừa và
tiếp nổi những giá trị văn hóa truyền thống, mang sức sống bền vững với Thời gian. Tác
giả lí giải nhưng yếu tố tâm linh trong nền văn học mang dấu ấn rất sâu sắc của các yếu
tố tín ngưỡng dân gian. Đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng nhiên thần và nhân thần rất đa
dạng và phong phú.
Tìm hiểu về thế giới tâm linh trong văn học hiện đại, luận vẫn "Thế giới tâm linh
trong truyện ngắn sau 1975" của Nguyễn Thu Hiền (2010) [24] nghiên cứu về dòng chảy
và sự tiếp nổi của tâm linh từ nsàn xưa đến giai đoạn văn học này. Tâm linh được thể
hiện đậm đặc trong nhiều tác phẩm của các tác giả nổi tiếng như: Nhật Chiêu, Hoàng
Diệu, Nguyền Huy Thiệp, Võ Thị Hảo... với những nét đặc sắc riêng trong cách thể hiện
của từng tác giả, thể hiện quan niệm con người về thế giới đa chiều và con người tâm linh
trong thế giới đầy bí ẩn và bất trắc.
Trong luận văn "Thế giới tâm linh quơ hình ảnh mộ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du”
(2012), Nguyền Thị Ngọc Ánh [2] đã đi sâu tìm hiểu yếu tố tâm linh trong những tập thơ

chữ Hán, đặc biệt là những bài thơ viết khi đi sứ trong "Bắc hành tạp lục". Tác giả đã lí
siải ý nghĩa của hình ảnh "mộ" xuất hiện với tằn suất cao, qua đó, ta thấy một Nguyễn Du
đầy suy tư trước cái chết và trước những người đã khuất.
Trong luận văn "Yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam (19321945)" của Phạm Thị Xuân Lan nêu lên sự kể thừa của truyền thống văn hóa âm thầm
chảy trong mạch ngầm của văn học và "thấm vào thế giới hình tượng và ngơn từ của tác
phẩm đồng thời có nhưng giá trị văn hố mới hình thành vào lúc đương thời không thôi
cám dỗ, kêu gọi, thách thức" [36, tr.2].
Trong luận văn "Văn hóa tâm linh trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu" của Mai Thị
Châu. (2014) [5], tác giả đã lí giải cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong thơ văn Nguyễn
Đình Chiểu là dựa trên triết lí âm dương và các tín ngưỡng dân gian; đồng thời cho rằng
tác giả cũng chịu ảnh hưởng của các tôn giáo như Nho, Phật Đạo.


10
2.2. Những cơng trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến yếu tố tâm linh và trong
Truyện Kiều và Lục Vân Tiên
Trong nhiều cơng trình nghiên cứu tản mác về Truyện Kiều và Lục Vân Tiên, một số
tác giả đã có đề cập đến các khía cạnh văn hóa trong hai tác phẩm trên.
Viết về Truyện Kiều, trong hơn 600 quyến sách và bài nghiên cứu tính đến thời
điểm 2010, yếu tố tâm linh luôn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm một cách đặc biệt.
Trong các bài viết và cơng trình nghiên cứu, tâm linh trong Truyện Kiều biểu hiện
qua nhiều yếu tố, trong đó có thuyết nhân quả của Phật giáo. Bài viết "Thuyết nhân quả
trong Truyện Kiều" của Nguyễn Quảng Tuân đã đi sâu phân tích để chứng minh rằng nhờ
thiện tâm mà Kiều đã nhẹ bớt được nghiệp chướng. Còn Trần Trọng Kim khẳng định
Nguyễn Du đã rất sáng tạo khi đưa vào tác phẩm một triết lý Phật giáo: "Truyện Kiều bày
tỏ một cách rõ ràng cái lí thuyết nhân quả của nhà Phái". Nhưng Đạo Phật đã tiếp biển
qua lãng kính niềm tin và tín ngưỡng dân gian "Vấn đề là Truyện Kiều mn màu đạo
Phật, nhưng đạo Phật khơng cịn thuần t và cũng khơng phải là chủ yếu trong Truyện
Kiều...Ơng viết Truyện Kiều theo tiếng gọi của tình cÂm, theo luận lí của hiện thực trước
khi theo giáo lý nhà Phật”

(Trần Trọng Kim viết cho Truyện Kiều), Nxb. Tân Việt, Saigon, 1941.
Luận văn "Thế giới tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn" (2010) [83] của
Hoàng Thị Thanh Xuân khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Du trong sáng tạo truyền
thống văn hóa Việt và góp thêm tiếng nói "lí giải về sức sống lâu bền của hai tác phẩm
trong lòng dán tộc", ''Cùng với các yếu tố khác trong íruvền thống văn hóa Việt, yếu tố
tâm linh thực sự góp phần làm cho Truyện Kiều và Văn chiêu hồn cũng như các sáng tác
của Nguyễn Du có giá trị, sức sống láu bền và tìm được sự đồng điệu, chia sè ở người
đọc các thế hệ”
Còn về yếu tố tâm linh trong tác phẩm Lục Vân Tiên cũng đã có một sơ cơng trình
đề cập đến.


