Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Khảo sát thành phần hóa học của lá cây gạo bombax ceiba l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Nhật Hồng

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ
CÂY GẠO BOMBAX CEIBA L.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Nhật Hồng

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LÁ
CÂY GẠO BOMBAX CEIBA L.
Chuyên ngành : Hóa hữu cơ
Mã số

: 8440114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯƠNG THÚC HUY

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tơi tên là Phạm Nhật Hồng, hiện đang là học viên cao học chun ngành Hóa
hữu cơ. Tơi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ: “Khảo sát thành phần hóa học của lá
cây gạo Bombax ceiba L.” do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Dương
Thúc Huy, với các số liệu kết qua nghiên cứu nằm trong luận văn là trung thực,
khách quan.
Theo sự hiểu biết của tôi cũng như các tài liệu tham khảo, các kết quả nghiên
cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ nghiên cứu nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020
Tác giả luận văn

Phạm Nhật Hoàng


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến người thầy, người hướng
dẫn của tôi, TS. Dương Thúc Huy, thầy là người hướng dẫn đầy nhiệt huyết, tận
tâm với tôi trong những ngày tháng đầu làm quen với phịng thí nghiệm Hóa hữu cơ.
Thầy ln là người tạo điều kiện thuận lợi, là người khích lệ tơi trong những thời
khắc khó khăn nhất của cơng đoạn hồn thành các cơng trình nghiên cứu này để cho
ra được luận văn như ngày hôm nay.
Tôi cũng sẽ gửi lời cảm ơn này tới thầy, cô trong Khoa Hóa học, nhất là các
thầy cơ trong Bộ mơn Hóa hữu cơ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn
thành luận văn một cách tốt nhất.
Các bạn, các anh chị của lớp Hóa hữu cơ K29 sẽ là người tôi cảm ơn tiếp theo
cũng như các bạn, các anh chị em trong phịng thí nghiệm Hợp chất thiên nhiên đã
luôn là người đồng hành, hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi cũng gửi lời cảm ơn đến phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm

Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tơi có những thuận lợi tốt nhất trong q trình
thực hiện đề tài.
Lời cuối cùng, sự tri ân tôi dành cho gia đình, những người thân đã ln hỗ trợ
tơi về mặt tinh thần trong thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020

Phạm Nhật Hoàng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt và kí hiệu
Danh mục bảng
Danh mục hình ảnh
Danh mục sơ đồ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
1.1.

Giới thiệu về chi Bombax.............................................................................. 3

1.2.

Mô tả về cây gạo Bombax ceiba L. ............................................................... 4

1.2.1.


Giới thiệu khái quát ..................................................................................... 4

1.2.2.

Mô tả thực vật ............................................................................................. 5

1.3.

Các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây gạo Bombax ceilba L. ....... 5

1.3.1.

Trong vỏ thân .............................................................................................. 5

1.3.2.

Trong lá cây.................................................................................................5

1.3.3.

Trong hoa ....................................................................................................6

1.3.4.

Trong rễ .......................................................................................................6

1.4.

Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học ......................................................... 10


1.4.1.

Tác dụng chống viêm ................................................................................10

1.4.2.

Tác dụng hạ sốt ......................................................................................... 10

1.4.3.

Tác dụng chống oxi hóa ............................................................................10

1.4.4.

Tác dụng trên ký sinh trùng ......................................................................11

Chương 2: THỰC NGHIỆM ...................................................................................... 12
2.1.

Hoá chất, dụng cụ, phương pháp tiến hành................................................. 12

2.1.1.

Hoá chất.....................................................................................................12

2.1.2.

Dụng cụ .....................................................................................................12

2.1.3.


Phương pháp tiến hành ..............................................................................12


2.2.

Qui trình phân lập các hợp chất từ cao n-hexane và cao ethyl acetate. ...... 13

2.2.1.

Nguyên liệu ............................................................................................... 13

2.2.2.

Điều chế cao n-hexane và cao ethyl acetate ..............................................13

2.2.3.

Qui trình phân lập...................................................................................... 13

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................16
3.1.

Khảo sát cấu trúc hợp chất BC1 ................................................................. 16

3.2.

Khảo sát cấu trúc hợp chất BC2 ................................................................. 19

3.3.


Khảo sát cấu trúc hợp chất BC3 ................................................................. 21

3.4.

