Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Sử dụng Infographic trong dạy học Địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 40 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐĂNG

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC
TRONG DẠY HỌC MƠN ĐỊA LÍ

Tác giả: Từ Tiến Thành
Trình độ chuyên môn: Cử nhân
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Nơi công tác: Trường THPT Đồng Đăng
Điện thoại liên hệ: 0985.658.633
Địa chỉ thư điện tử:
Đề nghị công nhận sáng kiến cấp: Cơ sở

Lạng Sơn, năm 2021


I

II

III

IV

Mục lục

Trang


Tóm tắt sáng kiến

3

Các từ viết tắt, danh mục ảnh bảng biểu

4

Mở đầu

5

1. Lí do chọn sáng kiến

5

2. Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm

6

3. Phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm

7

Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn

7

1. Cơ sở lý luận


7

2. Cơ sở thực tiễn

10

Nội dung sáng kiến

13

1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến

13

2. Đánh giá kết quả thu được

32

2.1 Tính mới, tính sáng tạo

32

2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của
sáng kiến

33

a) Khả năng áp dụng hoặc áp dụng thử, nhân rộng

33


b) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực

34

Kết luận

37

Danh mục tài liệu tham khảo

39

TĨM TẮT SÁNG KIẾN
2


Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, sự xuất hiện và phát triển của các
công cụ, cách thức cung cấp, truyền tải thông tin mới đến người đọc là điều tất yếu.
Để theo kịp xu hướng xã hội, ngành giáo dục khơng thể đứng ngồi những biến
chuyển đó. Đặc biệt, với lượng thơng tin khổng lồ thì u cầu cần có những phương
tiện dạy học mới nhằm đơn giản hóa cách thức thể hiện thơng tin để hỗ trợ đắc lực
cho việc tiếp nhận của người học là một u cầu cấp thiết. Vì vậy, ngành giáo dục
địi hỏi giáo viên không ngừng thực hiện nhiệm vụ cải tiến, cập nhật thông tin trong
giảng dạy cho học sinh.
Những năm gần đây, Infographic đã được các ngành truyền thông sử dụng
nhiều đặc biệt đó là báo mạng, đài truyền hình lựa chọn để truyền tải thơng tin với
tần suất ngày càng cao với điểm thu hút chính là khơng giới hạn về phương thức
trình bày. Mặc dù Infographic đã có mặt tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau
nhưng trong giáo dục thì cịn khá mới mẻ.

Như vậy, có thể thấy, Infographic đang dần trở nên gần gũi và thông dụng
hơn trong cuộc sống của thời hiện đại. Infographic là một phương pháp mới, có ưu
thế đặc biệt trong việc truyền tải thơng tin và có khả năng áp dụng vào dạy học hiện
đại với tư cách là một hướng đi mới cho xu hướng thay đổi phương pháp dạy học
theo hướng tích cực hóa người học. Tuy nhiên, việc ứng dụng Infographic vào
giảng dạy nói chung cịn hạn chế, và giảng dạy mơn Địa lí cịn là mới mẻ. Đây là
cơ sở quan trọng cho tôi lựa chọn nghiên cứu về sử dụng Infographic trong dạy học
Địa Lí, đặc biệt là trong bối cảnh vấn đề nâng cao chất lượng dạy học bộ môn đang
đặt ra cấp thiết như hiện nay.

CÁC TỪ VIẾT TẮT
3


TT
1
2
3
4

Chữ viết tắt
THPT
TN THPT
CNTT
KHXH

Viết đầy đủ
Trung học phổ thông.
Tốt nghiệp trung học phổ thông.
Công nghệ thông tin.

Khoa học xã hội.

DANH MỤC ẢNH, BẢNG BIỂU
Tên
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
Hình 8
Hình 9
Hình 10
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4
Bảng 5

Tên ảnh, bảng
Một số Infographic của thông tấn xã Việt Nam
Giao diện phần mềm Adobe Photoshop dùng thiết
kế Infographic
Khái quát về đất nước Nhật Bản.
Một số thiên tai chủ yếu ở nước ta.
Các cấp độ của bão và gió
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Kiểm tra kiến thức thiên nhiên phân hóa Bắc
Nam.

Đất nước nhiều đồi núi
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Đặc điểm dân số nước ta năm 2019
Phương pháp sử dụng Infographic trong dạy học
Địa lí ở trường THPT.
Cách tổ chức hoạt động dạy học khi sử dụng
Infographic
Mong muốn của học sinh khi giáo viên thiết kế
và sử dụng Infographic vào dạy học Địa lí
Bảng so sánh kết quả thi tốt nghiệp TN THPT
năm 2020 lớp 12A2 và 12A3
Bảng so sánh kết quả thi tốt nghiệp TN THPT
năm 2020 với năm 2019

I – MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến

4

Trang
14
21
23
25
26
28
29
30
31
32

34
35
36
36
37


Infographic - đồ họa thông tin là dạng thức thể hiện các thơng tin, dữ liệu
hoặc kiến thức bằng hình ảnh trực quan. Những thiết kế này cung cấp những thông
tin phức tạp qua thiết kế dưới dạng ngắn gọn, rõ ràng bằng ký hiệu, biểu tượng,
hình ảnh, sự phát triển của Infographic hiện nay là kết quả tất yếu của kỷ nguyên
số. Khi con người càng tiêu tốn nhiều thời gian vào biển thông tin tràn ngập của
thời đại số thì vai trị của Infographic càng trở nên quan trọng vì Infographic là một
cơng cụ cho phép cung cấp, truyền tải thông tin mới đến người đọc một cách nhanh
chóng, hiệu quả.
Trong thời kì bùng nổ CNTT và đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá, đặc biệt là thi TN THPT với lượng kiến thức lớn yêu cầu học sinh cần ghi
nhớ, vận dụng trong quá trình học và ơn tập, do đó việc cần có những phương tiện
dạy học mới nhằm đơn giản hóa cách thức thể hiện thông tin để hỗ trợ đắc lực cho
việc tiếp nhận của người học là một yêu cầu cấp thiết trong q trình dạy và học có
rất nhiều phương pháp phương tiện hỗ trợ quá trình học tập như sử dụng sơ đồ tư
duy, sơ đồ kiến thức, dạy học trực tuyến và các phần mềm hỗ trợ…và Infographic
là một giải pháp hợp lý cho yêu cầu đó. Với đặc điểm nổi trội là khả năng tổng hợp,
khái qt hóa, tính thẩm mĩ, tính sáng tạo,… Infographic có thể trở thành một cơng
cụ, một giải pháp mới, góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập bộ môn.
Những trang Infographic ngắn gọn về nội dung, màu sắc và hình ảnh bắt mắt sẽ thu
hút học sinh và hỗ trợ học sinh tốt hơn trong quá trình học tập Địa lí vì khá nhiều
kiến thức với đại đa số học sinh. Mặc dù có nhiều ưu thế nổi trội trong việc truyền
tải thơng tin, có tiềm năng trong việc cải thiện hứng thú học tập của học sinh nhưng
trên thực tế, nghiên cứu và ứng dụng Infographic trong dạy học Địa lí vẫn cịn là

một vấn đề mới mẻ, chưa được khai thác hiệu quả.
Với những đặc tính của mình, Infographic có thể được sử dụng như là một
phương tiện dạy học mới với chức năng chính là chuyển hóa thơng tin một cách
ngắn gọn thay cho việc đọc hàng trang giấy như cách thức truyền thống. Đối với
5


người đọc nói chung và người học nói riêng, Infographic được yêu thích nhờ rất ít
chữ nhưng lại đầy đủ nội dung cần biết, hình ảnh minh họa phong phú, đẹp mắt.
Điều này phần nào đáp ứng tâm lí của học sinh hiện nay đó là mong muốn được
giảm áp lực trong việc thu nhận kiến thức. Đề tài này nhằm giới thiệu những thông
tin cơ bản về Infographic như một phương tiện hỗ trợ tốt cho công tác dạy học mới.
2. Mục tiêu của sáng kiến
Mục đích chính của thiết kế Infographic là nhằm trình bày thơng tin sao cho
trở nên gọn gàng, súc tích, dễ nắm bắt và thu hút được sự quan tâm, chú ý của
người xem hơn.
Việc sử dụng Infographic trong dạy học mơn Địa lí là một giải pháp hiệu quả
thu hút sự chú ý của học sinh, giúp học sinh học nhanh, nhớ lâu, tổng hợp kiến thức
tốt và phát huy cá tính sáng tạo của học sinh, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, khơi dậy được hứng thú học tập, tư duy
sáng tạo của học sinh.
Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm, khẳng định vai trò của Infographic, đề tài
nghiên cứu về thiết kế và đề xuất một số biện pháp sử dụng có hiệu quả Infographic
để dạy và ơn tập mơn Địa lí. Qua đó, thúc đẩy tính tích cực, chủ động của học sinh
cũng như tăng khả năng tư duy và sáng tạo trong quá trình dạy học đọc hiểu nhằm
phát triển các năng lực cơ bản và chuyên biệt mà CTGDPT 2018 đã xây dựng.

3. Phạm vi của sáng kiến
Sáng kiến này được viết trong q trình dạy học, ơn tập TN THPT được rút
ra một số kinh nghiệm từ công tác giảng dạy tại trường Trung học phổ thông Đồng

6


Đăng. Đối tượng được áp dụng trong đề tài này là học sinh toàn trường, đặc biệt là
học sinh lớp 12.
Sáng kiến áp dụng cho cả giáo viên toàn trường đặc biệt là các mơn Địa lí,
Tin học, Sinh học, Cơng nghệ, Văn học...
Phần mềm tạo Infographic khuyến khích sử dụng: Microsoft Powpoint,
Visme, Canva Infographic Maker, Piktochart, Adobe Photoshop…
Thời gian sử dụng từ năm học 2019-2020 đến năm học 2020-2021.

II – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận

Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018 được xây dựng theo mơ hình
phát triển năng lực, thơng qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các
phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp HS hình thành và phát
triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Quan điểm
này được thể hiện nhất quán ở nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh
giá kết quả giáo dục của các môn học.
Thực hiện Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2025. Đẩy
mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra
đánh giá trong tất cả các môn học. Ưu tiên triển khai các giải pháp có tính đồng bộ
cao (bao gồm kho học liệu số, bài giảng e-learning, phần mềm thiết kế bài giảng
7



