Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

luyen hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.65 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Năm học 2012-2013). Một số biện pháp bước đầu cho trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với chữ viết. 1 Đề tài:. Người thực hiện: Mai Thị Phương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Lớp Nhỡ 2 2.Đặt vấn đề: Để dạy và chăm sóc trẻ là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên ,vì vậy chắc chắn người giáo viên phải luôn hiểu rõ về khả năng tâm sinh lý về trẻ ở lứa tuổi đó. Năm 20122013 vừa qua, được sự phân công dạy lớp Nhỡ tôi đã phải học hỏi và tìm hiểu về lứa tuổi này rất nhiều từ mọi vấn đề ở các bạn đồng nghiệp, Ban Giám Hiệu…tôi nhận thấy ở trẻ 3-4 tuổi có: +Khả năng quan sát và ghi nhớ hình ảnh rất tốt. +Khả năng khái quát bằng biểu tượng và ký hiệu, trong đó có dạng hiệu bằng chữ viết , bắt đầu hình thành và có thể phát triển. Từ đó tôi luôn suy nghĩ về vấn đề này và muốn thử nghiệm ngay trên trên trẻ lớp mình. 3 Cơ sở lí luận; 4 Cơ sở thực tiển 5 Nội dung nghiên cứu *Biện pháp 1; Nhận biết tên đệm, tên gọi bằng chữ viết. Đối với trẻ 3 – 4 tuổi thường thì các Giáo viên hay sử dụng các ký hiệu hình ảnh như động vật, thực vật,… hay hình chụp của trẻ để giúp để giúp trẻ nhận ra đồ dùng vật dụng của mình. Qua hai tháng dạy ở lớp nhở tôi nhận thấy trẻ lớp tôi có thể nhận biết rõ các tín hiệu hình ảnh nên tôi đã kết hợp cả ký hiệu chữ viết. ( Tên của trẻ) trên đồ dùng vật dụng để giúp trẻ nhận biết. Vì tôi nghĩ “Con chữ cũng chính là ký hiệu nhưng đó là một dạng ký hiệu đặc biệt “. Nhưng để giúp trẻ lớp Mầm có thể chú ý và nhận biết ký hiệu con chữ, phải bắt đầu như thế nào? Trước hết tôi viết tên trẻ (tên đệm, tên gọi) ngay cạnh ký hiệu hình ảnh, đặc biệt tôi sử dụng loại chữ viết in hoa và không đánh máy. Sử dụng biện pháp nhắc nhở, hướng dẫn trẻ mọi lúc mọi nơi để giúp trẻ ghi nhớ ký hiệu tên mình. Thường xuyên chỉ vào tên trẻ trên đồ dùng vận dụng và hỏi: “Tên của ai vật nè? ”, “ Tên của ai trên dép này mà dễ thương quá vậy? ” *Biện pháp 2: Phân biệt tên đệm, tên gọi Để trẻ nhận biết tên mình rõ ràng hơn, tôi sử dụng biện pháp cho trẻ đọc các thẻ từ có viết âm đệm, tên gọi của trẻ trên đó:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ví dụ: Thảo Anh, đọc theo cách từ trái sang phải. Sau đó cho trẻ tự sắp xếp và dạy cho trẻ tự đọc đi đọc lại, trẻ có thể xếp ngược tên gọi và tên đệm rồi đọc chúng, ví dụ hai chữ Anh Thảo. Từ đó , trẻ phát hiện ra cách sắp xếp như trên sẽ không đúng với tên gọi của mình. Cứ như thế trẻ sẽ dần dần xác định rõ tên của mình thông qua việc trẻ nhận biết tên đệm, tên gọi. Ở hai giai đoạn trên, tôi luôn kết hợp và trao đổi với phụ huynh về việc tạo cơ hội để giúp trẻ nhận biết tên mình. Khi đưa đón trẻ, phụ huynh thường chỉ vào tên của trẻ và hỏi (hoặc bạn khác). Ví dụ: Tên của con ở ngăn tủ nào? Chỉ mẹ xem với! Tên của bạn nào giống tên của con?... Trên mỗi đồ dùng, vật dụng của trẻ, phụ hynh