Họ & Tên: Nguyễn Hải Châu Anh
MSSV: 17DH700159
Môn học: Địa chính trị (T3, Tiết 1-2)
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Luận giải sức mạnh quốc gia (sức mạnh biển) của Việt Nam
theo lý thuyết sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan. (3-5tr A4)
Lịch sử đã chứng minh rằng, phần lớn những cường quốc trên
thế giới đều là những quốc gia sở hữu sức mạnh biển. Trong quá khứ,
có thể kể đến một số điển hình như Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha đều là những cường quốc biển. Trong đó, nổi bật nhất là
Anh Quốc. Anh Quốc từng là cường quốc đứng đầu thế giới, với lực
lượng hải quân hùng mạnh nhất giai đoạn thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20.
Hiện nay, vai trò của sức mạnh biển vẫn được các quốc gia, đặc biệt
là các cường quốc trên thế giới chú trọng. Hoa Kỳ, hiện là siêu cường
dẫn đầu thế giới, cũng đồng thời ứng đầu danh sách các lực
lượng hải quân mạnh nhất trên thế giới. Hay Trung Quốc – thường
được gọi là cường quốc ‘trỗi dậy’ trong thế kỉ XIX, cũng dần thể hiện
rõ tham vọng trở thành một cường quốc trên biển, với hàng loạt
chính sách và động thái hướng đến khu vực Biển Đơng. Có thể thấy,
dù trong bất kì thời đại nào, sức mạnh biển cũng đóng vai trị quan
trọng quyết định trong sức mạnh tổng hợp của quốc gia, và Tướng
Alfred Thayer Mahan đã sớm nhìn thấy được tầm quan trọng của sức
mạnh biển qua thời gian ơng nghiên cứu q trình trở thành cường
quốc của Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và cho ra đời
thuyết Sức mạnh biển (1890). Mahan nhận định rằng, ‘các quốc gia
sống bằng xuất khẩu hàng hố thì phải kiểm sốt biển, phải giành
lấy và giữ được quyền kiểm soát biển, nhất là kiểm soát các tuyến
1
giao thơng biển huyết mạch liên quan tới lợi ích và ngoại thương của
quốc gia mình – sức mạnh biển là nhân tố chính làm cho đất nước
giàu mạnh. Muốn thế, phải có lực lượng hải quân và đội thương
thuyền mạnh cùng một mạng lưới các căn cứ địa trên biển’. Theo đó,
ơng đã nêu ra những yếu tố sức mạnh biển mà quốc gia cần phải có,
cùng điều kiện cơ bản để trở thành quốc gia kiểm soát biển. Mặt
khác, Việt Nam – đất nước với đường bờ biển dài 3260km cùng hơn
3000 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong khu vực Biển Đông, từ lâu đã được
đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng và lợi thế lớn về
phát triển sức mạnh biển. Trong phạm vi bài tiểu luận này, tác giả sẽ
luận giải sức mạnh biển của Việt Nam dựa trên lý thuyết sức mạnh
biển của Alfred Thayer Mahan, với mục đích làm rõ về sức mạnh
hiện tại cũng như tiềm năng sức mạnh biển của Việt Nam, đồng thời
hiểu thêm về lý thuyết sức mạnh biển của Mahan.
Theo quan điểm của Mahan, có 6 yếu tố cơ bản quốc gia cần
có nếu muốn sở hữu sức mạnh biển, trong đó yếu tố đầu tiên chính
là vị trí địa lý thuận lợi qua biển đi ra thế giới. Như đã đề cập ở phía
trên, Việt Nam là quốc gia nằm trong Biển Đông – khu vực nằm trên
tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đơng - châu Á. Vì vậy, Biển
Đơng là một trong những nơi giao thông thương mại và vận chuyển
quân sự quốc tế diễn ra dày đặc nhất trên thế giới. Theo đó, Việt
Nam – một quốc gia thuộc khu vực Biển Đơng, hồn tồn có điều
kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải trên biển, giao lưu
kinh tế, văn hóa với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Yếu
tố thứ 2 được Mahan xem là nguồn sức mạnh biển của quốc gia đó
chính là địa hình thuận lợi như có nhiều cảng và con sông chảy qua
vùng đất màu mỡ thông ra biển. Hiện nay, theo thống kê Bản đồ
sơng ngịi Việt Nam, Việt Nam có tổng cộng 9 hệ thống sơng lớn với
112 cửa sông ra biển, và phần lớn là đổ ra Biển Đơng. Trong đó, nổi
2
bật là hệ thống sông Mê Kông và sông Hồng bồi đắp phù sa cho 2
đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông
Hồng. Về cảng biển, theo báo cáo từ tạp chí Tia Sáng, tới năm 2016,
Việt Nam có 49 cảng biển và 166 bến cảng trải dài khắp cả nước.