Khảo sát cấu trúc hợp chất BC4 ................................................................. 22

3.5.

Khảo sát cấu trúc hợp chất BC5 ................................................................. 24

3.6.

Khảo sát cấu trúc hợp chất BC6 ................................................................. 27

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 32
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
H

: n-Hexane.

C

: Chloroform.

Ac


: Acetone.

EA

: Ethyl acetate.

AcOH

: Acid acetic.

NMR

: Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy.

1

: Proton Nuclear Magnetic Resonance.

H-NMR

13

C-NMR

: Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance.

HMBC

: Heteronuclear Multiple Bond Coherence.


HSQC

: Heteronuclear Single Quantum Correlation.

HR-ESI-MS

: High Resolution ElectroSpray Ionization-Mass Spectrometry.

COSY

: Correlation Spectroscopy.

s

: Singlet.

d

: Doublet.

t

: Triplet.

m

: Multiplet.

td


: Triplet of doublet.

dd

: Doublet of doublet.

brs

: Broad singlet.

q

: Quartet.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. So sánh dữ liệu phổ 1H, 13C-NMR của BC1 và naringenin ..................... 18
Bảng 3.2. So sánh dữ liệu phổ 1H-NMR của BC2 và lupeol ................................... 20
Bảng 3.3. So sánh dữ liệu phổ 1H-NMR của BC3 và 3-oxo-ursolic acid ................ 22
Bảng 3.4. So sánh dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR của BC4 và macrocylic ................ 24
Bảng 3.5. So sánh dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR của BC5 và (+) epi-catechin ......... 26
Bảng 3.6. So sánh dữ liệu phổ 1H và 13C-NMR của BC6 và procyanidin B2 ......... 29


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Một số hình ảnh về một số lồi thuộc chi Bombax .................................... 3
Hình 1.2. Các bộ phận của lồi Bombax ceiba L. ...................................................... 4
Hình 1.3. Các hợp chất được cô lập từ cây gạo Bombax ceiba L. ............................. 8
Hình 3.1. Cấu trúc hóa học sáu hợp chất đã cơ lập .................................................. 16

Hình 3.2. Cấu trúc hóa học của hợp chất BC1 ......................................................... 17
Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất BC2 ......................................................... 19
Hình 3.4. Cấu trúc hóa học của hợp chất BC3 ......................................................... 21
Hình 3.5. Cấu trúc hóa học của hợp chất BC4 ......................................................... 23
Hình 3.6. Tương quan HMBC của hợp chất BC4 .................................................... 23
Hình 3.7. Cấu trúc hóa học của hợp chất BC5 ......................................................... 25
Hình 3.8. Tương quan HMBC của hợp chất BC5 .................................................... 26
Hình 3.9. Cấu trúc hóa học có thể có của hợp chất BC6 ......................................... 28
Hình 3.10. Cấu trúc hóa học của hợp chất BC6 ....................................................... 29
Hình 3.11. Tương quan HMBC của hợp chất BC6 .................................................. 29


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quá trình phân lập các chất trong cao n-hexane. .................................... 14
Sơ đồ 2.2. Quá trình phân lập các chất trong cao ethyl acetate ................................ 15


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cây gạo là một cây quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là ở vùng
nông thôn miền Bắc. Tại một số nước như Ấn độ, Ai Cập, Australia, … các bộ phận
của cây như hoa, vỏ thân và rễ được nghiên cứu dùng cho việc phòng và chữa bệnh
[1].
Cây gạo cao tới 15 m, các hoa đỏ với 5 cánh mọc vào mùa xuân khiến cả cây
tràn ngập sắc đỏ tươi thắm trước khi cây ra lá non. Quả nhỏ chứa các sợi tương tự
như sợi bơng. Thân cây có các gai để ngăn cản sự tấn công của động vật [1].
Vỏ thân cây gạo thường được dùng bó gãy xương, sao vàng sắc đặc uống làm
thuốc cầm máu. Các bài báo nghiên cứu trước đây đã cho biết cây gạo có chứa một