11
Luận văn "Biểu hiện của thuyết nhân quà nghiệp bảo qua truyện thơ Nơm Lục Vân
Tiên của Nguyễn Đình Chiểu" (2013). Đại học cần Thơ, của Huỳnh Thị Mai Ly [43] đi
sâu vào khía cạnh ảnh hưởng của Phật giáo ảnh hưởng đến tư duy của người Việt Nam.
Bên cạnh tư tưởng luân hồi nghiệp báo thì "Tư tưởng từ bi của Phật giáo Ịhắm đẫm trong
tâm hồn Việt từ người bình dân đến trí thức từ truyện dân gian đến thơ văn bác học".
Bài viết "Nhân nghĩa trong Lục Vân Tiên" của Võ Phúc Châu đã khái quát quá trình
tiếp biến và dung hịa tư tưởng Nho Phật Đạo trong Lục Vân Tiên:
“Trong suốt 2082 câu thơ, Nguyễn Đình Chiểu đã tiếp biến đầy sáng tạo ba tư
tưởng Nho, Phật, Đạo, trên nền táng đạo đức, đạo lý của nhân dân. Truyện thơ Lục Vân
Tiên, chỉnh vì thế, là một bài ca lớn về he tưởng. Người đọc tìm thấy sự hợp lưu kỳ thú
giữa các luồng tư tưởng ngav trên mảnh đát Nam Bộ trẻ trung, hoang sơ và phóng
khống. Nho giáo đạo mạo nơi đâu chẳng biết, Đạo giáo tu tiên chốn nào chẳng hay.
Phật giáo cầu siêu cõi nào chưa rõ, chỉ thấy rõ ràng, ba luồng sáng ấy hội tụ và soi rọi
một điêu trang trọng: tư tưởng, đạo đức. đạo lý ngàn đời của dán tộc Việt Nam là tốt đẹp
và phù hợp với tư tưởng tiến bộ của nhàu loọi từ xưa" [101].
Nhìn chung, các bài viết và cơng trình kể trên đã phân tích những yếu tố tâm linh
như Trời Phật, thánh thần, ma quỷ, cầu cúng. các tín ngưỡng thờ nhân thần và nhiên thần

cũng như ảnh hưởng của các tôn giáo trong các tác phẩm trên. Nhìn chung, vấn đề tâm
linh trong văn học đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm sâu sắc của độc giả và giới
nghiên cứu với nhiều cơng trình đáng ghi nhận. về Truyện Kiều và Lục Vân Tiên. nhiều
cơng trình mang nhiều tâm huyết với một số cơng trình nehiên cứu sâu và qui mơ như
"Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn" cho ta một cái nhìn về tâm linh
từ góc độ văn hóa. Khi viết luận văn này, chúng tôi được kế thừa và tham khảo nhiều ý
kiến q báu lừ những cơng trinh đi trước. Dỏ chính là nền tảng để chúng tơi có dịp
nghiên cứu rộng và sâu hơn cũng như tim ra nhưng nét riêng theo cách tiếp cận của mình.
Chúng tơi cho rầng, thế giới tâm linh và tinh thần con người là kho báu khơng bao giờ
vơi cạn. Tìm hiểu, trân trọng tiép thu những thành quả để làm giàu vốn hiêu biết, tiến tới
khám phá sâu và rộng hơn, toàn diện hơn vê mọi mặt của yếu tố tâm linh trong hai tác