điện tử, phần mềm mơ phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học); triển khai ứng
dụng CNTT phải thiết thực, có hiệu quả.
Căn cứ cơng văn số: 2289/SGDĐT-KTKĐ Lạng Sơn về việc hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2019 - 2020. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT;
củng cố, bồi dưỡng kiến thức, phát huy năng lực đội ngũ cốt cán CNTT và đội ngũ
giáo viên Tin học; khai thác hiệu quả phòng họp trực tuyến, các phần mềm quản lý,
phần mềm dạy học và thiết bị CNTT đặc biệt là các thiết bị hỗ trợ dạy học thông
minh. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và
học, kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học. Ưu tiên triển khai các giải pháp có
tính đồng bộ cao (bao gồm kho học liệu số, bài giảng e-learning, phần mềm thiết kế
bài giảng điện tử, phần mềm mơ phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học); triển
khai ứng dụng CNTT phải thiết thực, có hiệu quả.
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, sự xuất hiện của các phần mềm đồ họa
hiện đại, Infographic ngày càng xuất hiện nhiều, phát huy sự sáng tạo và nhanh
chóng phổ biến trong mọi lĩnh vực. Infographic phát triển dưới nhiều dạng khác
nhau và trở thành phương tiện truyền tải thông tin dữ liệu trực quan, có tính biểu thị
dữ liệu theo cách có cấu trúc, đảm bảo tính ngắn gọn trong mục tiêu truyền tải
thông tin.
Như vậy, việc sử dụng Infographic trong dạy học sẽ là một phương pháp dạy
học trực quan mới, nhằm bắt kịp xu hướng của giáo dục hiện đại, mà cịn có thể
xem là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao hứng thú học tập của học sinh trên lớp,
định hướng hoạt động tự học ở nhà và góp phần rèn luyện các năng lực thực hành
cho học sinh trong học tập.
Sử dụng Infographic trong dạy học nói chung, dạy học mơn Địa lí cịn là một
cách tiếp cận của nền giáo dục với xu hướng chung của thời đại, nhằm góp phần

8


tạo ra những thế hệ học sinh không chỉ giỏi kiến thức, tư duy sáng tạo mà cịn có

khả năng bắt kịp công nghệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Điểm khác biệt so với các công cụ trình chiếu trực quan khác là Infographic
cho phép thể hiện các thơng tin qua hình ảnh và các kí hiệu trực quan. Sự phát triển
nhanh chóng của internet và điện thoại thông minh ngày nay đã rất phổ biến với
học sinh THPT, Infographic cũng trở nên thông dụng hơn. Bên cạnh những
Infographic có sẵn đã được thiết kế trên internet, giáo viên và học sinh có thể tìm
kiếm, in ra giấy để trở thành công cụ hỗ trợ học tập, giáo viên hoặc học sinh cũng
có thể tự thiết kế Infographic tùy theo mục đích sử dụng hoặc phong cách của riêng
mình trong q trình học tập bộ mơn. Thao tác dễ dàng, phát huy tính sáng tạo của
cá nhân, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả dạy và học… chính là những ưu thế
Infographic có thể đáp ứng được với các đối tượng học tập khác nhau, trong các
khơng gian học tập mở và hồn tồn khơng bị giới hạn bởi cơ sở vật chất nhà
trường như các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin khác như vậy, có thể nói,
sử dụng Infographic vào dạy học Địa lí sẽ giúp người dạy giảm bớt việc mơ tả
thơng tin, số liệu mà tập trung vào phân tích nội dung để bài học được truyền tải
trực quan hơn, thu hút hơn; giúp người học tiếp thu nhanh, dễ dàng và hứng khởi
hơn. Những lợi thế nói trên của Infographic là những điểm cần thiết đối với một
phương tiện dạy học mới mà bộ mơn Địa lí có thể sử dụng để góp phần thay đổi
phương pháp học tập và nâng cao hứng thú học tập bộ môn. Về bản chất,
Infographic là hình thức dùng hình ảnh để trình bày truyền tải thông tin – thường là
những thống kê trên số lượng lớn. Những Infographic thường được bố trí khoa học,
đẹp mắt và theo một cách dễ hiểu nhất nhằm giúp người đọc có thể hiểu được. Tuy
nhiên thời gian và công sức để làm ra một sản phẩm Infographic có thể mất nhiều
hơn so với sử dụng văn bản hoặc sơ đồ tư duy nhưng những lợi ích mà nó mang lại
thì vượt trội hơn rất nhiều. Thay vì phải đọc nhiều thông tin, xem qua nhiều trang
web, hay thiết kế, các bảng thống kê phức tạp đơn điệu,… giờ đây, học sinh chỉ cần
9


xem một trang hình ảnh Infographic là có đầy đủ thông tin cần thiết và biết cách

logic các thông tin đó với nhau.
Đây là những nguyên nhân cơ bản để có thể ưu tiên sử dụng Infographic
trong dạy học thay vì các văn bản truyền thống. Trong các thế mạnh của
Infographic, có những điểm có thể hỗ trợ tốt cho giáo dục để đưa Infographic vào
dạy học Địa lí như một phương tiện dạy học mới, đáp ứng được những yêu cầu
trong dạy học hiện nay.
2. Cơ sở thực tiễn
Địa lí là mơn học trong chương trình giáo dục phổ thông được học sinh lựa
chọn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cũng giống như nhiều môn học khác trong
hệ thống giáo dục nước ta, việc dạy học Địa lí đã có thay đổi phương pháp tuy
nhiên việc thay đổi và đa dạng các phương pháp dạy học trực quan sẽ giúp cho học
sinh tiếp cận và ghi nhớ kiến thức nhanh hơn. Infographic với đặc trưng trực quan,
sinh động, độc đáo và gần gũi có thể tạo ra hứng thú học tập mới, đồng thời giúp đỡ
học sinh được tự do thể hiện những năng lực cá nhân của mình. Mỗi Infographic
với tư cách là một sản phẩm cá nhân độc đáo, thể hiện sự sáng tạo, tư duy thẩm mĩ
và khả năng sử dụng công nghệ thông tin của tác giả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
học tập bộ mơn.
Tuy nhiên, mặc dù có nhiều ưu thế, nhưng hiện nay, việc sử dụng
Infographic trong dạy học hiện nay hiện chưa được tiến hành rộng rãi. Theo nghiên
cứu Infographic đã trở thành nội dung nghiên cứu và ứng dụng trong dạy học địa lý
ở một số trường THPT ở các tỉnh và thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương…Đề tài nghiên cứu của sinh viên Trần Thúy Duyên
với đề tài “Thiết kế và sử dụng Infographic animation trong dạy học địa lý 11”. Bên
cạnh đó Infographic là đề tài được nhiều thạc sĩ chọn làm luận văn tốt nghiệp tiêu
biểu như: Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thanh Hà “Sử dụng thông tin đồ họa trên báo
10


