Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Quá trình hình thành và phát triển các làng xã ven sông hàn đà nẵng từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.29 MB, 196 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------

PHAN VĂN THIỆU

Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC
LÀNG XÃ VEN SÔNG HÀN (ĐÀ NẴNG) TỪ THẾ
KỶ XV ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------PHAN VĂN THIỆU

Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CÁC LÀNG XÃ VEN SÔNG HÀN (ĐÀ NẴNG) TỪ
THẾ KỶ XV ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ HUỲNH HOA


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012


3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phan Văn Thiệu


4

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn cô Lê Huỳnh Hoa, người hướng
dẫn của tôi đã giúp tơi có được những nhận thức sâu sắc về một cơng trình
khoa học, đóng góp nhiều ý kiến có giá trị, chỉ bảo tận tình những lỗi mà tơi
gặp phải trong q trình thực hiện đề tài. Chính nhờ sự tận tình chỉ bảo đó
mà tơi hồn thành được cơng trình này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với ông Hồ Tấn Tuấn, Giám đốc
trung tâm Quản lý di sản thành phố Đà Nẵng và các ông bà công tác tại đây
đã tạo điều kiện để cho tôi khai thác các nguồn tư liệu tại trung tâm. Xin cảm
ơn các ơng (bà) cơng tác tại Ban văn hóa ở các phường thuộc thành phố Đà
Nẵng đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các ơng đại
diện cho các đình làng, tộc họ ở Đà Nẵng và vùng ven sông Hàn đã cung

cấp cho tôi nhiều tư liệu quý để thực hiện đề tài này. Xin cảm ơn thầy
Nguyễn Văn Đoàn, thầy Lưu Trang trường Đại học sư phạm Đà Nẵng đã
cung cấp nhiều tư liệu để tôi thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với phòng Sau đại học, khoa Lịch
sử trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, khoa Lịch sử trường
Đại học sư phạm Đà Nẵng, thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh, thư viện trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, phịng Địa
chí thư viện Tổng hợp Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng và các cá nhân, tổ chức
khác đã giúp đỡ tơi hồn thành cơng trình này.
Mặc dù nhận được nhiều sự giúp đỡ, song luận văn vẫn cịn những
thiếu sót và sai lầm. Tất cả những thiếu sót và sai lầm này hồn tồn do tơi
chịu trách nhiệm.

Trân trọng


5

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa .............................................................................................................. 1
Lời cam đoan ............................................................................................................... 2
Lời cảm ơn .................................................................................................................. 3
Mục lục ........................................................................................................................ 4
Danh mục các bảng ..................................................................................................... 8
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ............................................................ .9
1.1 Lý do chọn đề tài. ...................................................................................... 9
1.2 Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 10
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề. .................................................................................... 11

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 16
3.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 16
3.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 17
4.Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 17
4.1Nguồn tư liệu............................................................................................. 17
4.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
5.Đóng góp của luận văn ........................................................................................... 19
6.Cấu trúc của luận văn ............................................................................................. 20

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT ĐÀ NẴNG ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX................... 22
1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên Đà Nẵng...................................................................... 22


6

1.2 Đà Nẵng trước thế kỷ XIV .................................................................................. 25
1.3 Quá trình Đà Nẵng gia nhập Đại Việt (1306-1471) ............................................ 28
1.4 Đà Nẵng từ sau khi gia nhập Đại Việt cho đến giữa thế kỷ XIX........................ 30
1.5 Quá trình di cư của người Việt vào Đà Nẵng ..................................................... 35
CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC LÀNG XÃ VEN SƠNG
HÀN (TRONG CÁC THẾ KỶ XV, XVI, XVII) ................................................. 41
2.1. Điều kiện thuận lợi vùng ven sông Hàn ............................................................. 41
2.1.1 Vài nét về danh xưng “Hàn”. ................................................................ 41
2.1.2 Điều kiện tự nhiên vùng ven sông Hàn ................................................ .42
2.2 Công cuộc khai phá, lập làng ở vùng ven sông Hàn từ cuối thế kỷ XV đến
giữa thế kỷ XVI. ........................................................................................................ 44
2.2.1 Bối cảnh chính trị, xã hội ...................................................................... 44
2.2.2 Vùng ven sông Hàn – nơi định cư sớm của lưu dân người Việt ở
Đà Nẵng..................................................................................................................... 45
2.2.3 Các làng xã ven sơng Hàn hình thành (từ cuối thế kỷ XV đến

giữa thế kỷ XVI) ....................................................................................................... 46
2.2.3.1 Cơ sở hình thành làng xã ........................................................ 46
2.2.3.2 Sự hình thành các làng xã ven sơng Hàn từ cuối thế kỷ
XV đến giữa thế kỷ XVI. ............................................................................... 48
2.3 Quá trình khai phá, lập làng ở vùng ven sơng Hàn từ giữa thế kỷ XVI đến
cuối thế kỷ XVII. ....................................................................................................... 62
2.3.1 Bối cảnh lịch sử mới. ............................................................................ 62
2.3.2 Các làng xã ven sơng Hàn tiếp tục hình thành (từ giữa thế kỷ
XVI đến cuối thế kỷ XVII). ...................................................................................... 64


