Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Việt Tiên

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ĐẾN
NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Việt Tiên

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ĐẾN
NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục
Mã số

: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ LAN PHƯỢNG



Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Quản lí hoạt động truyền thơng đến người
học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh” là sản phẩm
khoa học của riêng tôi, đảm bảo tính trung thực, khách quan và chưa từng được cơng
bố trong một cơng trình khoa học nào khác.
TP HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2020
TÁC GIẢ

LÊ VIỆT TIÊN


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận văn “Quản lí hoạt động truyền thông đến người học
tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh” và đi đến chặng
đường ngày hôm nay, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Sau Đại học và tập thể giảng viên Khoa Khoa
học Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng
dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện để tơi hồn thành chương trình học tập tại trường và thực
hiện đề tài này;
Tập thể Ban Chủ nhiệm, giảng viên và sinh viên các Khoa đào tạo tại Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình
cho tơi trong q trình thu thập dữ liệu phục vụ cho đề tài;
Đặc biệt hơn hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến với
TS PHẠM THỊ LAN PHƯỢNG – người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình
cho tơi từ những ngày mới bắt đầu đến khi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân tôi đã nỗ lực hết sức để hoàn thiện luận văn trong phạm vi khả

năng nhưng chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự
chỉ bảo, góp ý của Q Thầy cơ.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2020
TÁC GIẢ

LÊ VIỆT TIÊN


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN
THÔNG ĐẾN NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ................ 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................ 7
1.1.1. Ngoài nước ................................................................................................. 7
1.1.2. Trong nước ................................................................................................. 9
1.2. Hệ thống hoá các khái niệm liên quan ........................................................... 12
1.2.1 Hoạt động truyền thơng đến người học .................................................... 12
1.2.2. Quản lí hoạt động truyền thông đến người học ....................................... 15
1.3. Hoạt động truyền thông đến người học trong trường đại học ........................ 16
1.3.1. Vai trị hoạt động truyền thơng đến người học trong trường
đại học ................................................................................................... 16
1.3.2. Mục tiêu hoạt động truyền thông đến người học trong trường
đại học ................................................................................................... 21

1.3.3. Nội dung hoạt động truyền thông đến người học trong trường
đại học ................................................................................................... 22
1.3.4. Hình thức hoạt động truyền thơng đến người học trong trường
đại học ................................................................................................... 23
1.3.5. Điều kiện thực hiện hoạt động truyền thông đến người học trong
trường đại học ....................................................................................... 27
1.3.6. Đánh giá thực hiện hoạt động truyền thông đến người học trong
trường đại học ....................................................................................... 30


1.4. Quản lí hoạt động truyền thơng đến người học trong trường đại học ............ 31
1.4.1. Phân cấp quản lí hoạt động truyền thông đến người học trong trường
đại học ..................................................................................................... 31
1.4.2. Lập kế hoạch truyền thông đến người học trong trường đại học ............ 32
1.4.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông đến người học trong trường
đại học ..................................................................................................... 34
1.4.4. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch truyền thông đến người học trong trường
đại học ..................................................................................................... 35
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch truyền thông đến người
học trong trường đại học ......................................................................... 36
1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động truyền thơng đến người học
trong trường đại học ....................................................................................... 37
1.5.1. Yếu tố ngoài nhà trường .......................................................................... 37
1.5.2. Yếu tố trong nhà trường ........................................................................... 38
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 41
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
ĐẾN NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................... 42
2.1. Tổng quan về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh ........................................................................................................ 42

2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................... 43
2.2.1. Mẫu khảo sát ............................................................................................ 43
2.2.2. Phương pháp khảo sát .............................................................................. 43
2.3. Thực trạng về hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 45
2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động truyền thông đến người học tại
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ................ 45
2.3.2. Nội dung hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 51


2.3.3. Hình thức hoạt động truyền thơng đến người học tại Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 54
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 57
2.4.1. Lập kế hoạch truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh................................................. 57
2.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông đến người học tại Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.............................. 60
2.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch truyền thông đến người học tại Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.............................. 62
2.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch truyền thông đến người
học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh..... 64
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động truyền thơng
đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh ...................................................................................................... 66
2.6. Đánh giá chung về quản lí hoạt động truyền thơng đến người học tại
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ..................... 71
2.6.1. Điểm mạnh ............................................................................................... 71
2.6.2. Điểm yếu .................................................................................................. 72

2.6.3. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................... 72
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 73
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG ĐẾN
NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................... 74
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ................................................................................. 74
3.1.1. Cơ sở pháp lí ............................................................................................ 74
3.1.2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn ............................................................... 74
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................................ 75
3.2.1. Đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ ...................................................... 75
3.2.2. Đảm bảo tính cần thiết ............................................................................. 75