12
phẩm Truyện Kiều và Lục Vân Tiên. Chúng tôi xem sự ảnh hưởng của văn hóa, tín
ngưỡng dân tộc và yếu tố tâm linh góp phần làm nên giá trị chiều sâu tư tưởng, nội dung
và nghệ thuật của Truyện Kiều và Lục Vân Tiên.
3. Mục đích nghiên cứu
Văn học trung đại có nhiều thành tựu rực rỡ, đặc biệt là truyện thơ Nơm. Tìm hiểu
những yếu tố tâm linh dày đặc trong thể loại của truyện thơ Nôm giúp chúng ta có cái
nhìn tồn diện hơn về tác phẩm (bên cạnh nhưng bài viết nghiên cứu về nội dung, nghệ
thuật và nhưng đặc sắc về các thể loại của truyện thơ Nơm), chúng lơi mong góp thêm
một hướng tiếp cận, tìm hiểu tác phẩm riêng của minh, để góp phần lí giải về thành cơng,
sức hấp dẫn và sức sống bền lâu của Truyện Kiều và Lục Vân Tiên.
Chúng tôi khảo sát những chi tiết liên quan đến thế giới tâm linh, nhưng biểu hiện, ý
nghĩa và nhưng nét đặc sắc mang dấu ấn văn hóa có liên quan từng vùng miền trong
Truyện Kiều (Nuuyền Du) và Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiếu). Đặc biệt là miền Nam
với lịch sử mở cõi và q trình liếp biến văn hóa cởi mơ phóna khống rất rõ nét. Đó là
truyền thống tinh thần quý báu đang được chú ý, quan lâm tìm hiểu và nghiên cứu. Tìm
hiẽu tác phẩm văn học về khía cạnh tâm linh là một hướng đi có nhiều triển vọng và đại

nhiều thành tựu. bài luận văn này góp thếm một chút về giá trị tâm linh trong cách nhìn
đối sánh của hai truyện thơ Lục Vân Tiên và Truyện Kiều, góp một cách nhìn và lí giải vì
sao hai tác phẩm trên sống mãi trong lịng người đọc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều và Lục
Vân Tiên.
Về phạm vi đề tài và tư liệu.
Ngày nay có nhiều văn bản Truyện Kiều. Do đỏ, để công việc nghiên cứu được tiến
hành thuận lợi. chúng tôi xin chọn văn bản "Truyện Kiều" được in trong quyển Truyện
Kiều và Kim Vân Kiều Truyện, Phạm Đan Quế [56]... Trong q trình làm bài, tơi có
dùng thêm những bản "Truyện Kiều" khác để thuận lợi hơn cho quá trình khảo sát.


13
Riêng tác phẩm "Lục Vân Tiên", chúng tôi sử dụng các bản chép khác kết hợp bản
chép của Nguyễn Quảng Tuân- Nguyễn Khắc Thuần trong quyển "Từ điển Lục Vân
Tiên" [66].
Chúng tôi tiến hành khảo sát thống kê, phân loại các hiện tượng tâm linh theo phong
tục, tập quán. tín ngưỡng của văn hóa tâm linh Việt Nam và có sự giải thích các hiện
tượng tâm linh phơ biến trong hai tác phẩm trên (dựa theo đặc điểm chung của từng vùng
miền). Từ đó, ta thấy giá trị nội dung và nghệ thuật của sự xuất hiện các yếu tố tâm linh
trong văn học trung đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thực chứng và phương pháp tiểu sử
Phong cách của mỗi tác giả được tạo nên từ thời đại, gia đình và yếu tố bản thân. Cả
ba tạo dấu ấn trong từng tác phẩm. Trong đó. bản thân mỗi tác giả cùng vốn sống và trải
nghiệm trong cuộc sống riêng là yếu tố quan trọng nhất mang một tư tưởng tình cÂm
riêng biệt sẽ dằn đến phong cách riêng của mỗi tác giả về cả tư tưởng, nội dung và nghệ
thuật. Truyện Kiều và Lục Vân Tiên là hai tác phẩm tiêu biểu mang đậm dấu ấn của tác
giả và thời đại.

Việc tìm hiểu hồn cảnh lịch sử - xã hội cùng mơi trưởng văn hóa - tư tưởng chung
của thời đại cùng hoàn cảnh riêne của mồi tác aiả sẽ giúp chúng tơi tìm hiểu, nghiên cứu
các yếu tố tâm linh trong hai tác phẩm trên được rõ ràng, chính xác hơn.
5.2. Phương pháp hệ thống
Văn học trung đại là mội bộ phận trong chinh thể Văn học Việt Nam. Trong đó
những tác phẳm mang yếu tố tâm linh tạo thành một hệ thống xuyên suốt trong dòng
chảy ấy.
Sử dụng tư liệu và thống kê tần số xuất hiện các yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều
và Lục Vân Tiên, sau đó phân loại, phân tích và tổng hợp lại để lí giải ý nghĩa của những
yếu tố tâm linh xuất hiện trong lừng tác phẩm. Chúng tôi sẽ có cái nhìn tồn diện hơn về
văn hóa tâm linh thể hiện trong hai tác phẩm trên.


