Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mot so de ve phan tich nhan vat Chi Pheo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.31 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ân tích bi kịch bị cự tuy ệt quy ền làm ng ườ èo Ph Phâ tuyệ quyề ngườ ườii của Ch Chíí Ph Phè Nam Cao - một trong những cây bút xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực. Ông nổi tiếng với các sáng tác về đề tài người nông dân và người tri thức nghèo. Tiêu biểu cho đề tài người nông dân là tác phẩm " Chí Phèo ". Một người bất hạnh bị cự tuyệt quyền làm người, bị xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác lẫn tâm hồn con người.. Bi kịch của Chí Phèo cũng chính là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Ngay từ lúc mới sinh ra Chí đã được người đi thả ống lương nhặt được lúc Chí " trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không " và lớn lên trong sự nuôi dưỡng của dân làng. Đấy là cuộc đời đầy bất hạnh cũa một đứa con hoang đã bị tước đi quyền được yêu thương, chăm sóc như bao đứa trẻ khác. Tuy vậy hắn rất ý thức về nhân cách và là người lương thiện, sống bằng chính sức lao đông của mình. Hắn đã từng có ước mơ rất đổi bình dị " một gia đình nhỏ, chông cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải ". Do bị bá Kiến ghen tuông vô lý, Chí bị đẩy vào tù và quyền làm người cũng bị tước mất. Sau bảy, tám năm ra tù đã không còn ai nhận ra anh Chí hiền lành, chất phác như xưa nữa mà thay vào đó là một tên Chí Phèo, một kẻ lưu manh với " cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với ái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng ". Và dần Chí lên đến đỉnh điểm của sự tha hóa, hắn trở thành " con quỷ dữ của làng Vũ Đại ".. Tưởng như cả cuộc đời Chí Phèo sẽ mãi trượt dài trên cái dốc của sự lưu manh, tha hóa thì thị Nở xuất hiện. thị Nở là một người đàn bà xấu xí, dở hơi, ế chồng, nhưng đối với Chí lại là một người cực kì quan trọng. Chính thị đã cứu vớt cuộc đời của Chí và giúp Chí quay trở lại bản chất hiền lành của mình. Và thị sẽ là cầu nối cho Chí trở lại với cuộc sống con người.. Mọi ước mơ, hy vọng của Chí đã bị dập tắt khi bà cô của thị Nở chửi thị Nở nhưng cũng chính là chửi Chí Phèo: " Đàn ông chết hết rồi hay sao mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có mỗi nghề rạch ặt ăn vạ ". Bà ta thấy " nhục nhã ơi là nhục nhã ". Những thành kiến của bà cô cũng chính là quan niệm chung của cả xã hội đối với Chí. Cả xã hội không còn coi Chí là một con người nữa, không ai chấp nhận hắn vào xã hội con người. Và đáng buồn thay, thị Nở vốn là người dở hơi nên đã chạy đến nhà Chí, trút hết những lời bà cô vào mặt Chí. Ngay đến thị Nở cũng không chấp nhận hắn thì ai chấp nhận hắn đây?. Thị bỏ đi, Chí gọi lại nhưng " ai thèm mà lại ", hắn chạy theo, nắm lấy tay thị nhưng thị " gạt ra, lại giúi cho thêm một cái ". Một chuỗi những hành động của hai nhân vật giúp ta thấy được bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí. thị Nở bỏ đi chính là dân làng Vũ Đại bỏ rơi Chí, Chí cố níu kéo thị lại tức muốn níu kéo lòng thương xót của mọi người vì anh khao khát được làm người, nhưng thị gạt ra, giúi thêm cho một cái chính là sự từ chối của xã hội. Xã hội đã không còn chấp nhận Chí. Cái ngã của Chí chính là sự sụp đổ của y, Chí quá bất ngờ và đau đớn. Giờ thì Chí đã biết hắn không còn là người nữa, hắn không được quyền trở lại thế giới loài người. Quá đau buồn, Chí tìm đến rượu, hắn uống cho thật say để quên đi nỗi đau nhưng càng uống lại càng tỉnh: " tỉnh ra, chao ôi, buồn! ", " hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức ". Đây là đoạn văn miêu