Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Phương pháp trồng và chăm sóc mít nghệ cao sản pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.49 KB, 2 trang )

Phương pháp trồng và chăm sóc mít nghệ
cao sản
Mít nghệ cao sản có tên khoa học là Artocarplus hectorophyllus, là một giống
mít có khả năng chịu hạn tốt, chống được giông bão. Mít nghệ cao sản có trái
to, múi thơm, giòn, ngọt có thể ăn tươi, chế biến xuất khẩu và làm thức ăn
chăn nuôi, lấy gỗ… Với nhiều ưu điểm về chất lượng mít nghệ cao sản lại
còn rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cho
năng suất cao nên hiện mít nghệ cao sản đang là một giống mít được bà con
ưu tiên phát triển.
Nhưng để trồng mít nghệ cao sản đạt năng suất cao bà con nên làm tốt khâu
chuẩn bị và nắm được kỹ thuật cơ bản về phương pháp trồng và chăm sóc,
tránh những tổn thất về năng suất không đáng có.
Chuẩn bị : mít nghệ cao sản có thể trồng ở hầu hết các loại đất , kể cả đất
nghèo dinh dưỡng. Khi trồng bà con nên chọn nơi khô ráo, có khả năng thoát
nước tốt, không bị ngập úng nhưng phải đảm bảo đủ nước tưới cho cây.
Trước khi trồng bà con nên tiến hành phân lô, xác định hướng trồng,
xây dựng hệ thống cấp thoát nước, chuẩn bị giống.
Thời vụ trồng : vào đầu mùa mưa nếu chủ động được nước tưới có thể
trồng vào tháng 3 đến 4 dương lịch. Nếu không có thể trồng từ tháng 5 đến
tháng 7 dương lịch.
Khoảng cách giữa các cây: nếu trồng dầy ( đất cằn cỗi )có thể trồng
310 cây/ha, mỗi cây cách nhau 5m, mỗi hàng cách nhau 6m. Trồng thưa (đất
tốt) khoảng 215 cây/ha, mỗi cây cách nhau 6m, hàng cách hàng 7m.
Hiện nay bà con thường có xu hướng trồng dầy và áp dụng phương
pháp tỉa cành để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn.
Cây giống: nên chọn cây mít có đường kính gốc lớn hơn 0,8 cm cao hơn
30cm, rễ phát triển mạnh, lá đang ở giai đoạn già là cây đạt tiêu chuẩn.
Đất : nên có hệ thống thoát nước và tưới tiêu tùy theo vị thế của từng vùng
mà ta có những phương pháp xử lý đất khác nhau. Hốc trồng sâu 40 x 40 x
40 cm nếu đất có độ dốc cao hốc nên có kích thước 40 x 40 x 60 cm. Mỗi
hốc có thể trộn thêm vôi bột (0,5-1kg), phân super lân (0,3-0,7 kg), phân


chuồng (10kg), xơ dừa, vỏ đậu,…
Trồng: trước khi trồng 2 tuần lễ bà con nên ngừng bón phân cho cây giống,
giảm tưới nước và xịt thuốc sâu rầy phòng chống bệnh.
Nếu đất bằng phẳng trồng cây trên mô cao 40-70cm, có độ dốc
khoảng 5% thì trồng bầu ngang bằng với mặt đất, nếu độ dốc hơn 7% trồng
thấp hơn mặt đất 10-20cm. Khi trồng nếu thấy đất quá khô nên tưới cho cay
ngay sau đó dùng rơm rạ, cỏ rác đậy xung quanh bầu để giữ ẩm. Cây quá
cao và ốm yếu dùng cọc cắm để cố định cây.
Chăm sóc:
- Nên có chế độ nước tưới đầy đủ (2-3 ngày/ lần), nếu có mưa nhiều
phải thoát nước để tránh ngập úng cho cây. Cây đạt 2 năm tuổi bắt đầu bón
phân, 3 năm tuổi trở lên chỉ nên làm cỏ ở gốc giữ cỏ ở những vùng ngoài để
tạo vùng khí hậu ổn định.
- Bà con nên tiến hành tỉa cành cho cây mít khi cây cao được 1m và
sau mỗi lần thu hoạch. Việc tỉa cành này có tác dụng tập trung dinh dưỡng
cho cây để cây chống sâu bệnh tốt hơn.
- Thực hiện bón phân NPK vào đầu vàcuối mùa mưa với số lượng
phân thay đổi theo độ tuổi của cây cụ thể: năm đầu bón vào đầu mùa số
lượng 8 kg/cây, năm 2 bón cuối mùa số lượng 15 kg/cây, năm 3 bón vào đầu
mùa nhưng ở rìa tán 25 kg/cây.
- Mít nghệ cao sản thường mắc một số sâu bệnh hại như bệnh thối
nhũn do độ ẩm cao và các loại nấm gây ra, bệnh thối gốc chảy nhựa do nấm
Phytopthora, ngoài ra mít còn bị sâu đục thân, đục cành, ruồi đục trái, …

×