điện tử hiện nay”. Luận văn của thạc sĩ Trình Thị Quỳnh “Sử dụng thông tin đồ họa
trên báo in Việt Nam”. Luận văn của thạc sĩ Ngô Thị Yến, “Sử dụng thơng tin đồ

họa trong các chương trình truyền hình”. Trên thực tế, hiện nay Infographic được
sử dụng phổ biến trong lĩnh vực báo chí (chủ yếu và thơng dụng nhất là các trang
báo điện tử: vtv.vn, Infographic.vn, laodong.vn…) nhằm đáp ứng nhu cầu tổng hợp
tin tức nhanh của những độc giả thời hiện đại.
Mặc dù đã được ứng dụng tương đối hiệu quả trên các phương tiện truyền
thông nhưng ở nội dung mơn học Địa lí, Infographic mới chỉ được xuất hiện trên
mạng và được giáo viên sử dụng một cách tự phát trong các tiết học trên lớp để
thay đổi khơng khí giờ học. Trong bối cảnh thi THPT Quốc gia như hiện nay được
tổ chức dưới dạng thi trắc nghiệm khách quan, học sinh cần ghi nhớ nhiều nội dung
kiến thức để đáp ứng yêu cầu của bài thi. Đáp ứng yêu cầu của phần đông học sinh
về việc học tập ôn luyện và hệ thống sơ đồ hóa kiến thức trọng tâm, Cơng ty
Ccgroup đã mời các tác giả có tên tuổi trong nhiều bộ mơn, hồn thiện trọn bộ
Infographic chinh phục kì thi THPT Quốc gia (2018) giáo viên và học sinh có thể
tìm mua sách để sử dụng.
Như vậy, có thể thấy trên thực tế, mặc dù đã có nhiều Infographic được thiết
kế và đăng tải trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng nhưng lại chưa được ứng
dụng trong quá trình dạy học Địa lí ở trường phổ thơng hiện nay với tư cách như
một biện pháp mới, góp phần làm đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng
Infographic trong dạy học sẽ là một phương pháp mới đầy tiềm năng khi khơng chỉ
đem đến tính mới lạ mà cịn góp phần to lớn trong việc nâng cao hiệu quả bộ môn
và gắn việc học tập với thực tiễn, đảm bảo rèn luyện, phát triển các năng lực thực
hành cho học sinh. Điều này hồn tồn phù hợp với mục đích của nền giáo dục Việt
Nam hiện nay là hình thành nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ, những người lao
động tương lai của xã hội, có sức khỏe, có trí tuệ, có tâm hồn trong sáng, biết yêu
thương cộng đồng, nhân loại, có ý thức cơng dân và có khả năng lao động sáng tạo,
11


nhằm đáp ứng những u cầu của thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế. Có thể thấy, Infographic Địa lí khơng cịn là khái niệm xa lạ, trái

lại, nó cịn có thể trở thành một công cụ hỗ trợ dạy học trong thời đại mới, không
chỉ nâng cao hứng thú, chất lượng học tập bộ mơn mà cịn mở ra khả năng phát
triển các năng lực của người học. Tuy nhiên, việc ứng dụng Infographic trong dạy
học Địa lí hiện nay vẫn cịn là một vấn đề mới, chưa được triển khai áp dụng rộng
rãi để phát huy hết hiệu quả của nó.
Trường THPT Đồng Đăng đã ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học
được quan tâm triển khai từ nhiều năm về trước, tuy nhiên, từ năm học 2019 - 2020
hoạt động này được đẩy mạnh, tăng cường bằng việc thành lập ban CNTT phục vụ
công tác điều hành, quản lý và trao đổi chuyên môn; kêu gọi đầu tư lắp đặt máy
chiếu đa năng trong phịng học và khuyến khích giáo viên soạn giáo án điện tử ở
một số môn, như: Tin học, Vật lí, Sinh học, Hóa học, Địa lí… đưa vào giảng dạy.
Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả trong công tác này, ban giám hiệu nhà trường đã
quán triệt tinh thần dạy và học thực chất, kiên quyết khơng để kiểu dạy hình thức
và ứng dụng CNTT cho có lệ, đồng thời, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các
khóa tập huấn ứng dụng CNTT trong dạy học. Từ đó, việc khai thác sử dụng các
ngữ liệu phục vụ giảng dạy bằng giáo án điện tử trong các tiết học đã phát huy hiệu
quả, tạo sự hứng thú cho học sinh tiếp thu bài giảng. Đây được coi như một luồng
gió mới trong đổi mới phương pháp, hình thức dạy học của nhà trường.
Tại trường THPT Đồng Đăng, để bắt kịp sự phát triển của CNTT và đổi mới
phương pháp dạy học nên việc áp dụng các phương pháp dạy học dùng Infographic
có tác dụng lớn đối với giáo viên và học sinh. Xuất phát từ các cơ sở trên tôi đã
chọn sáng kiến “ Thiết kế và sử dụng Infographic trong dạy học địa lí”.
III – NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến
12