Đến 2020, số bến cảng ở Việt Nam đã tăng lên 286. Mặc dù hệ
thống cảng biển và bến cảng rải rác ở khắp địa phương trên cả nước,
vẫn có nhiều ý kiến cho rằng hệ thống cảng của Việt Nam chưa đạt
được đến tầm quốc tế, như nhận định của nguyên thứ trưởng bộ giao
thông vận tải Nguyễn Văn Công ‘điểm yếu nhất của cảng biển chúng
ta hiện là chưa có một mơ hình quản lý, đầu tư xây dựng, khai thác
cảng biển hiện đại, đạt chuẩn mực quốc tế như nhiều nước mạnh về
lĩnh vực hàng hải hiện nay như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singarpore,
Úc, Hà Lan, Bỉ…’ Yếu tố thứ 3 và thứ 4 chính là lãnh thổ có dân sống
thì phân bố dọc theo bờ biển và phải có số dân tương đối đơng để có
thể cung cấp đủ thuỷ thủ và lao động đóng tàu. Hiện tại, Việt Nam là
quốc gia với hơn 90 triệu dân, trong đó số dân sống ở vùng ven biến
chiếm khoảng 1/3, tức rơi vào khoảng 30 triệu người (theo thống kê
của tạp chí Tia Sáng). Trong đó, người lao động ven biển được xem là
có trình độ tron nghề đóng tàu, hàng hải, khai thác và ni trồng thủy
sản. Như vậy, có thể nói xét về mặt dân số và lao động ven biển, Việt
Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển sức mạnh biển. Tuy nhiên,
cũng cần phải nhìn nhận rằng, trong thời đại phát triển và hội nhập
hiện nay, nếu chỉ dựa vào yếu tố dân số đông và lao động lành nghề
thì vẫn chưa đủ đề phát huy tối đa hết tiềm lực. Chẳng hạn, theo như
báo cáo của tạp chí Cộng Sản, trong năm 2020, vấn đề phát triển kinh
tế ven biển ở Việt Nam còn vướng phải nhiều khó khăn như: tình trạng
khai thác tự phát vẫn cịn cao, cơng nghệ; thiết bị khai thác cịn lạc
hậu, kém hiệu quả; tình trạng giảm sút tài nguyên biển do khai thác
tự phát mà không tuân theo quy hoạch;… Cuối cùng, theo Mahan, để
có thể làm nên sức mạnh biển quốc gia thì cần tồn dân phải có khát
vọng và nhu cầu về thương mại trên biển và chính phủ phải có quyết
3
tâm phát triển sức mạnh biển của nước mình. Nói cách khác, sức
mạnh biển cần phải được tạo ra dựa trên sự quyết tâm và phối hợp
thống nhất giữa nhân dân và chính phủ. Theo thống kê năm 2018 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, trong giai đoạn 10 năm (20082017), tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của các địa phương ven
biển tăng trưởng bình quân 7,5%/năm, cao hơn so với nhịp tăng
trưởng chung của cả nước 1,5%. GRDP bình quân đầu người đạt 64,9
triệu đồng, cao hơn so với mức bình quân cả nước đạt 53,5 triệu
đồng. Trong đó, các ngành kinh tế biển như du lịch biển, khai thác
chế biến, phát triển các khu kinh tế ven biển; các hệ thống giao
thông của các địa phương ven biển được ưu tiên phát triển. Song,
phát triển kinh tế biển vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại như đã đề cập ở
trên. Đứng trước những triển vọng, cũng như những khó khăn đó,
nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã được ban hành, với mục tiêu đẩy
mạnh kinh tế biển, trong đó tập trung ưu tiên các ngành du lịch và
dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các khống sản
biển khác; nuôi trồng và khai thác hải sản; công nghiệp ven biển;
năng lượng và tái tạo các ngành kinh tế biển mới. Như vậy, nhìn
chung có thể thấy rằng, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng sở
hữu sức mạnh biển, song, hiện tại phần lớn được dựa vào yếu tố tự
nhiên như vị trí địa lý, địa hình; còn yếu tố về sức mạnh con người
như dân số hay sự quyết tâm và phối hợp thống nhất giữa địa phương
và chính phủ vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề và chưa được khai thác triệt
để.