14
5.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này nhằm làm nổi bật nhưng nét tương đồng và dị biệt của từng vùng,
miền và tìm ra những đặc sắc của con người, dấu ấn trong lối nghĩ của con người và văn
hóa trong đời sống tâm linh.
Đồng thời phương pháp này cũng giúp ta thấy rõ sự tiếp thu và tiếp biến văn hóa
tâm linh của Truyện Kiều và Lục Vân Tiên so với văn học dân gian.
5.4. Phương pháp liên ngành
Phương pháp này giúp chúng ta thấy rõ mối quan hộ mật thiết, song hành cùng nhau
của văn hóa và văn học. Văn hóa ln chi phối tư tưởng sáng tác của các văn nghệ sĩ.
Ngược lại, văn học cũng phản chiếu văn hóa đời sống tâm linh của một dân tộc một cách
sinh động, chân thật nhất.
5.5. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Đây là phương pháp cơ bản nhất mà chúng tơi sử dụng để phân tích từng chi tiết để
đưa ra ý kiến tổng hợp về tất cả các yếu tố tâm linh trong hai tác phẩm trên. Từ tần suất
xuất hiện nhưng yếu tố chung để đưa ra nhưng nhận định mang tính khái quát làm cơ sở
cho việc lí giải thấu đáo sự xuất hiện cũng như ý nghĩa của nhưng yếu tố tâm linh trong

phương pháp tổng hợp giúp chúng tôi rút ra nhưng nhận xét khái quát nhất về sự tồn tại
của yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều và Lục Vân Tiên nói riêng và trong văn học trung
đại nói chung.
5.6. Phương pháp lịch sử, xã hội
Truyện Kiều và Lục Vân Tiên là hai tác phẩm tiêu biểu mang đậm dấu ấn của tác giả
và của thời đại. sau này lại có sức sống dồi dào. gắn với nhưng chặng đường lịch sử của
dân tộc. Tư tưởng, nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều chịu những ảnh hướng của
thời đại, của lịch sử, của xã hội và văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa vùng miền.
Những phương pháp này sẽ được chúng tơi vận dụng linh hoạt trong q trình
nghiên cứu.


15
Thực ra, việc phân chia các phương pháp chỉ có tác đụng tương đối: trong thực tế,
các phương pháp sẽ được sử dụng đan xen và tương hỗ để có tác đạt đến mức cao nhất hỗ
trợ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn này được xem như một tài liệu tham khảo về hai tác phẩm thơ Nôm
Truyện Kiều và Lục Vân Tiên về khía cạnh tâm linh.
Ý nghĩa khoa học
Phát hiện thêm những khía cạnh độc đáo riêng về văn hóa tâm linh của hai tác phẩm
trên, đồng thời phân tích, lí giải theo tín ngưỡng, theo tơn giáo của từng vùng, miền mà
tác giả sinh sống.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm các phần
-

Mở đầu


-

Phẫn nội dung chính gồm 3 chương:
 Chương 1. Những vấn đề chung

Đây là chương làm cơ sở của đề tài. Trong chương này, chúng tôi giới thiệu một
cách khái quát và chung nhất về văn hóa và văn hố tâm linh. Sau đó, chúng tơi cũng giới
thiệu về cơ sở hình thành những yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam bắt nguồn từ
nền văn minh lúa nước từ xa xưa và sự tiếp biến nhữnọ. tư tưởng Nho, Phật, Đạo cùng
các tơn giáo. tín ngưỡng khác. Cuối cùng, chúng tơi giới thiệu về Truyện Kiều và Lục
Vân Tiên với bối cảnh ra đời. tiểu sử của hai tác giả, tác phẩm và tóm tắt tác phẩm mà
chúng tơi đã khảo sát đế làm sáng tỏ những yếu tố tâm linh chứa đựng bên trong.
 Chương 2. Biểu hiện của yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều và Lục Vân Tiên
Đây chính là chương trọng tâm của luận văn. Ở chương này, chúng tơi phân tích các
biểu hiện của văn hóa tâm linh của người Việt qua Truyện Kiều và Lục Vân Tiên. Chúng


16
tơi thống kê và phân tích nhưng biểu hiện phong phú của yếu tố tâm linh trong văn hóa
người Việt Nam qua hai tác phẩm trên. Trong phạm vi đề tài và khả năng có thể, chúng
tơi đã tìm hiểu về những biểu hiện của văn hóa tâm linh thưởng xuyên xuất hiện trong
Truyện Kiều và Lục Vân Tiên là Trời, Phật, thánh thần, cõi âm, hồn ma, cầu cúng. khấn
vái, chiêm bao, báo mộng, lời thề- nguyền, nguyện, báo ứng linh ứng và phép thuật.
 Chương 3. Ý nghĩa của những yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều và Lục Vân
Tiên
Chương này nói về tác dụng của yếu tố tâm linh đến toàn bộ nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm: khơng chỉ phản ánh hiện thực mà cịn mang ý nghĩa nhân văn to lớn. giúp
con người hướng thiện, hướng thượng và tạo cho tác phẩm một sức sống mạnh mẽ, bền
bỉ lâu dài.
- Kết luận