thường ghi hoặc thêu tên của trẻ vào, chỉ cho trẻ xem và dạy cho trẻ đọc. Tất cả các cơ hội trên tạo cho trẻ những cảm xúc khám phá, phấn khởi và ham thích. Tạo cho trẻ cảm giác là thấy mình đã lớn: Mình biết đọc chữ như người lớn. Sau một thời gian ngắn tôi tháo bỏ dần các ký hiệu hình ảnh, chỉ để lại tên trẻ trên đồ dùng vật dụng. *Biện pháp 3: Phân biệt tên mình và tên bạn Khi đã qua biện pháp 2, trẻ đã có thể nhận biết vị trí tên đệm, tên gọi và ngay cả tên của mình thì tôi dạy trẻ phân biệt tên mình và tên bạn có trùng tên đệm hay tên gọi. Tôi tạo cho trẻ tình huống phân biệt tên bằng cách quan sát và nhận xét sự giống nhau hay khác nhau ở tên đệm hay tên gọi. Ví dụ: Gia Huy ------- Xuân Huy Hai bạn này giống nhau ở tên gọi nhưng khác nhau ở tên đệm Ví dụ: Gia Hân ------- Gia Huy Hai bạn này có tên đệm giống nhau nhưng lại khác nhau ở tên gọi *Biện pháp 4: Áp dụng vào các giai đoạn chơi và học Từ việc nhận biết các ký hiệu như trên, tôi đã áp dụng một số hoạt động chơi và học dựa trên những sự việc mà trẻ đang nhận biết. Ví dụ: Khi dạy về chủ đề nước, dạy trẻ phân biệt nước sạch, nước bẩn. Tôi để hai lọ nước sạch và nước bẩn cạnh nhau, mỗi lọ có hai thẻ từ để giúp trẻ phân biệt rõ hơn. 6 Kết quả nghiên cứu :Qua hai tháng các biện pháp cho trẻ làm quen với chữ viết tôi đã thu được một số kết quả nhất định về khả năng tư duy logic và tính trật tự của trẻ phát triển đáng kể. Nó sẽ là nền tảng vững chắc cho các hoạt động nhận thức sau này. _ Việc này cho trẻ 3-4 tuổi nhận biết ký hiệu chữ viết như một loại ký hiệu đặc biệt nhằm giúp trẻ bước đầu hiểu được ý nghĩa chữ viết. 7 Kết luận:Ở giai đoạn này việc trang bị các loại ký hiệu trên đồ dùng đồ vật suốt năm sẽ đơn giản hơn, hiệu quả hơn và tạo được nhiều cơ hội để trẻ suy luận, ghi nhớ tốt hơn. 8/Bài học kinh nghiệm Đây là một thử nghiệm mà tôi rất tâm đắc khi thực hiện trên trẻ 3-4 tuổi trong hai tháng học vừa qua, rất mong các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để vấn đề này được áp dụng tốt hơn trong việc chăm sóc và giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 9 đê nghị; Qua thời gian thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp bước đầu cho tre 3-4 tuổi làm quen với chử viết, bản thân tôi nhạn thấy ban giám hiệu đã quan tâm và đầu tư rất nhiều về đồ dùng day học trang thiết bị dạy học xong quá trình hoạt động của trẻ còn chưa thu hút được sư quan tâm của giáo viên. Vì vậy bản thân tôi đề nghị vơi nhà trường cần tạo cho trẻ điều kiện làm quen với chử viết 10 Tài liệu tham khẩu 11 Phần phụ lục Mục lục 1 Tên đề tài 2 Đặt vấn đề 3 Cơ sở lí luận 4 Cơ sở thực tiển 5 Nội dung nghiên cứu *Biện pháp 1; Nhận biết tên đệm, tên gọi bằng chữ viết *Biện pháp 2: Phân biệt tên đệm, tên gọi *Biện pháp 3: Phân biệt tên mình và tên bạn *Biện pháp 4: Áp dụng vào các giai đoạn chơi và học 6 Kết quả nghiên cứu 7 Kết luận 8 Bài học kinh nghiệm 9 đê nghị; 10 Tài liệu tham khẩu 11 Phần phụ lục 12 Mục lục Mai Thị Phương.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×