Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tài liệu Lễ hội miền bắc 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.21 KB, 18 trang )

Lễ hội gò Đống Đa
Lễ hội gò Ðống Ða (thuộc quận Ðống Ða- Hà Nội)
hàng năm diễn ra vào ngày mồng 5 Tết Nguyên Ðán
(5/1 âm lịch). Ðây là lễ hội chiến thắng, mừng công
tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân
tộc, do Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) người
anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo.
Cách đây hơn 2 thế kỷ (1789), Ðống Ða là nơi hơn 29
vạn quân Thanh bị tiêu diệt. Gò Ðống Ða trở thành di tích
lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Sáng sớm ngày 5, đám rước thần mừng chiến thắng từ
đình Khương Thượng về Gò Ðống Ða trong rừng cờ, tàn,
tán, lọng, kiệu,... rực rỡ màu sắc cùng chiêng, trống,
thanh la....diễu hành chậm rãi mang tính hoành tráng của
cuộc mừng đón chiến công. Ðặc biệt nhất là rước "Rồng
lửa" được bện bằng nùi rơm, mo nang và giấy bồi trang trí thành hình con
rồng, một tốp thanh niên bận võ phục đi quanh, biểu diễn côn, quyền như
tái hiện lại cuộc chiến đấu đã qua. "Rồng lửa Thăng Long" trở thành biểu
tượng chiến thắng của dân tộc Việt Nam.
Khi đám rước về đến gò Ðống Ða, có lễ dâng hương, lễ đọc văn kể lại sự
tích chiến công năm Kỷ Dậu, ca ngợi thiên tài quân sự của anh hùng dân
tộc Quang Trung.
Hội còn có nhiều trò chơi vui khoẻ, đua tài, đua trí trên bãi rộng trước gò.
Lễ hội Chùa Trông
Lễ hội Hải Hưng

Chùa Trông nguyên có tên là Chùa Tông, Đại Nam nhất thống chí ghi là đền thờ
Minh Không thiền sư, họ Nguyễn, tự Chí Thành. Thời phong kiến thuộc xã Hán
Lý, tổng Văn Hội, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng. Từ năm 1947, Hán Lý là một
thôn thuộc xã Hưng Long, huyện Ninh Giang
Chùa Trông do Minh Không thiền sư xây dựng từ thời Lý (TK XI). Chùa thờ Phật


và đức thánh Nguyễn Minh Không.
Nguyễn Minh Không sinh 14/9 năm Bính Dần , thời Lý, nguyên có tên là
Nguyễn Chí Thành, quê xã Đàm Xá , huyện Trường An (Ninh Bình), quê ngoại ở
Hán Triền tức Hán Lý hiện nay. Minh Không là một nhà sư nổi tiếng ở thời Lý.,
khi viên tịch (26.3 năm Giáp Tuất) được thờ ở nhiều nơi, trong đó có chùa Trông.
Chùa Trông được xây dựng từ thời Lý, đến thời Nguyễn , quan thượng thư
Thượng Đoàn tôn tạo theo kiểu nội công ngoại quốc gồm : Tam quan nội, tam
quan ngoại, tắc môn, giải vũ, nhà mẫu, chùa kiểu chữ đinh, đền Đức Thánh kiểu
chữ đinh rất đồ sộ. Công trình đã bị tàn phá trong kháng chiến chống Pháp, chỉ còn
lại hệ thống tam quan và một số cổ vật. Tam quan chùa Trông là công trình kiến
trúc nghệ thuật lớn ở thời Nguyễn. Chùa hiện nay đã được khôi phục nhưng chưa
được như xưa.
Hội chùa Trông bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của thiền sư Nguyễn Minh
Không từ thời Lý. Đây là lễ hội lớn nhất vùng Hạ Hồng xưa và đã được ghi vào
lịch sử dân tộc. Hội kéo dài 16 ngày, từ 15/3-1/4.
Ngày 15/3, lễ thỉnh kinh, rước nước, tổ chức rước kiệu rất trịnh trọng
ra sông Luộc lấy nước cúng.
Ngày 16, lễ rước Thành Hoàng và tế tại chùa.
Lễ hội chùa Trông là lễ hội chung của hai làng Hào Khê và Hán Lý, vì xa
xưa nguyên là một làng. Sau khi chia tách, mỗi làng có một đình. Đình Hán Lý thờ
thành hoàng là Đường Cát đại vương , một vị tướng của Khúc Thừa Dụ có công
đánh giặc Đường ở TK X. Đình Hào Khê thờ thành hoàng là Lý Chiêu Hoàng, vua
cuối cùng của triều Lý. Như vậy ngày hội phải tế 3 vị, gồm hai thành hoàng và
một thiền sư. ở đây chỉ có tế nam, trang phục theo truyền thống gồm 3 mạnh bái,
16 bồi tế. Tên huý kiêng các từ: Minh, Lệ, Chiêu, Ứng.
Quy trình tế gồm ngũ tuần:
Tuần nhất: Dâng hương hoa.
Tuần nhị: Dâng đăng trà.
Tuần tam: Dâng quả thực.
Tuần tứ: Đọc chúc văn.