tả tâm lý nhân vật hết sức đặc sắc của NC. Vừa thức tỉnh, Chí Phèo lại rơi ngay vào một bi kịch đau đớn, một chút hạnh phúc nhỏ nhoi của Chí cũng cái xã hội tàn bạo cướp mất. Cho đến phút cuối cùng, Chí vẫn nhớ đến mùi cháo hành - cái mùi của tình người trong nỗi đau và tuyệt vọng.. Sau đó, " hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng", hắn vừa đi vừa lảm nhảm: " Tao phải đâm chết nó ". Nhưng hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà đi thẳng đến nhà bá Kiến. Cuối cùng Chí đã nhận ra đâu mới là kẻ thủ thực sự của cuộc đời mình. Hắn căm hận bá Kiến đến tận xương tủy, chỉ là những ngày tháng qua, Chí chìm đắm trong cơn say mà quê đi. Giờ thì Chí phải giết lão, chính lão đã đẩy Chí vào con đường cùng, khiến cả xã hội ruồng bỏ hắn. Chí đã hành động như một người tỉnh táo với những suy nghĩ sâu sắc, vượt ra khỏi suy nghĩ của tên địa chủ cáo già, đầy nham hiểm.. Kết thúc câu truyện là một cảnh tưởng khủng khiếp với hai cái chết: bá Kiến và Chí Phèo. Bi kịch dẵ được đẩy lên đến cao trào để rồi phải giải quyết bằng cái chết. " Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to " và " khi người ta đến thì hắn đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trận ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn thỉnh thoảng vẫn còn máu ứ ra" ". Dân làng vô cùng mừng rỡ, nhưng không ai thương tiếc Chí. Quả đúng như lời Chí Phèo nói trước khi hắn tự kết liễu đời mình: " Tao muốn làm người thiện " 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> nhưng " Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này. Tao không thể làm người lương thiện được nữa ".. Cái chết của Chí Phèo là tất yếu. Đó không phải là hành dộng mù quáng do hơi men mà là bi kịch của một con người sinh ra là người nhưng lại bị tước đi quyền làm người. Cái chết của Chí Phèo là lời tố cáo đanh thép đối với xã hội thực dân - phong kiến tàn ác và vô nhân đạo. Chính cái xã hội ấy đã khiến những người nông dân hiền lành trở thành kẻ lưu manh, thành con quỷ dữ. Một chút hạnh phúc nhỏ nhoi được làm người cũng bị cái xã hội ấy tước đi mất và đẩy những người nông dân vô tội vào con đường cùng.. Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Qua truyện ngắn này, NC khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng tám, một bộ phận lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhưng đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi bị vùi lấp mất nhân hình nhân tính.. ân tích qu á tr ức tỉnh của Ch èo Ph Phâ quá trìình th thứ Chíí Ph Phè Cuộc đời của Chí là một con số không: không gia đình, không người thân, không một tấc đất cắm dùi. Tuy vậy anh cũng rất ý thức về nhân cách, là một con người lương thiện và có một ước mơ rất đỗi giản dị " một gia đình nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải ". Nhưng anh lại bị xã hội phong kiến vùi lắp, bóp méo cái bản chất tốt đẹp ấy. Sau bảy, tám năm ra tù đã không còn ai nhận ra anh Chí hiền lành, chất phát như xưa nữa mà là một tên Chí Phèo, một tên lưu manh. Và dần dần Chí Phèo đã trở thành " con quỷ dữ của làng Vũ Đại " khi hắn làm tay sai của bá Kiến - kẻ đã đẩy hắn vào tù. Giữa lúc Chí Phèo đang đi đến tận cùng của sự tha hóa thì một nhân vật xuất hiện - thị Nở. thị Nở là một người đàn bà xấu xí, dở hơi, ế chồng, thế nhưng chính thị lại là người đánh thức chút nhân tính mong manh còn lại trong tâm hồn của Chí Phèo. Chí Phèo gặp thị Nở trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Lúc hắn đang say khướt lết ra bờ sông hóng mát thì gặp thị Nở " ăn mặc hở hang đang tựa lưng vào gốc chuối mà ngủ ". Sau đó họ " ăn nằm " với nhau. Nửa đêm, Chí nôn mửa, thị phải