Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi qua trò chơi dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Ngọc Bích

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5- 6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Ngọc Bích

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5- 6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Mã số:

60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH


Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu khoa học này do chính tơi thực hiện.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn tồn trung thực, chưa được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Học viên cao học
NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm
Tp. HCM cùng quý Thầy Cô khoa Giáo dục Mầm non đã tận tình giảng dạy và hướng
dẫn cho tơi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn q Thầy Cơ Phịng Sau Đại học trường Đại học Sư
phạm Tp. HCM đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian
học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận văn tại trường.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Kim Anh đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu và giáo viên các Trường Mầm Non tại Tp.
HCM đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành khảo sát khi nghiên cứu đề tài. Đặc biệt tôi xin
chân thành cảm ơn sự hỗ trợ rất nhiệt tình của Ban Giám Hiệu và tập thể Giáo viên
trường Mầm non Họa Mi 3, Phường , quận 5- Tp. HCM.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn sẽ xem xét
và đóng góp những ý kiến quý báu cho đề tài được hồn thiện hơn.
Sau cùng, tơi cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tất cả những người thân
đã luôn ở bên tôi ủng hộ, động viên, chia sẻ với tơi khi tham gia chương trình học Cao
học cũng như hoàn thành luận văn đúng hạn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2015
Học viên cao học
Nguyễn Thị Ngọc Bích


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI ............................................................................... 10
QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN ...................................................................................... 10
1.1. Lịch sử nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6
tuổi qua trò chơi dân gian........................................................................................... 10
1.2. Cơ sở lý luận về biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
qua trò chơi dân gian .................................................................................................. 20
1.2.1. Kỹ năng ......................................................................................................... 20
1.2.2. Kỹ năng xã hội .............................................................................................. 26
1.2.3. Trò chơi dân gian .......................................................................................... 33
1.2.4. Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi qua trò chơi dân gian .. 37
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 44
Chương 2. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN ............................................... 46
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng về biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi qua trị chơi dân gian ........................................................................... 46
2.2. Phân tích kết quả khảo sát thực trạng về biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho
trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi qua trò chơi dân gian. ............................................................. 53
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về biện pháp giáo dục kỹ năng

xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi qua trò chơi dân gian ......................................... 53
2.2.2. Thực trạng về những nội dung giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi qua trò chơi dân gian .................................................................................... 66


2.2.3. Thực trạng về biểu hiện kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi qua trò
chơi dân gian ........................................................................................................... 67
2.2.4. Thực trạng về biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
qua trị chơi dân gian .............................................................................................. 69
2.2.5. Những khó khăn khi giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi qua
trò chơi dân gian ..................................................................................................... 71
2.2.6. Những đề xuất về biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6
tuổi qua trò chơi dân gian của giáo viên mầm non, cán bộ quản lý ....................... 73
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 75
Chương 3. THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN ............................. 77
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp thử nghiệm ............................................................ 77
3.2. Đề xuất các biện pháp ......................................................................................... 80
3.3. Tổ chức thử nghiệm các biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi qua trò chơi dân gian ........................................................................................ 89
3.4. Phân tích kết quả thử nghiệm các biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi qua trò chơi dân gian ........................................................................... 92
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 105


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDKNXH

Giáo dục kỹ năng xã hội


GVMN

Giáo viên mầm non

KN

Kỹ năng

KNXH

Kỹ năng xã hội

MN

Mầm non

MG

Mẫu giáo

TCDG

Trò chơi dân gian


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Quy trình giáo dục kỹ năng xã hội theo Pearson ......................................... 39
Bảng 2. 1. Mẫu khảo sát thực trạng ............................................................................... 46
Bảng 2. 2. Trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non ở các trường khảo sát ......... 47
Bảng 2. 3. Tiêu chí và thang điểm đánh giá kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi

qua trò chơi dân gian ..................................................................................................... 50
Bảng 2. 4. Nhận thức của giáo viên mầm non về kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo 5- 6
tuổi ................................................................................................................................. 53
Bảng 2. 5. Mức độ cần thiết giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi qua trò
chơi dân gian.................................................................................................................. 54
Bảng 2. 6. Vai trò kỹ năng xã hội của trẻ MG 5- 6 tuổi qua trò chơi dân gian ............. 55
Bảng 2. 7. Ý nghĩa của trò chơi dân gian đến giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo
5- 6 tuổi .......................................................................................................................... 58
Bảng 2. 8. Mức độ ảnh hưởng của các thành tố trong trò chơi dân gian đến kỹ năng xã
hội của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ........................................................................................ 60
Bảng 2. 9. Thời gian tổ chức giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi qua
trò chơi dân gian ............................................................................................................ 63
Bảng 2. 10. Hình thức tổ chức giáo dục KNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG ....... 64
Bảng 2. 11. Các kỹ năng xã hội của trẻ MG 5- 6 tuổi được giáo dục qua TCDG ........ 66
Bảng 2. 12. Mức độ biểu hiện kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi qua trò chơi
dân gian.......................................................................................................................... 67
Bảng 2. 13. Các biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi qua trò
chơi dân gian.................................................................................................................. 69
Bảng 2. 14. Những khó khăn khi giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
qua trò chơi dân gian ..................................................................................................... 71
Bảng 2. 15. Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi qua
trò chơi dân gian của giáo viên mầm non ...................................................................... 73
Bảng 3. 1. Tiêu chí và thang đểm đánh giá kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
qua trò chơi dân gian ..................................................................................................... 91