17

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Văn hóa tâm linh
1.1.1. Văn hóa
Văn hóa đa dạng và phong phú với bề dày và bề sâu lịch sử nên có nhiều cách hiểu
và định nghĩa. Văn hóa là từ Hán- Việt. Văn là gì? Theo Chu Xuân Diên, văn chỉ vẻ đẹp
bên ngồi thể hiện trong cuộc sống. Hóa là dạy dỗ giáo hóa. Vậy ta có thê tu sửa. thay
đổi để tốt hơn, hướng đến hoàn thiện hơn. Điều này phù hợp qui luật của con người và xã
hội luôn phát triển và hoàn thiện tiến đến Chân -Thiện - Mỹ.
Ở Châu Âu. nghĩa gốc của văn hóa (cultura) là trồng trọt, vừa được dùng theo nghĩa
đen là trồng trọt ở ngồi đồng vừa được dùng theo nghĩa bóng là để chỉ việc trồng trọt
tinh thần. Vun trồng cuộc sống rất quan trọng mà vun tròng tinh thần còn quan trọng hơn
[11, tr.6]. định nghĩa về văn hóa như sau "Văn hóa hay văn minh, theo nghía rộng và tộc
người học, nói chung gơm có tri thức, tín ngưỡng. nghệ thuật, đạo đức, pháp ỉuật, tập
quản vá một số năng lực và thói quen khác, v.v... được con người chiêm lĩnh với tư cách
là một thành viên xã hội”.
Theo Trần Ngọc Thêm. "Văn hóa là mội hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sảng tạo và tích lũy qua quả trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người và môi trưởng tự nhiên và xã hội" [77, tr. 10].
Như vậy, ta có thể xem văn hố là tồn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người
tạo ra trong quá trình tác động vào thế giới tự nhiên và xã hội trên nhiều phương diện.
Vào những năm 70 của thế kỉ XX. có cách hiểu được nhiều người chấp nhận là văn
hóa bao gồm tất cả những gì để phân biệt các dân tộc với nhau. Từ vật chất đến tinh thần.
từ tín ngưỡng đến lối song, kèm theo đó là phong tục, tập qn...
Theo Viện Thơng tin Khoa học xã hội năm 2001 đã thống kê, có khoảng 150 định
nghĩa khác nhau về văn hóa [11, tr.8-9] bao gồm:
-


Nhóm định nghĩa mơ tả.


18
-

Nhóm định nghĩa lịch sử.

-

Nhóm định nghĩa chuẩn mực.

-

Nhóm định nghĩa tâm lý học.

-

Nhóm định nghĩa cấu trúc.

-

Nhóm định nghĩa phái sinh.

Theo Trần Ngọc Thêm. Cơ sở văn hoá Việt Nam [77, tr.11,12], văn hố có nhưng
đặc trưng và chức năng sau:
-

Tính hệ thống lạo nên chức năng tổ chức xã hội.


-

Tính giá trị tạo nên chức năng điều chỉnh xã hội.

-

Tinh nhân sinh tạo nên chức năng giao tiếp.

-

Tính lịch sử tạo nên chức năng giáo dục.

Như vậy, ta có thể xem văn hóa là tồn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người
tạo ra trong quá trình tác động vào thế giới tự nhiên và xã hội. Văn học nghệ thuật là một
phần của văn hóa và ln là một tấm gương phản ánh sinh động tồn bộ văn hóa của một
dân tộc. Trong đó. thế giới của niềm tin tâm linh, tín ngưỡng ln hiện diện ở tất cả mọi
phương diện xuyên thấm trong cả nội dung lần hình thức, tạo nên chiều sâu cho văn học.
1.1.2. Tâm linh
1.1.2.1. Định nghĩa
Tâm linh, theo Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt (2000). Trung tâm từ điển Vietlex,
đó là "tâm hồn, tinh thần" [53, tr.897]. Trong đó, tâm hồn là "ý nghĩ và tình cám làm
íhành đời sống nội tâm, thế giới hên trong của con người” [53, tr.896]. Cịn tinh thần là
"tổng thể nói chung nhưng ý nghi tình cÂm, những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm
của con người” [53, tr.994|.
Tâm linh còn mang nét nghĩa thứ hai là "Khả năng biết trước một biến cố nào đó
xảy ra với mình, theo quan niệm duy tâm”, theo "Pháp Việt từ điển " của Lê Khả Kế.
Trong cuộc sống, bên cạnh các hiện tượng sự vật có thê cÂm nhận trực tiếp băng
các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác. khứu giác và vị giác, ta còn cÂm nhận