Tuần ngũ: Lễ Tất
Sau lễ đức Thánh và nhị vị Đại vương là các trò vui dân gian kéo dài ba
bốn ngày.
20/3, Lễ rước xuất Đông nhập Tây. Lễ này có từ khi xây dựng tam quan.
Cổng phía Bắc ghi 3 chữ Bắc địa đầu-nghĩa là làng Hán Lý ở phía bắc. Cổng phía
Nam ghi 3 chữ Nam thiên động- làng Hào Khê là động ở phía nam. Đoàn rước
gồm: Kiệu bát hương, kiệu Đức thánh, hai kiệu Thành hoàng, kiệu Thánh mẫu.
Kiệu này do nữ thanh đồng khiêng. Đoàn rước đi qua cổng phía đông, đi quanh hai
làng , về cổng phía tây.
Tối 25/3, mỗi giáp một mâm cỗ cúng tại đền Đức thánh, đọc kệ kể tiểu sử
của Người.
26-30/3, tế lễ Đức thánh và Thành hoàng. Sau tế có lễ dâng hương do một
đội múa gồm 16 người thực hiện trước tượng Đức thánh theo điệu Hoa chúc, Giao
liên, mô phỏng múa cung đình. Trong những ngày lễ hội có các trò diễn dân gian
Sáng 1/4, tổ chức rước Thành hoàng về các đình, kết thúc hội.
Phần chia cỗ: Nếu tế bằng trâu bò, thì thủ biếu tiên chỉ một nửa, còn lại chia
ba, một phần biếu già làng từ 60 tuổi trở lên, một phần biếu chức sắc, một phần
biếu những người hành văn. Thịt chia theo đầu người từ hương ẩm trở lên.
Hội chùa Trông bao giờ cũng mời đại biểu chùa Hoa Vân đền Tân La (
Quỳnh Phụ, Thái Bình). Đền Tranh, đền Trung Hoà ( Ninh Giang) . Trong những
ngày hội, nhân dân Đào Phố, xã Hồng Phúc thường rước Thành hoàng lên chùa
Trông dự cho hết hội, gọi là rước chạ.
Hội chùa Trông nay vẫn đông vui, nội dung khá phong phú không kém hội
xưa.

Lễ hội Chùa Muống
Chùa Muống tên tự là Quang Khánh tự, trước Cách mạng thuộc xã Dưỡng
Mông, tổng Phù Tải, nay là một thôn thuộc xã Ngũ Phúc , huyện Kim Thành.
Chùa ở tả ngạn sông Văn úc.