7

2.4 Quê quán và thành phần những lưu dân đến khai phá, lập làng ở vùng ven
sông Hàn trong các thế kỷ từ XV đến XVII............................................................. .74
2.4.1 Quê quán của những lưu dân. ............................................................... 74
2.4.2 Thành phần xuất thân của những lưu dân. ............................................ 78
2.5 Hệ thống các làng xã ven sông Hàn hồi giữa thế kỷ XVIII ............................... .79
CHƯƠNG 3. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG
XÃ VEN SÔNG HÀN (TRONG CÁC THẾ KỶ XVII, XVIII VÀ NỬA
ĐẦU THẾ KỶ XIX) ................................................................................................ 84
3.1 Tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ làng xã ở vùng ven sông Hàn ......................... 84
3.1.1 Về tổ chức bộ máy chính quyền làng xã .......................................................... 84
3.1.2 Việc thiết lập hệ thống phòng thủ ở vùng ven sông Hàn trong nửa đầu
thế kỷ XIX ................................................................................................................. 87
3.2 Về chế độ sở hữu ruộng đất. ............................................................................... 92
3.3 Sự phát triển kinh tế các làng xã ven sông Hàn. ............................................... 103
3.3.1 Hoạt động kinh tế nông nghiệp ........................................................... 103
3.3.2 Hoạt động kinh tế thủ công nghiệp. .................................................... 108
3.3.3 Hoạt động kinh tế ngư nghiệp và nghề làm muối. .............................. 111

3.3.3.1 Kinh tế ngư nghiệp ................................................................. 111
3.3.3.2 Nghề sản xuất muối .............................................................. 113
3.3.5 Sự phát triển kinh tế thương nghiệp ................................................... .114
3.3.5.1 Kinh tế nội thương ................................................................ 114
3.3.5.2 Kinh tế ngoại thương. ........................................................... 118
3.4 Đời sống vật chất và các hoạt động văn hóa tinh thần của cư dân các làng
xã ven sông


8

Hàn…………………………………………………………………………
.124
3.4.1 Đời sống vật chất. ............................................................................... 124
3.4.2 Đời sống văn hóa tinh thần . ............................................................... 126
3.4.2.1 Tín ngưỡng, tục lệ .................................................................. 126
3.4.2.2 Tư tưởng, tôn giáo .................................................................. 133
3.4.2.3 Các hoạt động lễ hội............................................................... 135
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 145
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 161


9

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
1


Tên bảng
Bảng 1.Bảng thống kê quê quán một số tộc họ đến vùng

Trang
75

ven sông Hàn trong các thế kỷ từ XV đến XVII.
2

Bảng 2. Bảng thống kê hệ thống các làng xã ven sông

80

Hàn hồi giữa thế kỷ XVIII.
3

Bảng 3. Biểu đo diện tích ruộng đất bằng thước ruộng.

94

4

Bảng 4. Bảng thống kê cơ cấu sở hữu ruộng đất ở Quảng

94-95

Nam vào đầu thế kỷ XIX.
5

Bảng 5.Bảng thống kê cơ cấu sở hữu ruộng đất các làng


102-103

xã ven sông Hàn đầu thế kỷ XIX.
6

Bảng 6. Bảng thống kê diện tích điền thổ các làng xã ven
sơng Hàn vào đầu thế kỷ XIX.

106-107


10

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu.
1.1 Lý do chọn đề tài.
Lý do khoa học
Đà Nẵng có một vai trị quan trọng trong lịch sử dân tộc, vùng đất gắn
với quá trình Nam tiến của người Việt. Đà Nẵng nằm ở phía Nam Hải Vân
Quan, nơi được mệnh danh là “đệ nhất hùng quan”; phía Bắc giáp với tỉnh
Thừa Thiên Huế - trung tâm chính trị của Đàng Trong và cả nước trong các
thế kỷ XVII, XVIII, XIX; phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam giàu có với thương
cảng Hội An từng là đơ thị sầm uất bậc nhất nước. Đà Nẵng nằm ở vị trí trung
độ của đất nước, là một trung tâm giao thông đường thủy, đường bộ của cả
nước.
Ở Đà Nẵng, sông Hàn có một vai trị đặc biệt. Đây là con sơng gắn liền
với lịch sử vùng đất này. Khu vực ven sơng Hàn là nơi các làng xã được hình
thành thuộc vào loại sớm nhất ở Đà Nẵng, có vai trị quan trọng đối với lịch sử
Đà Nẵng. Nhờ vị trí của cảng Đà Nẵng, vùng ven sơng Hàn nhanh chóng phát

triển, trở thành trung tâm của phố cảng Đà Nẵng trong thế kỷ XIX và thành
phố Đà Nẵng ngày nay. Đây còn là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao, quốc
phòng quan trọng của triều Nguyễn trong nửa đầu thế kỷ XIX, là khu vực
được triều Nguyễn cho xây dựng các cơng trình phịng thủ trước sự dịm ngó
của thực dân phương Tây. Quân dân ở đây chính là những người đầu tiên
đứng lên chiến đấu chống sự xâm lược của liên quân Pháp – Tây Ban Nha vào
năm 1858.
Tuy vậy, nghiên cứu lịch sử Đà Nẵng, các học giả chủ yếu tập trung tìm
hiểu giai đoạn từ thế kỷ XIX trở lại nay, đặc biệt từ sau sự kiện ngày 1-9-1858
khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tại cửa biển Đà Nẵng mở đầu cho
cuộc xâm lược vũ trang đối với nước ta. Nghiên cứu về các làng xã ở Đà Nẵng


11

đã có một số học giả quan tâm nghiên cứu, song việc làm đó chưa được tiến
hành một cách hệ thống và toàn diện.
Việc dựng lại bức tranh về sự hình thành và phát triển các làng xã ven
sơng Hàn (Đà Nẵng) có một ý nghĩa quan trọng. Việc làm này vừa giúp chúng
ta nhìn nhận sự phát triển của Đà Nẵng trong lịch sử một cách hoàn chỉnh,
xuyên suốt đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi người Việt di cư vào đây, cho
tới giai đoạn phát triển của Đà Nẵng sau này. Măt khác, nó giúp bổ sung thêm
nguồn tư liệu lịch sử Đà Nẵng trong giai đoạn trước thế kỷ XIX- giai đoạn
giới nghiên cứu chưa có một cái nhìn đầy đủ, có tính hệ thống. Bên cạnh đó,
việc nghiên cứu đề tài này cũng góp phần cung cấp thêm một số tư liệu về
công cuộc Nam tiến, mở cõi về phương Nam của cha ông chúng ta.
Ngồi ra, việc nghiên cứu các làng xã ven sơng Hàn cịn giúp chúng ta
có một cái nhìn tổng thể về đời sống của cư dân vùng ven sông Hàn giai đoạn
từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, đặc biệt là đời sống kinh tế và các hoạt động
văn hóa tinh thần.

