Lễ hội cờ lau Hoa Lư
Để tưởng nhớ công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng, từ 8 đến 13
tháng 3 âm lịch hàng năm, nhân dân Ninh Bình tổ chức Lễ hội cờ
lau Hoa Lư tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư - nơi Đinh Tiên
Hoàng đã xây dựng kinh đô.
Lễ hội diễn ra ở 2 đền thờ Đinh, Lê. Ngày mở đầu hội, nhân dân
khởi hành từ đền vua Đinh ra sông Hoàng Long, nơi vua Đinh
thường ra tắm khi còn nhỏ, lấy nước về tế lễ. Theo truyền
thuyết, khi Đinh Bộ Lĩnh ở với chú là Đinh Thúc Dự, bị chú cầm
gươm đánh đuổi vì đã giết của ông một con trâu khao lũ trẻ chăn
trâu. Khi Đinh Bộ Lĩnh chạy vào núi Trường Yên trốn tránh, trên
đường gặp dòng sông chắn ngang, không đi qua được, ông bèn
gọi đò nhưng không có, tức thì một con rồng vàng nổi lên làm
cầu để Đinh Bộ Lĩnh đi qua bên kia sông. Thấy vậy, người chú
kinh hoàng, cắm gươm xuống chân núi bên sông rồi lạy như tế
sao. Con sông đó sau được gọi là Hoàng Long. Quả núi mà ông
chú cắm gươm xuống cũng được gọi là núi Cắm Gươm.
Đi lấy nước thánh là tưởng nhớ người xưa, cũng là sự cầu mong
mưa thuận gió hòa để nhân dân cày cấy đủ nước, làm ăn thịnh
vượng.
Đoàn rước nước, đi đầu là cờ quạt rồi đến phường bát âm, tiếp
theo đến kiệu rồng, trên đặt một cái chóe để đựng nước sông
Hoàng Long. Mọi người đi rước nước đều mặc trang phục thống
nhất: nam mặc quần trắng, áo the, thắt lưng xanh, đỏ. Những
người cầm cờ đội thêm chiếc nón nhỏ. Đi theo sau kiệu, là một cụ
già cao tuổi mặc áo thụng tế màu lam cùng với một nhà sư hoặc
một người có quyền thế nhất ở làng.
Phần hội, ngoài những trò như: thi vật, thi bơi chải, thi thổi cơm,
múa lân, múa rồng, cờ người... còn có trò cờ lau tập trận và kéo
chữ.
Đội quân cờ lau gồm các thiếu niên từ 14 đến 16 tuổi chia làm
hai toán. Một bên mặc quần đùi xanh có nẹp đỏ, áo màu xanh lá
cây, đội nón lá; một bên cũng quần đùi xanh nhưng mặc áo màu
trắng. Cả hai toán đều giắt hai bông lau bắt chéo nhau ở sau
lưng, tay cầm gậy. Mỗi toán đều có tướng chỉ huy. Tướng cầm
kiếm, đội mũ bằng lá mít hay lá dừa.
Riêng tướng đóng vai vua Đinh phải khôi ngô tuấn tú, mặc quần
đen có sọc đỏ, đội mũ Bình Thiên bằng rơm, tay cầm thêm bông
lau ngồi trên con trâu béo khỏe. Hai phe dàn quân tập trận. Đội
này tiến, đội kia lùi. Nhạc đệm có trống, chiêng, thanh la, kèn.
Sau đó, đến trò kéo chữ "Thái Bình", thể hiện niềm mong ước
nền thái bình muôn thuở của nhân dân.
Năm ngày hội là những ngày vui, nhộn nhịp, sôi động, thể hiện
tinh thần thượng võ, mang tính nhân văn, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam.