Tương truyền, vào thời Lý Công Uẩn, dân đến khai khẩn vùng đất Dưỡng
Mông, buổi đầu khai phá , đất chua phèn, chỉ có rau muống là nguồn thức ăn
chính. Sau khi đất được cải tạo, trồng được hoa mầu và cây lương thực, cư dân
đông đúc, lập thành làng. Để nhớ những ngày đầu gian khổ sống nhờ rau muống,
những già làng đề nghị đặt tên là Dưỡng Mông, còn nghĩa là nhờ cây rau muống
mà tồn tại.
Chùa Quang Khánh là một trong những ngôi chuà được xây dựng sớm ở
đất Kim Thành, đến thời Trần do sư Tuệ Nhẫn, một môn đệ của thiền phái Trúc
Lâm chủ trì xây dựng hoành tráng. Đến thời Nguyễn chùa có trên 120 gian, có
tài liệu ghi là 124 gian, 32 tháp sư, hàng trăm pho tượng cổ và nhiều bia ký có giá
trị .Chùa được quy hoạch trên khuôn viên rộng 15.000m2. Quang Khánh là ngôi
chùa lớn và nổi tiếng của Hải Dương. Lê Thánh Tông hai lần viếng thăm đều có
thơ khắc vào bia đá. Năm 1947, do chiến tranh, chùa bị phá huỷ hoàn toàn. Sau
ngày miền Bắc giải phóng, chùa bắt đầu được khôi phục, đến nay cũng chỉ đạt
một phần nhỏ của kiến trúc cũ. Riêng hệ thống tháp vẫn được bảo tồn như xưa.
Tuệ Nhẫn nguyên là Vương Thiên Huệ, hiệu Quán Viên, pháp hiệu Tuệ
Nhẫn, biệt hiệu là Thánh tổ Non Đông, quê tại Dưỡng Mông. Cha mất sớm
nhưng Thiên Huệ có ý chí từ nhỏ, rất chăm chỉ học hành, thấu triệt các sách. 19
tuổi di tu ở chùa Báo Ân, thụ giới sư Nghĩa Trụ, Chân Giám . Tuệ Nhẫn là một
cao tăng đồng thời còn là một lương y. Ông có công xây dựng nhiều chùa lớn
như: Vĩnh Nghiêm (Chí Linh), Siêu Loại (Bắc Ninh), Đông Khê, Do Nha (Hải
Phòng)[1][1][1]Ông đã chữa khỏi mắt cho vua Trần Minh Tông. Nhà sư viên tịch
ngày 27 tháng giêng, năm ất Sửu, Khai Thái thứ hai(1325). Tuệ Nhẫn không chỉ
là một vị cao tăng mà sau khi mất còn được tôn làm Thành hoàng làng.
Hội chùa Muống bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của sư Tuệ Nhẫn, như
vậy hội đã có truyền thống từ đầu TK XIV, mang hai yếu tố
Thần và Phật.
Thông lệ , hội bắt đầu từ 24-26 tháng giêng, 26 là ngày trọng hội.
Ngày 24 làm lễ nhập tịch, cỗ chay gồm hoa quả, bánh dầy, bánh
nếp[1][1][1]Sư sãi tụng kinh cả đêm, không khí thật sôi nổi.

Ngày 25, theo lệ là ngày rước bánh dầy quanh chùa trước khi đưa vào
tiền đường thờ Thánh tổ. Đây là một nghi thức mong mùa màng bội thu
Ngày 26, lễ
tập ngơi, thực chất là một cuộc tập dượt chuẩn bị cho ngày
đại lễ. Trong ngày tổ chức tập rước kiệu, chuẩn bị chu đáo các thứ cho trọng hội,
buổi tối , các sư làm lễ mộc dục.
Ngày 27 là ngày trọng hội, khách đến dự rất đông từ sáng sớm. Lễ rước
thực hiện như ở các đền và đình làng, gồm có bát biểu, tàn , long, đòn bát cống
rước tượng Thánh tổ Non Đông, Thánh phụ, Thánh mẫu. Đoàn rước diễu xung
quang chùa rồi ra tam quan làm lễ, xong lại chuyển vào chùa để các thần tượng
được an vị. Hội kết thúc vào đêm 27.
Hội chùa Muống là lễ hội lớn của Hải Dương, thu hút hàng vạn người tham gia.
Hội chùa Muống hiên nay vẫn được duy trì tuy không được như xưa. Một
số thuần phong mỹ tục vẫn tồn tại như: vào những ngày hội, các cụ bà phân công
nhau đứng hàng dài trước cửa chùa, bưng cơi trầu, niềm nở mời khách thập
phương, gây thiện cảm từ đầu cho khách đến dự hội.