Lý do thực tiễn
Tìm hiểu các làng xã ven sơng Hàn sẽ góp phần bổ sung nguồn tư liệu
trong việc giảng dạy lịch sử địa phương, giáo dục truyền thống yêu quê
hương, đất nước cho học sinh. Đề tài này cũng mong muốn thông qua việc
phục dựng bức tranh làng quê cổ, sẽ góp phần trong việc tận dụng các yếu tố
lịch sử, văn hóa truyền thống vào sự phát triển của địa phương.
Xuất phát từ những yêu cầu về thực tiễn và khoa học đó, tác giả chọn
đề tài: “Quá trình hình thành và phát triển các làng xã ven sông Hàn (Đà
Nẵng) từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Đề tài này nhằm dựng lại quá trình hình thành và phát triển các làng xã
ven sông Hàn từ khi ra đời cho đến giữa thế kỷ XIX. Tác giả cũng đi vào tìm


12

hiểu cụ thể một số vấn đề như tổ chức bộ máy làng xã, chế độ ruộng đất, đời
sống vật chất, tinh thần của cư dân nơi đây.
Luận văn còn nhằm làm rõ vị trí của các làng xã ven sơng Hàn đối với
lịch sử Đà Nẵng, góp thêm tư liệu về q trình Nam tiến của người Việt, thơng
qua đó bổ sung thêm nguồn tư liệu về lịch sử Đà Nẵng giai đoạn trước năm
1858.
Bên cạnh đó, luận văn còn khắc họa lại một vấn đề xung quanh cuộc
xâm lược của Pháp tại Đà Nẵng năm 1858, đó là các hoạt động quốc phòng
của triều Nguyễn ở cửa biển Đà Nẵng và vùng ven sông Hàn trong nửa đầu thế
kỷ XIX.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã kế thừa các công trình nghiên cứu
trước đây có liên quan đến nội dung của đề tài một cách nghiêm túc và cẩn
trọng.

- Ô châu cận lục của Dương Văn An, nhà xuất bản Thuận Hóa, xuất
bản năm 2001. Tác phẩm được viết năm 1553, trong đó đề cập đến các làng xã
ở vùng Thuận Hóa, Quảng Nam và một số nét về vật sản, phong tục vùng đất
này. Đây là những tư liệu quý và sớm được ghi lại về vùng đất Đàng Trong.
- Xứ Đàng Trong năm 1621 của Cristophoro Borri, nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1998 đã ghi lại một số nét về Đàng Trong vào
thời gian đầu thế kỷ XVII.
- Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán, Viện Đại học Huế, Ủy ban phiên
dịch sử liệu Việt Nam xuất bản năm 1963. Hành trình tác giả ghi lại khi đi đến
Đàng Trong, trong đó có đi qua vùng ven sơng Hàn (Đà Nẵng) vào năm 1695
là những tư liệu hết sức quý về vùng đất này vào cuối thế kỷ XVII.
- Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, nhà xuất bản Khoa học xã hội,
xuất bản năm 1962, được Lê Quý Đôn viết năm 1776, trong đó có đề cập đến


13

nhiều vấn đề về tình hình ở Đàng Trong. Đặc biệt, tác giả đã thống kê các làng
xã ở vùng đất này, trong đó có nhiều làng xã vùng ven sơng Hàn.
- Đại Nam nhất thống chí- tỉnh Quảng Nam của Quốc sử quán triều
Nguyễn, Nha văn hóa – Bộ quốc gia giáo dục, Sài Gịn xuất bản năm 1964.
Cơng trình cung cấp nhiều tư liệu về địa lý vùng đất Quảng Nam, trong đó có
vùng ven sơng Hàn vào thế kỷ XIX.
- Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam của Nguyễn Hồng, nhà xuất bản Hiện
Tại, Sài Gòn xuất bản năm 1959, đã đề cập tới một số nguồn tư liệu về hoạt
động truyền giáo ở Việt Nam trong đó có những hoạt động truyền giáo đầu
tiên ở Đà Nẵng.
- Cuốn luận văn cao học sử học có tên Lịch sử Đà Nẵng 1306-1950 của
Võ Văn Dật, viết năm 1974 đã đề cập đến nhiều mặt của Đà Nẵng từ 1306 đến
1950. Đáng chú ý, người viết đã hệ thống được một số tư liệu, trong đó có tư

liệu nước ngoài viết về Đà Nẵng, đề cập đến hoạt động thương nghiệp ở cảng
Đà Nẵng và vùng ven sông Hàn vào thế kỷ XVIII, XIX.
- Quảng Nam qua các thời đại của Phan Du, Ban tự nhiên – thư thị Hội
cổ học Đà Nẵng xuất bản năm 1974, đã trình bày khái lược về lịch sử Quảng
Nam qua các thời kỳ.
- Tạp chí Đất Quảng, số 49, năm 1987, có bài viết “Quảng Nam- Đà
Nẵng thế kỷ XIV-XV” của Võ Văn Thắng, đã đề cập tới quá trình sát nhập
vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng vào Đại Việt. Tạp chí Đất Quảng, số xn
Kỷ Tỵ, năm 1989 có bài “Đà Nẵng thời Tây Sơn” của Nguyễn Văn Xuân được
dịch từ bản du ký của phái đoàn Macartnay – Anh quốc nói về một số nét ở Đà
Nẵng và vùng ven sông Hàn vào thời vua Nguyễn Quang Toản.
- Luận án phó Tiến sỹ có tên Cơng cuộc khai khẩn và phát triển làng xã
ở Bắc Quảng Nam từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVIII của Huỳnh Công Bá,
được bảo vệ năm 1996, bản lưu tại thư viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh. Cơng trình được chia làm 4 chương, trong đó chương 2 và chương 3
trình bày về cơng cuộc khai khẩn và phát triển làng xã ở vùng Bắc Quảng