19
bằng giác quan thử sáu hay còn gọi là linh cÂm, hay khả năng đoán mộng hoặc biết trước
những điều gì đó sắp xảy ra; có người cịn tiếp xúc được với những người ở thế giới khác
hay cõi âm.
Còn Nguyền Đăng Duy. trong cơng trình Văn hóa tâm linh, cho rằng
"Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thưởng, là niềm tin thiêng
liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tơn giáo, Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng
cao cả ấy được đọng lại ở các biểu tượng, hình ảnh, ý niệm" [ 16, tr. 11].
Cả hai ý kiến trên đều đề cập đến cốt lõi của tâm linh chính là niềm tin, tin vào
những điều thiêng liêng. Niềm tin tôn giáo tin vào giáo chủ, giáo lý. Còn niềm tin của
dân gian rộng lớn hơn, tin vào thế giới siêu nhiên, tin vào nhưng lực lượng thánh thần
xuất phát từ tín ngưỡng dân gian.
Tâm linh thuộc về thế giới tinh thần của con người. Dù có khám phá thế giới sâu
rộng đến bao nhiêu chăng nữa thì khoa học vẫn chưa nghiên cứu thấu đáo bộ não của con
người. Mà não người đến nay vần là điều bí an của nhân loại. Vì thế, nghiên cứu thế giới
tâm linh vẫn là một đề tài nghiên cứu có nhiều tiềm năng và triển vọng. Chỉ có con người
mới có cuộc sống tâm linh. Thế giới tinh thần của con người chứa đựng nhiều cÂm xúc
mành liệt bao gồm tình cÂm, ý chí... và những rung cÂm tinh vi tế nhị nhất. Và khơng
thể khơng nói đến thế giới tâm linh với nhiều biểu hiện phong phú phức tạp. Vậy thực ra
tâm linh xuất phát từ đâu và có những đặc điểm. tính chất như thế nào?
Tâm linh tồn tại trong niềm tin và tâm thức của mồi người nên có thể nói có gốc rễ
hét sức sâu đậm.
Con người từ thưở xa xưa vốn là động vật tâm linh. Chỉ có lồi người mới có hoạt
động tâm linh: từ vu thuật, tô tem, tôn giáo cho đến đa thần, phiếm thần rồi thần thoại.
Loài người luôn tin vào các lực lượng siêu nhiên. Tuy khoa học đã phát triển, con người
không ngày càng khám phá nhiều hơn về thế giới và bản chất khoa học của tự nhiên
nhưng nhưng bí ẩn của thế giới tâm hồn, của số phận mồi con người vẫn chưa bao giờ
ngừng thôi thúc các nhà khoa học tim kiếm câu trả lời. Vũ trụ to lớn thế, vật chất vi tế



20
thế, có bao giờ la tìm đến tận cùng bí ẩn của cuộc sống. Khoa học chỉ nhìn thấy và nghiên
cứu những gì giác quan có thể nhận xét được; nhưng bản năng, giác quan thứ sáu và biết
bao điều bí ẩn vẫn tồn tại bất chấp khoa học có nhận thức được hav không. Mỗi chúng ta
ngẫu nhiên được sinh ra, gặp những biến cố và ngẫu nhiên mất đi hay có nhưng qui luật
nào chi phối? Khoa học chỉ giải thích nhưng qui luật chung nhất nhưng cuộc sống riêng
của mồi người vốn phức tạp và có mn màu mn vẻ, mang tính chất "đơn nhất". Chính
vì thế, ai cũng có nhưng niềm tin ẩn sâu trong tận đáy lịng và những trãi nghiệm riêng
của mình về tâm linh.
Tâm linh có thể vượt qua mọi giới hạn thời gian hay không gian. mọi liên hệ với vật
chất. Theo bản chất của nó. tâm linh là vĩnh hằng, vơ hạn, tự do, phố biến, nó vượt qua trí
tuệ con người, nhưng nó lại có thể được được thấu cÂm về mặt trực giác và ở một mức
độ nào đó, được thể hiện về mặt thần bí. "Niềm tin vào sự huyền bí là nhu cầu có thật của
con người, và theo các nhà khoa học, nó lớn hơn mọi chứng cớ phản bác" [105].
Văn hoá tâm linh được nhắc đến và nghiên cứu nhiều trong thời gian gần đây, khi
văn học đã có bước phát triển và hội nhập cũng như mở rộng cái nhìn cùng với tầm tư
tưởng thế giới... Trên thế giới, các nhà tâm lí học. nhân học cũng thừa nhận yếu tố tâm
linh là một trong bốn thuộc tính của con người: con người xã hội, con người sinh học,
con người tâm lí, con người tâm linh.
Vậy có thể hiểu tâm linh là:
-

Cuộc sống nội tâm. tâm hồn. là tinh - khí – thần của con người.

