Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.48 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH TUẦN 3: Con. cá. Thời gian thực hiện từ ngày 10/12/2012 đến ngày 15/12/2012 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Mai. Thời gian Hoạt động. Thể dục sáng.. Trò chuyện.. Hoạt động học.. Thứ hai.. Thứ ba.. Thứ tư.. Thứ năm.. Thứ sáu Ngày 14/12/2012. Thứ bảy Ngày 15/12/2012. Ngày Ngày Ngày Ngày 10/12/2012 11/12/2012 12/12/2012 13/12/2012 * Bài: Chú ong nhỏ. 1. Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp đi các động tác khởi động sau đó cho trẻ đứng thành vòng tròn. 2. Trọng động: Cô tập cho trẻ tập cùng cô từng động tác thể dục: - ĐT 1: Hô hấp: Ong ngửi hoa. - ĐT2: Ong bay: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi. Giơ 2 tay sang ngang, 2 tay vẫy vẫy và nói “ong bay”, về tư thế ban đầu. ( Thực hiện 3 - 4 lần). - ĐT3: Ong hút mật: Cúi người đưa 2 tay về phía sau và nói :mật ngọt. ( tập 3 - 4 lần) - ĐT 4: Ong đậu trên bông hoa : Ngồi xuống, 2 tay đặt lên đầu gối, đứng lên.( Tập 3 – 4 lần). 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại quanh lớp 2 – 3 phút. - Trò truyện với trẻ về một số loài cá. - Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật về cấu tạo ngoài của con cá: Đuôi , có vây, đầu. Cá bơi dưới nước. - Có loài cá được nuôi để làm cảnh. PTVĐ NBTN Âm nhạc. Tạo hình LQVH Thơ: Cá ÔN LUYỆN - BTPTC: Chú - Con cá - Dạy hát: Cá - Tô mầu con cá vàng Bài hát: Gà ong nhỏ. vàng bơi. trống mèo con - VĐCB: Đi - VĐ: Nghe âm và cún con theo hiệu lệnh đi thanh đoán tên đều. nhạc cụ - TC: Bắt bướm.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động ngoài trời.. Hoạt động góc.. - HĐMĐ: Q/S: Con cá - TCVĐ: Gà trong vườn rau. - Chơi tự do.. - HĐMĐ: Q/S: Con mèo - TCVĐ: Lộn cầu vồng. - Chơi tự do.. - HĐMĐ: Q/S: Cây tóc tiên. - TCVĐ: Quả bóng to. - Chơi tự do.. - HĐMĐ: Q/S: Hoa cát đằng. - TCVĐ: Mèo và chuột. - Chơi tự do.. - HĐMĐ: Q/S: Cây hoa đồng tiền - TCVĐ: Gà trong vườn rau. - Chơi tự do.. - HĐMĐ: Q/S: Hoa giấy - TCVĐ: Bắt bướm - Chơi tự do. + Góc hoạt động với đồ vật: Xâu chuỗi con giống. + Chuẩn bị đồ dùng: Dây xâu + Kỹ năng chơi: Trẻ biết cầm dây xâu dây qua lỗ để tạo thành chuỗi con giống. + Góc chơi bế em: Nấu cơm cho em bé. Bón cho em ăn, ru em ngủ. + Góc vận động: Chơi với vòng, bóng. + Góc nghệ thuật: Tô mầu tranh con cá. Hát múa bài hát trong chủ điểm. + Góc sách: Xem sách, tranh ảnh về các loài cá. - Vận động nhẹ sau khi ngủ dậy: Vận động theo nhạc bài: Cá vàng bơi.. Hoạt động chiều.. - Hướng dẫn trẻ cách lau mồm.. - Cho trẻ chơi góc hoạt động với đồ vật.. - Kể cho trẻ nghe chuyện: Thỏ con không vâng lời.. - Chơi xếp ao cá.. Tổ chức sinh nhật tháng 12. - Nêu gương cuối tuần..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY.. Nội dung.. Yêu cầu.. THỨ HAI. 10/12/2012 HĐHPT VẬN ĐỘNG: - BTPTC: Chú ong nhỏ. - VĐCB: Đi theo hiệu lệnh đi đều. - T/C: Bắt bướm. 1. Kiến thức : Trẻ biết tên bài tập và biết cách: Đi theo hiệu lệnh đi đều. - Tên trò chơi: Bắt bướm 2. Kỹ năng: - Trẻ đi bước cao chân “ đi đều bước. Đi không cúi đầu, mắt nhìn thẳng. - Trẻ có phản xạ, chạy nhanh khi nghe tiếng mèo kêu. 3. Thái độ: - Trẻ chú ý tham gia tập vận động theo hướng dẫn của cô.. Nội dung.. Yêu cầu.. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng: + Đồ dùng của cô: - Nhạc khởi động. - Bướm + Đồ dùng của trẻ; Trang phục quần áo gọn gàng dễ tập. 2. Địa điểm: Phòng học sạch sẽ gọn gàng.. Chuẩn bị.. Tổ chức hoạt động.. Lưu ý.. 1. Ổn định, Khởi động Cho trẻ đi thành đội hình vòng tròn kết hợp đi các động tác khởi động. 2.Trọng động: + Tập BTPTC: Cô tập cho trẻ tập cùng cô từng động tác theo bài “ Mèo con”. + VĐCB - Cô giới thiệu tên vận động: Đi đều bước. - Cô thực hiện lần 1: Hỏi trẻ tên vận động. - Cô tập lần 2: Giải thích: Cô đi đều bước . Khi đi nhấc cao chân, không cúi đầu. - Cô tập lần 3: Vừa làm vừa hỏi lại trẻ cách đi. Nhấn mạnh yêu cầu đi nhấc cao chân không cúi đầu. - Cho một trẻ khá lên tập thử 1 lần. - Cô tổ chức cho trẻ tập: Lần 1: Gọi lần lượt từng trẻ lên tập. Lần 2: Cho 2 – 3 trẻ cùng tập .( Cô chú ý bao quát nhắc nhở động viên trẻ - Cô tập lại một lần, Cho trẻ nhắc lại tên vận động. + TCVĐ: Bắt bướm - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần, cô bao quát nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi. 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập 2 – 3 phút.. Tổ chức hoạt động.. Lưu ý..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> THỨ BA. 11/12/2012 HĐH NHẬN BIẾT TẬP NÓI: - Con cá. 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật bên ngoài của con cá. Có vây, đuôi, mắt. - Trẻ biết cá sống ở dưới nước. 2. Kỹ năng: - Rèn trẻ nói cả câu to,rõ ràng - Rèn luyện khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 3 Thái độ: - Hứng thú trong giờ học. - Yêu quí các con vật. 1. Đồ dùng. * Đồ dùng của cô: - Con cá thật - Nhạc bài: Cá vàng bơi * Đồ dùng cho trẻ. Con cá nhựa nhỏ 2. Địa điểm: - Trong lớp học.. 1. Ổn định, giới thiệu bài: - Cô đọc câu đố: Con gì có vẩy, có vây Không ở trên cạn mà bơi dưới hồ. - Đó là con gì? 2. Dạy nội dung chính: - Cô cho trẻ quan sát con cá và hỏi trẻ : + Đây là con gì ? Con cá đâu ? ( Cho trẻ lên chỉ và nói tên con cá) + Con cá đang làm gì đây?( Cả lớp làm động tác cá bơi) + Con cá có cái gì đây? + Con cá sống ở đâu? - Cô khái quát lại: Đây là con cá, con cá sống ở dưới nước, đây là đầu cá, đuôi cá, vây cá, mắt cá. Cá được nuôi ở dưới ao, được nuôi ở trong bể làm cảnh đấy. - Ngoài con cá còn có rất nhiều con vật khác sống dưới nước. ( Cô cho trẻ xem thêm hình ảnh khác về một số con vật sống dưới nước. 3. Ôn luyện kết thúc: * Ôn luyện: - Chơi trò chơi: Nói nhanh theo tay chỉ của cô. - Chơi thả cá * Kết thúc: Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài Cá vàng bơi.. Nội dung.. Yêu cầu.. Chuẩn bị.. Tổ chức hoạt động.. Lưu ý..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> THỨ TƯ. 12/12/2012. HĐH ÂM NHẠC: - Nghe hát: Cá vàng bơi. - T/C: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ. 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát: Cá vàng bơi. - Hiểu nội dung bài hát nói về vẻ đẹp và hoạt động của cá vàng khi bơi trong bể nước. - Trẻ biết trò chơi: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ 2. Kỹ năng: - Trẻ nghe và hưởng ứng theo nhạc bài hát: Cá vàng bơi. 3. Thái độ: - Chú ý nghe cô hát, mạnh dạn tham gia vận động.. 1. Đồ dùng: * Đồ dùng của cô: Nhạc bài Cá vàng bơi - 1 sắc xô, trống, kèn * Đồ dùng của trẻ: Ghế ngồi hình chữ U. 2. Địa điểm: - Phòng học sạch, thoáng.. 1. Ổn định, giới thiệu bài. - Cho trẻ xem một số hình ảnh về con cá. - Hỏi trẻ đó là con gì? - Cô giới thiệu bài hát: Cá vàng bơi. 2. Dạy nội dung chính: * Nghe hát : - Cô hát cho trẻ nghe 1 lần: Trẻ ngồi quanh cô dưới sàn. - Cô hát lần 2: Kết hợp nhạc đệm và vận động minh hoạ. Trẻ ngồi ghế hình chữ U. - Cô giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát nói về 1 chú cá vàng có đôi vây rất xinh đẹp, chú đang bơi trong bể nước vui múa tung tăng, chú bơi rất nhanh để tìm bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong đấy. - Hát lần 3: Cô hát theo nhạc minh hoạ động tác. - Hát lần 4: Khuyến khích trẻ hưởng ứng theo nhạc cùng với cô. - Lần 5: Cô bật băng ca sĩ hát cho trẻ nghe ( Cô múa minh hoạ) * T/C: Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ - Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi và luật chơi. 3. Kết thúc: - Cho trẻ chơi “Dung dăng dung dẻ”. Nội dung.. Yêu cầu.. Chuẩn bị.. Tổ chức hoạt động.. Lưu ý..