Bảng 3. 2. Kết quả về mức độ kỹ năng tơn trọng người khác của trẻ nhóm thử nghiệm
giữa trước và sau thử nghiệm ........................................................................................ 93
Bảng 3. 3. Kết quả về mức độ kỹ năng thiết lập mối quan hệ tích cực với bạn và người
khác của nhóm thử nghiệm giữa trước và sau thử nghiệm............................................ 94

Bảng 3. 4. Kết quả về mức độ kỹ năng giải quyết vấn đề của nhóm thử nghiệm giữa
trước và sau thử nghiệm ................................................................................................ 96


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. So sánh mức độ kỹ năng tơn trọng người khác của nhóm thử nghiệm
trước và sau thử nghiệm ................................................................................................ 93
Biểu đồ 3. 2. So sánh mức độ KN thiết lập mối quan hệ tích cực với bạn và người khác
của nhóm thử nghiệm trước và sau thử nghiệm ............................................................ 95
Biểu đồ 3. 3. So sánh mức độ kỹ năng giải quyết vấn đề của nhóm ............................. 97
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. 1. Quy trình hình thành kỹ năng xã hội........................................................... 28


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp
phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là
giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố
đầu tiên của nhân cách, giúp trẻ “học làm người” và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ bước
vào học lớp một. Với đặc thù của trẻ lứa tuổi mầm non (MN) là đang làm quen với thế
giới tự nhiên và xã hội, trẻ bước vào cuộc sống xã hội với mọi thứ đều mới mẻ, cho
nên đồng hành với việc dạy kiến thức cho trẻ, phải dạy các kỹ năng xã hội (KNXH)
cần thiết để tồn tại, ứng phó và thích nghi với cuộc sống hiện đại này vì “Rất nhiểu
bằng chứng trên thế giới cho thấy rằng nhiều kỹ năng tư duy, kỹ năng ngôn ngư, kỹ
năng xã hội và kỹ năng ứng xử được hình thành trong những năm đầu đời của trẻ.
Nếu bạn muốn có một nền giáo dục công bằng, nếu bạn muốn mọi người đều tận dụng
lợi thế từ nền kinh tế phát triển, nếu bạn muốn chống lại đói nghèo- phát triển giáo

dục mầm non là một trong những công cụ hứa hẹn nhất” (Xiaoqing Yu, Giám đốc Ban
phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Thế giới tại khu vực Đơng Á và Thái Bình
Dương)
Trong nghị quyết 161 của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách phát triển
giáo dục Mầm non, trong đó đã nhấn mạnh đến những chính sách hỗ trợ nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục mầm non. Đặc biệt trong Chương trình Giáo dục Mầm non
được ban hành theo Thơng tư 17/2009 đã đưa ra nội dung giáo dục kỹ năng xã hội
(GDKNXH) cho trẻ mẫu giáo (MG) 5- 6 tuổi [3, tr.34]. Đồng thời Thông tư 23/2010
ban hành Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, trong đó cũng đã đề ra các
chuẩn là những mong đợi mà trẻ 5 tuổi biết và có thể làm được và các chỉ số là sự cụ
thể hóa của chuẩn, mô tả những hành vi hay KNXH của trẻ [2, tr.3- 4].
Như vậy qua hai văn bản quy phạm pháp luật trên của Bộ giáo dục và Đào tạo
cho thấy KNXH của trẻ MG 5- 6 tuổi là một tập hợp/nhóm những kĩ năng (KN) cần
thiết và quan trọng để trẻ thích ứng, tồn tại và phát triển trong xã hội. Giáo dục kỹ
năng xã hội là một nội dung trong chương trình giáo dục mầm non. Mục tiêu của