Lễ hội mùa xuân hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể nằm ở trung du phía Bắc thuộc tỉnh Bắc
Kạn, cách Hà Nội 240km. Nơi đây tập trung 7 dân tộc
gồm dân tộc Tày, Nùng, Dao và H'Mông..., trong đó
dân tộc Tày chiếm 61%. Phong tục và văn hóa truyền
thống của các dân tộc này đã thu hút rất nhiều du
khách từ khắp các nơi trong nước cũng như khách q
tế.
Lễ hội mùa xuân diễn ra với các trò chơi và các tiết mục biểu diễn nghệ thuật
như đấu vật, thi hát và đặc biệt hấp dẫn người xem là các cuộc đua thuyền.
uốc
Người đi trảy hội có thể tham gia các điệu hát và múa trong điệu nhạc dân tộc du
dương trầm bổng.
Hồ Ba Bể là thắng cảnh đẹp nhất của tỉnh Bắc Kạn với một kho tàng văn
hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Nơi đây đã thu hút rất
nhiều khách du lịch trong cũng như ngoài nước tới. Lễ hội Hồ Ba Bể được
tổ chức vào ngày mùng 9 và 10 tháng giêng âm lịch hàng năm. Ðua
thuyền, ném Còn, đấu vật, bắn cung và biểu diễn múa, hát truyền thống
của các dân tộc được tổ chức trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Lễ hội
cũng giúp cho khách thập phương hiểu thêm về con người và truyền thống
văn hoá nơi đây.
Hồ Ba Bể nằm ở độ cao145m so với mặt nước biển và được bao bọc bởi
những dãy núi đá vôi cao tới 1.754m. Người ta cho rằng nó được hình
thành cách đây 200 triệu năm. Mang tên là Ba Bể là do 3 cái hồ thông với
nhau với tổng chiều dài 8km và chiều rộng 3km. Chính vì diện tích của hồ
Ba Bể như vậy mà người dân ở đây coi Hồ Ba Bể như là biển của họ.
Trong hồ có rất nhiều hòn đảo nhỏ, đặc biệt là Ao Tiên, tương truyền đây
là nơi ngày xưa các nàng tiên trên trời thường xuống tắm và chơi cờ. Ba
Bể dường như tươi đẹp hơn khi có khu rừng nguyên sinh với hệ động
thực vật phong phú và mỗi dòng sông, con suỗi xanh trong giống như dải
lụa mềm mại.
Giống như nhiều lễ hội khác, lễ hội mùa xuân Hồ Ba Bể là nơi gặp gỡ,
giao lưu và để hít thở không khí trong lành của vùng đất tươi đẹp này.
Lễ hội “Kin Pang Then” của dân tộc Thái trắng
Bản Kích, xã Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La được biết đến
với những nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc của người
Thái, và cùng với đó là lễ hội “Kin Pang Then” - lễ hội truyền thống của
dân tộc Thái trắng.
Lễ hội “Kin Pang Then” là lễ hội tiêu biểu của dân tộc Thái trắng ở Quỳnh
Nhai. “Then” ở đây là thầy mo được quan niệm là cao tay hơn cả; thầy mo
được coi như người của trời được cử xuống trần gian để cứu giúp người
khỏi bị ốm đau, bệnh tật và có khả năng giao tiếp với thần linh. Hàng năm,
cứ vào dịp đầu năm, thầy mo tổ chức lễ cúng và gặp mặt các con nuôi (đó
là những người đã được thầy mo chữa cho khỏi bệnh).
Lễ hội “Kin Pang Then” được tổ chức với quy mô lớn, không những các
con nuôi và người trong bản tham gia, mà còn nhiều dân làng ở bản khác
cũng đến tham dự. Thời gian cúng có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày, tuỳ
thuộc và số lượng con nuôi đến với “Then” nhiều hay ít. Trong những ngày
diễn ra lễ hội, mọi người trong làng bản cùng dâng lễ cảm tạ đất trời và
cầu xin sang một năm mới mọi điều may mắn và tốt lành đến với bản làng.
Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội “Kin Pang Then” gồm có hai phần chính
là phần lễ và phần hội. Phần lễ với lối hát Then truyền thống. Qua lời hát,
ông Then cầu cúng cho dân làng trong bản, trong mường sang một năm
mới có nhiều điều tốt đẹp, cho con người luôn khoẻ mạnh, no ấm, cầu cho
mưa thuận gió hoà, cho mùa màng tươi tốt và cùng với đó là lễ tạ ơn của
con cái đối với cha mẹ. Ngoài ra, “Kin Pang Then” cũng là lễ hội cầu phúc
lộc cho gia đình và con cháu, là dịp để con cháu tạ ơn thầy trong dịp đầu
năm mới. Phần lễ đơn giản nhưng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, không
có yếu tố mê tín dị đoan, mang tính cộng đồng cao, vun đắp tình đoàn kết
trong bản, trong mường.
Phần hội với những lời hát Then, điệu múa, trò chơi dân gian lành mạnh
như Trò mưa đá (là trò chơi ông Then xin trời cho mưa xuống để cho mùa
màng tươi tốt), trò cày bừa, hái nấm, múa khăn, múa tăng bu tăng bẳng,
múa vòng xoè… đã tạo ra không khí vui tươi phấn khởi, cuốn hút dân làng
đến tham gia. Bên cạnh đó, lễ hội còn là dịp để trai gái trong bản, trong
mường gặp gỡ và thể hiện mình qua những câu hát, điệu múa. Và sau lễ
hội, nhiều đôi đã nên vợ, nên chồng.
Bên cạnh ý nghĩa tâm linh sâu sắc, lễ hội Kin Pang Then còn nhắc nhở
con người phải biết sống đúng đạo lý, gắn bó với tình làng, nghĩa bản.
Trong bài cúng của ông Then có đoạn nhắc nhở và khuyên nhủ các con
cháu rằng:
“…Được ăn ngon đừng quên mình
Được đi ngựa đừng quên thời đi bộ…”
Lễ hội “Kin Pang Then” là lễ hội mang tính cộng đồng cao, góp phần tích
cực vào việc vun đắp khối đoàn kết dân tộc, giáo dục truyền thống uống
nước nhớ nguồn, tạo bầu không khí vui tươi, lành mạnh. Lễ hội là nét văn
hóa đặc sắc, là hình thức diễn xướng dân gian độc đáo, góp phần vào
việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.
Hội làng Bát Tràng
(Báo Hà Nội Mới)
Bát Tràng là một làng cổ nằm ở bờ bắc sông Hồng, nay
thuộc xã Bát Tràng huyện Gia Lâm. Hơn 600 năm trước,
có người họ Nguyễn từ Vĩnh Ninh (Thanh Hóa) đến đây
lập nghiệp. Tiếp đó, 5 cụ họ Lê, Trần, Vương, Phạm,
Nguyễn đem gia đình đến vùng 72 gò đất trắng lập phường
sản xuất gốm gọi là Bạch Thổ phường. Trải theo năm
tháng, nghề gốm ngày càng phát đạt và những người ở Bồ
Bát (Ninh Bình) kéo ra ngày càng đông.
Vào thời cuối Lê, làng Bát Tràng đã có 20 họ. Cùng với
sản xuất gốm sứ, làm ruộng, buôn bán, việc học ở làng
cũng được người dân hết sức coi trọng. Trong hơn 5 thế kỷ, dưới thời học
chữ Nho, Bát Tràng có 364 người đỗ đạt, trong đó có Trạng nguyên Giáp
Hải (1506-1586), 8 người đậu tiến sĩ cùng nhiều quan võ.
Sẩn phẩm làng
Bát Tràng
ngày nay
Ban đầu, làng chỉ có một ngôi miếu nhỏ làm bằng tranh tre ở ngoài bãi
sông. Năm 1720, đình được làm với quy mô lớn. Đình xây kiểu chữ nhị,
phía trong là tòa hậu cung 3 gian; phía ngoài là tòa đại bái 5 gian 2 chái.