1.1 Tổng quan về Infographic.
1.1.1. Khái niệm về Infographic.
Infographic là từ ghép giữa information (thông tin) và graphic (đồ họa). Hiện

nay, có nhiều định nghĩa Infographic khác nhau: Infographic là hình ảnh đồ họa thể
hiện thơng tin, dữ liệu hoặc kiến thức nhằm thể hiện thông tin phức tạp một cách
nhanh chóng và rõ ràng. Đồ họa có thể được tăng cường bởi các biểu tượng, hình
dạng, màu sắc và các yếu tố hình ảnh khác nhưng nhìn chung, từ ngữ vẫn là yếu tố
được nhấn mạnh bởi loại info này. Hay theo từ điển Oxford, Infographic là cách thể
hiện trực quan thông tin hoặc dữ liệu như dạng biểu đồ, sơ đồ.
Như vậy, Infographic được hiểu đơn giản là thiết kế đồ họa thơng tin, cụ thể
chính là dạng thức thể hiện các thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức bằng hình ảnh trực
quan. Đây là sản phẩm đồ họa mô tả thông tin về một lĩnh vực, vấn đề nào đó.
Thơng tin trong Infographic được giải thích một cách trực quan thơng qua các hình
ảnh. Mục đích chính của Infographic là thể hiện một chủ đề phức tạp thành những
hình ảnh đơn giản, thẩm mĩ, giúp người xem dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ thông tin.
Infographic là kiểu thiết kế đồ họa chủ yếu dựa vào các hình tượng trực quan để mơ
phỏng cho những dữ liệu thông tin, với thiết kế kiểu này người dùng dễ dàng thu
thập dữ liệu một cách nhanh nhất.
Như trong ví dụ dưới đây, Infographic sử dụng các hình ảnh nổi bật, lôi cuốn
để truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và rõ ràng.

13


Hình 1. Một số Infographic của thơng tấn xã Việt Nam
1.1.2. Đặc điểm của Infographic
Infographic là một sản phẩm độc đáo, thường mang dấu ấn cá nhân, đa dạng
về màu sắc và cách trình bày. Mỗi một sản phẩm Infographic là một sản phẩm thể
hiện đồ riêng của người thiết kế. Cùng một nội dung, thông tin, nhưng cách thể
hiện của mỗi người là hoàn toàn khác nhau tùy vào góc nhìn của mỗi người cũng
như mục đích thành lập Infographic đó. Nhưng nhìn chung, các Infographic đều có
chung các đặc điểm sau:
Infographic mang tính khái quát cao: Tính khái quát của Infographic được

đảm bảo bởi hệ thống hình ảnh biểu tượng cho phép cung cấp một lượng lớn thông
tin; vừa làm rõ những dữ liệu phức tạp, vừa tổng hợp thông tin thông qua cách sắp
xếp các nội dung và biểu tượng. Cung cấp thông tin phức tạp qua các biểu tượng
phù hợp; vừa làm rõ những dữ liệu phức tạp, vừa cho phép truyền tải một lượng lớn
thông tin thông qua các biểu tượng.

14


Infographic thể hiện rõ ràng, chính xác các nội dung. Thông qua Infographic,
các thông tin sẽ trở thành một nội dung có giá trị được đơn giản hóa mà bất kì một
người nào cũng có thể hiểu. Màu sắc, phơng chữ và hình ảnh phải hỗ trợ cho việc
giải thích và khơng hạn chế sự hiểu biết.
Infographic có tính sáng tạo: Infographic là một sản phẩm độc đáo, mang
đậm dấu ấn cá nhân của người thiết kế, đa dạng về màu sắc và ý tưởng trình bày.
Mỗi một sản phẩm Infographic là một sản phẩm thể hiện ý đồ riêng của người thiết
kế.
Infographic có tính thẩm mĩ: So với cách truyền tải nội dung thông thường
bẳng các đoạn văn bản, Infographic gây ấn tượng và hứng thú với người đọc về
màu sắc, cách thức thể hiện sáng tạo các nội dung. Sự sắp xếp hợp lý các hình ảnh,
số liệu, thơng tin ngắn gọn trong các bố cục hài hịa chính là cơ sở tạo nên tính
thẩm mĩ của Infographic.
1.1.3. Ưu điểm của Infographic.
Thông tin trực quan: Infographic mang rất nhiều ưu điểm nổi bật so với hình
thức trình bày thơng tin như truyền thống. Bởi lẽ, thay vì trình bày thơng tin dài,
khơ khan, khó tiếp thu và gây nhàm chán cho người đọc, chúng ta có thể thay thế
thơng tin đó bằng những hình ảnh sống động và cụ thể. Những Infographic thường
được bố trí khoa học, đẹp mắt và theo một cách dễ hiểu nhất nhằm giúp người đọc
có thể hiểu được.
Trình bày thơng tin quan trọng: Infographic không chỉ được biết đến là các

tác phẩm nghệ thuật, điều quan trọng mà người xem muốn biết chính là lượng
thơng tin từ thiết kế Infographic. Có thể khi nhìn vào, bạn sẽ bị ấn tượng bởi cách
trình bày, nhưng sau đó sẽ bị thu hút bởi nội dụng mà nó truyền tải.
Thu hút người xem: Với cách trình bày ấn tương và độc đáo của Infographic,
bạn sẽ chú ý vào những hình ảnh, màu sắc, đường nét đó. Dù chưa biết gì về nó
15