2
GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi nhằm giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, tự lực, linh hoạt, dễ
hòa nhập, dễ chia sẻ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị
tốt cho việc học tập ở tiểu học và các cấp học sau.
Tác giả Lê Bích Ngọc cũng nhận định “Trẻ 5-6 tuổi thích kết bạn mới, thích
chơi với bạn nhỏ hàng xóm. Trẻ có thể hợp tác, nhận và hồn thành nhiệm vụ, tơn
trọng quy tắc xã hội, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, quý trọng đồng tiền. Những kỹ năng này
thúc đẩy sự phát triển trí lực, tinh thần trách nhiệm, tính tích cực, lạc quan, dễ thích
ứng với xã hội của trẻ” [26, tr.18]. Chính vì vậy cần khẳng định rằng “Trẻ cần học
các kỹ năng xã hội để phát triển mối quan hệ xã hội tích cực với bạn bè và mọi
người xung quanh” [6, tr. 6].
Lứa tuổi mầm non (MN) là giai đoạn nền tảng trong quá trình phát triển của
mỗi cá nhân. Trẻ ở độ tuổi này cần được GDKNXH ở gia đình và trường MN. Điều

này sẽ đem lại hiệu quả cao “Những tác động giáo dục từ sớm sẽ mang lại hiệu quả
cao và tránh bớt những sai phạm của q trình tự mị mẫm, giúp cho cá nhân sớm
định hình cách sống và đáp ứng tốt hơn với các yêu cầu, chuẩn mực xã hội” [5, tr.50].
Hoạt động chủ đạo của trẻ MG là hoạt động vui chơi đã chi phối đến toàn bộ
các quá trình phát triển nhân cách của trẻ trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, cùng với
sự phát triển của khoa học kĩ thuật, khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ điện tử,
tin học,... làm xuất hiện một số trị chơi hiện đại, trị chơi điện tử có tác dụng mạnh mẽ
và trực tiếp đến nhu cầu vui chơi của trẻ, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ, cùng với đó là sự mất dần vai trò và vị thế của các trò chơi dân gian
(TCDG) trong đời sống trẻ thơ trong giai đoạn hiện nay.
Trị chơi dân gian phản ánh nét văn hố cộng đồng của dân tộc, khu vực hoặc
vùng miền vì thế việc tổ chức cho các em học sinh nhỏ chơi các TCDG là một trong
những cách thức giáo dục, hình thành nét nhân cách mang bản sắc văn hố dân tộc cho
thế hệ trẻ hiện nay. Thực hiện nhiệm vụ "giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn
hố dân tộc, ... tơn vinh bản sắc văn hố dân tộc.." ngày 17/11/2008 Thủ tướng chính
phủ đã ra quyết định về ngày văn hoá các dân tộc Việt Nam là ngày 19/ 04 hàng năm.


3
Trò chơi dân gian phản ánh khá phong phú và sinh động mối quan hệ của con
người đối với thiên nhiên và xã hội. Bản chất của trò chơi mang tính tập thể cao, cần
phải có sự hợp tác, tơn trọng, chấp nhận… nhau của trẻ khi chơi. Nghĩa là, trẻ muốn
tham gia vào trị chơi, muốn duy trì trị chơi thì phải biết thiết lập các mối quan hệ tích
cực với bạn khi chơi. Như vậy, chính q trình tham gia chơi TCDG cùng nhau, mà
những KNXH của trẻ được thể hiện, rèn luyện, điều chỉnh phù hợp với chuẩn mực xã
hội. Tác giả Tô Ngọc Thanh đã nhận định “Về mặt chức năng xã hội, TCDG là một
trong những hoạt động thể hiện và giáo dục thái độ văn hóa của con người đối với hai
mối quan hệ chủ yếu của họ là con người- thiên nhiên và con người- xã hội” [27]. Tác
giả Nguyễn Văn Huy cũng cho rằng: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những

trị chơi. TCDG khơng đơn thuần là một trị chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một
nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. TCDG không chỉ nâng cánh
cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà cịn
giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước…” [24].
“Hiện nay, việc giáo dục kỹ năng xã hội đã được triển khai thông qua một số hoạt
động theo chế độ sinh hoạt một ngày ở trường mầm non. Tuy nhiên, việc tổ chức hoạt động
này vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Nhiều nội dung giáo dục các hành vi tôn trọng
bạn, tôn trọng người lớn, biết chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn, biết giải quyết mâu
thuẫn, chấp nhận ý kiến hợp lý của người khác… chưa được giáo viên thường xuyên chú
trọng giáo dục trẻ; Trong các hoạt động thực tế ở lớp có nhiều tình huống cần được giáo
viên định hướng để trẻ giải quyết song một phần do sĩ số lớp đông, phần nữa là do giáo
viên chưa thực sự sát sao nhắc nhở hay kịp thời giải thích, điều chỉnh giúp trẻ ở một số tình
huống; Hình thức và biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục của giáo viên chưa thực sự giúp
trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm các tình huống khác nhau trong cuộc sống” [32]. Đặc
biệt, vấn đề GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG nhìn chung chưa được giáo viên
chú trọng và đầu tư.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp giáo dục kỹ năng
xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trò chơi dân gian”.


