Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bi mat ve cac ho nuoc man tren the gioi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.88 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Bí mật về các hồ nước mặn trên thế giới



<b>Cho dù được hình thành một cách tự nhiên hay từ một phần của đại dương, nhưng các hồ nước</b>
<b>mặn trên thế giới luôn là mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học và là nơi thu hút đông đảo du</b>
<b>khách và các nhà thám hiểm.</b>


Biển Aral (Liên Xơ cũ) 68.000km2 và hiện nay chỉ cịn
42.000km2 (Ảnh: NASA)


Một hồ được xem là nhiễm mặn khi nồng độ muối đo được trong nước là từ 25gr/lít, trong khi nồng độ muối bình qn
trong nước biển là từ 35-42gr/lít. Một hồ nước được cho là nhiễm mặn quá mức khi có nồng độ muối trên 50gr/lít. Tuy
nhiên, nồng độ nhiễm mặn của các hồ nước không cố định mà biến thiên theo địa lý và thời tiết.


Cho đến nay trên trái đất đã hình thành hai nhóm hồ nước mặn. Loại thứ nhất được hình thành từ các mảng đại dương
cổ bị chia cắt bởi thay đổi kết cấu của kiến tạo địa tầng trái đất. Điển hình của loại hình thái này là biển Caspienne và
biển Aral (đều thuộc Liên Xô cũ), biển Chết (giữa Israel và Jordanie) và biển Tibériade (Somali). Thế nhưng đó chỉ là
những trường hợp rất hiếm. Thực ra, các biển trên là những hồ nước mặn do khơng có đường thơng thương với các
biển khác hay đại dương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Biển Caspienne (Liên Xơ cũ) có diện tích 374.000km2 (Ảnh: Free.fr)


Nhóm các hồ nước mặn thứ hai bao gồm các hồ khép kín khơng có đường thơng thương. Đa phần các hồ này hình
thành trong các lịng chảo như hồ Eyre ở Autralia hay từ các vết nứt của địa tầng như hồ Issyk-Koul ở Kirghizistan ở
độ cao 702m so với mực nước biển. Trong lịng hồ chỉ có những hố sâu mới có nước mặn, phần cịn lại đều bị bao phủ
bởi một lớp muối dày đến 4m. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, hồ Eyre chỉ ngập nước có 4 lần mà lần mới nhất là vào năm
1991.


Trong nhóm các hồ nước mặn khép kín này lại hình thành hai nhóm nhỏ. Ở nhóm nhỏ thứ nhất, muối hình thành từ kết
cấu địa chất của lòng hồ, như các đầm nước mặn có tên gọi sebkhas ở Maroc, Mali và Niger (đều ở châu Phi). Trong
nhóm nhỏ này cũng có những hồ bị nhiễm mặn do thẩm thấu nước từ biển qua các lớp địa tầng. Điển hình là hồ nước
mặn Assal ở Djibouti. Được hình thành cách đây 4 triệu năm, hồ Assal bị nhiễm mặn do nước biển thẩm thấu qua các


lớp đất đá nằm ở độ sâu 165m dưới đáy hồ. Theo thời gian đã hình thành nên một lớp muối dày 25m khắp lòng hồ
Assal và trở thành một mỏ muối lộ thiên khổng lồ.


Ở nhóm nhỏ thứ hai, muối được các dịng sơng tràn bờ hay các cơn lũ mang theo vào hồ nước. Do khơng có nhánh
thơng thương với biển hay đại dương, nước của các hồ này một khi bốc hơi đã hình thành nên các vỉa muối bám vào
các vách đá hay lẫn trong cát dưới đáy hồ. Loại hồ nước mặn này xuất hiện nhiều ở bang Saskatchewan và Manitoba
của Canada.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Thế nhưng, cho dù muối có tự hình thành ở đáy hồ hay được mang đến bởi những yếu tố khác thì đa số các hồ nước chỉ
bị nhiễm mặn dần theo thời gian, chủ yếu qua hình thức bốc hơi của nước. Hồ Nhiễm mặn lớn, hồ Walker ở bang
Nevada, Mỹ, hồ Magadi ở Kenya, hồ Issyk-Koul ở Kirghi Zistan là những ví dụ điển hình. Do khơng có nhánh thơng
thương nên nước mặn trong hồ bốc hơi và làm độ mặn tăng cao. Hồ càng mặn chừng nào, như hồ Nhiễm mặn lớn, biển
Aral hay hồ Poopo ở Bolivia, thì độ nhiễm mặn càng cao chừng ấy.


