Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tài liệu Phần 8: Tìm kiếm nguồn tài chính cho doanh nghiệp Việc cần làm đầu tiên Tiền docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.76 KB, 27 trang )

Phần 8: Tìm kiếm nguồn tài chính cho
doanh nghiệp

Việc cần làm đầu tiên
Tiền làm cho doanh nghiệp của bạn hoạt động nhưng khi bạn vừa mới
thành lập doanh nghiệp thì không nên tìm đến ngân hàng để vay tiền.
Các ngân hàng thường chỉ cho vay đối với các doanh nghiệp đã có một
thời gian hoạt động. Trong phần này sẽ cung cấp cho bạn một số lựa
chọn và một số điều cần suy nghĩ khi bạn dự định vay tiền cho doanh
nghiệp của bạn.
Điều đầu tiên chúng tôi muốn nhắc nhở bạn là những khoản tiết kiệm cá
nhân cần được coi là nguồn tài chính chủ yếu cho một doanh nghiệp mới
thành lập. Nếu bạn chưa bắt đầu việc tiết kiệm tiền, hãy bắt đầu tích lũy
tiền mặt ngay.
Tuy nhiên, cũng không nên xem thường cac chương trình bảo lãnh vay
vốn dành cho các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Với chương trình
bảo lãnh vay vốn, ngân hàng sẽ sẵn sàng nói chuyện với bạn. Hãy tham
khảo phần các nguồn lực để có thêm thông tin.
Bạn cần bao nhiêu tiền?
Hoặc thông thường bạn hy vọng sẽ nhận được bao nhiêu tiền? Chưa nên
quá hào hứng vội – đây không phải là cơ hội để bạn yêu cầu vay 1 triệu
đô la trong khi chỉ cần có 50 000 đô la. Hãy xem lại bản kế hoạch kinh
doanh của bạn. Nếu nó vẫn không trả lời được câu hỏi của bạn thì hãy
tiến theo từng bước một.
Bạn cần tiền cho mục đích gì?
 Mua hàng và hàng tồn kho trong khi đợi được trả
 Trả lương và tiền thuê
 Mua thiết bị và đồ dùng VP
 Mua một chiếc máy vi tính
HOẶC
 Mua sắm cho việc kinh doanh/hoạt động của doanh nghiệp


Cần ưu tiên cho những nơi mà bạn chỉ có thể trả bằng tiền mặt và xem
xét lại những nơi mà bạn có thể chọn một phương án thanh toán khác.
Ví dụ, không cần thiết phải dùng toàn bộ lượng tiền mặt để mua một
chiếc xe chở hàng trong khi bạn có thể thuê một chiếc như vậy. Tiếp
theo là xem xét xem bạn có thể thế chấp cái gì để vay. Một số khoản tín
dụng được vay trên cơ sở không cần bảo đảm, chẳng hạn như thẻ tín
dụng, nhưng hầu hết các khoản vay dành cho các doanh nghiệp nhỏ
được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp, tài sản cá nhân hoặc cả
hai. Vay không cần bảo đảm có nghĩa là chẳng có gì thế chấp cho khoản
vay đó. Ví dụ như:
 Thẻ tín dụng
 Các kênh tín dụng không cần đảm bảo/thế chấp (giống như bạn có
được trong thư)
 Từ bạn bè và họ hàng
Các khoản vay có đảm bảo có nghĩa là các tài sản được thế chấp để đảm
bảo việc thanh toán trong trường hợp bạn không có khả năng thanh toán.
Những ví dụ về điều này như:
 Thuê máy tính
 Cầm cố nhà
 Vay mua xe hoặc thuê xe
 Vay từ Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ
Các dạng tài sản thế chấp phổ biến là giá trị ngôi nhà, các khoản phải
thu, hàng trong kho của doanh nghiệp và máy móc thiết bị. Các bên cho
vay thường đánh giá tài sản thế chấp để quyết định họ có thể cho vay
bao nhiêu trên cơ sở khoản thế chấp đó. Một số biến số chính về những
điều khoản vay mà bạn có thể có được:
 Số năm hoạt động của doanh nghiệp – Đây là những số liệu của
doanh nghiệp và nó rất quan trọng. Các ngân hàng thường yêu cầu
con số này là 3 năm trong khi một số khác thì không đòi hỏi chặt
chẽ như vậy.