nhưng chắc chắn ánh mắt của bạn không thể nào bỏ qua những mẫu thiết kế này dù
ở trên máy chiếu, mặt giấy hay màn hình điện thoại.
Thơng tin dễ hiểu: Các thơng tin khi trình bày trên Infographic đều được đơn
giản hóa. Nếu là một người thích thu thập thông tin từ đồ thị, biểu đồ, chắc hẳn bạn
sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi chúng được trình bày bằng những hình ảnh thú vị.
Bạn khơng cần mất thời gian suy nghĩ mỗi khi đọc tài liệu nhưng vẫn có thể nắm
bắt thơng tin chính xác với Infographic.
Khơng bị nhàm chán: Nhiều thơng tin phức tạp trong chương trình học gây
nhàm chán cho người học. Rất ít học sinh có thể học và ghi nhớ được hết những nội
dung đã được học.
Dễ dàng tiếp cận: Bước vào thời đại công nghệ 4.0, internet bùng nổ mạnh
mẽ đã khiến Infographic trở nên phổ biến hơn. Khi dùng cơng cụ tìm kiếm, bạn có
thể thấy chúng xuất hiện rất nhiều, thậm chí chúng cịn được in hẳn ra giấy giúp
mọi người tiếp cận dễ hơn.
Thuyết phục người xem: Nhờ vào sự sáng tạo trong thiết kế, mọi thông tin
đều được sắp xếp theo một cách súc tích và rõ ràng. Nhờ đó mà Infographic tăng
thêm sự thuyết phục người đọc, những người thường nghi ngờ về sự chính xác của
những số liệu được trình bày trên đó.
Dễ ghi nhớ: Đặc điểm của các thiết kế Infographic đều đa dạng về màu sắc
và chi tiết. Điều này khiến người xem nắm bắt thơng tin nhanh chóng và những
hình ảnh đó sẽ lưu lại trong trí nhớ tốt hơn so với ngơn từ.
Nội dung rõ ràng: Vì trình bày theo một cách khoa học nên thông tin được

sắp xếp vô cùng dễ hiểu, mạch lạc, ít xảy ra hiểu lầm. Vậy nên khi xem
Infographic, người dùng hạn chế được sự khó hiểu của người xem hay mắc phải khi
đọc quá nhiều trang văn bản.
16


1.1.4. Lợi thế của Infgraphic trong dạy học
Trong các thế mạnh của Infographic, có những điểm có thể hỗ trợ tốt cho
giáo dục để đưa Infographic vào dạy học Địa lí như một phương tiện dạy học mới,
đáp ứng được những yêu cầu trong giảng dạy Địa lí hiện nay. Cụ thể:
Dễ ghi nhớ, nhớ lâu: Infographic với hệ thống thông tin tổng hợp hoặc theo
từng chủ đề riêng biệt, nhờ đó người xem có khả năng ghi nhớ lâu hơn do trình bày
chuyên sâu về một nội dung nào đó. Khoa học đã chứng minh, với dữ liệu rời rạc,
não chỉ đơn giản giải mã ý nghĩa của chúng mà khơng có chức năng ghi nhớ. Trái
lại, thơng tin đã được hệ thống sẽ kích thích các khái niệm có sẵn trong não, liên hệ
đến cảm xúc, suy nghĩ và để lại ấn tượng lâu dài. Việc sử dụng những màu sắc tươi
sáng, biểu đồ, hình ảnh đa dạng… làm cho người xem nhớ đến Infographic một
cách dễ dàng. Bạn nên nhớ rằng con người thường lưu lại trong trí nhớ hình ảnh tốt
hơn là từ ngữ. Tương tự như những mẩu quảng cáo trên truyền hình, hiệu quả tác
động lên khách hàng là cao hơn thông qua ngôn ngữ hình ảnh.
Hình ảnh trực quan là thế mạnh vượt trội của Infographic. Để tiết kiệm thời
gian, đồng thời giúp học sinh tránh nhàm chán và nhớ lâu hơn, Infographic hỗ trợ
xử lý và sắp xếp một cách hợp lý các thông tin cần thiết khiến học sinh chú ý vào
cách trình bày ấn tượng của Infographic và tự hỏi xem những biểu đồ, màu sắc,
đường nét, hình ảnh… Bằng cách này, HS có thể tiếp thu được nhiều thơng tin chỉ
trong một thời gian rất ngắn.
Tạo sự thu hút người học: hình ảnh giúp người xem cảm thấy dữ liệu hấp dẫn
và thu hút hơn. Giữa rất nhiều thông tin cập nhật mới liên tục trên internet, một
Infographic có khả năng được chọn đọc nhiều gấp 30 lần so với bài viết hoặc biểu
đồ đơn giản.

Những lợi thế trên là những điểm cần thiết đối với một phương tiện dạy học
mới mà bộ mơn Địa lí có thể sử dụng. Có thể nói, sử dụng infpgraphic vào giảng
17