Trong tình hình bị nhiễm mặn như thế thì mơi trường sống tại các hồ nước mặn phát triển như thế nào? Quả thật là điều
kiện sống rất khó khăn do tinh thể muối được giải phóng từ nước mặn, tác động một cách tiêu cực đến tế bào của các
cơ thể sống khiến cho hiện tượng mất nước phát triển nhanh chóng. Tại những hồ bị nhiễm nước mặn bình thường (từ
25-50gr muối/lít), sự sống vẫn hình thành bình thường như tại các biển hay đại dương.


Ngược lại, tại các hồ bị nhiễm mặn quá mức, các loại động vật có xương sống và khơng có xương sống ít có cơ may
tồn tại. Rất ít loại cá, loại giáp xác, rong tảo có thể sinh tồn được. Và để tồn tại trong môi trường quá nhiễm mặn, một
số loại giáp xác đã hình thành nên cơ chế tự bảo vệ đặc biệt. Chẳng hạn như loại tơm có tên gọi epinoche, mỗi khi nồng
độ của muối trong nước tăng cao, tơm epinoche lại bọc kín tất cả các bộ phận của chúng bằng một lớp vảy dày. Thế
nhưng, chính độ mặn quá mức của hồ nước Mono ở bang California, Mỹ, lại là điều kiện để phát triển một lồi giáp xác
có trữ lượng đến 4.000 tỉ con làm thức ăn cho tảo artemia.


Hồ Balkhash (Nga) 18.200km2 (Ảnh:cache.eb.com)


Các hồ nước mặn cịn là mơi trường sống của các loại sinh vật đơn bào như loại tảo xanh Fabrea salina. Điểm đặc biệt
của loại tảo này là chúng có thể đổi màu từ xanh sang màu cam tùy theo độ mặn tăng cao của nước hồ. Ngoài ra, màu


nước của các hồ nước mặn luôn biến đổi từ màu xanh sang màu hồng và cam như là cách giúp các sinh vật hấp thụ
được năng lượng từ mặt trời.


Tương lai nào cho các hồ nước mặn trên thế giới? Sự nóng dần của trái đất làm tăng nhanh sự bốc hơi của nước sẽ
khiến các hồ này ngày càng nhiễm mặn và là nguyên nhân khiến các sinh vật sinh sống trong các hồ bị tuyệt chủng dần.
Chính con người đã làm cho các hồ nước mặn, vốn là kỳ quan do thiên nhiên ban tặng cho trái đất, sẽ biến mất trong
tương lai.


Bốn hồ nước mặn lớn nhất thế giới là: biển Caspienne (Liên Xơ cũ) có diện tích 374.000km2, biển Aral (Liên Xô cũ)
68.000km2 và hiện nay chỉ cịn 42.000km2, hồ Balkhash (Nga) 18.200km2, hồ Eyre (Australia) có diện tích 7.700km2.
Bốn hồ bị nhiễm mặn quá mức là: hồ Patience (Canada) có độ mặn 443gr muối/lít, hồ Assal (Djibouti) có độ mặn
350gr muối/lít, hồ Nhiễm Mặn Lớn (Mỹ) có độ mặn 285 gr muối/lít, biển Chết (Trung Đơng) 280gr muối/lít.


</div>

<!--links-->

×