hợp chất có tên mangiferin C-glycoside là một thành phần chủ yếu trong cao
methanol của lá cây có hoạt tính sinh học rất cao. Các nước ở vùng ơn đới và nhiệt
đới châu Á đã sử dụng trong y học dân gian vì các đặc tính lợi tiểu, phục hồi bong
gân, chấn thương, đau lưng…. Tuy nhiên cây gạo vẫn còn nhiều tác dụng để nghiên
cứu thêm về hoạt tính sinh học cũng như thành phần hóa học của cây [2].
Với mục đích tìm kiếm thêm các hợp chất có trong cây gạo mang tính ứng
dụng cao trong việc chữa trị bệnh, nâng tầm giá trị tiềm năng của cây gạo ở Việt
Nam nói chung cũng như mở rộng nghiên cứu trên lồi Bombax ceiba L. nói riêng.
Chính vì vậy chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Khảo sát thành phần hóa học của lá
cây gạo Bombax ceiba L.”.
2. Mục đích nghiên cứu
Cơ lập một số hợp chất từ cao n-hexane và cao ethyl acetate của lá cây
Bombax ceiba L.
Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất cô lập được bằng các phương pháp
phổ nghiệm (MS, NMR....). Góp phần bổ sung vào danh sách những hợp chất được
cô lập từ cây Bombax ceiba L.
3. Đối tượng nghiên cứu
Lá cây gạo Bombax ceiba L., họ Bombacaceae, được thu hái tại Thái Lan và
được tiến hành định danh bởi Tiến sĩ Suttira Khumkratok, Viện nghiên cứu và thực


2
vật Walai Rukhavej, Đại học Mahasarakham.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Cơ lập, tinh chế và xác định cấu trúc hóa học một số hợp chất có trong cao nhexane và cao ethyl acetate từ lá cây Bombax ceiba L.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngâm dầm lá cây Bombax ceiba L. trong methanol.
Sử dụng phương pháp chiết lỏng – lỏng với dịch ngâm methanol bằng các
dung môi và hệ dung môi để điều chế các phân đoạn cao với độ phân cực khác
nhau.

Từ cao n-hexane và cao ethyl acetate, áp dụng phương pháp sắc kí cột, sắc kí
lớp mỏng (TLC) để cơ lập và tinh chế một số hợp chất.
Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất cơ lập được bằng các phương pháp
phổ nghiệm 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, COSY, HSQC, HMBC, MS.


3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về chi Bombax
Các loài thuộc chi Bombax thường là các loài cây gỗ lớn, thân có gai để ngăn
cản sự tấn cơng của động vật. Lá kép hình chân vịt, rụng vào mùa khơ, rộng 30-50
cm, với 5-9 lá chét. Cây cao tới 30-40 m và đường kính thân cây tới 3 m. Hoa đỏ
với 5 cánh hoa mọc vào mùa xuân, thường ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3 trước khi
cây ra lá non. Quả nhỏ, chứa các sợi tương tự như sợi bơng [1,2].
Có khoảng 60 lồi Bombax được các nhà khoa học tìm thấy trên thế giới, trong
đó có 8 loài phổ biến nhất với danh pháp khoa học lần lượt là [1]:
 Bombax albidum Gagnep.
 Bombax insigne Wall.
 Bombax anceps Pierre.
 Bombax thorelii Gagnep.
 Bombax malabaricum DC. (Bombax ceiba L.).
 Bombax blancoanum A.Robyns.
 Bombax buonopozense P.Beauv.
 Bombax costatum Pellegr. and Vuilet.

Bombax albidum

Bombax insigne


Bombax anceps

Bombax ceiba L.

Bombax buonopozense

Bombax costatum

Hình 1.1. Một số hình ảnh về một số lồi thuộc chi Bombax


4
1.2. Mô tả về cây gạo Bombax ceiba L.
1.2.1. Giới thiệu khái quát
Tên khoa học: Bombax ceiba L.
Tên gọi tại Việt Nam: Anh hùng thụ, Cổ bối, Gòn rừng, Mộc miên thụ, Mạy
mìn, Mạy nghịu (Tày), cây Bơng gạo, bơng gòn Ấn Độ, … [3].
Tên gọi khác: Silk-cotton tree, Cotton wood tree (Anh), Arbre à coton, Arbre à
bourre, Contonier mapon (Pháp), Simbal (Ấn Độ), Shalmali (tiếng Phạn) … [1-2,
4].
Hệ thống phân loại khoa học:
Bộ (Order): Malvales
Họ (Family): Bombacaceae
Chi (Genus): Bombax

Cây gạo

Quả

Thân cây


Hoa

Hạt

Hình 1.2. Các bộ phận của lồi Bombax ceiba L.