 Quy mô doanh nghiệp của bạn và lượng tài chính bạn cần. Cách
phục vụ khách hàng của các đơn vị tài chính là rất khác nhau. Ví
dụ, bạn có thể không được vay tiền mua xe và vay một khoản lớn
cho doanh nghiệp từ cùng một nơi. Hãy tìm hiểu và hỏi xung
quanh và đến đúng điểm cần tới.
Vốn vay (Nợ) với Khoản đầu tư (Cổ phiếu)
Các nguyên tắc cần tuân thủ trước khi mở rộng
Một khi doanh nghiệp của bạn đã bắt đầu hoạt động rồi, thách thức
của bạn bây giờ là phải phát triển nó. Trong phần này, bạn sẽ biết
một số nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ trước khi bạn quyết định
phát triển doanh nghiệp.
Trước khi tính đến việc phát triển doanh nghiệp của mình, việc đầu tiên
là bạn phải có một cơ sở nền tảng vững chắc để từ đó phát triển. Bạn
phải tìm ra những điểm yếu trong hoạt động của doanh nghiệp mà bạn
vừa thành lập kể cả những những cái làm cho nó có lời .
Việc sẵn sàng mở rộng hoạt động kinh doanh của bạn sẽ được cải thiện
nếu bạn có thể học được từ tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh
nghiệp mới khởi đầu của bạn. Cho dù bạn thành lập một doanh nghiệp
kinh doanh trên mạng Internet hay mở một nhà hàng, hãy tự mình tham
gia vào tất cả các mảng của doanh nghiệp này. Từ đó bạn có thể tìm ra
những điểm yếu để khắc phục kịp thời, nơi có thể tiến hành thay đổi
nhanh chóng và với thiệt hại ít nhất.
Một lý do nữa cho việc tự mình tham gia vào mọi lĩnh vực của doanh
nghiệp là sau này, khi các kế hoạch mở rộng đã được thực hiện bạn sẽ
phải dựa vào những nhà quản lý mà bạn đã ủy thác trách nhiệm cho họ.
Khi đó sẽ không có ai có thể lừa dối được bạn về cách quản lý nhà kho
như thế nào. Bạn sẽ có được kinh nghiệm cho bản thân mình khi làm
những việc này.
Cần nhớ rằng sau khi doanh nghiệp đã được mở rộng thì bạn sẽ không
còn phải đứng ở máy tính tiền để giám sát nữa. Bạn phải có những hệ

thống để ngăn ngừa việc nhân viên ăn cắp và thất thoát (trộm cắp). Các
hệ thống chống thất thoát có thể đã được các đối thủ của bạn thực hiện.
Do vậy, hãy kiểm tra việc này và áp dụng những hệ thống đã và đang
được sử dụng trong ngành nghề của bạn. (Nếu bạn dự định mở một cửa
hàng tự chọn, hãy đến làm việc tại hệ thống 7-Elevent trước để tìm hiểu
về những hệ thống đang được sử dụng tại đây!)
Không nên đưa ra những đảm bảo cá nhân đối với các trách nhiệm trả nợ
hoặc thuê mướn. Hãy tách biệt việc kinh doanh của bạn với những tài
sản cá nhân càng xa càng tốt. Trong khi các ngân hàng thường yêu cầu
cá nhân bạn đứng ra bảo lãnh đối với các khoản vay kinh doanh thì việc
bảo lãnh bằng các tài sản cá nhân của bạn có thể được giảm nhẹ nếu việc
xóa bỏ cách làm việc này mỗi khi có thể.
Ví dụ, chủ nhà nơi bạn định thuê làm cửa hàng thứ hai có thể yêu cầu
bạn đứng ra bảo lãnh cá nhân cho hợp đồng thuê này. Việc bạn tham gia
bảo lãnh cho một hợp đồng thuê 5 năm với mỗi tháng 3000 đôla đã dẫn
đến số tiền bảo lãnh lên tới con số 180.000 đô la. Con số này có thể vượt
xa số vốn ban đầu của doanh nghiệp. Nhưng do bạn mong muốn và nhiệt
tình trong việc mở thêm cửa hàng, điều này có thể dẫn tới khả năng bạn
phải chịu mức trách nhiệm quá lớn.
Thay vào đó, bằng việc thực hiện nguyên tắc hạn chế mức trách nhiệm
của mình, bạn có thể yêu cầu đàm phán về một hợp đồng thuê 1 năm với
khả năng gia hạn thêm thời gian. Trách nhiệm thanh toán của bạn khi đó
sẽ giảm xuống còn 36.000 đô la.
Lý do các nhà doanh nghiệp mới khởi sự đánh giá không đúng tầm
quan trọng của việc bắt đầu bằng một hoạt động thử nghiệm trước
tiên
Có nhiều lý do dễ hiểu về việc tại sao nhiều nhà doanh nghiệp lại không
đánh giá đúng tầm quan trọng của việc thử nghiệm một hoạt động thành
công trước khi mở rộng.
Theo định nghĩa thì các doanh nhân là những người rất tự tin. Vấn