4
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội qua trò chơi dân
gian nhằm phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ MG 5- 6 tuổi.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ MG 5- 6 tuổi trong hoạt động vui chơi
của giáo viên mầm non (GVMN).
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi qua trò chơi dân

gian.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Giáo dục KNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG chưa được GVMN quan tâm
đầu tư tổ chức nên KNXH của trẻ còn nhiều hạn chế. Do vậy, nếu GVMN vận dụng
các biện pháp GDKNXH qua TCDG thì có thể sẽ phát triển KNXH cho trẻ MG 5- 6
tuổi lên mức độ cao hơn trong thời gian tới.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận của đề tài, làm sáng tỏ các khái niệm công cụ:
kỹ năng, kỹ năng xã hội, trò chơi dân gian, giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ MG 5- 6
tuổi, biện pháp giáo dục KNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG.
- Nghiên cứu thực tiễn nhằm khảo sát thực trạng biện pháp GDKNXH cho trẻ
MG 5- 6 tuổi qua TCDG ở một số trường MN tại TP.HCM.
- Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua
TCDG.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về khách thể nghiên cứu
+ Khảo sát thực trạng bằng phiếu điều tra 93 GVMN tại 12 trường MN ở
TP.HCM: MN Vàng Anh- quận 1, MN 6- quận 3, MN Tuổi Thơ 7 - quận 3, MN Họa
Mi 2- quận 5, MN Họa Mi 3 - quận 5, và 7 trường MN ở quận 10 là: MN Măng Non I,


5
MN Măng Non II, MN Măng Non III, MN 19/5, MN Phường 1, MN Phường 2, MN
Phường 3.
+ Phỏng vấn 10 cán bộ quản lý và GVMN tại trường MN Họa Mi 2- quận 5, MN
Họa Mi 3- quận 5, MN 6- quận 3 ở TP. HCM.
+ Thử nghiệm một số biện pháp GDKNXH được đề xuất qua 8 TCDG trên 15 trẻ
MG 5- 6 tuổi tại trường MN Họa Mi 3- quận 5, TP. HCM.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

7.1.1. Mục đích
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản, làm sáng tỏ các khái niệm công cụ:
kỹ năng, kỹ năng xã hội, trò chơi dân gian, giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ MG 5- 6
tuổi, biện pháp giáo dục KNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG.
7.1.2. Yêu cầu
Đọc các tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài, tìm ra cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa tài liệu trong và ngồi nước. Phân tích, hệ
thống tài liệu để tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề trên giới và ở Việt Nam; làm
sáng tỏ các khái niệm công cụ về KN, KNXH, TCDG, BPGDKNXH trong TCDG. Từ
đó, xác lập cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
a) Mục đích: Thu thập thơng tin để đánh giá thực trạng về biện pháp GDKNXH
cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG.
b) Yêu cầu:
- Bảng hỏi tập trung vào các nội dung sau:
+ Nhận thức của GVMN về việc GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG.


6

+ Thực trạng về thời gian, hình thức và nội dung tổ chức GDKNXH cho trẻ
MG 5- 6 tuổi qua TCDG ở các trường MN tại TP.HCM.
+ Thực trạng về những biểu hiện KNXH của trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG ở các
trường MN tại TP.HCM.
+ Thực trạng về biện pháp GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG của
GVMN ở các trường MN tại TP. HCM.
+ Những khó khăn khi tổ chức và đề xuất biện pháp GDKNXH cho trẻ MG 5- 6
tuổi qua TCDG của cán bộ quản lý và GVMN.
- Quy trình thực hiện:

+ Bước 1: Xây dựng bảng hỏi theo mục đích và nội dung đã đề ra.
+ Bước 2: Phát phiếu điều tra cho 102 GV tại 12 trường MN ở TP. HCM: MN
Vàng Anh- quận 1, MN 6- quận 3, MN Tuổi Thơ 7 - quận 3, MN Họa Mi 2- quận 5,
MN Họa Mi 3 - quận 5, và 7 trường MN ở quận 10 là: MN Măng Non I, MN Măng
Non II, MN Măng Non III, MN 19/5, MN Phường 1, MN Phường 2, MN Phường 3.
+ Bước 3: Thu phiếu điều tra về, tiến hành xử lý số liệu và phân tích kết quả.
7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm
a) Mục đích:
Phương pháp này được thực hiện nhằm ghi nhận những biện pháp mà giáo viên
sử dụng để GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG. Cũng như ghi nhận những
biểu hiện KNXH của trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG ở một số trường MN trong địa bàn
nghiên cứu.
b) Yêu cầu
Thu thập thông tin trực tiếp về:
+ Biện pháp GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG để bổ sung hoặc so
sánh với thông tin được trả lời trong phiếu điều tra.