3.2.3. Đảm bảo tính khả thi ................................................................................ 76
3.3. Hệ thống các biện pháp quản lí hoạt động truyền thơng đến người học tại
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ....................... 76
3.3.1. Đổi mới quan điểm, tư duy, cách thức quản lí truyền thơng đến người
học phù hợp với xu thế 4.0 ...................................................................... 76
3.3.2. Xây dựng kế hoạch truyền thơng đến người học với tầm nhìn dài hạn
phù hợp thực tiễn ..................................................................................... 78
3.3.3. Nâng cao số lượng và chất lượng nhân sự của bộ máy tổ chức phịng
Truyền thơng ........................................................................................... 81
3.3.4. Nâng cao vai trị chỉ đạo, giám sát thực hiện kế hoạch truyền thông
đến người học tại các đơn vị ................................................................... 83
3.3.5. Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch truyền
thông đến người học đảm bảo tính khách quan, linh hoạt ...................... 86
3.3.6. Tăng cường đầu tư nguồn lực về cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính
thực hiện kế hoạch truyền thông đến người học ..................................... 88
3.3.7. Nâng cao nhận thức về hoạt động truyền thông cho sinh viên, giảng
viên và CBQL truyền thông của nhà trường ........................................... 90

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..................................................................... 93
3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi về biện pháp quản lí hoạt động
truyền thơng đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh ........................................................................................... 95
3.5.1. Tổ chức khảo nghiệm .............................................................................. 95
3.5.2. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 97
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 107
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung đầy đủ

Chữ viết tắt
CBQL

:

Cán bộ quản lí

ĐLC

:

Độ lệch chuẩn

ĐTB


:

Điểm trung bình

GV

:

Giảng viên

SPKT

:

Sư phạm Kỹ thuật

SV

:

Sinh viên

TH

:

Thứ hạng

TPHCM


:

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Số liệu đối tượng nghiên cứu ................................................................ 43

Bảng 2.2.

Bảng qui ước xử lý số liệu .................................................................... 45

Bảng 2.3.

Nhận thức về vai trị hoạt động truyền thơng đến người học................ 45

Bảng 2.4.

Nhận thức về mục tiêu hoạt động truyền thông đến người học ............ 49

Bảng 2.5.

Mức độ thực hiện nội dung truyền thông đến người học tại Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ........................... 51

Bảng 2.6.

Mức độ thực hiện hình thức truyền thông đến người học tại Trường

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ........................... 54

Bảng 2.7.

Đánh giá của CBQL về lập kế hoạch truyền thông đến người học
tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ......... 57

Bảng 2.8.

Đánh giá của CBQL về tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông
đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh ............................................................................................... 60

Bảng 2.9.

Đánh giá của CBQL về chỉ đạo thực hiện kế hoạch truyền thông
đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ
Chí Minh ............................................................................................... 62

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 64
Bảng 2.11. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động truyền thông
đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh ............................................................................................... 66
Bảng 3.1.

Số liệu đối tượng khảo nghiệm ............................................................. 96

Bảng 3.2.


Đánh giá giảng viên về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện
pháp quản lí hoạt động truyền thơng tại Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 97

Bảng 3.3.

Đánh giá CBQL về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện
pháp quản lí hoạt động truyền thông tại Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 99


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ tiếp cận nội dung truyền thông của người học ..................... 52
Biểu đồ 2.2. Nội dung đáp ứng nhu cầu người học ................................................. 53
Biểu đồ 2.3. Mức độ tiếp cận người học của các hình thức truyền thơng ............... 56


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỷ XXI, với những biến đổi mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và xu thế
tồn cầu hố trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội của các quốc gia, trong
đó có Việt Nam và lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Trước xu thế Việt Nam ngày càng
hội nhập sâu rộng với thế giới về mọi mặt trong đó có lĩnh vực giáo dục và giáo dục
tồn cầu dần khơng cịn rào cản, đã đặt ra thách thức lớn đối với nhà trường đại học
Việt Nam là làm sao xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh để
vững vàng hội nhập vào nền giáo dục toàn cầu. Hơn 20 năm qua, nền giáo dục đại
học Việt Nam đã không ngừng thay đổi, nâng cao chất lược đào tạo của nền giáo dục
đại học nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực nói chung, thể hiện qua sự đa dạng về