dạy Địa lí sẽ giúp người dạy giảm bớt việc mô tả thông tin, số liệu mà tập trung vào
phân tích nội dung. Đồng thời nội dung bài học được sẽ được truyền tải “mềm”
hơn, thu hút hơn, giúp người học tiếp thu nhanh hơn, dễ dàng nắm bắt thông tin
quan trọng trong bài học.
1.1.5. Bố cục của Infographic.
Bố cục cơ bản của một Infographic bao gồm ba phần: chủ đề, kênh hình và
kênh chữ. Trong đó, chủ đề là tên bao quát nội dung sẽ thể hiện; kênh hình là
những hình ảnh, biểu tượng, biểu đồ, bản đồ và kênh chữ có thể là nội dung chính
hoặc bổ trợ làm rõ các biểu tượng.
Infographic thể hiện bằng các yếu tố đồ họa và hình ảnh thu hút sự chú ý
bằng cách sắp xếp các nội dung, thông tin một cách khoa học và độc đáo nhất theo
ý đồ mong muốn của người dạy.
Tuy nhiên, một Infographic có nhiều thơng tin nếu không được sắp xếp bố
cục một cách hợp lí sẽ dễ dẫn đến tác dụng ngược, gây rối loạn cho người đọc
không thể tập trung vào những nội dung quan trọng và có thể gây hiệu ứng ngược
trong việc tiếp nhận thông tin.
1.2. Các bước xây dựng một Infographic.
Xác định chủ đề của Infographic: Trước hết bạn cần xác định được nội dung
và chủ đề mình muốn truyền tải, từ đó hình mới hình dung được các yếu tố như
phong cách thiết kế, màu sắc, nội dung…sẽ sử dụng. Việc chọn chủ đề cho
Infographic không hề đơn giản, tốt nhất hãy tìm một lĩnh vực nào đó cụ thể giúp
mang đến nhiều kiến thức cho người xem. Bên cạnh đó, để chọn được chủ đề vừa
thu hút người đọc và vừa là lĩnh vực bạn am hiểu không phải dễ. Ví dụ như bạn là
một người yêu ẩm thực, chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều thơng tin để nói về những
đặc sản của từng vùng miền.

18


Xây dựng ý tưởng: Mục đích của việc lên ý tưởng sẽ giúp bạn dễ chọn lọc
những số liệu, hình ảnh và từ ngữ phù hợp để dùng cho Infographic. Bạn có thể
phác thảo sơ qua bố cục trình bày, nếu muốn xây dựng Infographic theo dạng
website hoặc video thì nên có một kịch bản chi tiết để khơng bỡ ngỡ khi làm.
Thu thập thông tin: Khi đã xác định được chủ đề cần thực hiện, bạn hãy tiến
hành tìm kiếm thông tin từ sách báo, internet hoặc những nguồn khác. Dựa trên ý
tưởng, cách sắp xếp mà chọn những số liệu, ngơn từ và tài liệu cần thiết. Bí kíp
giúp Infographic ln thành cơng đó là “càng đơn giản càng tốt”. Bởi vì nếu muốn
xem, người dùng có thể chọn các trang khác thay vì Infographic của bạn. Khi họ
chọn bạn, tức là thiết kế Infographic của bạn có sự khác biệt so với những nơi khác.
Thu thập hình ảnh, icon, kí hiệu: Mỗi Infographic nên sử dụng một loại Icon
cùng phong cách, cùng màu sắc để trông hài hịa về mặt thẩm mỹ và khơng bị “rối
mắt” khiến việc theo dõi dễ dàng hơn. Ví dụ như sử dụng Icon phẳng, đơn màu hay
nhiều màu sắc, hay Icon minh họa 3D với nhiều chi tiết hơn. Như chúng ta có thể
thấy trong Infographic này, nhiều icon chung phong cách có thể được kết hợp để
tạo ra một hình ảnh có sức ảnh hưởng để truyền đạt và minh họa cho một nội dung
nào đó.
Lựa chọn bố cục Infographic: Khi xác định mục đích thiết kế, cần hình dung
một cách rõ nét về nhiệm vụ thiết kế: thiết kế Infographic về đất nước, đặc điểm
hay so sánh, giải thích…? xác định chủ đề và nội dung muốn truyền tải trong
Infographic để có thể hình dung được các yếu tố như màu sắc, phong cách thiết
kế… sẽ sử dụng. Từ nhiệm vụ và mục đích, lựa chọn bố cục (có sẵn hoặc tự thiết
kế) sao cho phù hợp với nội dung và cá tính sáng tạo của cá nhân.
Các ứng dụng thiết kế Infographic sẵn sàng cung cấp một kho dữ liệu về các
bản thiết kế mẫu với những bộ khung, những bảng màu được phân loại và sắp xếp
sẵn để hình dung con đường thiết kế dễ dàng hơn. Điều quan trọng là cần lựa chọn
19



trong số những bộ khung đó, mẫu nào thực sự phù hợp với nội dung chủ đề thiết
kế.
Thực hiện thiết kế Infographic: Bước này sẽ bắt tay vào thiết kế Infographic
khi đã chuẩn bị đầy đủ những gì cần có để tạo ra Infographic. Khi sử dụng những
con số trên biểu đồ, bạn hãy cân nhắc xem nên dùng loại nào cho thích hợp. Xác
định màu nền cho Infographic rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến q
trình xây dựng Infographic nói chung hay khâu thiết kế bố cục nói riêng rất lớn.
Căn cứ vào chủ đề, việc xác định rõ màu nền ngay từ đầu sẽ giúp người thiết kế
phù hợp với chủ đề (ví dụ như chủ đề nơng nghiệp thường có màu xanh lá cây, chủ
đề về sa mạc có màu vàng nâu…), hình dung được những việc sắp thực hiện và các
ý tưởng kế tiếp về màu sắc và cách thể hiện nội dung cần thiết. Màu nền cho
Infographic nên sử dụng màu sắc phổ quát, tránh pha trộn hỗn hợp nhiều hơn hai
màu trừ khi thật cần thiết. Người thiết kế cần nắm được các quy tắc cơ bản về bóng
tối và ánh sáng, sự tương phản giữa màu nóng và lạnh, tối và sáng để tạo khả năng
chi phối các nội dung trên Infographic. Bạn cũng lưu ý đến độ phân giải và kích
thước của hình ảnh dùng trong Infographic. Đã có nhiều trường hợp dù đã thiết kế
cơng phu nhưng chất lượng ảnh xuất ra vô cùng thấp khiến người dùng khơng thể
nào đọc hết được nội dung vì q nhỏ.