Lễ Hội Côn Sơn

Côn Sơn là một di tích và danh thắng được lịch sử ghi nhận từ bẩy thế kỷ trước.
Đây là chốn Phật tổ của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, nơi Đại tư đồ Trần
Nguyên Đán dựng Thanh Hư động, vào thời Long Khánh(1373-1377), nơi
Nguyễn Trãi sống thuở niên thiếu và những năm tháng cuối đời.

Côn Sơn thời Trần thuộc xã Chi Ngại, huyện Phượng Sơn (Phượng Nhãn), phủ
Lạng Giang, xứ Kinh Bắc. Đầu TK XVIII, được cắt chuyển về huyện Chi Linh,
trấn Hải Dương. Sau Cách mạng tháng Tám, thuộc xã Cộng Hoà , huyện Chí
Linh .
Côn Sơn một năm có hai mùa hội,

Hội mùa xuân bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Trúc Lâm đệ tam tổ
Huyền Quang(22/. Hội mùa thu bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Trãi
(16/8). Hội xuân có từ sau khi Huyền Quang qua đời(1334), hội thu hình thành từ
năm 1962, thực sự trở thành hội lớn từ năm 1980, khi Nguyễn Trãi được tôn
vinh là
Danh nhân văn hoá thế giới.
Quy mô hội thời Trần chưa rõ, từ thời Lê đến trước năm 1945, hội xuân
không lớn nhưng giữ vai trò quan trọng của Phật giáo Việt Nam nên đã được
Đại
Nam nhất thống chí
ghi nhận. Hội không chỉ của tín đồ Phật giáo mà còn dịp du
xuân của thanh niên. Hội bắt đầu vào rằm tháng giêng, kết thúc vào 22 tháng
giêng. Nay hội kéo dài suốt tháng giêng nhưng trọng hội vẫn vào ngày 18. Hội
thuần tuý về tôn giáo. Các cụ bà đến đây tụng kinh niệm Phật, thanh niên leo núi
du xuân. Buổi tối có các trò diễn dân gian. Hội xuân tuy là hội chùa nhưng khách
đến chủ yếu là thanh niên, nên có thể nói Hội xuân Côn Sơn là hội của thanh
niên. Hội khá đông, mỗi năm có tới hàng chục vạn khách, tuy thế số khách sang
Kiếp Bạc rất ít , chỉ bằng 1/5 khách của Côn Sơn
Hội thu trùng với hội Kiếp Bạc, đây là một thứ hội kép, hội liên danh Côn
Sơn -Kiếp Bạc, bởi hai di tích chỉ cách nhau 6km và đường qua lại khá thuận
tiện. Trong số khách đến Hội Kiếp Bạc có tới 2/3 sang Côn Sơn, ngược lại ,
khách đến hội thu Côn sơn đều sang Kiếp Bạc. Như vậy khách đến hội thu Côn
Sơn chỉ bằng 2/3 lượng khách của Kiếp Bạc. Hội thu Côn Sơn kéo dài suốt tháng
8, trọng hội là ngày 18 , mặc dầu giỗ Nguyễn Trãi vào ngày 16.
Hội xuân và hội thu Côn Sơn là hai lễ hội bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất
của danh nhân, nhưng tính
kỷ niêm rất mờ nhạt mà chỉ nặng về du lịch và tín
ngưỡng.
Hội xuân và hội thu Côn Sơn rất lớn nhưng ở đây không có truyền thống
hội chợ. Hàng quán tuy có nhưng chủ yếu phục vụ ăn uống và lưu niệm mà thôi



Lễ Hội Đền Cuối
Đền Cối Xuyên nôm gọi là đền Cuối, thời Trần thuộc trang Cối Xuyên, năm
1672, đổi thành Hội Xuyên, sau Cách mạng thuộc xã Nghĩa Hưng, nay thuộc thị
trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc. Đền Cối Xuyên thờ Nguyễn Chế Nghĩa, một danh
tướng thời Trần , từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Hội
đền Cuối bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Chế Nghĩa(27.8). Hội diễn
ra trong 3 ngày, từ 26-28.8
Trước vào đám 3 ngày, các thôn Cuối, Đại, Rỗ làm lễ tảo mộ tại khu lăng Đại
vương. Trong 3 ngày vào đám không tổ chức rước kiệu vì kiệu đã được rước từ
đầu tháng giêng. Ba làng Đại Liêu, Hội Xuyên, Vĩnh Dụ đều tổ chức rước Kiệu
vào bãi Bái Quan để tế lễ, hôm sau lại rước về làng. Trong những ngày hội, có
nhiều loại cỗ cúng Đại vương. Làng có 12 giáp , mỗi giáp làm một loại cỗ. Đây là
một điển hình của hội đền Cuối.
Trong 3 ngày lễ hội, ngày đầu cúng bằng
cỗ ngũ quả , bày theo
kiểu
Thượng tam long, hạ tứ linh. Những ngày sau cúng bằng các loại cỗ.