7

+ Biểu hiện KNXH của trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG.
- Nội dung quan sát
+ Quan sát biện pháp GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG của GVMN.
+ Quan sát biểu hiện KNXH của trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG.
- Cách thức thực hiện
+ Ghi chép biểu hiện KNXH của trẻ MG 5- 6 trong các hoạt động tổ chức
TCDG.
+ Ghi chép biện pháp giáo viên sử dụng nhằm GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi
qua TCDG.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

a) Mục đích: Nhằm thu thập thông tin trực tiếp, bổ sung cứ liệu cho phương
pháp quan sát. Ngồi ra, cịn được dùng để so sánh đối chiếu với thông tin trả lời trong
bảng hỏi.
b) Yêu cầu
Sau khi thu thập số liệu và xử lý thống kê toán học, người nghiên cứu tiến hành
phỏng vấn 10 cán bộ quản lý, GVMN dạy lớp Lá ở 3 trường MN: Họa Mi 2- quận 5,
Họa Mi 3- quận 5, Mầm non 6- quận 3 về:
+ Nhận thức của cán bộ quản lý, GVMN về KNXH của trẻ MG 5- 6 tuổi,
TCDG, mối quan hệ giữa KNXH với TCDG.
+ Thời gian, hình thức GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG.
+ Biện pháp GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG.
+ Khó khăn khi tổ chức giáo dục và biện pháp đề xuất.
- Cách thức thực hiện:
+ Bước 1: Xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn.


8
+ Bước 2: Gặp và phỏng vấn trực tiếp giáo viên, cán bộ quản lý.
+ Bước 3: Xử lý và phân tích thơng tin thu được.
Phỏng vấn được tổ chức trong trường MN thuộc địa bàn nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
a) Mục đích:
+ Nhằm xem xét tính khả thi, thực tiễn của các biện pháp được đề xuất
+ Chứng minh giả thuyết nghiên cứu đã đề ra.
b) Yêu cầu
+ Tiến hành thử nghiệm một số biện pháp GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua
8 TCDG như: Đưa ra tình huống và giải thích KNXH mới; Làm mẫu hành động, hành
vi của KNXH mới với tình huống đã đặt ra; Cho trẻ thực hành KNXH qua tình huống
khi chơi TCDG; Đánh giá việc thực hiện KNXH của trẻ qua lời khen, động viên, khích
lệ của cơ.

- Quy trình thử nghiệm gồm 3 bước
+ Bước 2: Đo đầu vào trước thử nghiệm.
+ Bước 3: Triển khai thử nghiệm.
+ Bước 4: Đo đầu ra sau thử nghiệm.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp SPSS và một số cơng thức tốn học thống kê như tính tỉ
lệ phần trăm, tính tỷ lệ trung bình,… làm cơ sở để phân tích định lượng, định tính số
liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.


9
8. Đóng góp mới của đề tài
8.1. Về lý luận
- Hệ thống hóa những cơng trình khoa học về GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi,
về TCDG và biện pháp GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG.
- Làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ của đề tài.
8.2. Về thực tiễn
- Khảo sát thực trạng về biện pháp GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua TCDG
tại một số trường MN ở TP.HCM.
- Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi qua
TCDG ở một số trường MN tại TP.HCM.


10
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ
HỘI CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI
QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN
1.1. Lịch sử nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi qua trò chơi dân gian
1.1.1. Một số nghiên cứu về giáo dục kỹ năng xã hội trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1.1. Trên thế giới

Trong nhiều năm qua, vấn đề KNXH đã được các nhà khoa học trên thế giới
quan tâm nghiên cứu. Trong đề tài này, người viết xin đưa ra những cơng trình nổi bật
như sau:
Giáo trình “Social skills curriculum K- 12” (Chương trình dạy kỹ năng xã hội
từ mẫu giáo đến lớp 12) của The York County School Division [65]. Mục đích của
giáo trình này, nhằm cung cấp cho giáo viên, phụ huynh, các chuyên gia và sinh viên
trình tự các KN cơ bản có thể dạy để thúc đẩy sự phát triển nhận thức của học sinh
trong học tập, tình cảm và KNXH. Các KNXH được đề cập trong hướng dẫn chương
trình giảng dạy được phân loại thành bảy lĩnh vực: quản lý xung đột (Conflict
Management); mối quan hệ ngang hàng (Peer Relationships); kỹ năng lớp học
(School/Classroom Skills); cảm xúc và tự nhận thức (Feelings and Self-Awareness);
kỹ năng đàm thoại (Conversational Skills); kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem
Solving Skills); ứng xử cộng đồng (Community Conduct). Trong mỗi KNXH, các tác
giả đã mơ tả, phân tích thời điểm, địa điểm và lý do tại sao sử dụng KN đó, đồng thời
ở từng KNXH có kèm theo các chỉ số tương ứng.
Nhóm tác giả Midge Odermann Mougey, Jo C. Dillon, Denise Pratt là hiệu
trưởng, giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy học sinh ở Hoa kỳ đã viết và
xuất bản sách “More Tools for teaching Social Skills in School” (Công cụ dạy kỹ năng
xã hội ở trường học) năm 2008. Họ đã đúc kết được 35 giáo án dạy học sinh 35 kỹ
năng, trong đó nhấn mạnh đến việc sử dụng trị chơi đóng vai (Role-Play). Tất cả các
giáo án đều có cấu trúc giống nhau, bắt đầu với “Teacher Notes”, tức là phần ghi chú