20


Hình 2. Giao diện phần mềm Adobe Photoshop dùng thiết kế Infographic
Sử dụng các công cụ để thiết kế Infographic: Sử dụng phần mềm Adobe
Illustrator, Adobe Photoshop, Microsoft Powerpoint hoặc Canva.
Adobe là bộ phần mềm thiết kế đồ họa đẹp việc sử dụng Adobe Illustrator
với các biểu tượng hoặc thậm chí hình ảnh minh họa. Phần mềm có thể trình bày
các thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu hơn.

Powerpoint: Đây là một trong những công cụ truyền thống và phổ biến; cũng
đồng thời là phương tiện có thể sử dụng để thiết kế Infographic, nhất là khi các thao
tác với Powerpoint của hầu hết mọi người đều thuần thục. Powerpoint có hệ thống
các mẫu trình bày với màu sắc hài hòa, kĩ thuật tinh tế hỗ trợ cho việc thiết kế
Infographic một cách dễ dàng nhất.
Bài hướng dẫn của thầy Bùi Duy Phương học sinh làm Infographic bằng
phần mềm Powerpoint: />
21


Canva: Là một công cụ thiết kế trực tuyến dễ sử dụng, phù hợp cho nhiều đối
tượng. Với hàng loạt những mẫu Infographic miễn phí cùng rất nhiều những biểu
tượng, biểu đồ, phông chữ đẹp mắt,... Canva cũng cung cấp cho người dùng một
thư viện hình ảnh, biểu tượng, phơng chữ và tính năng rộng lớn để lựa chọn. Canva
cịn cung cấp một hệ thống bảng thiết kế có sẵn, đã được phối màu và chỉ cần
những cú click chuột đơn giản đã có thể tạo ra các Infographic bắt mắt như thiết kế
chuyên nghiệp. Giao diện trang web khá trực quan và dễ dàng sử dụng, thư viện
hình ảnh cũng vơ cùng phong phú. Học sinh cũng có thể tải ứng dụng Canva vào
thao tác thuận lợi trên các thiết bị di động. Tuy nhiên, hạn chế của Canva là có một
số tài ngun trong Canva bị tính phí. Bài viết tham khảo cách sử dung Canva:
/>1.3. Sử dụng Infographic trong dạy học Địa lí.
1.3.1. Sử dụng Infographic khi tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh.
Được xem là biện pháp có ý nghĩa đặc biệt đối với việc hình thành kiến thức
trên cơ sở hoạt động tư duy độc lập của học sinh, khởi động có sử sụng Infographic
theo nguyên tắc dạy học nêu vấn đề gồm các bước:
Bước 1: Nêu vấn đề.
Bước 2: Dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề.
Bước 3: Đưa ra hình ảnh cung cấp thơng tin cho học sinh.
Trong đó, phần trình bày nêu vấn đề có vai trị rất quan trọng vì nó khơi gợi
và quyết định hoạt động tư duy của học sinh khi các em phải sử dụng vốn kiến thức

cũ để giải quyết một điều mới, điều chưa biết. Sự trở ngại trong tư duy đó sẽ kích
thích các em hứng thú với việc đi tìm câu trả lời trong nội dung bài học.

22


Hình 3. Khái quát về đất nước Nhật Bản.

23


1.3.2. Sử dụng Infographic khi tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới
Tổ chức cho học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới trong các giờ học
Địa lí là nội dung trọng tâm mà giáo dục Địa lí hướng đến trong chương trình phổ
thơng, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục về kiến thức. Nghiên cứu khoa
học đã chứng minh kiến thức đến với con người trong học tập là 1% qua vị giác,
2% qua xúc giác, 3% qua khứu giác, 10% qua thính giác và 85% qua thị giác. Sử
dụng Infographic sẽ huy động tới 85% khả năng của thị giác học sinh trong học tập.
Do đó, việc thiết kế các Infographic hỗ trợ học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới có thể
là một cách tác động trực quan, khiến học sinh tập trung và hứng thú hơn với nội
dung bài học.
Để sử dụng Infographic có hiệu quả trong q trình hướng dẫn học sinh
chiếm lĩnh kiến thức mới có thể tiến hành qua các bước như sau:
Bước 1: Trình chiếu Infographic cho học sinh, yêu cầu học sinh quan sát,
nghiên cứu nội dung.
Bước 2: Giáo viên phát vấn: Infographic đó cho em biết những thơng tin gì?
Học sinh bằng nhận thức của mình, đưa ra các câu trả lời (Giáo viên có thể khuyến
khích thưởng điểm cho học sinh trả lời nhanh nhất, đúng nhất hoặc giải thích tốt
nhất mối liên hệ giữa các thông tin được thể hiện trong Infographic).
Bước 3: Giáo viên nhận xét các câu trả lời, củng cố nội dung kiến thức.

Như vậy, quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới của bài học được tiến hành chủ
yếu dựa trên phần làm việc của học sinh với Infographic, giáo viên chỉ là người
định hướng về mặt nội dung. Học sinh sẽ đi từ hứng thú quan sát hình ảnh trực
quan, ghi nhận thông tin nhanh gọn đến tư duy Địa lí , bày tỏ quan điểm cá nhân
qua việc trả lời các câu hỏi định hướng của giáo viên.
Ví dụ khi tìm hiểu về thiên tai ở nước ta
24


Giáo viên đưa ra Infographic trên cho em biết những thơng tin gì? Học sinh
bằng nhận thức của mình, đưa ra các câu trả lời

Hình 4. Một số thiên tai chủ yếu ở nước ta.

25


×