Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.4 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
CHUYÊN ĐỀ:
XÂY DỰNG NỀ NẾP BAN ĐẦU CHO HỌC SINH LỚP 1.
Trong thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy-học
trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Đi đôi với nâng cao chất lượng, kết quả học
tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng
yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học . Tuy nhiên, việc hình thành cho các
em nề nếp tốt ở mọi mặt đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải giành ra rất nhiều cơng
sức. Vì vậy, việc hình thành thói quen cho trẻ là một vấn đề khó khăn đối với
giáo viên lớp 1. Để có được lớp học với nề nêp tốt thì người giáo viên phải có
bản lĩnh, tính dứt khốt, sự quan tâm đồng đều đến học sinh mình chủ nhiệm.
Bên cạnh đó, người giáo viên cịn phải có tấm lịng bao dung, nhân hậu, biết yêu
thương các em như con mình.
Vào lớp 1 là lần đầu tiên các em cắp sách đến trường. Với bao bỡ ngỡ, rất
ngây thơ, lại lạ trường, lạ lớp, bạn bè chưa quen. Các em từ mơi trường mẫu giáo
cịn rất tự do, ý thức tự giác chưa cao. Chắc chắn rằng, cả cha mẹ, thầy giáo cũng
như chính bản thân các em đều rất mong mình học được nhiều, biết được nhiều.
Nhưng những cái " biết" ấy luôn phải nằm trong khuôn khổ.
Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ:
" Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người."
Là người giáo viên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, hơn ai hết chúng ta
phải thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp trồng người. Làm sao cho
học sinh yêu thích học tập cũng như hăng hái tham gia các hoạt động tập thể một
cách có nề nếp ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường.
Muốn vậy, các em cần được hình thành từng bước trong mọi hoạt động ở
lớp, từ nề nếp học tập, ý thức kỉ luật, thái đọ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong
gia đình, ngồi xã hội... Rất nhiều điều cần quan tâm mà mảng học tập là một
mảng lớn trong giai đoạn các em ngồi trên ghế nhà trường. Vì chưa có định
hướng cụ thể nên các em có rất nhiều sai sót. Chính vì vậy, muốn cho các em có
nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học
trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ
khi các em bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp 1 được rèn nề
nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em
cũng sẽ là những học sinh có nề nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc và tạo tiền
đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người cơng dân có ích cho đất nước sau
này, những con người có trình độ văn hóa, khoa học, nhanh nhẹn, nhạy bén đáp
ứng với sự phát triển của xã hội, của khoa học tiên tiến trong thế kỉ 21.
Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tôi đề ra một số yêu cầu cần xây dựng
"nề nếp ban đầu cho học sinh lớp 1" như sau:
1/ Nề nếp học tập trên lớp:
- Ngày đầu tiên nhận lớp, giáo viên cần linh hoạt, tạo sự thân mật giữa thầy
và trò. Giáo viên vừa cứng rắn, cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng u
thương chăm sóc các em, vừa dạy vừa tạo ra những trò chơi để cuốn hút các em.
- Hướng dẫn các em học nội quy chi tiết, tỉ mỉ, phân tích kỹ để các em hiểu
nội quy đó.Ví dụ: xếp hàng thẳng là thế nào, trật tự nghe giảng và hăng hái phát
biểu ra sao, hát đầu giờ phải làm gì, thể dục giữa giờ như thế nào cho đúng…
- Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho từng học sinh, ưu tiên học sinh bị cận, học sinh
nhỏ bé ngồi trên, xen kẽ giữa các em nam và nữ…. Phân công tổ trưởng quản lí
tổ viên, lớp trưởng, lớp phó quản lí chung cả lớp.Xây dựng đôi bạn cùng tiến sao
cho học sinh trong từng bàn có thể giúp đỡ nhau trong học tập.
- Mọi môn học đối với các em là hoàn toàn mới mẻ. Cần giới thiệu với các
em từng môn học, các loại sách vở và đồ dùng học tập cho mơn học đó cũng như
cách sử dụng chúng.
- Rèn luyện các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết một cách cụ thể để trở thành
thói quen, thành nề nếp trong học tập.