hình thức đào tạo, chất lược đội ngũ nhà giáo ngày càng cao, cách thức quản trị đại
học cũng được đổi mới theo xu hướng tăng sự chủ động của nhà trường đại
học,…Việc đổi mới này đã đạt được một số kết quả nhất định như đã cung cấp cho
xã hội nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ chun mơn cao, đáp ứng u cầu phát
triển kinh tế của quốc gia, thương hiệu và uy tín của giáo dục đại học và giáo dục
Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nếu so sánh trên
phạm vi thế giới, uy tín và thương hiệu của giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn khá
mờ nhạt so với các quốc gia khác. Để tồn tại phát triển trong sự cạnh tranh mạnh mẽ
hiện nay, nhà trường phải đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển hình ảnh, thương
hiệu nhà trường bằng những hoạt động truyền thơng đến người học để khẳng định
hình ảnh và vị thế của nhà trường cũng như thu hút đối tượng có nhu cầu học tập tìm
đến và góp phần khẳng định uy tín của nhà trường.
Bên cạnh đó, chủ trương, chính sách về hội nhập giáo dục của Nhà nước mở
đường cho các trường đại học “giong thuyền ra biển lớn”. Điều này đặt ra yêu cầu
cho giới truyền thông không ngừng thông tin tuyên truyền về sự phát triển về mặt
chất lượng, uy tín và thương hiệu cũng như giới thiệu, quảng bá các “sản phẩm thương
hiệu” của giáo dục đại học Việt Nam, cổ vũ, vinh danh các trường đại học với những
đóng góp to lớn vào thành tựu phát triển giáo dục nước nhà.


2
Mặt khác, những đặc điểm và tính năng của truyền thông trong thời đại công
nghệ số đã giúp cho các tổ chức cũng như những người sử dụng phương tiện truyền
thơng có thể tiếp cận thơng tin một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính những đặc
điểm đó lại khiến tin tức giả ngày càng được phát tán một cách rộng rãi hơn, nhanh
chóng hơn. Trong lĩnh vực giáo dục, việc có nhiều nguồn tin khơng chính thống, tin
kém chất lượng được truyền tải rộng rãi, nhanh chóng sẽ dẫn đến việc suy giảm niềm
tin của người học vào nhà trường và suy giảm uy tín, thương hiệu của nhà trường vì
người học khơng xác định được đâu là những nguồn tin đáng tin cậy để tiếp nhận.
Qua đó, cho thấy được vai trò quan trọng của hoạt động truyền thông đối với

nhà trường đại học trong giai đoạn hiện này. Từ đó, đặt ra vấn đề cho các nhà trường
đại học Việt Nam phải thay đổi nhận thức và tư duy quản lí hoạt động truyền thơng
đến người học, đến xã hội nhằm định hướng được nhận thức của xã hội, quảng bá và
khẳng định uy tín, thương hiệu của nhà trường. Thực tế cho thấy những năm qua,
giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, chỉ chú tâm đến hoạt động nâng
cao chất lượng, ít quan tâm đến hoạt động truyền thơng hình ảnh và uy tín của cơ sở,
chưa phát huy được sức mạnh của hoạt động truyền thông trong việc nâng cao uy tín,
thương hiệu của nhà trường trên thị trường giáo dục Việt Nam và thế giới và cơng tác
quản lí hoạt động truyền thơng tại các trường vẫn cịn lỏng lẽo, chưa thực sự khoa
học và đạt được hiệu quả.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ
năm 1962, trải qua hơn 50 năm hoạt động Nhà trường đã khẳng định được uy tín của
mình trong lĩnh vực đào tạo kỹ sư cơng nghệ và các ngành lĩnh vực kỹ thuật. Trước
tình hình chung của toàn xã hội, sự thay đổi của ngành nghề, của nhu cầu người học,
người tuyển dụng trong thời đại mới, sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống giáo
dục tồn quốc mà cả trường cơng lẫn trường tư đều phải quan tâm, công tác truyền
thông đến người học của nhà trường đã được quan tâm và đầu tư mạnh mẽ. Tuy nhiên,
hoạt động truyền thơng nội bộ nói chung và hoạt động truyền thơng đến người học
nói riêng, chưa thực sự được chú trọng dẫn đến bộc lộ những điểm hạn chế và kém
hiệu quả như: người học chưa nắm bắt đầy đủ thông tin từ nhà trường, người học có
những ngơn ngữ, hành vi chưa phù hợp trên một số trang mạng xã hội, người học
chưa hiểu chính xác những hoạt động của trường.


3
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lí hoạt
động truyền thơng đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp với mục đích khảo sát, đánh giá thực
trạng quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động truyền

thơng đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông đến người học cho giáo
dục đại học nói chung và cho Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động truyền
thơng đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,
từ đó đề xuất biện pháp quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động truyền thông đến người học trong trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lí hoạt động truyền thơng đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo đúng qui trình khoa học quản lí,
từ việc lập kế hoạch truyền thơng đến người học, cho đến tổ chức, chỉ đạo việc thực
hiện kế hoạch truyền thông đến người học và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
Tuy nhiên, công tác quản lí hoạt động truyền thơng đến người học tại Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn một số hạn chế ở các chức năng
quản lí. Nếu đề ra được các biện pháp quản lỉ phù hợp cho hoạt động truyền thông