đề là ở chỗ thông thường chúng ta quá tự hào cả về bản thân chúng ta
hoặc về sản phẩm hay dịch vụ của chúng ta. Việc quá tự tin này có thể
dẫn chúng ta vào các chương trình/dự án mở rộng mà không xem xét kỹ
lưỡng, tìm ra những khiếm khuyết bao gồm cả việc đi thẳng vào vấn đề
là chứng minh một mô hình kinh doanh thành công để từ đó mở rộng ra.
Một lý do cho việc quá tự tin là nhiều doanh nhân giàu có đã có
được thành công từ một lĩnh vực khác không liên quan. Ví dụ, một
người giàu có với thành công trong nghề nghiệp có thể thành lập một
doanh nghiệp trong lĩnh vực mà người đó không biết và có thể gặp phải
thất bại bởi vì người đó cho rằng kiến thức và kinh nghiệm của mình
cũng ở lĩnh vực mới cũng tốt như vậy.
Một kẻ thù khác đó là sự vội vàng. Những doanh nhân với những
doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên sẽ gặp phải một số yếu kém ở
những đơn vị khởi đầu. Ban đầu, nhiều người sẽ bị thua lỗ tiền. Đây là
thời gian để tìm ra những yếu điểm và đưa ra một bản báo cáo tài chính
đẹp. Nếu bạn không làm được điều này, đây có thể là thời gian để từ bỏ
ý tưởng. Nhưng, nếu bạn dự định mở một hệ thống nhà hàng và đang
gấp rút để mở 6 trong số những nhà hàng đó với những vấn đề của nó,
mất mát của bạn có thể trở nên rất lớn.
Những điều bạn sẽ phải giải quyết khi mở rộng doanh nghiệp nhưng
chưa được trình bày trong phần về khởi sự doanh nghiệp
Khi bạn mở rộng doanh nghiệp việc cần thiết là phải có những kiểm soát
nhất định nhưng chưa được trình bày ở trong phần khởi sự doanh
nghiệp. Cần phải có những chuẩn bị để phá bỏ kiểu tự làm. Ví dụ, doanh
nghiệp của bạn cần được kiểm soát về kế toán và dòng tiền để đo lường
tính hiệu quả của từng đơn vị kinh doanh trong toàn thể hoạt động của
doanh nghiệp. Những bản báo cáo này cần được thực hiện trên cơ sở
thường xuyên. Tại nhiều doanh nghiệp, việc báo cáo kết quả kinh doanh
theo tuần được thực hiện nhằm tránh việc các vấn đề nhỏ trở nên nghiêm
trọng đến mức không thể kiểm soát nổi. Người phụ trách công việc kế

toán có thể giúp bạn xây dựng cơ chế báo cáo tài chính theo từng đơn vị.
Doanh nghiệp đang mở rộng có thể đòi hỏi có sự ủy thác về trách nhiệm
và quyền hạn. Các kỹ năng mới về tuyển dụng, đánh giá và đào tạo có
thể cần đến. Bước phát triển lớn nhất trong việc mở rộng doanh nghiệp
đối với hầu hết các doanh nghiệp là việc phát triển từ đơn vị kinh doanh
đầu tiên sang đơn vị kinh doanh thứ hai. Một khi bạn đã đạt được một
bước tiến lớn trong việc biến một thành hai, bạn đã có một hệ thống rồi!
Từ đó nó có thể mở ra hàng hoạt đơn vị kinh doanh tương tự.
Việc ủy thác quyền hạn có thể được thực hiện qua việc:
 Tạo động lực về mặt tài chính đối với những nhân viên chủ chốt
 Tạo ra những trung tâm lợi nhuận (đơn vị kinh doanh)
Đôi khi thật khó cho một doanh nhân mới khởi nghiệp ủy thác quyền
hạn của mình. Có nhiều cách để làm điều này mà không xóa bỏ những
chức năng nhất định mà bạn muốn giữ lại cho riêng mình. Ví dụ, bạn
nên là người duy nhất có thể ký séc và quyết định việc phân bổ nguồn
vốn nhưng bạn có thể ủy thác việc đào tạo nhân viên cho các nhà quản
lý.
Nhưng với việc không từ bỏ những chức năng này, bạn vẫn có thể tạo
động lực làm việc cho nhân viên bằng 2 cách sau đây: ghi nhận và khen
thưởng. Ghi nhận có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều chứ không chỉ là việc
ban cho họ một chức danh với cái tên ấn tượng. Hình thức ghi nhận quan
trọng nhất là làm rõ việc những nhân viên quan trọng của bạn đang nắm
các vị trí có nhiều quyền lực cũng như trách nhiệm. Khi ủy thác quyền
hạn có nghĩa là các nhà quản lý của bạn có thể mắc một số lỗi lầm, các
lỗi lầm này sẽ được giới hạn trong phạm vi trách nhiệm của họ. Việc báo
cáo tài chính thường xuyên cũng giúp giảm thiểu những tác động tiêu
cực từ những sai làm của họ.
Những nhà quản lý giỏi thường được động viên bởi những chế độ
thưởng bằng tiền gắn liền với những thành công cá nhân của họ.
Việc đãi ngộ đối với đội ngũ quản lý vì vậy cần được tách riêng cho