Ví dụ: Trong giờ Học vần, học sinh khi nào phát âm, đánh vần, khi nào đọc
trơn, phân tích tiếng, tất cả đều theo hiệu lệnh GV như: đọc cá nhân, đọc theo tổ,
theo nhóm…
- Đặc biệt trong q trình xây dựng nề nếp, vai trị của giáo viên chủ nhiệm
rất quan trọng, giáo viên cần thể hiện sự nghiêm khắc nhưng cũng phải biết kết
hợp dạy học với các trò chơi, giáo viên vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện
tình cảm dịu dàng yêu thương chăm sóc các em, giáo viên ln ln là người làm
gương, là tấm gương sáng cho các học sinh. Người thầy tốt sẽ sản sinh ra những
học trò tốt. Việc động viên khen thưởng - phê bình kịp thời, chính xác sẽ tạo cho
học sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của
nhà trường. Tạo sự thân mật giữa thầy và trò, tạo cho các em sự gần gũi , thân
thiết , cho các em một niềm tin, sự tin tưởng để các em ln có cảm giác lớp học
như ngơi nhà thứ hai của mình.Giáo viên có thể dành một thời gian đầu để các
em làm quen với môi trường học tập mới, xây dựng nề nếp ổn định ngay từ đầu
trước khi vào việc chính là học tập.
- Trong những giờ học trên lớp, để đảm bảo khơng khí " học mà vui, vui mà
học", giáo viên cần hướng cho học sinh có nề nếp giơ tay phát biểu ý kiến, chăm
chú nghe giảng hay ý thức tham gia các trò chơi học tập một cách tự giác. Lớp
học phải trật tự thì cơ giáo mới giảng, tuyệt đối khơng có tình trạng thầy nói, trị
nói, khơng ai nghe ai.
- Ngồi ra, tơi đó hướng dấn tỉ mỉ về yêu cầu thi đua giữa các tổ và các cá
nhân ngay từ buổi học đầu tiên để các em phấn đấu.Ln duy trì đều đặn hoạt
động thi đua giữa các tổ, các cá nhân, có khen chê kịp thời. Lấy tiêu chí khen,
động viên là chính.
- Quy định các kí hiệu trong từng tiết học:
+ Cách lấy đồ dùng học tập theo đúng kí hiệu.
+ Cách giơ bảng, hạ bảng
+ Trong khi giáo viên hướng dẫn viết hay đọc mẫu bài thì học sinh phải theo
dõi vào SGK.
+Rèn cho học sinh thói quen đọc bài theo dãy để giúp học sinh chú ý trong giờ
học.
+Trong giờ học thủ công cần rèn cho học sinh cách sử dụng đồ dùng an toàn,
tiết kiệm.
+Giờ sinh hoạt sao giáo viên cần kết hợp với phụ trách sao tổ chức cho các em
sinh hoạt đúng nội dung, trật tự.
- Khi học sinh đọc bài trong sách phải uốn nắn ngay cách cầm sách, cách
đứng đọc, cách lấy hơi để đọc to và rõ ràng.
- Trong giờ Tập viết, ngoài việc hướng dẫn viết đúng, viết đẹp còn phải
hướng dẫn cách cầm bút, để vở, cách viết, chẳng hạn như nơi đặt bút bắt đầu và
kết thúc của một chữ để có vở sạch, chữ đẹp.
+Giờ sinh hoạt lớp : Giáo viên nhận xét chung cả lớp. Tuyên dương những học
sinh ngoan và tặng phần thưởng cho các em. Nhắc nhở những em chưa tiến bộ
<b> - Song song với việc kiến thức , cần rèn hành vi đạo đức cho học sinh qua các</b>
môn học. Ngay sau khi nhận lớp,giáo viên phải hướng dẫn các em ý thức chào
hỏi thầy cô trong trường, xin phép thây cô khi ra vào lớp, vui chơi an toàn khi ra
chơi…..
2/ Nề nếp học tập ở nhà:
- Thống nhất với cha mẹ học sinh qua buổi họp phụ huynh đầu năm để cùng
phối hợp việc các em có nề nếp, buổi tối về nhà biết ngồi vào góc học tập của
mình để đọc lại phần bài vừa học trong ngày.