5

1.2.2. Mơ tả thực vật
Cây có lá rụng, tăng trưởng trung bình khoảng 20 m. Thân cây và nhánh mang
những gai hình chùy, đặc biệt ở những cây non được bao phủ rất sắc nét, thẳng dài
khoảng 2-3 cm, nhưng khi già lâu năm bị sói mịn nên nhẵn đi.
Cành của lồi Bombax ceiba L. khơng có gai, hình trụ. Lá rụng vào mùa khơ,
hình chân vịt, rộng 30-50 cm, với 5-9 lá chét, cuống lá dài khoảng 20 cm, mềm và
linh hoạt. Lá mới thường không xuất hiện cho đến khi ra hoa.
Hoa mọc thành chùm, màu đỏ, đôi lúc có màu cam, vàng, đường kính cỡ 8-11
cm, dài 5-10 cm. Hoa nở từ tháng 1 đến tháng 3, khi nở rất rực rỡ. Hoa to đều,
lưỡng tính, cuống ngắn, nhỏ, khỏe [3, 5].
Quả nang hình thoi, dài 8-15 cm với 5 van cứng, mặt trong có nhiều sợi bông,
màu xanh sáng ở những trái chưa trưởng thành, màu nâu ở những trái chín. Hạt hình
trứng, xung quanh có lông dài, màu đen hoặc xám, phát tán cùng sợi bông [1].
Nơi phân bố: Cây gạo Bombax ceiba L. phân bố rộng rãi ở các khu vực có khí
hậu ơn đới và nhiệt đới ở châu Á, châu Phi và châu Úc. Tại Ấn Độ, lồi cây này có
thể được tìm thấy ở độ cao tối đa 1500 m, và ở bán đảo Ấn Độ cây gạo rất phổ biến
ở các khu rừng rụng lá khô cũng như ẩm ướt và gần sơng. Cây gạo Bombax ceiba L.
là lồi cây ưa sáng mạnh và phát triển nhanh, phát triển tốt nhất trên đất thịt pha cát
sâu hoặc các loại đất thoát nước tốt khác, đặc biệt là ở các thung lũng và các vùng
nhận được lượng mưa hàng năm từ 50 đến 460 cm [6].

1.3. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây gạo Bombax ceilba L.
1.3.1. Trong vỏ thân
Lupeol (1) đã được Y-J. You và các cộng sự phân lập từ cao phân đoạn
dichloromethane của vỏ thân cây gạo Bombax ceilba L. vào năm 2003 [7]. Vào năm
1971, β-sitosterol (2) được J. Mukerjee và B. Roy. phân lập từ vỏ thân cây gạo
Bombax ceilba L. [8]. Năm 2011, S. Faiz đã phân lập được hợp chất shamiminol (3)
từ vỏ thân cây gạo Bombax [9].
1.3.2. Trong lá cây


6
Năm 1999, S. Faizi và M. Ali đã cô lập được hợp chất shamimin (4) từ dịch
chiết ethanol của lá cây gạo Bombax ceiba L. [10].
Năm 2004 MA Versiani phân lập từ dịch chiết lá của cây gạo Bombax ceiba L.
được hái tại Pakistan được bốn hợp chất xanthone glycoside [11] gồm: Mangiferin
(5),

