Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu 10 điều cần biết về Linux docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.3 KB, 9 trang )

10 điều cần biết về Linux

Hiện nay, Windows vẫn là hệ điều hành được sử dụng rộng rãi, đặc biệt
là ở Việt Nam. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng Linux cũng đang trở nên
phổ biến mà nếu là một "IT Pro" thì chắc hẳn bạn cũng đã từng cài đặt
và sử dụng Linux.
Trong bài viết này, VietNamNet cung cấp 10 điều cần biết căn bản về Linux
giúp bạn làm quen với hệ điều hành đầy hứa hẹn này.
1. Cấu trúc thư mục
Cấu trúc thư mục không giống như trong Windows và các hệ điều hành
khác, hệ thống tập tin trong Linux là một cây rất lớn (big tree). Thư mục
Root ( / ) là thư mục gốc, các tập tin và các ổ đĩa khác chỉ là nhánh của Root.
Ví dụ: nếu bạn có 2 đĩa cứng a và b, một đĩa mềm và một ổ CD-ROM. Hãy
giả sử rằng ổ đĩa thứ nhất có 2 phân vùng (partition) là a1 và a2, ổ đĩa thứ 2
chỉ có một phân vùng là b.
Trong Windows

ổ cứng a, phân vùng a1 (hda1): ổ đĩa C

ổ cứng a, phân vùng a2 (hda2): ổ đĩa D

ổ cứng b, một phân vùng b1 (hdb1): ổ đĩa E

ổ đĩa mềm: ổ A

ổ đĩa CD-ROM: ổ F
Ngược lại, trong Linux, mỗi ổ đĩa sẽ được gắn kết (mount) vào trong cây thư
mục (Tree Directory) giống như là một thư mục bình thường:

hda1: / (Root)


hda2: /home

hdb1: /home/user/music

ổ đĩa mềm: /mnt/floppy

ổ CD-ROM: /mnt/cdrom

So sánh cấu trúc hệ thống tập tin giữa
Linux và Windows
2. Hệ thống theo modul
Trong Windows 98/2000/XP hay Mac OS X... mỗi hệ điều hành đều có một
giao diện đồ hoạ GUI không giống nhau.Trong Linux, mỗi modul trong hệ
thống là hoàn toàn độc lập với nhau, vì vậy người sử dụng có thể trộn lẫn và
tự tạo ra hệ điều hành cho riêng mình.
Không giống như hệ điều hành Windows của Microsoft, mọi thành phần đều
kết nối và phụ thuộc lẫn nhau. Ngược lại, Linux lại cung cấp khả năng các
chương trình làm việc độc lập với nhau, nếu chương trình này được gỡ bỏ
thì các chương trình khác vẫn hoạt động tốt mà không gây ảnh hưởng gì.
Chính vì khả năng phân chia modul như vậy mà HĐH Linux được phân phối
bởi những người sử dụng hay các công ty lớn như RedHat, Xandros, Simply
MEPIS và Suse... đều có thể tương thích với nhau.
Trong Linux, các chương trình cũng có thể thay đổi lẫn nhau, mà giao diện
đồ hoạ GUI cũng không phải là ngoại lệ. Muốn có giao diện giống với
Windows XP? Hãy sử dụng FVWM với theme XP. Muốn nhanh hơn? Hãy
dùng IceWM. Muốn có đầy đủ tính năng? GNOME hoặc KDE sẽ là thích
hợp nhất. Tất cả những gói phần mềm về giao diện GUI đều có những thuận
lợi và yếu điểm riêng, nhưng chúng cũng đều hỗ trợ người dùng tương tác
tốt với chuột.
3. Hỗ trợ phần cứng, phần mềm

Phần cứng, phần mềm và mọi thứ trong Linux cũng mới chỉ xuất hiện trong
vài năm gần đây. Với thời gian chỉ bằng một nửa so với Windows, nhưng
các phần mềm cho Linux mạnh mẽ hơn, ổn định hơn, "ngốn" ít tài nguyên
hơn, và chi phí thì rẻ hơn so với nền tảng Windows.
Hỗ trợ phần mềm
Tuy nhiên, điều mà Linux cần phải quan tâm là hiện nay chưa có nhiều nhà
cung cấp phần mềm hỗ trợ Linux. Ví dụ nếu muốn sử dụng QuickBook của
Intuit trên Linux, thì không thể. Mặc dù, cũng có nhiều dự án cho phép các
ứng dụng Windows có thể chạy trên Linux, như CrossOver Office (cho phép
chạy Office trên Linux) và Wine (giả lập môi trường Windows và các ứng
dụng Windows có thể chạy trên Linux). Nhưng các phần mềm này không
thể chạy tốt và ổn định như trong môi trường thực của nó, người sử dụng cần
phải chờ đợi khi các hãng cung cấp phần mềm chính thức chuyển sang
Linux thì mới có thể sử dụng tốt được.
Hiện nay, cộng đồng mã nguồn mở đưa ra danh sách 15 000 chương trình
hoạt động tốt trên Linux. Các phần mềm này đều miễn phí, chất lượng thì có
thể khác nhau, nhưng hầu hết các chương trình đều viết rất tuyệt vời và có
sự cải tiến đáng chú ý. Những phần mềm này có thể nhập và xuất các tập tin
từ các định dạng của những phần mềm quen thuộc. Chẳng hạn, GNUCash có
thể đọc các định dạng của QuickBook rất tốt, và OpenOffice.org có thể đọc
tốt các định dạng tài liệu của bộ Micrsoft Office...
Hỗ trợ phần cứng
Để cài đặt phần cứng trên các máy tính Apple không đơn giản như trên
Windows, và điều này cũng tương tự với Linux. Hầu hết các phần cứng ổ
cứng, RAM, USB Flash, bo mạch chủ, card mạng và máy ảnh số đều làm
việc tốt, nhưng một số phần cứng mới hoặc không được hỗ trợ thì rất khó cài
đặt.
Các trình điều khiển làm việc với phần cứng được viết cho Linux đều phải
được cung cấp miễn phí cho các cộng đồng người sử dụng Linux, mà điều
này các hãng sản xuất phần cứng không muốn. Do đó, có thể đây là một

điểm yếu so với Windows bởi các công ty phần cứng có thể làm việc trực
tiếp với Microsoft về tính tương thích, và có xu hướng để Linux tự tìm cách
hỗ trợ các thiết bị đó bởi họ muốn giữ bản quyền về công nghệ của riêng
mình. Một thông tin tốt là các nhà cung cấp phần cứng cho Linux cũng như
phần mềm đều đang có chuyển biến tích cực và nhiều công ty cũng đang dần
hỗ trợ Linux.
Kết hợp giữa phần cứng, phần mềm trong các máy tính Linux là nhân hệ
điều hành (kernel). Nhân hệ điều hành (HĐH) kết nối phần cứng và phần
mềm, và những cập nhật mới nhất đều có sẵn trên Internet. Nếu đang sử
dụng phần cứng mới và nhân HĐH cũ chưa hỗ trợ , hãy sử dụng phiên bản

×