Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Ngôn ngữ cử chỉ cho bạn biết gì về người phỏng vấn? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.25 KB, 2 trang )

Ngôn ngữ cử chỉ cho bạn biết gì về người phỏng
vấn?

Bạn cảm thấy rất tự tin khi bước vào phòng phỏng vấn. Nhưng bạn biết không,
ngôn ngữ cử chỉ có thể cho bạn biết về người phỏng vấn nhiều hơn là bạn nghĩ?




Theo một nghiên cứu khoa học gần đây, ngôn ngữ cử chỉ chiếm đến 55% hiệu
quả của phần trình bày của người nói, trong khi nội dung chỉ chiếm khoảng 7%
và các yếu tố khác như ngữ điệu, tâm trạng, hay sự ngắt câu… chiếm 38% còn
lại. Chuyện một người không thực sự nói ra những gì họ nghĩ là rất bình thường.
Vì vậy ngôn ngữ cử chỉ sẽ là dấu hiệu giúp bạn hiểu được suy nghĩ hay cảm
giác thật sự của của người khác.
Các gợi ý sau đây sẽ giúp bạn sử dụng ngôn ngữ cử chỉ một cách hiệu quả để
hiểu được suy nghĩ của người phỏng vấn và tạo ấn tượng tốt với họ.

Ấn tượng đầu tiên
Nên nhớ rằng ấn tượng đầu tiên đối với người phỏng vấn rất quan trọng. Lén
nhìn người phỏng vấn, hay mở cửa một cách e dè cho thấy bạn đang thiếu tự
tin. Hãy chào người phỏng vấn bằng một cái bắt tay thật chặt, điều đó thể hiện
bạn là người mạnh mẽ và đáng tin cậy.
Nếu bạn không được mời ngồi, hãy chọn chỗ ngồi đối diện hay bên cạnh bàn
làm việc của người phỏng vấn. Và bây giờ, hãy thư giãn một chút trước khi
chính thức phỏng vấn nào.

Ngữ âm và ngữ điệu
Bạn nói gì không quan trọng bằng cách bạn thể hiện. Hãy nói bằng giọng tự
nhiên của mình, và bạn sẽ cảm thấy là chính mình và thể hiện những cảm xúc
thật tốt hơn. Bạn hãy giữ ngữ điệu và âm lượng giọng nói thật tự nhiên vì điều


đó thể hiện bạn rất tự tin. Bạn nên tránh để nhà tuyển dụng nhận thấy bạn đang
hồi hộp như nói lắp hay tằng hắng liên tục.

Nhìn vào mắt người phỏng vấn
Nếu bạn nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn, bạn sẽ được đánh giá là một ứng
viên cởi mở, chân thật và đáng tin cậy. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng điều này.
Nhìn chằm chằm vào người khác hơn 10 giây có thể khiến họ bối rối, khó chịu,
đặc biệt là giữa các khoảng lặng trong buổi phỏng vấn.

Giữ khoảng cách
Không ai thích khu vực riêng tư của mình bị xâm phạm cả. Một người có tính
hướng ngoại muốn người khác cách mình khoảng 0,5 đến 1,2 mét, trong khi
người hướng nội lại cần nhiều không gian hơn thế. Vì vậy, hãy cố đoán khu vực
“bất khả xâm phạm” của phỏng vấn viên qua cách sắp xếp chỗ ngồi của họ và
tránh tiến gần vào khu vực này. Bạn chỉ nên tiến lại gần hơn khi phỏng vấn viên
không nghe rõ bạn nói gì. Bất kì hành động thân thiện quá mức nào của bạn
cũng có thể bị xem là khiếm nhã và thiếu tế nhị.

Đoán tâm trạng phỏng vấn viên
Bạn cũng có thể đoán được cảm xúc và suy nghĩ của phỏng vấn viên qua ngôn
ngữ cử chỉ của họ. Khi người phỏng vấn gật đầu, họ đang đồng ý với bạn và
khuyến khích bạn nói tiếp ý kiến của mình. Nếu người phỏng vấn hơi chồm
người về phía trước có nghĩa là họ rất thích ý kiến của bạn. Nhưng nếu khoanh
tay, bắt chéo chân hay dùng tay sờ dọc sống mũi lại thể hiện rằng họ không
đồng ý với những gì bạn đang nói…
Tuy nhiên, bạn không nên phí thời gian lo lắng quá mức với cử chỉ của người
phỏng vấn bởi vì có thể đó chỉ là những thói quen của họ; hay đơn giản chỉ vì họ
cảm thấy ngứa nơi sống mũi mà thôi. Vì thế, hãy bình tĩnh, tự tin, hãy là chính
bạn để buổi phỏng vấn diễn ra tự nhiên. Điều đó sẽ mang lại cho bạn 50% cơ
hội thành công rồi đó.

(Nguồn: Sưu tầm)

×