-

Khả năng đoán biết trước một biến cố sắp xảy ra, linh tính, giác quan thứ sáu
của con người


-

Triết học về cái chết và thế giới bên kia sau khi chết

Có đời sống tâm linh, con người vượt lên, khác với cuộc sống các sinh vật khác;
điều đó giúp con người có thể vượt qua nhận thức lí tính để chạm đến thế giới thẳm sâu
của những điều kì diệu mà lí trí khó thể nam bắt và lí giải được.


21
Thực ra tinh thần và vật chất là một. Bởi suy nghĩ xuất phát từ đại não con người,
mà đại não cũng là vật chất. Khơng thể có suy nghĩ nếu khơng có đại não và ngược lại, có
đại não mà khơng có suy nghĩ thì đại não cũng chẳng khác một cục thịt mà thơi. Đại não
xử lí thơng tin; nên những người bị bệnh tâm thần vẫn có não nhưng chức năng xử lí
thơng tin khơng có hoặc lệch lạc gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Chúng ta cần phân biệt rõ tâm linh, tín ngưỡng và mê tín.
Tâm linh là một phần cuộc sống tinh thần của con người, tâm linh giúp con người
hướng thiện, hướng thượng vươn tới cái cao cả, đến cành giới tinh thần cao hơn.
Tâm linh giúp con người có một chỗ dựa về tinh thần và có nơi để gởi gắm những
ước mơ, hi vọng, khát khao về một thế giới khác tươi đẹp, công bằng và hạnh phúc bên
cạnh thế giới trần tục này. Nên những gì phản nhân văn. đi ngược lại thế giới tinh thần tốt
đẹp của con người đều cần điều chỉnh lại cho đúng.
Theo Ngơ Đức Thịnh, tín ngưỡng là:
Một bộ phận của đời sống văn hoá tinh thần con người mà ở đó con người cÂm
nhận được sự tôn tại của các vật thê, lực lượng siêu nhiên, mà nhưng cái đó chi phối,
khống chế con người, nó nằm ngồi giới hạn hiếu biết của con người hiện tại; sự tồn tại
của các phương tiện biểu trưng giúp con người thông quan với các thực thể, các sức
mạnh siêu nhiên đó: đó là chất kết dính, tập hợp con người thành một cộng đồng nhất
định và phân định với cộng đồng khác. Tất cá nhưng niềm tin, thực hành và tình cÂm tơn
giáo tín ngưỡng ĩrên đều sản sinh và tồn tại trong một môi trưởng tự nhiên, xã hội và văn

hóa mà con người đang sống, theo cách suy nghĩ và cÂm nhận của nền văn hóa đong chi
phối họ [71, tr. 10].
Hiểu một cách nơm na, tín ngưỡng là lịng tin và sự ngưỡng mộ của con người vào
những lực lượng siêu nhiên, thánh thần có vai trị tồn năng đổi với con người, tin vào
những vật thiêng, linh hồn người chết hay những gì được con người cho là có tính chất
siêu phàm. Xã hội từ xa xưa có niềm tin vào những gì được cho là thiêng liêng trong cuộc


22
sống; từ đó ta có tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, sùng bái con
người... Vậy tín ngưỡng cũng là niềm tin thiêng liêng.
Tín ngưỡng thể hiện bang những hình thức cúng bái riêng để bày tỏ sự biết ơn (ông
bà tổ tiên, các linh vật...) và cầu mong cho mình cuộc sống bình yên, mạnh khỏe, mùa
màng bội thu... Cịn tơn giáo là niềm tin vào nhưng hệ thống giáo lý, kinh sách và nhưng
lề nghi tôn giáo được thực hiện dưới sự tổ chức, dẫn dắt của một hay nhiều người điều
hành (được xem là cầu nối, thay mặt cho các đấng thiêng liêng). Tôn giáo nào cũng dạy
làm lành lánh dữ, hướng đến cuộc sống giải thoát sau khi chết. hướng về thượng giới; cịn
tín ngưỡng hướng vào những lợi ích thiết thân trong cuộc sống. Vậy, ta có thể nói là tín
ngưỡng tơn giáo có sự phân biệt với tín ngưỡng dân gian hay tín ngưỡng truyền thống.
"Tín ngưỡng của một dân tộc là niềm tin có hệ thống mà họ sử dụng để giải thích
thế giới, để mang lại sự bình n cho bản thân và cộng đồng, đôi khi tin ngưỡng được
hiểu là tôn giáo”. Làm cơ sở của mọi tôn giáo. tín ngưỡng là sự tin tưởng, sự ngưỡng
vọng của con người vào những cái "siêu nhiên” còn gọi là "cái linh thiêng" cái đối lập
với cái "trần tục”.
Các hoạt động của tôn giáo. thờ cúng và các hoạt động tín ngưỡng dân gian nhằm
giúp tạo ra những khơng gian, thời gian thiêng cho con người thỏa mãn niềm tin của
mình vào những đấng thiêng liêng, những lực lượng siêu nhiên và tìm thấy nơi đó niềm
tin và sự chở che về tinh thần.
Tâm linh có trước, tơn giáo có sau dựa trên đức tin. Khoa học ln hồi nghi cịn
tơn giáo là niềm tin, đức tin. Tơn giáo là một phần quan trọng đặc biệt của đời sống tinh