11
bao gồm thông tin cơ bản về một KN và sự liên quan của nó đến lớp học. Sau phần ghi
chú, nội dung được trình bày dưới hình thức của dạy học tương tác (Proactive
Teaching Interaction). Nghĩa là giáo án giống như một kịch bản có thể được chỉnh sửa
để phù hợp với độ tuổi, mức độ phát triển của từng cá nhân học sinh. Tiếp theo là phần
mô tả các hành vi hoặc các bước dạy KN được đánh số theo thứ tự. Nhóm tác giả đã
đưa ra nhận định về giáo án trong sách “More Tools for Teaching Social Skills in

School “được thiết kế theo quan điểm “Lấy người học làm trung tâm” có nghĩa là giáo
viên hướng vào học sinh nhằm phát triển tối đa các tiềm năng của mỗi học sinh để họ
thành công hơn trong bất kể hồn cảnh hay mơi trường nào. Thơng qua việc dạy các
KNXH, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những hành vi khác nhau để họ tự lựa
chọn, và qua đó sẽ nâng cao tính lành mạnh, hiệu quả khi dạy KNXH cho cả người
học và người dạy. Giáo viên dạy học sinh cách tư duy mới, cách thức mới để cảm nhận
và hành xử tốt hơn. Nhóm tác giả đã chứng minh hiệu quả của việc dạy các KNXH
cho học sinh thì ngồi việc thực hành quản lý lớp học cịn có thể làm giảm hành vi
hung hăng và tăng sự tham gia học tập của học sinh. Khi học sinh học cách thức sử
dụng các KN được trình bày trong cuốn sách này, họ có thể giúp giáo viên tạo ra môi
trường học tập hiệu quả [62].
Cuốn sách “101 ways to teach children social skill” (101 cách dạy kỹ năng xã
hội cho trẻ) của tác giả Lawrence E. Shapiro [59]. Trong cuốn sách này đã khái quát
các cách thức để dạy các KNXH cho nhiều đối tượng trẻ khác nhau, đặc biệt là những
trẻ có vấn đề về xã hội như hung hăng, cô lập về mặt xã hội, hoặc nhút nhát. Tác giả
đã khái quát các hoạt động nhằm phát triển KNXH trong khi tương tác với bạn bè
cùng tuổi, với cha mẹ và thầy cô giáo. Tác giả đã đưa ra quan niệm “Các kỹ năng xã
hội được học hỏi tốt nhất trong một mơi trường xã hội”. Cuốn sách được chia thành
chín phần, bao gồm các hạng mục chính của phát triển KNXH. Phần cuối của sách là
các chỉ số tương ứng với các KNXH. Cơng trình này đã mơ tả, phân tích cấu trúc của
chương trình giảng dạy các KNXH, các giáo án, nguồn tài nguyên để nghiên cứu các
KNXH cụ thể cho trẻ em.


12
Tác giả Pat Broadhead đã viết cuốn sách “Early years play and learning:
Developing social skills and cooperation” (Chơi và học của trẻ em: Phát triển kỹ năng
xã hội và hợp tác) đã cung cấp cho trẻ một bộ công cụ hoàn hảo cho việc nhận xét và
tham gia vào các trò chơi. Cuốn sách này đã giúp cho các giáo viên, đặc biệt là GVMN
hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển trí thơng minh với sự phát triển ngôn