Cỗ đường: Gồm các loại bánh như: Bánh dầy , bánh cốm , bánh phu thê,
bánh trôi, bánh chay, bánh nướng, bánh do, bánh bột lọc[1][1][1]Trên mặt bánh
dán chữ thọ bằng giấy hồng điều. Bánh cốm, bánh gio, bánh bột lọc gói bằng lá
chuối tươi, buộc lạt nhuộm đổ.

Cỗ thầu: Gồm các loại thịt: luộc, nấu đông, giò , nem, chả, nem chạo,
ninh, mọc[1][1][1]Các món đều đựng trong bát lớn.
Cỗ tam sinh: Về tam sinh mỗi nơi quan niệm một khác, ở đây tam sinh là
lợn, gà ,ngan hoặc ngỗng. Ba con vật này làm thịt xong, để thịt sống, tạo dáng
như còn sống, trang trí giấy hồng điều, cúng thần xong, chia cho các giáp làm cỗ.

Cỗ bò thui: Ngày thứ ba, mổ bò, thui. Thui xong, mang cả con bò và chậu
tiết vào tế thần. Tế xong , giáp đăng cái khiêng bò về làm cỗ, chia phần.
Ngoài các loại cỗ là trò vui dân gian như đấu vật, đập niêu, đặc biệt là
trò
đánh thó hay còn gọi là đánh gậy. Đây là võ thuật truyền thống có từ thời
Trần mà Nguyễn Chế Nghĩa là người rất điêu luyện. Đánh thó được thực hiện
hai người một , cùng lứa tuổi với cây gậy dài chừng 1,7m. Trò chời này nhằm
duy trì truyền thống thượng võ từ thời Trần, đồng thời còn là một nghi lễ.
Hiện nay hội làng cuối vẫn được duy trì, nội dung khá phong phú nhưng
các loại cỗ không còn như xưa.


Hội Pháo Đất Minh Đức

Trong các trò chơi dân gian, pháo đất có lịch sử khá sớm, tồn tại trên phạm vi
rộng ở đồng bằng Bắc bộ ,trọng tâm là hai huyện Tứ Kỳ và Ninh Giang. Tại xã
Minh Đức, trò chơi pháo đất được toàn dân hưởng ứng và trở thành lễ hội mùa
xuân hàng năm, thường tổ chức vào tháng 3, không có ngày cố định.

Minh Đức là một vùng đất cổ, có con người cư trú từ đầu công nguyên. Vào TK
XVII, có ông Nguyễn Thế Mỹ là một tướng quân có nhiều công trạng với triều
Lê. Ông đã hưng công tôn tạo chùa Đông Dương có quy mô 54 gian khá hoành
tráng. Công trình tuy bị hư hại trong kháng chiến chống Pháp, nhưng còn nhiều
cổ vật có giá trị nên đã được xếp hạng quốc gia.
Hội pháo đất của Minh Đức theo truyền thuyết có từ thời Hai Bà Trưng.
Hội diễn ra từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch, kết hợp với hội chùa và đình
đám của các làng. Sau khi tế lễ Thành hoàng xong là bắt đầu hội thi pháo. Trước
hết các xóm thi với nhau, chọn đội mạnh thi đấu ở cấp xã. Xã chọn đội mạnh thi
đấu với các xã của huyện. Để có thể thắng cuộc, pháo thủ phải là người khoẻ ,
nắm chắc kỹ thuật từ khâu chọn đất, luyện đất, nặn pháo và đánh pháo.