2-C-β-D-glucopyranosyl-1,6,7-trihydroxy-3-O-(p-hydroxybenzoyl)-9H-

xanthen-9-one

(6),

4-C-β-D-glucopyranosyl-1,6,8-trihydroxy-3,7-di-O-(p-

hydroxybenzoyl)-9H-xanthen-9-one

(7),

4-C-β-D-glucopyranosyl-1,3,6,8-


tetrahydroxy-7-O-(p-hydroxybenzoyl)-9H-xanthen-9-one (8).
1.3.3. Trong hoa
Tiếp đó, vào năm 2003, H. Wang và các cộng sự đã cô lập được các hợp chất
hexadecanoic acid (9), tetradecanoic acid (10), 3-methyl-2(3H)-benzofuranone (11),
α-cedrol (12), β-cedrol (13) từ phân đoạn cao petroleum ether của hoa cây gạo
Bombax ceiba L. [12].
Năm 2008, J. Wu và các cộng sự phân lập được sáu hợp chất từ hoa cây gạo
Bombax ceiba L. gồm bombasin (14), bombasin-4-O-β-glucosid (15), bombalin
(16), dihydrodehydrodiconiferyl alcohol 4-O-β-D-glucopyranoside (17), trans-3-(p
coumaroyl) quinic acid (18), và neochlorogenic acid (19) [13].
Năm 2010, N.S. Kumar và các cộng sự đã cô lập được hợp chất quercetagetin
(20) từ cao ethyl acetate của hoa cây gạo Bombax ceiba L. [14]. Năm 2011, A. Said
và cộng sự đã phân lập được từ hoa cây gạo Bombax ceiba L., bảy hợp chất
phenolic gồm mangiferin (5), isovanilic acid (21), protocatechuic acid (22), rutin
(23), quercetin 3-O-β-D-glucopyranoside (24), apigenin-7-O-β-D-glucopyranoside
(25), quercetin 3-O-β-D-galactouronopyranoside (26) [15].
1.3.4. Trong rễ
Hàm lượng các hợp chất phenol trong bột rễ khô chiếm khoảng 4.86% và tanin
chiếm khoảng 1.72% [16]. V. Jain và cộng sự qua nhiều thử nghiệm khác nhau đã
cho rằng rễ của cây gạo non có nhiều đường hơn rễ của cây lâu năm nhưng các
thành phần khác như cellulose và dầu thì lại chiếm ít hơn [17].
Vào năm 1996, Y. Qi và cộng sự đã phân lập từ rễ của cây gạo Bombax ceiba
L. hợp chất daucosterol (27), một β-sitosterol glycoside [18]. Tiếp sau đó, lần đầu


7
tiên, từ rễ cây gạo Bombax ceiba L. các hợp chất sesquiterpene đã được phân lập
bởi X. Zhang và cộng sự vào năm 2007 và đặt tên là bombamalon A–D (28-31),
bombamaloside (32) [19].

Năm 2013, GK Wang và các cộng sự đã cô lập được một số hợp chất từ rễ của
cây gạo Bombax ceiba L. bao gồm: (+)-pinoresinol (33), bombasinol A (34)
matairesinol (35) và 5,6-dihydroxymatairesinol (36) [20].


8
Hình 1.3. Các hợp chất được cơ lập từ cây gạo Bombax ceiba L.

Hình 1.3. Các hợp chất được cơ lập từ cây gạo Bombax ceiba L.


9


10
1.4. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học
Trên thế giới và tại Việt Nam, cây gạo Bombax ceiba L. được sử dụng làm
thuốc chữa bệnh, ở dạng thuốc sắc hoặc thuốc đắp. Tất cả các bộ phận của cây đều
có tác dụng làm dược liệu. Các chất trong cây có các hoạt tính sinh học như giảm
đau, lợi tiểu, tác dụng chống viêm, hạ sốt, chống oxy hóa, kháng khuẩn, đặc biệt là
có tác dụng bảo vệ gan [21].
1.4.1. Tác dụng chống viêm
Tác dụng chống viêm cấp của dịch chiết nước rễ, thân, vỏ thân cây Bombax
ceiba L. được thử nghiệm bởi Lin Chung Chin và cộng sự vào năm 1992. Mơ hình
gây viêm bởi carragenin liều 2 g/kg, thu được kết quả chống viêm vượt trội so với
indomethacin [21].
N.D. Namsa và cộng sự sàng lọc 34 cây thuốc dân tộc thì nhận thấy 13 cây
trong đó có Bombax ceiba L. có khả năng chữa viêm nhiễm [22].
Jagtap và cộng sự dùng dịch chiết Bombax ceiba L. cho chuột cống bị gây
viêm ruột bằng indacetamid, indomethacin và chuột nhắt bị gây viêm bằng acid