3/ Nề nếp giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập:
Các em chưa thực sự có ý thức trong việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
mà giáo viên phải tỉ mỉ, chịu khó nhắc nhở, hướng dẫn các em cách bảo quản, giữ
gìn cho được bền lâu như: dùng xong phải cất, không vứt lung tung. Phải biết
sách vở, đồ dùng nào là của mình, của bạn để tránh khỏi lẫn lộn.
4/ Nề nếp đi học đúng giờ:
Phối hợp với cha mẹ học sinh tập cho các em tính tự lập, tự làm một số việc
cần thiết cho bản thân để đi học đúng giờ như: tự thức dậy, tự làm vệ sinh cá
nhân, tự ăn sáng, thay quần áo...
5/ Nề nếp xếp hàng ra vào lớp:
- Quy định vị trí đứng cho các em và mỗi em mang một số thứ tự nhất định
trong hàng ngũ của mình.
- Khi nghe hiệu lệnh trống vào lớp thì đứng ngay vào vị trí.
- Cha mẹ có vào trong sân đón cũng khơng bước ra khỏi hàng và đi theo
hàng ra tới cổng.
Kết luận:
trong học tập. Việc đi học và học tập cơ bản phụ thuộc vào bố mẹ, ví dụ : Bố mẹ
soạn đồ dùng sách vở, thậm chí bài về nhà cũng làm hộ cho con.Do đó, giáo viên
cần phải hướng dẩn các em đi vào nề nếp từ những thứ đơn giản, nhỏ bé ở một
môi trường mới như nhớ tên tên trường, tên lớp, vị trí lớp học của mình, xếp
hàng ra vào lớp, đọc “5 điều Bác Hồ dạy”, vệ sinh cá nhân phải sạch sẽ, tóc gọn
gàng, biết đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng; biết xếp hàng ra vào lớp, ngay
ngắn, nghiêm túc; đi vệ sinh đúng chỗ và giữ vệ sinh chung; biết chào hỏi thầy cô
giáo,khách tới thăm lớp, xin phép ra vào lớp....Đặc biệt rèn cho các em tính tự lập
tự làm một số công việc phục vụ bản thân: tự xúc ăn; rửa tay khi ăn; cất và lấy
gối sau khi ngủ xong. Từ đó rèn cho các em những cơ sở ban đầu để bước vào
việc học tập.
- Bên cạnh đó, ban đầu giáo viên cần xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp nhiệt
tình, năng nổ và phải có ý thức rèn luyện phong thái tự tin làm lớp trưởng, phải
học giỏi chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong công việc mà cô giáo giao, học
tập tạo nền tảng ban đầu cho lớp đi vào nề nếp, thời gian tiếp theo giáo viên có
thể thay đổi luân phiên lớp trưởng , lớp phó, các tổ trưởng để cho các em làm
quen với tác phong lãnh đạo, rèn ý thức kĩ luật. Sau mỗi tuần, giáo viên cần tổ
chức những buổi sinh hoạt lớp để nhận xét công việc trong tuần qua: Cả lớp cùng
nhận xét các việc mà lớp đã thực hiện, nhận xét được mặt tốt cần phát huy cho
lớp trong thời gian tới.
- Đặc biệt giáo viên cần kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, trao đổi
thống nhất với phụ huynh về việc giáo dục con em mình. Có như thế các em mới
dần hình thành được thói quen tốt , tạo ra sự giáo dục đồng nhất giữa phụ huynh
và nhà trường.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi khi xây dựng nề nếp cho HS. Học
sinh lớp 1 còn nhỏ, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao nhưng tôi hy vọng với sự kiên
trì của giáo viên các con sẽ nhanh chóng đi vào nề nếp, ổn định cho việc học.
Mỗi giáo viên là người mẹ thứ hai của các em, phải thật kiên trì vẽ lên trang giấy
trắng của mình những gì đẹp nhất, làm tiền đề cho các lớp học sau. Để làm tốt
được những việc trên không thể ngày một ngày hai, do vậy người giáo viên thật
sự phải có các tâm, có lịng u trẻ, u nghề thì mới đạt hiệu quả trong việc
“trồng người”.
Ái Nghĩa, ngày 21/ 11/ 2012
Người viết