dìu hắn về lều. Sáng hôm sau, Chí Phèo thức giấc " bâng khuâng như thức dậy sau một cơn say dài, miệng còn đắng, lòng mơ hồ buồn" . Và lần đầu tiên hắn thấy " sợ rượu như người ốm sợ cơm ", hắn còn nhận ra " tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! ", " tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ". Tất cả đều là những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống thôn quê ở làng Vũ Đại, thế nhưng đến tận bây giờ hắn mới lắng nghe và hắn thấy " Chao ôi là buồn! ". Bởi hắn lúc nào cũng trung cơn say: " ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, tỉnh dậy vẫn còn say". Hắn nhớ đến " một cái gì đó rất xa xôi ", " hình như có một thời hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải ", để rồi " tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc". Chí Phèo đã đi đến " cái dốc bên kia của cuộc đời, hắn như thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, nhưng đáng sợ hơn cả vẫn là sự cô độc ". Nếu thị Nở không xuất hiện vào tối hôm đó, có lẽ Chí vẫn như " điếc " trước những âm thanh rộn rã của cuộc sống, vẫn chưa nhận thấy hắn thật cô đơn trong cuộc đời này. Hắn gặp thị Nở và hắn như được sống lại một lần nữa. Mọi thứ bên ngoài thay đổi trở về cái bản chất nguyên sơ của nó. Tâm hồn của Chí cũng được gội rửa, trở về trong sáng, hiền lành như xưa. Trong lúc Chí Phèo đang vẩn vơ suy nghĩ, thị Nở đến và mang theo " một nồi cháo hành còn nóng nguyên ". Hắn rất ngạc nhiên và thấy " mắt hình như ươn ướt ", bởi lẽ xưa nay làm gì có người đàn bà nào cho không hắn thứ gì, toàn phải " dọa nạt cướp giật ", thế nên hắn nhìn bát cháo bốc khói mà " bâng khuâng ". Đã hai lần Chí Phèo " bâng khuâng " từ khi thị Nở bước vào cuộc đời hắn, đó là một cảm xúc vô cùng khó tả. Với hắn có lẽ hắn bâng khuâng là vì xúc động trước sự quan tâm của thị Nở: " Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi bàn tay đàn bà ". Điều khiến Chí Phèo xúc động nhất chính là bát cháo hành của thị Nở. Cháo hành là một món ăn bình thường lại do một người đàn bà ngẩn ngơ, dở hơi nấu nhưng đối với Chí đây là một món ăn rất ngon và hắn nhận ra " người suốt đời không ăn cháo hành không biết rành cháo hành rất ngon ". Bát cháo là tượng trưng cho tình thương, đây là lần đầu tiên hắn nhận được tình thương, " hắn thấy lòng thành trẻ con", " hắn muốn làm nũng với thị ". Hình ảnh con quỷ dữ đã không còn Chí Phèo đã trở lại bản chất hiền lành, chất phác của mình. Đúng như Nam Cao nhận xét: " Ôi sao mà hắn hiền! ". Đó mới chính là cái bản chất bên trong của Chí mà ngày thường lấp đi. Người ta không biết rằng 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> chỉ cần một sự quan tâm, chăm sóc nhỏ cũng đủ khơi gợi lại cái bản chất bên trong Chí. Giờ đây Chí Phèo lại khao khát làm người lương thiện: " Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!" và thị Nở sẽ là chiếc cầu nối cho Chí trở lại với cuộc sống con người. Thị có thể sống yên ổn với Chí thì sao người khác lại không thể, Chí còn ao ước " họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện ". Mùi cháo hành đã đẩy lùi hơi rượu nặng nề, Chí thấy " tự nhiên nhẹ người " và " lòng rất vui " Chí dường như đã tìm được lối thoát cho mình. Nam Cao đã nhận ra được cái bản chất lương thiện bên trong Chí Phèo khi bị xã hội vùi lắp, bóp méo, làm mất cả nhân hình, nhân tính. Nhà văn kết án đanh thép cái xã tàn bạo đã tàn phá lẫn thể xác và tâm hồn của con người.. ân tích qu á tr èo Ph Phâ quá trìình tha hóa của Ch Chíí Ph Phè Nam cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc. Ông thường viết về những người tri thức nghèo và những người nông dân trong xã hội