acetic uống liều 270 mg/kg và 500 mg/kg, thu được kết quả là giảm phù nề, số
lượng điểm loét cũng như giảm TNF-  -1 cytokin gây ra các phản ứng viêm nhiễm
[23].
1.4.2. Tác dụng hạ sốt
Các nhà khoa học Ấn Độ đã thử tác dụng hạ sốt in vivo của dịch chiết
methanol lá Bombax ceiba L. Năm 2011, chuột được gây sốt bằng nấm men bánh
mì với liều 200 mg/kg và 400 mg/kg, nhiệt độ đo tại trực tràng trong vòng 8h. Tiến
hành so sánh với paracetamol liều 150 mg/kg và lô chứng dùng Tween 80 1%.
Ở cả 2 liều của lá Bombax ceiba L., kết quả thu được đều làm giảm nhiệt độ
cơ thể chuột. Do đó, cây gạo Bombax ceiba L. có tác dụng hạ sốt, tuy nhiên, chưa
tốt bằng paracetamol nhưng thời gian tác dụng tối đa kéo dài hơn [24].
1.4.3. Tác dụng chống oxy hóa
Bombax ceiba L. được đánh giá tác dụng chống oxy hóa qua khả năng qt
gốc DPPH, ngồi ra cịn có khả năng ức chế sự peroxylipid và peroxynitrite, ức chế
hoạt động của myeloperoxidase-1 enzym peroxidase [25].


11
Thơng qua nghiên cứu Bhushan Gandhare và cơng sự thì dịch chiết nước và
dịch chiết methanol của vỏ thân Bombax ceiba L. cho thấy tác dụng chống oxy hóa
mạnh thơng qua khả năng quét gốc DPPH, ức chế peroxy hóa lipid tại các nồng độ
từ 50 µg/mL đến 150 µg/mL [26].
Tác dụng chống oxy hóa cịn được tìm thấy trong dịch chiết n-hexane và dịch
chiết methanol từ hoa Bombax ceiba L. với khả năng chống oxy hóa liều 0.5
mg/mL, gần tương đương tert-butyl hydroquinon.
1.4.4. Tác dụng trên ký sinh trùng
Tác dụng của dịch chiết methanol lá Bombax ceiba L. được E. Hossain và
cộng sự thử nghiệm so sánh với hoạt tính của albendazol liều 10 mg/mL và liều thử
lần lượt là 10, 25, 50, 100 mg/mL. Thí nghiệm được thực hiện trên ký sinh trùng
sống là sán Paramphistomum explanatum.

Kết quả thu được cho thấy sán chết ở liều thử Bombax ceiba L. trong thời gian
ngắn (< 45 phút). Bombax ceiba L. cho hiệu quả tối đa với liều 100 mg/mL. Sán
hoàn toàn bị tê liệt sau thời gian 18.50 phút và chết sau 22.17 phút [27].


12

Chương 2: THỰC NGHIỆM
2.1. Hoá chất, dụng cụ, phương pháp tiến hành
2.1.1. Hố chất
Dung mơi hữu cơ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: nhexane, chloroform, ethyl acetate, acetone, methanol, ethanol, acid acetic và nước
cất. Thuốc thử hiện hình các vết chất hữu cơ trên sắc ký lớp mỏng là vanilin trong
H2SO4 15%.
2.1.2. Dụng cụ
- Silica gel 0.040–0.063 mm, Merck dùng cho sắc ký cột.
- Sắc ký lớp mỏng loại DC–Alufolein 20×20, Kiesel gel 60 F254 (Merck
1.05715).
- Các dụng cụ chứa mẫu và cốc giải ly.
- Cột sắc ký với nhiều kích thước khác nhau.
- Máy cơ quay chân không, máy sấy, quạt sấy.
- Đèn UV bước sóng 254 nm.
- Cân điện tử 4 số.
- Máy cộng hưởng từ hạt nhân (BRUKER AVANCE III) tần số 500 MHz (đối
với phổ 1H-NMR) và 125 MHz (đối với phổ

13

C-NMR) Đại học Chulalongkorn,

Bangkok, Thái Lan.

- Máy khối phổ HR-ESI-MS (Bruker MicrOTOF–Q II) Đại học Mahidol, Thái
Lan.
- Máy cộng hưởng từ hạt nhân (BRUKER AVANCE III) tần số 400 MHz (đối
với phổ 1H-NMR) và 100 MHz (đối với phổ

13

C-NMR) tại Viện Kiểm nghiệm

Thuốc Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3. Phương pháp tiến hành
Phương pháp phân lập các hợp chất:
- Sử dụng phương pháp ngâm dầm.
- Sử dụng phương pháp chiết lỏng-lỏng điều chế cao phân đoạn n-hexane và cao
ethyl acetate.