14

Nam trong các thế kỷ từ XV đến giữa XVIII. Do quy mô nghiên cứu rất rộng
nên tác giả chưa đề cập tới các làng xã cụ thể ở vùng ven sơng Hàn. Tuy vậy,
đề tài có thể kế thừa cơng trình này ở góc độ nhìn nhận sự thành lập làng xã
vùng ven sơng Hàn trong tính tổng thể của cả vùng Bắc Quảng Nam, để có sự
so sánh, đối chiếu hợp lý, khách quan, khoa học.
- Lịch sử Đà Nẵng của Dương Trung Quốc (chủ biên), nhà xuất bản Đà
Nẵng xuất bản lần đầu năm 1996, tái bản vào năm 2001. Nội dung của tác
phẩm này chủ yếu trình bày lịch sử Đà Nẵng từ năm 1858 đến nay, trong đó
đáng chú ý là trình bày về cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Đà
Nẵng trong buổi đầu chống Pháp xâm lược. Đây là cơng trình mà các tư liệu

cơng bố được kiểm chứng nghiêm túc, vì vậy đề tài có thể kế thừa một số tư
liệu từ cơng trình này.
- Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền đất Hậu Giang của
Nguyễn Văn Hầu, nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 1999, đã đề cập một số nét
về làng An Hải – quê hương của Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại.
- Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế-xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18 của Li
Tana, nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 1999, đã cung cấp nhiều tư liệu về tình
hình Đàng Trong trong các thế kỷ XVII và XVIII. Đặc biệt tác giả đưa ra
nhiều nhận định mới mẻ về chính quyền ở Đàng Trong.
- Đô thị Việt Nam dưới thời Nguyễn của Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang,
Nguyễn Văn Đăng, nhà xuất bản Thuận Hóa, xuất bản năm 2000, trong đó
Nguyễn Văn Đăng đã trình bày về đơ thị Đà Nẵng dưới triều Nguyễn, khái
quát về sự phát triển một số làng xã trung tâm, tạo cơ sở cho sự ra đời của đô
thị Đà Nẵng .
- Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang, nhà xuất bản thành Văn
học, thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2001 đã trình bày nhiều mặt về lịch
sử Đàng Trong dựa vào các nguồn sử liệu chính sử. Đây là một trong số ít
cơng trình nghiên cứu về Đàng Trong của các sử gia Việt Nam.


15

- Nhân vật họ Lê trong lịch sử Việt Nam của Phạm Ngô Minh- Lê Duy
Anh, nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2001. Phần liên quan tới đề tài, các
tác giả đã đề cập tới dòng họ Lê ở Quảng Nam - Đà Nẵng, trong đó có họ Lê
ở một số làng xã ven sông Hàn. Đây là nguồn tư liệu có thể kế thừa để tiến
hành so sánh, đối chiếu trong việc nghiên cứu về các tộc họ ở vùng ven sông
Hàn.
- Tư liệu dạy học lịch sử địa phương Đà Nẵng của Nguyễn Văn Đoàn,
in năm 2001, lưu tại phòng tư liệu – Khoa Lịch sử- Trường Đại học sư phạm

Đà Nẵng. Cơng trình đã trình bày khái quát về lịch sử Đà Nẵng từ thời tiền sơ
sử cho đến ngày nay, trong đó tác giả có khái quát về các làng xã ở Đà Nẵng.
- Tạp chí Xưa và Nay, số 120, năm 2002 có bài: “Làng Nại Hiên Đơng”
của Lê Văn Hảo đã trình bày về sự hình thành của làng Nại Hiên Đơng ở vùng
ven sơng Hàn và một số di tích lịch sử ở làng này. Tuy chỉ trình bày một cách
khái lược nhưng bài viết cũng đã cung cấp một số tư liệu để tiến hành so sánh,
đối chiếu khi tìm hiểu về làng Nại Hiên Đông.
- Bán nguyệt san Xưa và Nay, nhà xuất bản Trẻ, xuất bản năm 2002, có
bài: “Nguyễn Hồng và bước mở cuộc Nam tiến của người Việt” của Keith
Wtaylor. Trong bài viết này tác giả đã đề cập tới vai trị của Nguyễn Hồng
trong việc mở cõi của người Việt về phương Nam.
- Bài viết “Mấy đặc điểm về làng xã Quảng Trị, Thừa Thiên –Huế,
Quảng Nam, Đà Nẵng” của Huỳnh Công Bá đăng trên Nghiên cứu Huế, tập 4,
xuất bản năm 2002. Tác giả đã nêu một số nét mang tính chất gợi mở về đặc
điểm làng xã vùng Trung Trung Bộ. Đây là những gợi mở để tìm hiểu về vấn
đề đặc điểm làng xã ở Đà Nẵng.
- Bài viết “Thể chế chính quyền ở Đàng Trong dưới thời các chúa
Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII)” của Trần Thị Vinh, đăng trên tạp chí Nghiên cứu
lịch sử, số 341 (10), năm 2004, đã trình bày khá đầy đủ về bộ máy chính
quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đây là nguồn tư liệu có thể kế thừa
khi nghiên cứu về bộ máy làng xã.