4
đến người học, thì chất lượng hoạt động truyền thơng đến người học sẽ được
nâng lên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lí luận của quản lí hoạt động truyền thông đến người học
trong trường đại học;
Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động truyền thơng đến người học tại
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh;
Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động truyền thơng đến người học tại Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trong học kỳ 2 năm học
2019 – 2020.
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề quản lí của CBQL Phịng
Truyền thơng đối với hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi khảo sát: Sinh viên, giảng viên và CBQL các Khoa đào tạo.
7. Phương pháp luận nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Quan điểm hệ thống- cấu trúc
Theo quan điểm hệ thống - cấu trúc: mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại dưới dạng
một hệ thống với các yếu tố hợp thành có liên hệ với nhau. Hệ thống khơng tồn tại
độc lập mà có liên hệ với các hệ thống khác.
Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc, luận văn sẽ nghiên cứu nội dung quản
lí hoạt động truyền thơng đến người học một cách tồn diện, trên nhiều mặt. Đối với
vấn đề “Quản lí hoạt động truyền thông đến người học trong trường đại học” ta sẽ
thấy chúng có mối quan hệ tương tác, hữu cơ với các hoạt động khác trong nhà trường,
bao gồm: hoạt động đào tạo; hoạt động đoàn thể; hoạt động trải nghiệm, vui chơi;
hoạt động phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức, đơn vị. Do đó, đối với đề tài
nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu chúng trong mối quan hệ hữu cơ
với những hoạt động vừa nêu.



5
7.1.2. Quan điểm lịch sử
Quan điểm lịch sử chính là việc thực hiện quá trình nghiên cứu đối tượng bằng
phương pháp lịch sử, tức là tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của giáo dục
trong những khoảng thời gian và không gian cụ thể, với những điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể.
Vận dụng quan điểm này vào luận văn, chúng tơi sẽ tiến hành nghiên cứu, tìm
hiểu lịch sử nghiên cứu tổng quan về những cơng trình nghiên cứu về quản lí hoạt
động truyền thơng đến người học trong trường đại học ở trong và ngoài nước, để từ
đó những sự thay đổi trong hoạt động truyền thơng đến người học và cũng nhưng là
sự thay đổi trong quản lí hoạt động truyền thơng đến người học từ xưa đến nay.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm này đòi hỏi nghiên cứu phải bám sát thực tiễn, phục vụ cho sự nghiệp
giáo dục của nhà trường, đất nước.
Vận dụng quan điểm này, chúng tôi đã nghiên cứu những vấn đề nổi cộm và
mang tính cấp thiết trong giáo dục hiện nay để tiến hành chọn ra vấn đề nghiên cứu.
Và chúng tơi nhận thấy những đặc điểm và tính năng của truyền thông trong thời đại
công nghệ số đã giúp cho các tổ chức cũng như những người sử dụng phương tiện
truyền thơng có thể tiếp cận thơng tin một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính những
đặc điểm đó lại khiến tin tức giả ngày càng được phát tán một cách rộng rãi hơn,
nhanh chóng hơn.
Trong lĩnh vực giáo dục, việc có nhiều nguồn tin khơng chính thống, tin kém
chất lượng được truyền tải rộng rãi, nhanh chóng sẽ dẫn đến việc suy giảm niềm tin
của người học vào nhà trường và suy giảm uy tín, thương hiệu của nhà trường vì
người học khơng xác định được đâu là những nguồn tin đáng tin cậy để tiếp nhận.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề này là một vấn đề mang tính
cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với giáo dục. Nên chúng tôi quyết định chọn nội
dung này để nghiên cứu.



6
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những tài liệu lí thuyết từ các
nguồn như sách, giáo trình, báo, tạp chí khoa học hay các cơng trình nghiên cứu trong
và ngồi nước có liên quan đến việc quản lí hoạt động truyền thơng đến người học
trong trường đại học nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
1) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này nhằm khảo sát, thu thập thơng tin, đánh giá thực trạng quản lí
hoạt động truyền thông đến người học ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát: sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lí các Khoa đào tạo và
lãnh đạo phịng truyền thơng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh.
2) Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi, xin ý kiến trực tiếp ban chủ nhiệm khoa, lãnh đạo phịng truyền thơng
của trường nhằm thu thập thông tin để làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến việc
quản lí hoạt động truyền thơng đến người học ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh.
7.2.3. Phương pháp thống kê tốn học
Phương pháp này nhằm tổng hợp, xử lí số liệu thu thập được từ phương pháp
điều tra bảng hỏi.
8. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại
trường đại học.
Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động truyền thơng đến người học tại Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.