13
- Sử dụng kỹ thuật sắc ký cột silica gel pha thường, kết hợp sắc ký lớp mỏng,
sắc ký khối lượng Sephadex LH-20.
- Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm và dung mơi hiện hình
H2SO4 15%.
Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất:
1

13

- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân với tần số thích hợp: H-NMR, C-NMR, JMOD,
COSY, HMBC, HSQC kết hợp với phổ khối lượng.
2.2. Qui trình phân lập các hợp chất từ cao n-hexane và cao ethyl acetate.

2.2.1. Nguyên liệu
Lá cây gạo Bombax ceiba L., họ Bombacaceae, được thu hái tại Thái Lan và
được tiến hành định danh bởi Tiến sĩ Suttira Khumkratok, Viện nghiên cứu và thực
vật Walai Rukhavej, Đại học Mahasarakham, Thailand. Mẫu lưu của Bombax ceiba
L đã được gửi vào Khoa Hóa Hữu Cơ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành
phố Hồ Chí Minh.
2.2.2. Điều chế cao n-hexane và cao ethyl acetate
Lá cây gạo Bombax ceiba L., họ Bombacaceae nghiền nhỏ thu được bột khô.
Bột khô được ngâm dầm trong methanol ở nhiệt độ phòng. Dịch sau 2 ngày ngâm
được cô quay đuổi dung môi thu được 473.4 g cao MeOH thô. Tiến hành chiết
lỏng-lỏng cao MeOH thô lần lượt với n-hexane (100%), n-hexane-ethyl acetate
(50:50%), ethyl acetate (100%) thu được ba loại cao tương ứng với ba phân đoạn.
Cao phân đoạn n-hexane (40 g) và cao ethyl acetate (88 g) được tiếp tục khảo sát.
2.2.3. Qui trình phân lập
Thực hiện đun nóng trong methanol đối với cao n-hexane (40 g), thu được 2
phần: phần dịch và phần tủa. Thực hiện kết tinh lại phần tủa trong dung môi
methanol, thu được chất rắn kết tinh là hợp chất BC2 (1.3 g). Tiến hành sắc ký cột
silica gel với hệ dung môi H:EA (20:1) cho phần dịch thu được 4 phân đoạn là B1-4.
Hợp chất BC1 (7.02 mg) và hợp chất BC3 (6.3 mg) thu được khi thực hiện phương
pháp kết tinh trong methanol với phân đoạn B.2 và B.3.


14
Thực hiện sắc ký cột cao EA (88 g) thu được ở trên với hệ dung môi giải ly là
n-hexane:EA (1:4) tới hệ EA (100%) thu được sáu phân đoạn (BCE1-6). Phân đoạn
BCE2 và BCE3 tiếp tục được khảo sát để phân lập các chất.
Thực hiện sắc kí cột silica gel cho phân đoạn BCE2 (12.5 g) với hệ dung môi
n-Hexane:EA (4:1) tới EA (100%) thu được hợp chất BC4 (9.3 mg).
Thực hiện sắc ký gel Sephadex LH-20 phân đoạn BCE3 (10.63 g) với dung
môi giải ly là 100% methanol thu được sáu phân đoạn (BE1-6). Tiến hành sắc ký

gel Sephadex LH-20 phân đoạn BE2 (4.56 g) với dung môi giải ly là 100%
methanol thu được năm phân đoạn (BF1-5). Tiến hành sắc ký kí cột silica gel với hệ
dung môi EA:Ac:C (3:1:2) cho phân đoạn BF3 (613 mg) thu được hợp chất BC5
(3.8 mg). Tiếp tục tiến hành sắc kí cột silica gel cho phân đoạn BF4 (1.181 g) với
hệ dung mơi EA:Ac:C (3:1:2) thì thu được 3 phân đoạn A.1-3. Tiến hành sắc kí cột
silica gel với phân đoạn A.2 (720 mg) với hệ dung môi C:EA:Ac (20:130:100) thì
thu được hợp chất BC6 (401 mg).

Sơ đồ 2.1. Quá trình phân lập các chất trong cao n-hexane.


15

Sơ đồ 2.2. Quá trình phân lập các chất trong cao ethyl acetate


×