phong kiến thực dân. " Chí Phèo" là tác phẩm thành công nhất của ông khi nói về người nông dân, là nhân vật điển hình cho số phận người nông dân bị tha hóa. Chí Phèo là một kiệt tác văn xuôi của Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Mở đầu tác phẩm là một hình ảnh đầy ấn tượng, Chí Phèo xuất hiện trong dáng điệu say rượu, " vừa đi vừa chửi ", hắn chửi trời rồi chửi đời, hắn chửi ngay làng Vũ Đại nhưng cả làng ai cũng nhủ: " Chắc nó chừa mình ra! ". Rồi hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, cuối cùng hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng không ai chửi lại, không ai thèm chú ý tới hắn, thành ra kết quả chỉ có " ba con chó và một thằng say rượu ". Chửi là cách giao tiếp của Chí đối với mọi người, đồng thời còn bộc lộ tâm trạng của một người ít nhiều ý thức được mình bị xã hội phi nhân tính gạt ra khỏi thế giới loài người. Chính các thế lực phong kiến,nhà tù thực dân và sự ghẻ lạnh của dân làng Vũ Đại, là những nguyên nhân khiến Chí Phèo trở nên côn đồ và lưu manh đến thế. Trước khi trở thành tên Chí Phèo lưu manh, hắn từng là một con người lương thiện. Cả cuộc đời Chí đều là những con số không. Hắn không gia đình, không người thân. Chí được một người đi thả ống lươn nhặt được Chí " trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không", sau đó chuyền tay cho người làng nuôi lớn. Lớn lên, Chí làm canh điền cho bá Kiến. Dù không cha không mẹ nhưng Chí vẫn sống bằng chính sức lao động của mình và là một người lương thiện, anh từng ước mơ có " một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải", đó chình là ước mơ hết sức bình dị của một người nông dân chăm chỉ. Ngoài ra Chí còn rất ý thức về nhân phẩm của mình, khi bị bà ba bắt bóp chân anh cảm thấy nhục hơn là thích. Cũng chính vì lí do đó mà anh bị bá Kiến ghen và đẩy vào tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào bóp méo nhân phẩm của một người nông dân lương thiện, khỏe mạnh và có tự trọng về bản thân. Sau bảy tám năm ra tù, không còn ai nhận ra anh Chí hiền lành, chất phác như xưa nữa mà là một tên Chí Phèo, một kẻ lưu manh với " cái đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen và cái áo tây vàng. Ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng". Chí Phèo triền miên trong cơn say, ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, khi tỉnh dậy vẫn còn say, nhưng hắn rất ý thức được kẻ thù của mình là bá Kiến. Bá Kiến là một tên cáo già đầy mưu mô, chính bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù và bóp méo đi nhân cách lương thiện trong Chí. Chí Phèo " xách vỏ chai tới nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi", nhưng bằng thủ đoạn nham hiểm chẳng mấy chốc tên thống trị cáo già ấy đã biến Chí Phèo từ thù thành tay sai cho mình. Kể từ lúc đó Chí Phèo đã đi đến đỉnh điểm của sự tha hóa. Khuôn mặt Chí không còn là mặt người nữa mà là mặt của một con thú lạ: " vằn dọc vằn ngang bao nhiêu là sẹo ", hắn đập phá biết bao nhiêu cơ nghiệp, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người vô tội, đánh đập, dọa nạt, cướp bóc của người khác. Từ đây, Chí Phèo đã trở thành " con quỷ dữ của làng Vũ Đại ", không còn ai nhìn nhận hắn là một con người nữa. Thế nhưng đằng sau khuôn mặt " con quỷ dữ " ấy lại là một con người có nhân cách nhưng đã bị xã hội phong kiến thực dân vùi lắp đi. Nam Cao nhận ra điều đó và khẳng định bản chất lương thiện bên trong họ, ngay cả khi họ bị vùi dập mất nhân hình, nhân tính. Nhà văn còn kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đã tàn phá cả thể xác lẫn tâm hồn con người.. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×