ngữ và đạt được trạng thái tốt về cảm xúc [63].
Nhóm tác giả Linda S. Kekelis, Sharon Z.Sacks, Karen E. Wolffe với cơng
trình nghiên cứu “Focused on: Importance and Need for Social skills” (Tập trung vào:
tầm quan trọng và nhu cầu của kỹ năng xã hội) [58]. Modul một của cơng trình
nghiên cứu gồm bốn phần. Phần thứ nhất của cơng trình khoa học này đã tổng quan về
tầm quan trọng của KNXH, trình bày chi tiết quá trình phát triển KNXH ở trẻ nói
chung và trẻ khiếm thị nói riêng. Sau đó là phần thứ hai tổng quan về cơ sở lý luận cho
việc dạy các KNXH là phần tổng hợp bốn học thuyết chính về phát triển KNXH (học
thuyết phân tâm học; học thuyết xác định xã hội; học thuyết học tập xã hội; học thuyết
phát triển nhận thức). Phần thứ ba thảo luận về các nhu cầu đặc biệt của trẻ khiếm thị
và đặc biệt trong việc dạy KNXH cho các em. Phần cuối cùng khái quát một số thách
thức mà các chuyên gia, giáo viên gặp phải trong việc dạy các KNXH cho nhóm trẻ
này.
Ngồi ra, cịn có module hai “Focused on: Teaching social skills to Visually
impaired preschoolers” (Tập trung vào: dạy kỹ năng xã hội cho trẻ khiếm thị mầm
non) [57]. Module thứ hai tập trung vào kỹ thuật đánh giá các KNXH của trẻ MN
khiếm thị. Module này mô tả sự phát triển KNXH của trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, tác
động của suy giảm thị lực trên các tương tác sớm của trẻ với cha mẹ ở gia đình cũng
như trong các nhà trẻ, trường MG. Phần đầu của module giới thiệu cho người đọc vai
trò của thị lực trong tương tác sớm và đưa ra gợi ý để giúp cha mẹ và chuyên gia hiểu
các nhu cầu đặc biệt của trẻ khiếm thị. Phần thứ hai mô tả môi trường xã hội của các
nhóm bạn cùng tuổi, trình bày ý tưởng để giúp trẻ khiếm thị thiết lập và duy trì tình
bạn. Phần cuối tập trung vào những thách thức đặc biệt và cơ hội cho trẻ khiếm thị
trong thiết lập nhóm bạn ở nhà trẻ và trường MG.


13
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Nhìn chung, vấn đề GDKNXH ở Việt Nam chỉ mới được quan tâm trong những
năm gần đây. Do vậy, các cơng trình nghiên cứu về KNXH nói chung và KNXH của

trẻ MG 5- 6 tuổi nói riêng cịn hạn chế. Chúng tơi xin đề cập đến một số cơng trình sau
đây:
Chương trình Giáo dục Mầm non (2009) và Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm
tuổi (2010) của Bộ giáo dục và Đào tạo. Đây là hai cơ sở pháp lý đóng vai trị kim chỉ
nam trong GDKNXH cho trẻ MN nói chung và trẻ MG 5- 6 tuổi nói riêng. Trong đó,
lĩnh vực phát triển tình cảm và KNXH là một trong năm lĩnh vực cần giáo dục cho trẻ
MG 5- 6 tuổi được Bộ giáo dục và Đào tạo đưa ra trong Chương trình giáo dục mầm
non hiện hành [3, tr.33- 35], và trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi [2, tr.3- 4].
Cũng trong năm 2010, nhà xuất bản Giáo dục phát hành cuốn sách “Giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi” của tác giả Lê Bích Ngọc. Cuốn sách được viết
dành cho các bậc phụ huynh có con từ 5 đến 6 tuổi ở vùng nông thôn. Đây cũng là tài
liệu tham khảo bổ ích cho các giáo viên MG. Cuốn sách được biên soạn theo hướng
phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, nhằm cung cấp cho trẻ những tri thức về giáo
dục KN sống với bảy KN, và KNXH là một trong bảy KN sống đó. Trong phần giáo
dục những KNXH, tác giả đã giới thiệu một số KN và nội dung giáo dục tương ứng:
KN hợp tác; KN nhận và hoàn thành nhiệm vụ; KN thực hiện các quy tắc xã hội; KN
giữ gìn đồ dùng, đồ chơi; KN quý trọng đồng tiền [26, tr.18- 24].
Hai tác giả Lương Thị Bình, Phan Lan Anh với cuốn sách “Các hoạt động giáo
dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non” (2011) đã gợi ý những hoạt động
giáo dục phát triển tình cảm, KNXH cho trẻ MN. Dựa vào các hoạt động gợi ý trong
cuốn sách này, giáo viên có thể lựa chọn hoặc sáng tạo thêm những hoạt động khác
phù hợp với chủ đề trong quá trình giảng dạy và điều kiện thực tiễn của trường, lớp,
địa phương. Ngồi ra, cơng trình cũng đề cập đến những vấn đề khác như: đặc điểm
phát triển tình cảm, xã hội của trẻ MN; vai trị của sự phát triển tình cảm và KNXH đối
với việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ MN; phương pháp và hình thức tổ
chức các hoạt động phát triển tình cảm, KNXH cho trẻ MN [6].