7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG ĐẾN NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ngồi nước
Truyền thơng là một hiện tượng xã hội xuất hiện và phát triển cùng với quá trình
hình thành và phát triển của xã hội loài người, là sản phẩm của xã hội loài người, ra
đời nhằm phục vụ nhu cầu giao lưu, chia sẻ thông tin của con người. Điều này cho
thấy hoạt động truyền thông đã xuất hiện từ rất lâu đời, bởi lẽ hoạt động truyền thông
từ những ngày đầu chủ yếu được thông qua truyền miệng, đồng nghĩa với việc hoạt
động truyền thông xuất hiện cùng với sự ra đời của lời nói và ngơn ngữ.
Mặc dù các phương tiện truyền thông được phát minh từ rất lâu đời như truyền
thông bằng tranh vẽ trong hang đá trong thời tiền sử, Bồ Câu đưa thư trong thời La
Mã cổ đại, Cáp điện tín, báo chí trong thời đại Victoria, truyền thơng bằng Đài phát
thanh từ 1930, truyền thơng bằng tạp chí từ năm 1950, truyền thông bằng tivi màu từ
1960, truyền thông bằng vệ tinh truyền tinh từ 1980, World Wide Web từ
1990,…Nhưng mãi đến những năm 30 – 40 của thế kỷ XX, truyền thông trở thành
một ngành khoa học xã hội độc lập có đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, hệ thống khái niệm, phạm trù, lý thuyết khoa học như ngày
nay và bắt đầu có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực khoa học này.
Tiêu biểu trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thơng từ những ngày đầu tiên có thể
kể đến Marshall McLuhan, Len Ang, Stuart Hall và Jean Baudrillard. Đánh dấu sự
mở đầu của việc nghiên cứu truyền thông là bài viết The work of Art in the Age of
Mechanical Reproduction của Walter Benjamin vào năm 1936, bài viết đã trình bày
mối quan hệ giữa các phương tiện truyền thơng hiện đại và văn hoá (Bùi Quang
Thắng, 2008).
Vào những năm 1960 tại Anh, nghiên cứu truyền thông được đưa vào hoạt động
giảng dạy ở bậc cao đẳng hay các trường kỹ thuật, chứ chưa được giảng dạy đại trà ở

bậc đại học như hiện nay (Bùi Quang Thắng, 2008).
Đến năm 1970, mối quan hệ giữa truyền thông và quyền lực được Trung tâm
Nghiên cứu Văn hoá đương đại, Đại học Birmingham nghiên cứu, dưới sự lãnh đạo


8
của Stuart Hall. Trong một vài thập kỷ sau đó, định hướng nghiên cứu về hiệu quả
truyền thông được các nhà nghiên cứu truyền thông quan tâm và nghiên cứu. Tiêu
biểu cho định hướng nghiên cứu hiệu quả truyền thông, vào năm 1998 tác giả David
Gauntlett đã nêu ra những vấn đề sai lầm mà các nhà nghiên cứu trước ông đã mắc
phải trong tác phẩm “Ten things wrong with the media effects model”. Trong bài viết
này, tác giả David Gauntlett đã nêu ra mười sai lầm với mơ hình hiệu quả truyền
thơng (Bùi Quang Thắng, 2008).
Hiểu được vai trị của hoạt động truyền thông trong giáo dục, các quốc gia phát
triển trên thế giới đã xây dựng nhiều mô hình truyền thơng trong giáo dục. Năm 1935
tại Nhật Bản, Chương trình phát thanh trường học ra đời, là cơ sở để phát triển thành
Chương trình truyền hình trường học vào năm 1953. Đến năm 1959 với sự ra đời của
Kênh truyền hình giáo dục NHK – kênh truyền hình chuyên về giáo dục đầu tiên trên
thế giới, thế giới đã chứng kiến bước tiến mới trong việc cung ứng giáo dục thông
qua các phương tiện truyền thông tại Nhật (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016).
Vào năm 2000, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã ban hành Luật Truyền hình Giáo
dục và xây dựng Tổng cục Truyền hình Giáo dục quốc gia, xây dựng kênh Truyền
hình quốc gia EBS phát sóng những nội dung giáo dục bao gồm Giáo dục mầm non,
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, ôn thi đại học, giáo dục kĩ năng sống
và sáng tạo, giáo dục cho người Hàn Quốc ở nước ngoài (Bộ Giáo dục và Đào tạo,
2016).
Tương tự Nhật Bản, Hàn Quốc, tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, các phương
tiện truyền thông, đặc biệt là phát thanh và truyền hình, đã trở thành những cơng cụ
truyền tải nội dung và thông điệp giáo dục một cách hiệu quả, đắc lực. Tại Ấn Độ,
Brazil truyền thông trong giáo dục thơng qua phát sóng các bộ phim truyền hình dài

tập mang tính chất giáo dục đến người dân. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016).
Bên cạnh đó, Hiệp hội các trường đại học của Ấn Độ đã thành lập hẳn một Hội
đồng truyền thông và quan hệ công chúng chuyên giúp đỡ và tập huấn các cán bộ phụ
trách công việc quảng bá hình ảnh cho các trường đại học của nước này (Trần Hữu
Quang, 2009).