16

- Lần giở lịch sử - văn hóa miền Thuận Quảng của Lê Duy Anh – Lê
Hoàng Vinh, nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2004, đã trình bày khái quát
về lịch sử vùng đất Thuận - Quảng sát nhập vào Đại Việt. Phần liên quan đến
đề tài, tác giả có trình bày khái lược sự thành lập của một số làng xã ven sông
Hàn.

- Phố cảng Đà Nẵng (từ 1802 đến 1860) của Lưu Trang, nhà xuất bản
Đà Nẵng xuất bản năm 2005. Đây là tác phẩm được xuất bản dựa trên luận án
Tiến sĩ của tác giả được bảo vệ tại Đại học sư phạm Hà Nội năm 2004. Tác
phẩm đã trình bày về sự hình thành của phố cảng Đà Nẵng, các hoạt động kinh
tế, văn hóa, ngoại giao ở phố cảng Đà Nẵng trong nửa đầu thế kỷ XIX. Phần
liên quan đến đề tài thuộc chương 1 (Đà Nẵng trước thế kỷ XIX) và một phần
trong chương 2 (Phố cảng Đà Nẵng nửa đầu thế kỷ XIX), tác giả có khái quát
sự thành lập một số làng xã ven sông Hàn tạo cơ sở cho sự hình thành phố
cảng Đà Nẵng. Do khơng phải là trọng tâm của đề tài, nên tác giả chỉ nêu khái
quát về sự hình thành các làng xã. Tuy vậy, đây là những tư liệu quan trọng để
tiến hành so sánh, đối chiếu và kế thừa trong đề tài.
- Đà Nẵng buổi đầu đánh Pháp (1858-1860) của Lưu Anh Rô, nhà xuất
bản Đà Nẵng xuất bản năm 2005, đề cập đến một số hệ thống phòng thủ ở Đà
Nẵng và cuộc kháng chiến của nhân dân Đà Nẵng chống lại sự xâm lược của
qn Pháp. Đây là cơng trình nghiên cứu khá đầy đủ về cuộc tấn công của
Pháp ở Đà Nẵng từ năm 1858 đến năm 1860.
- Trong cuốn Thuận Hóa – Phú Xuân Thừa Thiên Huế 700 năm hình
thành và phát triển,y do Hội khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, nhà
xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2010 đã tập hợp 44 bài tham luận tại
Hội thảo khoa học 700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, trong
đó có nhiều bài tham luận có liên quan tới đề tài như: “Đà Sơn- làng thành lập
sớm ở châu Hóa vào thời Trần” của Lưu Trang đã trình bày về làng Đà Sơnđược xem là làng thành lập sớm nhất ở Đà Nẵng. Bài “Một số kết quả nghiên
cứu về loại hình khẩn hoang vùng Thuận Quảng” của Huỳnh Cơng Bá,yyy đã


17

nêu lên những kết luận của tác giả trong quá trình nghiên cứu về việc khẩn
hoang, lập làng ở vùng Thuận – Quảng, trong đó có việc chỉ ra quy luật khẩn
hoang, lập làng ở vùng Thuận – Quảng.

- Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn dinh Quảng Nam I,II (tỉnh Quảng
Nam-TP. Đà Nẵng) của Nguyễn Đình Đầu, nhà xuất bản Đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2010. Tác phẩm đã dựa vào địa bạ triều
Nguyễn để thống kê lại diện tích ruộng đất và tình hình sở hữu ruộng đất từng
xã thơn ở Quảng Nam, Đà Nẵng trong đó có các làng xã ven sơng Hàn. Đây là
cơng trình nghiên cứu rất có giá trị và có những tư liệu quý mà đề tài có thể kế
thừa, đặc biệt là về tình hình ruộng đất.
Tóm lại, viết về các vấn đề liên quan đến đề tài đã có một số tác giả đề
cập đến với những mức độ khác nhau, tuy nhiên chưa có cơng trình nào đề cập
một cách hồn chỉnh về q trình hình thành và phát triển các làng xã ven
sơng Hàn (Đà Nẵng). Tuy vậy, đó là những nguồn tư liệu quý báu mà tác giả
có thể kế thừa một cách nghiêm túc, cẩn trọng dựa trên cơ sở những kết quả
nghiên cứu của bản thân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này tập trung chủ yếu vào quá trình di
cư, khai hoang lập ấp, thành lập các làng xã vùng ven sông Hàn của lưu dân
người Việt; một số nét về tổ chức bộ máy làng xã, chế độ ruộng đất, các hoạt
động kinh tế, văn hóa của cư dân các làng xã ven sơng Hàn. Ngồi ra đề tài
cũng khái quát về lịch sử Đà Nẵng để thấy được tính tổng thể của nó, đề cập
tới một số hoạt động quốc phòng của triều Nguyễn ở vùng ven sông Hàn trước
khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Về mặt không gian.