thần của con người "...một loại thần thánh cứu vớt chủng sinh, không chi phàn ánh cái
thế giới đầy đau khô mà cịn chì ro cho người ta nhưng con đường giải thốt ra khỏi đau
khỏ đó'' (Karl Marx). Tơn giáo cho con người niềm tin vào các thế lực siêu phàm có thể
tác động đến cuộc sống con người khi còn sống và khi đã sang thế giới bên kia. Con
người có sự bảo hộ, chở che của các đấng siêu nhiên để có cuộc sống thân lâm an lạc, hóa
giải khổ đau. kiếp nạn khi cịn sống và được hưởng phúc sau khi chết. Karl Marx lừng
viết "tôn giáo là thuốc phiện của nhân loại”, là niềm an ủi tinh thần. là niềm tin vào các


23
lực lượng siêu nhiên, cho con người một chỗ dựa về tinh thần, vào một thế giới khác
ngoài cuộc sống trần gian.
Như vậy, niềm tin vào các tôn giáo là một phần của đời sống tâm linh nhưng không
trùng khớp hồn lồn. Tâm linh là niềm tin nói chung. Tơn giáo là niềm tin được hiện
thực hóa, cụ thể hóa bằng hệ thống giáo lí, bằng những hình tượng thiêng liêng, bàng
niềm tin vào thế giới sau khi chết... Tâm linh rất rộng, bao hàm cả tôn giáo và tôn giáo là
phương tiện để đạt đến mục đích cuối cùng là tâm linh.
Chúng ta cần phân biệt rõ tâm linh và mê tín dị đoan
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa mê tín là tin một cách mù quáng vào thần thánh, ma
quỷ, số mệnh và những điều huyễn hoặc. Theo Wikipedia "Mê tín dị đoan là một niềm tin
hay ý niệ, không dựa trên lý do, kiến thức. kinh nghiêm gì cả”.
Vậy mê tín chính là lịng tin mù qng khơng thấy lẽ thật, khơng thấy chân lí, nhÂm
nhí, ấu trĩ, là biến tướng của những dạng buôn thần bán thánh gây hại nhiều mặt cho xã
hội. Những biểu hiện cụ thể của chúng là tin ông đồng bà cốt, tin xin xăm bói quẻ, tin
ngày lành ngày dữ, tin bói tay xem tướng, cúng sao giải hạn, tin thầy bùa thầy chú, tin
cầu cúng tai qua nạn khỏi. Trong xã hội coi trọng đồng tiền và chạy theo kinh tế thị
trưởng hiện nay, khơng ít kẻ đã lợi dụng lịng tin mù qng, mẽ muội của người khác để
bn thần bản thânh, để kiếm chác. để thu lợi bất chính. Mê tín cịn khiên cho bao nhiêu
người tan cửa nát nhà, tiền mất tật mang, gia đình bất hịa, xáo trộn do tin vào thầy bùa,
bói tốn, thần chú mà hại minh hại người. Thậm chí có kẻ cịn lự đưa mình vào hồn cản,

tình thế tệ hại. Vậy cần bài trừ mê tín và dị đoan để đời sống tâm linh của cộng đồng
ngày càng tốt đẹp hơn.
Tín ngưỡng và duy tâm đều là niềm tin vào thế giới siêu nhiên, thần thánh, ma quỷ,
Tiên Phật nhưng tùy vào trưởng hợp cụ thể, ta có thể nhận định bản chất vấn đề. Lên
đồng theo Đạo Lão pha trộn với tín ngưỡng thờ Mẫu của dân gian là một hoạt động văn
hóa tâm linh có sự pha trộn giữa âm nhạc, múa, điêu khắc, hội họa... và sau này được đưa
lên biểu điền sân khấu như một mảng nghệ thuật đặc sắc của dân gian. Biến tướng là do


×