9
1.1.2. Trong nước
Hoà nhập với xu thế phát triển của thế giới, trong những năm qua Chính phủ
Việt Nam rất quan tâm đến vai trị của truyền thơng trong giáo dục, đã tạo điều kiện
thuận lợi cho ra sự ra đời của nhiều chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền
hình, báo chí,… về giáo dục như: Phổ biến kiến thức trên VOV1, Dạy ngoại ngữ cho
lái xe taxi trên kênh VOV giao thông, Hướng dẫn ôn tập và luyện thi đại học và
Chương trình dạy tiếng Anh trên VTV2, Dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước
ngoài trên VTV4, Kĩ năng sống trên VTV3, các chương trình Chào buổi sáng, đời
sống thường ngày trên VTV đã giúp cho người dân học được kiến thức về chăn nuôi,
trồng trọt, thực hiện pháp luật, bảo vệ mơi trường, chăm sóc sức khỏe người dân,…
(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016).
Ngày 20/11/2015, VTV7 - kênh Truyền hình Giáo dục quốc gia đầu tiên của
Việt Nam đã lên sóng. Với mục tiêu "Vì một xã hội học tập", kênh Truyền hình Giáo
dục quốc gia VTV7 được kì vọng sẽ truyền cảm hứng cho nhiều đối tượng khán giả
vì đây chính là cách học thu hút nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Tại Việt Nam, lý thuyết về truyền thông cũng được nhiều tài liệu đề cập đến bởi
nhiều tác giả khác nhau, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đề cập đến
một số tài liệu viết về lý thuyết truyền thông, cụ thể:
Năm 2001, tác giả Tạ Ngọc Tấn đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống lý luận
cung cấp những hiểu biết cơ bản, hệ thống về các phương tiện truyền thông đại chúng
hiện đại, các nguyên tắc, phương pháp chính nhằm quản lý, điều hành, phát huy tốt
vai trị, sức mạnh của các loại hình, phương tiện truyền thông đại chúng trong công

cuộc xây dựng và phát triển đất nước…Những nội dung này được thể hiện đầy đủ
trong quyển sách “Truyền thông đại chúng” xuất bản vào năm 2001 (Tạ Ngọc Tấn,
2001).
Năm 2012, tác giả Nguyễn Văn Dững đã viết giáo trình “Truyền thơng – Lý
thuyết và kỹ năng cơ bản”. Trong giáo trình, tác giả đã nghiên cứu, xây dựng hệ thống
lý thuyết về truyền thông, cụ thể cung cấp những kiến thức lý thuyết và kỹ năng
truyền thơng cơ bản: khái niệm, mơ hình, mơi trường, lịch sử truyền thông; các lý
thuyết truyền thông trực tiếp, truyền thơng cá nhân, truyền thơng nhóm và truyền


10
thơng đại chúng; chu trình truyền thơng, kế hoạch truyền thông,… (Nguyễn Văn
Dững, Đỗ Thị Thu Hằng, 2018).
Năm 2016, tác giả Trương Đình Chiến đã biên soạn giáo trình “Truyền thơng
Marketing tích hợp”. Nội dung giáo trình vừa đảm bảo đầy đủ các kiến thức học thuật
vừa gắn với thực tiễn hoạt động truyền thơng, vừa đảm bảo tính chiến lược, chiến
thuật và các kỹ năng cụ thể. Nội dung cuốn sách đã bao quát các vấn đề, các khía
cạnh khác nhau của lĩnh vực truyền thông markeitng, đảm bảo tính cơ bản, hiện đại
và phù hợp với bối cảnh Việt Nam (Trương Đình Chiến, 2016).
Năm 2018, tác giả Trần Thị Minh Ngọc đã cho xuất bản giáo trình mang tên
“Giáo trình Truyền thơng”. Giáo trình được biên soạn theo khung chương trình qui
định cho học phần truyền thơng và chính trị, nội dung quyển giáo trình được tác giả
trình bày một cách khoa học, logic về những kiến thức truyền thông từ cơ bản đến
chuyên sâu, cụ thể: Lý luận chung về truyền thông và truyền thông đại chúng; Các
phương tiện truyền thơng đại chúng;Chu trình truyền thơng; Lập kế hoạch truyền
thông; Những vấn đề về truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại; Sử dụng truyền
thông trong hoạt động chính trị (Trần Thị Minh Ngọc, 2018).
Về lĩnh vực nghiên cứu truyền thông, hầu hết các nghiên cứu trong nước chủ
yếu tập trung nghiên cứu vấn đề hoạt động truyền thông để quảng bá cho cơ sở giáo
dục, điển hình như các đề tài nghiên cứu sau đây:

Năm 2011, tác giả Đỗ Đình Thái đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu một số tác
động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh ĐH, Viện đảm bảo chất lương Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chính Minh” (Đỗ Đình Thái, 2011). Trong nghiên cứu, tác giả đã
tìm ra các tác động trực tiếp của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học như thành
tích học tập ở bậc trung học phổ thông, động cơ thi vào đại học, sự đầu tư cố gắng
của cá nhân, môi trường cá nhân. Mục đích của nghiên cứu chủ yếu dành cho các
trường đại học trong công tác quảng bá thương hiệu và tuyển sinh, chưa nghiên cứu
sâu về hoạt động truyền thông.
Năm 2012, tác Nguyễn Thị Hồng nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm
thu hút học viên theo học tại trường ĐH sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh”.
Trong bài nghiên cứu, tác giả dựa trên việc tìm hiểu lý thuyết marketing giáo dục và


11
phân tích hoạt động marketing tại trường đã đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến
việc thu hút học viên: Môi trường vĩ mô gồm môi trường kinh tế, mơi trường chính
trị - pháp luật, mơi trường văn hóa xã hội, môi trường dân số, môi trường công nghệ;
Môi trường vị mô gồm đối thủ cạnh trong trong ngành, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp,
người học/nhà phân phối, sản phẩm thay thế; Môi trường nội bộ gồm nguồn nhân lực,
tài chính, hệ thống thơng tin quản lý, văn hóa tổ chức. Đề tài, đã chủ yếu đề cập đến
các vấn đề giúp cho các trường đại học trong công tác quảng bá thương hiệu và tuyển
sinh; và cũng phần nào đề cập được đến lý thuyết truyền thông, nhưng tác giả cũng
chưa đi sâu vào nghiên cứu các nội dung của hoạt động truyền thông (Nguyễn Thị
Hồng, 2012).
Về nghiên cứu trong quản lí hoạt động truyền thơng tại các cơ sở giáo dục tại
Việt Nam, còn khá là mới mẻ và chưa được nhiều người nghiên cứu. Tại Việt Nam,
có một số nghiên cứu như sau:
Năm 2016, tác giả Nguyễn Lê Hà với đề tài nghiên cứu “ Quản lí đào tạo dựa
trên cơng nghệ thơng tin và truyền thông ở các Trường Đại học Tư thục miền Trung
Việt Nam” (Nguyễn Sỹ Nam, 2016) . Trong bài nghiên cứu của mình, tác giải đã đề

xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí đào tạo, góp phần phát triển cơ sở
lí luận quản lí đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông tại trường
đại học.
Năm 2016, tác giả Nguyễn Sỹ Nam đã chọn đề tài “Quản lí hoạt động truyền
thơng trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn Quận Hà Đông, Hà Nội” để làm
đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lí Giáo dục. Trong bài nghiên cứu của
mình, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu vai trò, nội dung, hình thức truyền thơng trong
trường học, và đưa ra được hệ thống lí luận về quản lí hoạt động truyền thông trong
trường trung học cơ sở thông qua các chức năng cơ bản trong quản lí: xây dựng kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động truyền thông
tại trường trung học cơ sở (Nguyễn Sỹ Nam, 2016).
Năm 2018, tác giả Trương Ngọc Nam với đề tài “Quản lí truyền thơng trong
bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”. Trong đề tài này, tác giả đã tập trung nghiên
cứu và phát triển lí luận về quản lí truyền thơng tại Việt Nam, tác giả đã nêu lên những


12
cơ hội, thách thức và tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến cơng tác quản lí truyền
thơng, từ đó tác giả đã hệ thống những vấn đề đặt ra đối với quản lí truyền thơng tại
Việt Nam (Trương Ngọc Nam, 2018).
Năm 2019, tác giả Vũ Huy Toản đã nghiên cứu đề tài “Quản lí hoạt động truyền
thơng tại các cơ sở giáo dục thành viên Đại học Thái Nguyên”. Trong nghiên cứu
của mình, tác giả đã đưa ra được hệ thống khái niệm liên quan đến quản lí hoạt động
truyền thông, đưa ra tầm quan trọng, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung hoạt động truyền
thông qua website và cách thức, qui trình quản lí hoạt động truyền thơng qua website
tại các cơ sở giáo dục đại học (Vũ Huy Toản, 2019).
Trong phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tại, cũng có nhiều nhà nghiên cứu,
tài liệu nói về hoạt động truyền thông, tuy nhiên việc nghiên cứu những đề tài liên
quan đến quản lí hoạt động truyền thơng trong trường đại học đáp ứng hội nhập xu
thế toàn cầu, cách mạng 4.0 như hiện nay thì cịn rất ít người nghiên cứu.