từng nhà quản lý để việc khen thưởng của mỗi nhà quản lý sẽ chỉ dựa
trên những gì người đó đạt được và không bị “loãng” bởi những gì mà
các bộ phận khác trong doanh nghiệp đã đạt được. Ví dụ, nếu bạn xây
dựng một hệ thống cửa hàng, việc đãi ngộ đối với mỗi người quản lý cửa
hàng chỉ nên dựa trên lợi nhuận của cửa hàng mà người đó phụ trách.
Nếu bạn không chắc chắn về cách thiết lập một phương án chia sẻ lợi
nhuận như vậy, bạn có thể lấy ý tưởng từ những đối thủ thành công nhất
của bạn, những người đã trải qua giai đoạn thử-và-sai trong việc sàng
lọc các phương án như vậy.
Các cách tạo động lực làm việc cho nhân viên: Khen thưởng và ghi
nhận
Đầu tiên chúng ta hãy đưa ra định nghĩa về sự ghi nhận: Đó là việc tạo
một cơ chế trong doanh nghiệp theo đó những nhân viên trụ cột
được giao quyền hạn và trách nhiệm và lợi ích gắn liền với trách
nhiệm. Nó trở thành một “trung tâm lợi nhuận” hoặc đơn vị kinh doanh
nơi mà nhân viên chủ chốt đó quản lý. Mỗi trung tâm lợi nhuận có một
trách nhiệm riêng biệt về lãi/lỗ và thường xuyên được xem xét lại.
(Nhiều nhà hàng, cửa hàng bán thức ăn hoạt động theo phương thức
hạch toán lãi/lỗ hàng tuần!) Ý tưởng ở đây là tạo ra một môi trường
trong đó những nhân viên chủ chốt cảm thấy rằng họ có quyền hạn trong
việc đưa ra những quyết định kinh doanh và mức thưởng của họ là dựa
trên lợi nhuận của đơn vị mà họ đang quản lý. Tuy nhiên, họ sẽ không
được giao quyền ở hai vai trò mà bạn giữ trách nhiệm duy nhất đó là:
1. Chi phí về vốn
2. Ký séc
Điều này gợi ý rằng những nhân viên đóng vai trò chủ chốt có đủ
quyền hạn trong việc quản lý trung tâm lợi nhuận (đơn vị kinh
doanh) của họ nơi mà họ có thể mắc phải những sai lầm.
Với hai hạn chế đã nói ở trên cộng với việc báo cáo tài chính thường
xuyên, bạn có thể vừa tuyển được những nhà quản lý có tinh thần làm

việc tốt đồng thời lại giảm được khả năng bạn phải chịu những khoản lỗ
lớn.
Đương nhiên là chính sách thưởng/đãi ngộ phải phù hợp với điều kiện
của mỗi doanh nghiệp và dựa trên báo cáo lãi/lỗ mà mỗi cá nhân chịu
trách nhiệm.
Với việc khen thưởng cho các nhà quản lý dựa trên phần lợi nhuận đóng
góp của họ, bạn đã tạo ra một động lực cho các nhà quản lý này hướng
tới thành công. Và, họ càng thành công (và được thưởng nhiều) thì lợi
nhuận chung cho doanh nghiệp của bạn càng lớn.
Dưới đây là ba (trong số nhiều) cơ chế đã được sử dụng để hình thành
chính sách khen thưởng/đãi ngộ cho một nhà quản lý.
 CƠ CHẾ ĐÒN BẨY. Nhà quản lý sẽ nhận toàn bộ hoặc phần lớn
lợi nhuận của đơn vị họ phụ trách nếu nó vượt qua một mức định
sẵn. Điều này đã được thực hiện thành công ở các hệ thống cửa
hàng thức ăn nhanh do các công ty sở hữu và điều hành (không
phải các đơn vị kinh doanh theo dạng nhượng quyền). Dưới đây là
một ví dụ về bản báo cáo kết quả kinh doanh hàng tuần được đơn
giản hóa của một cửa hàng bánh do một công ty điều hành. Cơ chế
này được gọi là đòn bẩy bởi vì cứ mỗi penny (xu) tiết kiệm được,
trong tờ séc thưởng của nhà quản lý đó sẽ có thêm một xu.
Doanh thu ₫5,000
Lương ₫1,500
Mua hàng ₫1,500
Tất cả các chi phí khác (bao
gồm cả lợi nhuận nộp công ty)
₫1,500

×