14
Vào năm 2013, Bộ giáo dục và Đào tạo đã công bố cuốn “Tài liệu bồi dưỡng

thường xuyên theo các cấp học” với nơi dung chính: Đặc điểm phát triển tình cảm, kỹ
năng xã hội, mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về tình cảm, kỹ năng xã hội
do tác giả Nguyễn Thị Thu Hà chủ biên. Cơng trình đã đưa ra khái niệm về tình cảm,
KNXH; đặc điểm phát triển tình cảm, KNXH của trẻ qua từng độ tuổi, nội dung giáo
dục và mục tiêu cần đạt được; gợi ý một số phương pháp và hoạt động giáo dục [5].
Ngồi ra, nhóm nghiên cứu của Viện khoa học giáo dục Việt Nam đã nghiên
cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo ở gia đình” từ 5/2008 đến
5/2010. Đề tài đề xuất một số KNXH cần phải giáo dục cho trẻ lứa tuổi MG như: KN
ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh; KN hợp tác; KN nhận và hoàn
thành nhiệm vụ; KN tuân thủ các quy tắc xã hội; KN giao tiếp lịch sự, lễ phép; KN tự
phục vụ. Đồng thời, đề tài cũng đề xuất một số biện pháp để GDKNXH cho trẻ MG ở
gia đình như: Làm gương; Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động chung; Khen
ngợi, động viên kịp thời; Trị chuyện thường xun với trẻ; Tạo mơi trường gia đình
vui vẻ, hạnh phúc [49]. Bên cạnh đó, Viện khoa học giáo dục Việt Nam đã nghiệm thu
đề tài“Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường
mầm non”, do tác giả Chu Thị Hồng Nhung làm chủ nhiệm bảo vệ vào năm 9/2014.
Đề tài đã chỉ ra được một số hạn chế trong công tác tổ chức hoạt động GDKNXH cho
trẻ 5- 6 tuổi tại một số trường MN ở Hà Nội như: nhiều nội dung giáo dục chưa được
giáo viên thường xuyên chú trọng; một số tình huống giáo viên xử lý chưa thỏa đáng; hình
thức và phương pháp tổ chức chưa thực sự giúp trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm các
tình huống khác nhau trong cuộc sống. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài đã
bước đầu đề xuất 4 biện pháp tổ chức hoạt động GDKNXH cho trẻ. Đó là các biện pháp:
Lập kế hoạch tổ chức hoạt động GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi; Xây dựng hệ thống bài
tập tình huống để GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi; Tăng cường vốn sống, vốn kinh nghiệm
cho trẻ MG về các mối quan hệ xã hội; Phối hợp với gia đình trong việc GDKNXH cho trẻ
MG [32].
Cơng trình nghiên cứu có thể đề cập tiếp theo là “Thực trạng giáo dục kỹ năng
xã hội cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại Thị xã



15
Dĩ An” (12/2014) do tác giả Lê Thị Hồng Thủy làm chủ nhiệm. Đề tài đã chứng minh
được mối quan hệ biện chứng giữa KNXH và hoạt động vui chơi, bước đầu đưa ra
khái niệm về biện pháp GDKNXH cho trẻ MG 5- 6 tuổi trong hoạt động vui chơi,
cũng như đề xuất 9 biện pháp giáo dục và khảo sát lấy ý kiến thì hầu hết GVMN nhận
định các biện pháp được nghiên cứu trong đề tài là rất cần thiết và áp dụng được vào
thực tiễn [41].
Tóm lại, điểm qua một số cơng trình nghiên cứu khoa học trên, chúng tôi nhận
thấy, vấn đề GDKNXH đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm
nghiên cứu, đây sẽ là nguồn tài liệu quý báu để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài
“Biện pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trò chơi dân
gian”.
1.1.2. Một số nghiên cứu trò chơi dân gian trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Trên thế giới
Trong nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã khẳng định việc
giáo dục và phát triển các KNXH của trẻ MG được thực hiện thông qua hoạt động (vui
chơi, học tập, lao động), trong đó vui chơi giữ vai trò chủ đạo.
Thực tế cho thấy hoạt động vui chơi nói chung, TCDG nói riêng từ lâu đã cuốn
hút sự quan tâm của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh học,
tâm lý học, xã hội học, giáo dục học. Vấn đề lý luận, phương pháp tổ chức trị chơi nói
chung, TCDG nói riêng được các nhà sư phạm trên thế giới và Việt Nam quan tâm,
bởi lẽ họ thấy được ý nghĩa đích thực của trị chơi trong việc giáo dục cho trẻ.
Tác giả Susan M. Durojaiye với cơng trình nghiên cứu “Children’s traditional
games and rhymes in three cultures” (Trò chơi dân gian của trẻ em trong 3 nền văn
hóa) (1977) đã khẳng định: Trẻ em ở các nền văn hóa khác nhau với những ngơn ngữ
khác nhau vẫn vui thích với những TCDG, vui thích với việc đọc, thưởng thức giai
điệu, nhịp điệu của những bài đồng dao, những hoạt động chơi gần gũi, phù hợp với
các trẻ em trên thế giới, đặc biệt là ở nước Anh, Nigeria và Uganda [64].



×