18

Đề tài giới hạn trong phạm vi không gian các làng xã ở hai bên bờ sông
Hàn (Đà Nẵng). Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung

nghiên cứu các làng xã tiêu biểu, có vai trị quan trọng đối với vùng ven sông
Hàn và Đà Nẵng, dựa trên tính tổng thể. Luận văn cũng khơng chỉ dựa một
cách duy nhất về cơ sở địa lý, việc nghiên cứu còn dựa trên cơ sở về lịch sử,
văn hóa của những vùng đất có liên quan.
- Về mặt thời gian.
Đề tài này được giới hạn bởi hai mốc thời gian:
+ Mốc mở đầu từ thế kỷ XV, đây được xem là thời điểm bắt đầu quá
trình thành lập các làng xã ở vùng Quảng Nam- Đà Nẵng trong đó có các làng
xã ven sơng Hàn. Thế kỷ XV có 2 mốc thời gian quan trọng: khởi đầu là năm
1402 khi nhà Hồ mở rộng lãnh thổ tới vùng Chiêm Động, Cổ Lũy (Quảng
Nam, Quảng Ngãi ngày nay); tiếp theo là sự kiện năm 1471 khi vua Lê Thánh
Tông tiến hành cuộc chiến mở rộng lãnh thổ về phương Nam.
+ Mốc kết thúc là giữa thế kỷ XIX, thời kỳ nhân dân ta bước vào cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong đó nhân dân các làng xã
ven sông Hàn là những người đầu tiên đứng lên chiến đấu chống sự xâm lược
của Pháp.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1 Nguồn tư liệu.
Đề tài đã kế thừa các nguồn tư liệu sau đây:
- Tư liệu sách sử cổ: đó là các bộ sử biên niên thời qn chủ như: Đại
Việt sử kí tồn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực
lục, Quốc triều chính biên tốt yếu. Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng tư liệu là các
bộ địa chí cổ như: Ô châu cận lục, Phủ biên tạp lục, Đại Nam nhất thống chí.
- Tư liệu văn bia, minh chng: để thực hiện đề tài, tác giả tiến hành
thu thập và khai thác các thông tin liên quan từ các văn bia, minh chuông được
phát hiện ở vùng ven sông Hàn và các vùng phụ cận có liên quan. Tư liệu văn


19


bia bao gồm bia chùa, bia mộ, bia kỷ công trong đó có một số văn bia có niên
đại từ thế kỷ XVII. Về minh chuông, mặc dù không nhiều và có niên đại muộn
nhưng tác giả cũng cố gắng khai thác các thơng tin có liên quan phục vụ cho
đề tài.
- Tư liệu địa bạ, bản đồ: Trong quá trình nghiên cứu, ngồi việc sử
dụng cơng trình nghiên cứu về địa bạ đã được cơng bố của Nguyễn Đình Đầu,
tác giả còn tiến hành thu thập thêm một số địa bạ được lưu giữ tại địa phương.
Về bản đồ, đề tài khai thác các thông tin liên quan từ các bộ bản đồ như: Hồng
Đức bản đồ, Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, Bình Nam đồ, Đại Nam nhất thống
toàn đồ, Quảng Nam toàn đồ và một số bộ bản đồ có liên quan.
- Tư liệu hồi ký: đề tài khai thác những thông tin liên quan từ các hồi ký
của các thương nhân, tăng nhân, giáo sĩ nước ngoài khi đi qua Đà Nẵng và
Đàng Trong, trong đó đáng chú ý là các hồi ký của các tác giả Cristophoro
Borri, Thích Đại Sán, Macartnay…
- Tư liệu gia phả, sắc phong, bộ lập làng: Về gia phả, luận văn khai
thác các thông tin liên quan từ một số bộ gia phả của các tộc họ vùng ven sông
Hàn. Về sắc phong, một số lượng lớn sắc phong còn được lưu giữ tại các đình
làng thuộc các làng xã vùng ven sông Hàn được sử dụng làm tư liệu. Đó là
những sắc phong thần, sắc phong tiền hiền. Về bộ lập làng, có một bộ lập làng
cịn được lưu giữ đã cung cấp nhiều thông tin về việc lập làng.
- Tư liệu từ các cơng trình nghiên cứu liên quan: bao gồm các cơng
trình nghiên cứu về q trình Nam tiến của dân tộc, lịch sử Quảng Nam- Đà
Nẵng và các cơng trình nghiên cứu về lịch sử địa phương, được xuất bản hoặc
được đăng trên các báo, tạp chí, được trình bày tại các hội thảo khoa học có
liên quan.
- Tư liệu từ Internet: Đề tài khai thác nguồn tư liệu từ các Website có
liên quan nhằm có thêm nhiều nguồn tư liệu để so sánh, đối chiếu.
- Tư liệu thực địa: Đề tài sử dụng nguồn tư liệu thực địa phong phú
được khai thác từ các di tích như đình làng, nhà thờ tiền hiền, chùa. Bên cạnh



20

đó, những tư liệu thơng qua các hoạt động lễ hội, các hoạt động văn hóa dân
gian khác ở vùng ven sơng Hàn cũng được khai thác. Ngồi ra, tác giả còn tiến
hành phỏng vấn những bậc cao niên, những người hiểu biết về lịch sử làng
nhằm làm phong phú thêm nguồn tư liệu.
4.2 Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, phương pháp lịch sử và phương pháp logic được
xác định là những phương pháp chủ yếu được vận dụng trong quá trình nghiên
cứu. Phương pháp lịch sử giúp làm rõ sự hình thành và phát triển các làng xã
ven sông Hàn trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của nó, trong những bối
cảnh nhất định. Bên cạnh đó phương pháp lơgic góp phần làm rõ những vấn đề
mang tính chất đặc trưng, riêng biệt ở vùng ven sơng Hàn.
Ngồi ra để hỗ trợ cho phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic, đề
tài cịn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp thống kê phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp mô tả,
phương pháp điền dã và một số phương pháp liên ngành khác nhằm đi đến giải
quyết vấn đề mang tính khách quan, phản ánh đúng bản chất của các sự kiện,
hiện tượng.
5. Đóng góp của luận văn.
Nghiên cứu về các làng xã ven sông Hàn, đề tài nhằm dựng lại quá
trình hình thành và phát triển các làng xã ở khu vực, thơng qua đó làm rõ vị trí
quan trọng của vùng đất này đối với lịch sử Đà Nẵng, trong đó có sự ra đời
của phố cảng Đà Nẵng.
Thơng qua tìm hiểu về q trình hình thành, phát triển các làng xã ven
sông Hàn, đề tài hy vọng góp phần bổ sung nguồn tư liệu về lịch sử Đà Nẵng
giai đoạn trước thế kỷ XIX, đóng góp thêm tư liệu nhỏ trong việc nghiên cứu
quá trình Nam tiến của dân tộc Việt.
Luận văn cũng nhằm làm rõ những đóng góp của nhân dân các làng xã