1.2. Hệ thống hoá các khái niệm liên quan
1.2.1 Hoạt động truyền thông đến người học
1) Truyền thơng
Có thể nói rằng lồi người tồn tại trong cộng đồng với những mối quan hệ đa
dạng và phức tạp. Để duy trì và phát triển các mối quan hệ này, đòi hỏi giữa người
với người, giữa người với cộng đồng, giữa cộng đồng với cộng đồng, phải diễn ra
hoạt động giao tiếp, trong đó chủ yếu là trao đổi thông tin với nhau. Bởi lẽ, hoạt động
giao tiếp sẽ giúp con người thêm gắn kết, thêm hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm
cho nhau, liên kết và hợp tác với nhau trong lao động sản xuất, trong chinh phục thiên
nhiên và đấu tranh xã hội. Hoạt động giao tiếp này chính là truyền thơng. Như vậy,
truyền thơng là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong
xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau (Tạ Ngọc Tấn, 2001).
Theo John R.Hober (1954), truyền thơng là q trình trao đổi tư duy hoặc ý
tưởng bằng lời (Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng, 2018).
Martin P.Adelsm thì cho rằng, truyền thơng là q trình liên tục, qua đó chúng
ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Đó là một q
trình ln thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống.


13
Theo quan niệm của Dean C.Barnlund (1964), truyền thông là q trình liên tục
nhằm làm giảm độ khơng rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn (Nguyễn Văn
Dững, Đỗ Thị Thu Hằng, 2018).
Theo Gerald Miler (1966), truyền thơng quan tâm nhất đến tình huống hành vi,
trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến
hành vi của họ. (Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng, 2018).
Truyền thông thường được mô tả như việc truyền ý nghĩ, thông tin, ý tưởng, ý
kiến hoặc kiến thức từ một người/ một nhóm người sang một người/ một nhóm người
khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc tín hiệu khác.
Truyền thơng bắt nguồn từ một từ Latinh (conmunicare) có nghĩa là “chung”,

là một q trình liên tục chia sẻ thơng tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng
nhằm tạo sự đồng cảm, hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận để dẫn tới sự
thay đổi nhận thức và hành vi (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2010).
Truyền thơng cịn được xác định là hoạt động chuyển tải và chia sẻ thơng tin.
Q trình này diễn ra liên tục, trong đó tri thức, tình cảm, kỹ năng liên kết với nhau,
đây là một quá trình phức tạp, qua nhiều mắt khâu, các mắt khâu đó chuyển đổi tương
đối linh hoạt để hướng tới sự thay đổi nhận thức và hành vi của các cá nhân và các
nhóm (Nguyễn Sỹ Nam, 2016).
Nhìn chung, khái niệm truyền thơng được nhiều tác giả định nghĩa dưới nhiều
gốc độ, quan niệm tiếp cận khác nhau. Từ những quan niệm trên, có thể đưa ra quan
niệm về truyền thông như sau: Truyền thơng là q trình liên tục trao đổi thơng tin,
kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kỹ năng, kinh nghiệm giữa bên truyền và bên nhận
nhằm tạo sự đồng cảm, hiểu biết lẫn nhau, hướng tới thay đổi nhận thức, thái độ và
điều chỉnh hành vi của đối tượng tiếp nhận thông tin.
2) Thông điệp
Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp
nhận (Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng, 2018).


14
3) Kênh truyền thông
Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn, kênh truyền thông là sự thống nhất của phương tiện,
con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận
(Tạ Ngọc Tấn, 2001).
Bên cạnh đó, kênh truyền thơng cịn được hiểu là các phương tiện, con đường,
cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận (Nguyễn Văn
Dững, Đỗ Thị Thu Hằng, 2018).
Như vậy, kênh truyền thông là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển
tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể, người ta chia kênh truyền thông thành

các loại hình khác nhau như: truyền thơng cá nhân, truyền thơng nhóm, truyền thơng
đại chúng, truyền thơng trực tiếp, truyền thơng gián tiếp, truyền thông đa phương tiện
(Tạ Ngọc Tấn, 2001) (Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng, 2018).
4) Người nhận
Đối tượng tiếp nhận hay người nhận là các cá thể hay tập thể người tiếp nhận
thơng điệp trong q trình truyền thơng. Cũng có thể nói, đối tượng tiếp nhận là đối
tượng tác động của hoạt động truyền thông (Tạ Ngọc Tấn, 2001).
Người nhận là cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp (Nguyễn Văn
Dững, Đỗ Thị Thu Hằng, 2018).
Từ những cách tiếp cận trên, có thể đưa ra khái niệm người nhận là các cá nhân
hay nhóm người tiếp nhận thơng điệp trong q trình truyền thơng.
5) Hoạt động truyền thông đến người học
Hoạt động truyền thông đến người học là q trình liên tục trao đổi thơng tin,
kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kỹ năng, kinh nghiệm giữa nhà trường và người học
nhằm tạo sự đồng cảm, hiểu biết lẫn nhau, hướng tới thay đổi nhận thức, thái độ và
điều chỉnh hành vi của người học phù hợp với nhu cầu phát triển của người học và
nhà trường.


×