Thứ hai, xét trên những điều kiện cơ bản để trở thành quốc gia
kiểm sốt biển, Mahan cho rằng trước tiên phải có hải quân, căn cứ
hải quân và các tuyến giao thông trên biển khơng bị nước khác kiểm
sốt. Lực lượng hải qn Việt Nam được xem là lực lượng nòng cốt
bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt Nam trên biển, với 5 vùng hải quân
4
trải dài khắp cả nước. Trong những năm gần đây, hải quân Việt Nam
không ngừng được củng cố, gia tăng sức mạnh khi lực lượng lính hải
quân được nâng cao công tác huấn luyện, chiến đấu; đồng thời được
trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại như tàu ngầm, tàu tên lửa, tàu
hộ vệ…. Mặt khác, mặc dù hiện nay lực lượng hải quân được nhiều ý
kiến đánh giá là vững mạnh, tinh nhuệ và hiện đại, số lượng cảng
đặc dụng dành cho hải quân Việt Nam lại khá hạn chế. Cụ thể, hiện
nay Việt Nam có tổng cộng 49 cảng biển, nhưng phần lớn các cảng
được sử dụng cho mục đích thương mại. Riêng cảng Cam Ranh trong
những năm gần đây đã được sử dụng như cảng đặc dụng cho hải
quân. Nếu xét trên quan điểm của Mahan rằng, Sức mạnh hải
qn = Lực lượng + Vị trí thì Việt Nam hiện đang có lợi thế
lớn về mặt lực lượng, nhưng về vị trí của căn cứ hải quân vẫn
còn gặp hạn chế. Bên cạnh yếu tố hải quân, Mahan cho rằng
để kiểm sốt biển, quốc gia phải có đội tàu buôn mạnh cùng
các hải cảng và tuyến hàng hải, phải có bn bán với nước
ngồi. Về yếu tố hải cảng, như đã đề cập ở phía trên, Việt
Nam có hệ thống hải cảng trải dài khắp cả nước với 49 cảng
và 286 bến cảng. Tuy nhiên, hải cảng của Việt Nam hiện nay
bị xem là còn manh mún, chưa khai thác tốt và chưa đáp ứng
được tiêu chuẩn của quốc tế. Bên cạnh đó, trang thiết bị,
máy móc của những doanh nghiệp cảng biển còn lạc hậu,
chưa phát triển hiện đại, tiên tiến gây ảnh đến chất lượng
dịch vụ của cảng, có thể kể đến là thời gian xếp dỡ, chờ tàu
lâu và nhiều chi phí phát sinh chưa hợp lý. Một ví dụ điển
hình cho thấy hạn chế của vận tải biển Việt Nam đó chính là
hiện nay phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều chọn
phương thức nhập khẩu CIF. Theo đó, doanh nghiệp nhập
khẩu phải
chịu thêm giá cước vận chuyển tăng, phí bảo hiểm
tăng, khơng thuê được tàu (vì tàu do bên xuất chọn)… và những chi
phí phát sinh khác. Và một trong những lý do cho điều này là vì đội
5
tàu của Việt Nam thường cũ, lạc hậu hơn so với tàu của nước ngoài,
kéo theo nhiều nguy cơ hàng hóa, cùng với mức tiêu hao nhiên liệu
cao, chi phí cho sửa chữa lớn,… Cịn xét trên phương diện bn bán
với nước ngoài, theo thống kê của Tổng cục thống kê, mặc dù năm
2020 phải đối mặt với dịch COVID-19, Kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm
2019. Như vậy, mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn trong phát triển cảng biển và
thiết bị, tàu vận chuyển, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn trên
đà phát triển và có nhiều tín hiệu tích cực.
Nhìn chung, xét trên phương diện yếu tố sức mạnh biển và những điều
kiện cơ bản để trở thành quốc gia kiểm soát biển, Việt Nam đang sở
hữu nhiều tiềm năng lớn để trở thành quốc gia sức mạnh biển. Tuy
nhiên, có thể thấy hiện nay những tiềm năng ấy vẫn chưa được khai
thác triệt để bởi vì nhiều ngun nhân, trong đó chủ yếu có thể thấy
là các phương thức vận hành vẫn chưa tiên tiến, chưa có tính đồng
bộ, lâu dài. Để giải quyết được vấn đề này, Việt Nam cần tập trung
đẩy mạnh phát triển kĩ thuật tiên tiến để bắt kịp với những tiêu
chuẩn của khu vực và quốc tế, đồng thời cần phải có những chính
sách lâu dài và đồng bộ trong việc phát huy sức mạnh biển của quốc
gia.
6
Tài liệu tham khảo:
Ẩn, N. (2021). Kinh tế Việt Nam hướng ra biển lớn. Retrieved from
Tuổi trẻ: />Dân, N. V. (2014). Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát
triển quốc gia. Hà Nội: Chính trị quốc gia.
Hiển, M. (2020, 6 3). Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể phát
triển bền vững kinh tế biển. Retrieved from Văn phịng chính
phủ: />Khải, H. V. (2020, 2 11). Phát triển kinh tế biển Việt Nam - Tiềm năng
và thách thức. Retrieved from Tạp chí cộng sản:
/>Sức mạnh của Hải quân nhân dân Việt Nam. (2020, 8 5). Retrieved
from Dân trí: />Toán, D. V. (2016, 8 17). Học thuyết sức mạnh biển hiện đại và triển
vọng áp dụng với Việt Nam. Retrieved from Tia sáng:
/>Thọ, Đ. P. (2018, 9 29). Thực trạng phát triển kinh tế biển và những
vấn đề đặt ra. Retrieved from Quân đội nhân dân:
/>(2020). Xuất nhập khẩu 2020: Nỗ lực và thành công. Hà Nội: Tổng
cục thống kê. Retrieved from Tổng cục thống kê.
7