ven sơng Hàn đối với lịch sử Đà Nẵng, đặc biệt là trong quá trình xây dựng


21

làng xã, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa với những nét đặc sắc,
riêng biệt; làm bật nổi vai trị của vùng đất ven sơng Hàn đối với lịch sử Đà
Nẵng và lịch sử Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX.
Ngoài ra, thông qua nghiên cứu về vấn đề lịch sử làng xã, đề tài mong
muốn góp phần cung cấp nguồn tư liệu cho việc dạy học lịch sử địa phương,
giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước đối với các bạn trẻ. Đề tài
cũng hy vọng tận dụng những nét văn hóa truyền thống phục vụ cho sự phát
triển của địa phương trong giai đoạn hiện nay.
6. Cấu trúc của luận văn.
Luận văn gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1. KHÁI QUÁT ĐÀ NẴNG ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX.
Trong chương này luận văn sẽ đề cập đến các vấn đề:
-

Điều kiện địa lý tự nhiên Đà Nẵng

-

Một số nét về quá trình phát triển của lịch sử Đà Nẵng từ thời sơ sử cho
đến giữa thế kỷ XIX.

-

Vài nét về quá trình di cư của người Việt vào Đà Nẵng


Chương 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC LÀNG XÃ VEN SÔNG
HÀN (TRONG CÁC THẾ KỶ XV, XVI, XVII)
Trong chương này đề tài sẽ đề cập tới các vấn đề
-

Sự di cư của người Việt vào vùng ven sông Hàn

-

Q trình hình thành các làng xã ven sơng Hàn

-

Một số nét về bộ mặt làng xã, quê quán, thành phần xã hội của những
di dân vào vùng ven sông Hàn.


22

Chương 3. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG XÃ
VEN SÔNG HÀN TRONG CÁC THẾ KỶ XVII, XVIII VÀ NỬA ĐẦU
THẾ KỶ XIX.
Trong chương này, luận văn sẽ trình bày:
-

Một số nét về tổ chức bộ máy làng xã ở vùng ven sơng Hàn

-


Vài nét về tình hình ruộng đất

-

Những tiến bộ về kinh tế, văn hóa của cư dân vùng ven sông Hàn


23

CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT ĐÀ NẴNG ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX
1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên Đà Nẵng.
Đà Nẵng là thành phố thuộc duyên hải miền Trung, gần trung độ của
đất nước, nơi giao điểm của các trục giao thông Bắc – Nam, Đông – Tây cả về
đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, nối liền ba miền đất
nước và các nước trong khu vực.
Đà Nẵng nằm ở tọa độ 108 0 10’ 30’’ đến 108 0 20’30’’ kinh tuyến Đông
và 16 0 đến 16 0 17’30’’ vĩ tuyến Bắc, là thành phố cảng biển lớn nhất miền
Trung Việt Nam[101, tr.13]. Phía Bắc thành phố giáp Hải Vân Quan được
mệnh danh “Đệ nhất hùng quan”, nơi ngăn cách Đà Nẵng với Thừa Thiên Huế
- trung tâm chính trị của Đàng Trong và cả nước trong các thế kỷ từ XVII đến
XIX. Sự án ngự của Hải Vân Quan đã tạo nên sự khác biệt giữa hai miền Bắc
Hải Vân và Nam Hải Vân. Phía Nam thành phố Đà Nẵng giáp tỉnh Quảng
Nam – tỉnh rộng lớn, có tài nguyên giàu có bậc nhất ở xứ Đàng Trong. Vốn là
một bộ phận của tỉnh Quảng Nam trước đây nên Đà Nẵng có quan hệ với
Quảng Nam khơng chỉ về địa lý, mà cịn có quan hệ về lịch sử, văn hóa. Phía
Tây và Tây Bắc Đà Nẵng có dãy Trường Sơn chạy ra biển, ở đây có đỉnh Bà
Nà cao 1482 mét, là một điểm du lịch sinh thái nổi tiếng, có thể sánh với Đà
Lạt, Sa Pa hay Tam Đảo. Với dãy núi ở phía Tây và Tây Bắc đã tạo nên sự
phong phú về tài nguyên động thực vật, tiềm năng lớn về du lịch. Phía Đông

thành phố, chạy dọc từ Hải Vân đến Hội An có bờ biển dài với những bãi biển
đẹp, được xếp hạng những bãi biển đẹp nhất thế giới. Với lợi thế bờ biển kéo
dài, Đà Nẵng có điều kiện phát triển du lịch, các hoạt động dịch vụ, thương
nghiệp và kinh tế biển.
Về khí hậu, do bị chắn bởi đèo Hải Vân nên ở Đà Nẵng, khí hậu có hai
mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 7,
mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 1[96, tr.13]. Về khí hậu ở Quảng Nam,
sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Khí trời ấm áp, nhiều khi xửng lạnh, ít