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> THỨ NĂM. 13/12/2012. TẠO HÌNH. - Tô mầu cho con cá. Nội dung.. 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên hoạt động: Tô mầu con cá 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng cầm bút và di màu cho trẻ. - Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, giữ gìn vở sạch.. 1. Đồ dùng: * Đồ dùng của cô: - Tranh tô mẫu cô đã tô. - 2 tranh vẽ con cá chưa tô mầu. - Bút mầu, bảng. - Giá treo sản phẩm cho trẻ. * Đồ dùng cho trẻ: - Mỗi trẻ 1 vở tô mầu. - Bút sáp mầu, bàn ghế ngồi cho trẻ. 2. Địa điểm. - Trong lớp học.. 1. Ổn định giới thiệu bài. - Hát bài: Cá vàng bơi. - Hỏi trẻ vừa hát bài hát về con gì? - Cô giới thiệu bức tranh con cá 2. Dạy nội dung chính. - Cho trẻ quan sát xem bức tranh của cô vẽ gì? Hỏi trẻ: Bức tranh vẽ con gì đây ? - Cô có con gì đây ? - Con cá cô vẽ có mầu gì ? - Cô đã tô hình con cá này rất đẹp, cô tô kín hình con cá mà không bị chờm ra ngoài. - Cô còn có một bức tranh nữa, nhìn xem đây là bức tranh vẽ gì? - Nhưng hình này chưa được tô mầu, cả lớp có muốn tô mầu cho bức tranh đẹp hơn không? - Cô tô mẫu: Lần 1: Không giải thích cách tô, trẻ chú ý nhìn cô tô. Lần 2: Cô nói rõ cách tô: Cầm bút bằng tay bên phải, di đi di lại vào hình của con cá sao cho kín. tô khéo không để chờm ra ngoài. Lần 3: Cô vừa tô vừa hỏi lại trẻ cách tô. - Cô tổ chức cho trẻ tô: Cô chú ý giúp đỡ những trẻ còn yếu. 3. Trưng bầy sản phẩm và kết thúc * Trưng bầy sản phẩm: - Cho trẻ nói xem bài nào tô đẹp? - Cô nhận xét chung và khen gợi, động viên trẻ. * Kết thúc: Nghe nhạc bài: “Cá vàng bơi” và làm đàn cá bơi.. Yêu cầu.. Chuẩn bị.. Tổ chức hoạt động.. Lưu ý..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> THỨ SÁU. 14/12/2012 THƠ Cá vàng ( Trẻ chưa biết). 1. Kiến thức: -Trẻ nhớ bài thơ: Cá vàng - Hiểu nội dung bài thơ: Nói về vẻ đẹp của con cá vàng. 2. Kỹ năng: - Trả lời được câu hỏi theo gợi ý của cô về nội dung bài thơ. Đọc thuộc thơ, đọc đúng nhịp. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động. 1. Đồ dùng + Đồ dùng của cô: - Tranh minh họa cho bài thơ - Giá treo tranh, que chỉ. + Đồ dùng cho trẻ: - Ghế ngồi hình chữ U . 2. Địa điểm: Phòng học thoáng mát sạch.. THỨ BẨY 15/12/2012 Ôn bài hát: Gà trống mèo con và cún con. - Trẻ thuộc và hát - Đàn đúng giai điệu bài hát. 1. Ổn định, giới thiệu bài: - Cả lớp chơi trò chơi “ Lộn cầu vồng” 2. Dạy nội dung chính: - Cô giới thiệu tên bài thơ: Cá vàng - Cô đọc lần 1: Không sử dụng tranh, Trẻ ngồi quanh cô dưới sàn. - Cô đọc lần 2: Sử dụng tranh minh họa, trẻ ngồi trên ghế hình chữ U. - Đàm thoại: + Đó là bài thơ gì? + Bài thơ nói về con gì? + Con cá có màu gì? + Con cá làm gì? + Trẻ làm động tác cá bơi cùng cô - Cô khái quát lại nội dung giáo dục trẻ Dạy trẻ đọc thơ: Cả lớp đọc 1-2 lần (Cô bao quát sửa sai) - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc. 3. Kết thúc - Cả lớp làm đàn cá bơi ra ngoài. - Cô dạo nhạc cho trẻ đoán tên bài hát - Cho cả lớp hát 1-2 lần - Tố nhóm cá nhân trẻ hát dưới nhiều hình thức( Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ).
<span class='text_page_counter'>(8)</span>