Cột đình bằng gỗ lim người ôm không hết vòng tay. Gian giữa thấp bày
hương án. Các gian bên đều lát gỗ thành bục cao. Mặt đình hướng ra
sông Hồng. Trong kháng chiến, đình đã bị bom Mỹ phá hủy. Năm 1993,
dân làng đã góp tiền của dựng lại đình theo kiến trúc truyền thống. Tại
đình còn giữ được một số đồ tế khí như ngai thờ, bát bửu, chuông đồng,
kiệu bát cống, hai biển gỗ tạo vào thời Minh Mạng, cùng nhiều hoành phi,
câu đối cỡ lớn, mỗi chữ có thể coi là một tác phẩm thư pháp độc đáo.
Đình Bát Tràng còn giữ được 50 đạo sắc phong thần có niên đại thời Lê,
thời Tây Sơn, thời Nguyễn.
Bát Tràng là một điểm tụ cư, vì thế ngoài Thành hoàng bản địa, nhân dân
nơi khác đến cũng rước thành hoàng cũ của mình đến thờ. Đó là thần
Bạch Mã Đại vương; Trang Thuận Nghi Dung; Phan Đại tướng…
Trước đây, Bát Tràng vào đám từ ngày 15 đến ngày 22 tháng hai âm lịch.
Trước Tết, vào ngày 25 tháng Chạp, làng đem lễ vật đến làng Đuốc (làng
kết chạ với Bát Tràng) xin chặt tre làm cây nêu. Ngày 7 tháng Giêng làm lễ
hạ nêu. Cây tre làm nêu được dùng để chẻ tăm, vót đũa. Trước khi vào
đám độ 10 ngày, làng tổ chức lễ rước nước từ sông Hồng để bao sái bài vị
thần ở ngôi miếu bên sông. Sau đó dân làng rước bài vị thần ra đình tế lễ.
Khi tế, các họ được rước Tổ của mình ra phối hưởng. Họ Nguyễn Ninh
Tràng (họ đầu tiên đến làng Bát Tràng) được rước bát hương có lọng che
vàng đi ở giữa. Các họ khác rước bát hương có lọng che xanh đi né sang
hai bên. Khi tế, chỉ có các vị khoa mục (những người đỗ đạt) mới được
vào đình, còn các hào mục (những chức dịch trong làng) đứng ngoài hầu
lễ. Bát Tràng còn lệ giữ nghiêm ngôi thứ. Tại đình trải 4 chiếu cạp điều. Có
chiếu dành cho các vị đậu tiến sĩ, có chiếu dành cho võ quan được phong
tước công, có chiếu dành cho các cụ thọ từ 100 tuổi trở lên. Có năm
không đủ người, chiếu nào trống thì làng đặt một cây đèn, chai rượu, đĩa
trầu cau vào giữa chiếu để thờ vọng. Hằng năm vào ngày Rằm tháng hai,
ngày đầu tiên vào đám, làng biện lễ cúng Thành hoàng gồm một con trâu
tơ thật béo, thui vàng rồi đặt lên một chiếc bàn lớn sơn son, kèm theo 6
mâm cỗ và 4 mâm xôi. Tế xong, các quan viên chức sắc, đại diện 20 dòng
họ cùng thụ lộc.
Hội Bát Tràng có nhiều trò diễn, độc đáo nhất là trò chơi cờ người và hát
thờ. Theo lệ, trước hội, làng chọn lấy 2 bà tướng cờ là những người phẩm
hạnh, giàu có nhất trong làng. Mỗi bà tướng nhận 16 thiếu nữ tuổi từ 10
đến 15 xinh đẹp, nết na nuôi ăn uống và may cho áo quần thật đẹp. Các
cô được rèn tập làm quân cờ trong một tháng mới được ra biểu diễn thi
đấu ở sân đình.