24

lúc âm u. Mùa xn mùa hạ gió Đơng Nam thổi mạnh, mùa thu mùa đơng hơi
có gió Tây Bắc. Tháng trọng xuân đã nóng vào giữa mùa thu thường có mưa
lụt, qua tiết Đơng Chí hết lụt có gió Bắc hơi lạnh. Tháng 12 đã nghe tiếng sấm
khí trời đã ấm. Núi Trà sơn, cửa Câu Đê là nơi núi biển giao tiếp, cho nên
thường mây đen xuất hiện ở Trà Sơn, vồng mống xuật hiện ở Câu Đê, đều là
điềm sắp mưa khí hậu núi sơng giao hịa là vậy”[61, tr.14].
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Đà Nẵng có sự tác động lớn đến sự hình
thành và phát triển của vùng đất này.
Về đất đai, ở Đà Nẵng khơng có đồng bằng rộng lớn do phía Đơng giáp
biển, phía Tây giáp núi, những đồng bằng trồng lúa không nhiều. Xét một cách
tổng quan, Đà Nẵng không phải là vùng đất trù phú cho sự phát triển kinh tế
nông nghiệp.
Ở Đà Nẵng, con sông Hàn gắn liền với lịch sử vùng đất này. Sông Hàn
là sự hợp lưu của hai con sông: sông Vĩnh Điện và sông Cẩm Lệ, chảy qua
trung tâm thành phố và đổ ra vịnh Đà Nẵng. Sơng có chiều dài khoảng 7km,
sâu trung bình từ 5m đến 7m. Đối với Đà Nẵng, sông Hàn là con đường giao
thông bằng đường thủy hết sức quan trọng. Trước đây thuyền bn nước ngồi
từ cảng Đà Nẵng qua sơng Hàn, sơng Cổ Cị để tới Hội An. Về sơng Cổ Cị,

sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Lộ Cảnh Giang (sơng Cổ Cị): ở vùng
cuối hai huyện Diên Phước và Hịa Vang: sơng này từ xã Thanh Châu chảy ra
phía Bắc đến phía Tây núi Tam Thai nhập với sông Cẩm Lệ, nay nước sông
nông cạn, nghe thuyền đi không thông”[61, tr.41].
Vùng cực Đông của Đà Nẵng là bờ biển kéo dài, giàu tiềm năng về
kinh tế biển. Đặc biệt thiên nhiên đã ưu ái cho Đà Nẵng một hải cảng hết sức
thuận lợi. Về cảng Đà Nẵng, sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Trà Sơn úc
(vũng Trà Sơn): ở phía Bắc huyện Hịa Vang, có tên là vũng Đà Nẵng: phía
Đơng có núi Trà Sơn, phía Bắc là ải Hải Vân, phía Tây là tấn Câu Đê, chu vi
dài 29 trượng, phía Đơng Nam là Vũng Trà, ấy là chỗ nước biển chứa làm một


25

vũng lớn, khơng có ba đào ồ ạt; những ghe tàu ghé lại gặp gió lớn hay đậu
nghỉ nơi đây. Lại có tên là Đồng Long Loan”[61, tr.47].
Trước thế kỷ XIX, cảng Đà Nẵng là thương cảng sầm uất đứng thứ hai
sau Hội An, nhưng từ sau thế kỷ XIX, cảng Đà Nẵng trở thành cảng biển có
vai trị bậc nhất ở miền Trung khi Hội An dần mất vẻ sầm uất.
Về mức độ thuận lợi của cảng Đà Nẵng, phái đoàn Anh do Macartnay
dẫn đầu đến Đà Nẵng năm 1793 ghi lại: “Người ta có thể cho thuyền chạy
khắp bờ biển mà không gặp tai nạn. Đáy biển sâu đều đặn từ 17 đến 20 sải.
Vịnh Đà Nẵng xứng đáng mang danh là cảng lớn và vững chắc nhất được
thấy. Nó rất sâu nên khi cần thiết phải di chuyển các tàu bè vẫn yên ổn dù gió
to, bão lớn. Đáy biển đầy bùn nên bỏ neo rất bám”[109]. Trong khi đó một đại
úy người Bồ Đào Nha khi đọc ký sự của Pierre Poivre đã phê phán: “Thật là lạ
lùng khi bàn về các cửa biển ở xứ Đàng Trong, tác giả lại quá quan tâm đến
Hội An, một hải cảng khơng to tát gì, và nơi đó có thể chỉ có vài tàu nhỏ vào
được, trong khi đó tác giả chẳng đề cập một chút nào về Turon (tức Đà Nẵng),
một trong những hải cảng đẹp và lớn nhất của tồn Đơng Dương, chỉ cách Hội

An một chặng đường”[101, tr.21]. Cảng Đà Nẵng có một vai trị quan trọng
không chỉ đối với lịch sử Đà Nẵng, mà còn đối với cả nước về các mặt thương
nghiệp, ngoại giao và quốc phịng.
Nằm ở phía Đơng Nam Đà Nẵng có dãy Ngũ Hành Sơn - một quần thể
hang động, chùa chiền, lăng mộ, tháp là danh thắng bậc nhất Quảng Nam. Về
Ngũ Hành Sơn, sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Ngũ Hành Sơn (núi Ngũ
Hành): ở địa phận 2 xã Hóa Kh và Qn Khái, phía Đơng Bắc huyện Diên
Phước. Ở trong động cát đội khởi 6 hòn núi đá, sơng dài quanh ở phía Tây,
biển cả bao bọc ở phía Đơng, hình thành núi nhọn cao, lúc trời tạnh ở xa trơng
có màu sắc như bức vân cẩm thạch thật đáng yêu, tục gọi là hòn Non Nước.
Một núi ở phía Đơng Bắc hình như sao Tam Thai, xưa gọi là núi Tam Thai, có
tên nữa gọi là núi ngũ chỉ (năm ngón tay)”[61, tr.22-23].


×