Pháo nặn hình bầu dục, bằng đất luyện kỹ, dầy khoảng 4cm, dài từ 80-
100cm, rộng từ 40-60cm. Tiếp theo là lên khung pháo, vê mép hay còn gọi

mông con. Nặn xong, lấy que tre rạch một đường xung quanh mông con và
một gạch ngang tạo thành mõm pháo, rồi lấy tay miết lại. Khi đánh cần chọn 2-3
người phục vụ cho một người đánh, vì pháo khá nặng, mỗi quả tới 30-40kg.
Người gieo pháo gọi là pháo thủ. Pháo thủ đứng thế hai chân mở rộng bằng vai,
nâng pháo lên ngang vai, kẹp tay vào nách cho vững, lấy đà đập pháo về phía
trước vào bàn gieo pháo. Bàn gieo pháo là một khoảng sân nhỏ đập phẳng, hơi
nghiêng về phía pháo thủ. Nay bàn gieo pháo làm bằng bê tông, đến hội mang ra
dùng, hết hội cất đi để năm sau dùng tiếp. Ngày xưa pháo thủ đóng khố cởi trần,
nay mặc quần dài, áo cộc tay. Khi đánh pháo, đồng đội reo hò cổ vũ rất sôi nổi để
tăng sức mạnh và niềm tin cho pháo thủ.

Cách tính điểm: Pháo nổ nhưng không văng mông con hoặc có văng
nhưng không đạt kích thước quy định (40cm), mông con văng ra nhưng đứt đoạn
gọi là pháo
bị bổ. Pháo đánh xuống không có tiếng kêu gọi là pháo xịt. Tất cả
những trường hợp trên đều không được tính điểm.
Trường hợp được tính điểm: Pháo nổ văng hết mông con, mông con ra
đến đâu đo đến đó (lấy mõm xa nhất). Trong một lần đánh hay tổng số các lần
đánh, người nào có số đo mông con dài nhất người ấy thắng
Đánh pháo đất là một nghệ thuật, chỉ có người nông dân suốt đời gắn bó
với đất , hiểu ngọn ngành từng thớ đất mới hy vọng trở thành pháo thủ giỏi. Giải
thưởng thường rất giản dị. Xưa thường là 5 chai rượu Ông cụ, nay tuỳ theo quy
định của từng xã và của từng năm. Trò chơi pháo đất hiện nay có ở xã Quang
Khải (Tứ Kỳ), Nghĩa An, ứng Hoè, Bồ Dương, Hồng Thái, Kiến Quốc (Ninh
Giang). Các xã này thường tổ chức đấu giao hữu nhưng sôi nổi nhất vẫn là Minh
Đức.


Lễ hội chùa Minh Khánh

Chùa Minh Khánh còn có tên là chùa Hương Đại hay chùa Hương ở thôn Bình
Hà , huyện Thanh Hà. Bình Hà nguyên là trang Bình Kha thời Lý, đến TK XIII,
Trần Nhân Tông đổi thành Hương Đại, nay thuộc thị trấn Thanh Bình, huyện
Thanh Hà.

Hội chùa Minh Khánh bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Trần Nhân
Tông(1/11âl). Hội bắt đầu vào ngày 30/10, kết thúc vào chiều 1.11, nhưng công
tác chuẩn bị thực hiện trước đó hàng tuần không chỉ của Bình Hà mà của 5 xã kế
cận. Thông lệ, chiều 29.10 làm lễ mộc dục, rước sắc từ đình Ngự Dội về chùa để
mở hội. Hội có tục thi mâm ngũ quả và 5 loại bánh: Bánh dầy, bánh mật, bánh ít,
bánh tày, bánh gấc. Sáng 30/10, các giáp rước cỗ và bánh về chùa cúng Vua và
đức Phật, tổ chức trò diễn dân gian. Chiều 1.11, tế lễ xong, chấm giải cỗ , bánh,
rước sắc về đình Ngự Dội, kết thúc hội.
Trước Cách mạng, xã chia làm 12 giáp, đại diện cho 12 dòng họ. Mỗi
giáp có 21 mẫu, 9 sào, 10 thước ruộng họ. Hoa lợi của ruộng họ được dùng vào
việc họ và lễ hội. Trong những ngày hội,
ông đám chịu trách nhiệm về các loại
bánh và mâm ngũ quả.

×