Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.7 KB, 21 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt là nền tảng, cơ sở giúp học sinh học tập tất
cả các môn học khác. Mục tiêu của mơn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học
mới là giúp các em phát triển đầy đủ, toàn diện về mọi mặt: đức, trí, thể, mĩ.
Mục tiêu đó đặt ra cho những người thầy, người cô phải luôn suy nghĩ, tìm tịi
để có phương pháp dạy học mơn Tiếng Việt sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học là
hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Một trong
những phân mơn góp phần rèn luyện các kĩ năng trên đó là phân mơn Chính tả.
Thơng qua chữ viết đúng, đẹp, giáo viên cịn bồi dưỡng tình u Tiếng Việt,
hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho các em.
Phân mơn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp học sinh nắm
vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả. Ngồi ra, nó cịn rèn
cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ…
Ngồi việc nắm vững vị trí, nhiệm vụ, tính chất, nội dung, chương trình,
phương pháp giảng dạy phù hợp, giáo viên còn phải nắm vững các nguyên tắc
dạy chính tả Tiếng Việt.
Dạy chính tả theo khu vực phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi
chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng vùng miền để hình thành nội dung
giảng dạy, khi xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng
khu vực, từng địa phương. Như vậy, trước khi dạy, giáo viên cần tiến hành điều
tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh từ đó lựa chọn nội dung
giảng dạy thích hợp với đối tượng học sinh lớp mình dạy.
Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Theo định
nghĩa trong một số từ điển, chính tả là viết đúng, hợp với chuẩn và những quy
tắc về cách viết chuyển lời nói sang dạng viết và hoạt động giao tiếp. Nếu tập
viết dạy học sinh biết viết, tức là hoạt động tạo ra chữ, thì chính tả dạy cách tổ
chức, kết hợp các chữ đúng quy ước của xã hội để làm thành hiện thực hố
ngơn ngữ.
Trẻ em đến tuổi học, thường bắt đầu bằng quá trình học tập bằng chữ viết,


ở giai đoạn đầu tiên (bậc tiểu học) trẻ em tiếp tục được hoàn thiện năng lực nói
tiếng mẹ đẻ. Trẻ em biết chữ mới có phương tiện để học Tiếng Việt và học các
môn khoa học tự nhiên khoa học xã hội khác. Trẻ không biết chữ, khơng có
1


điều kiện tiếp xúc ngơn ngữ văn hố, khơng thể tiếp thu tri thức văn hố, khoa
học một cách bình thường được. Biết chữ là biết phân biệt hình nét các ký hiệu,
biết tạo ra ký hiệu (viết chữ), biết dùng chữ ghi lời nói, biết đọc và hiểu được ý
nghĩa chữ viết. Nói tóm lại, biết chữ là biết đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ
hoặc đọc thông viết thạo một ngôn ngữ. Mà muốn đọc thông viết thạo, trẻ em
phải được học chính tả. Chính tả là phân mơn có tính chất cơng cụ. Nó có vị trí
quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ em.
Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để học sinh đọc - viết chuẩn Tiếng Việt
và tuy nhiên chuẩn hố chính tả. Thơng thường ngun lí cơ bản là phải có
chuẩn chính âm rồi mới chuẩn chính tả. Con đường phát triển tự nhiên có tính
bản năng là phát âm đúng sẽ viết đúng. Nhưng với Tiếng Việt chuẩn chính âm
là vấn đề cịn nhiều tranh cãi. Tiếng địa phương thắng thế trong giao tiếp.
Trong khi đó chuẩn chính tả đã hình thành và tương đối ổn định.
Để học sinh viết đúng chính tả, điều quan trọng là giáo viên phải tìm ra
những phương pháp tích cực giúp cho giờ chính tả nhẹ nhàng và đạt kết quả
cao. Bởi lẽ đó tơi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp sửa lỗi chính tả
cho học sinh lớp 4”. Tìm cách nâng cao hiệu quả giờ dạy chính tả lớp 4.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích của Quá trình nghiên cứu là để nắm được nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả. Đề ra những giải pháp khắc phục lỗi
chính tả mà các em học sinh lớp 4A thường hay mắc phải. Giúp học sinh học
tốt phân mơn chính tả để làm cơ sở cho học sinh phát triển tư duy; làm cơ sở
nền móng để lĩnh hội tri thức ở tất cả các môn học khác.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường chất lượng dạy học phân mơn

chính tả tại trường. Có kế hoạch, biện pháp rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho
học sinh nhằm trang bị cho học sinh kĩ năng viết chữ để học tập và giao tiếp,
tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt các mơn học khác. Góp phần vào
việc nâng cao thành tích học tập cho học.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tế trong cơng tác giảng dạy, thực hiện
trong các giờ Chính tả học sinh ở lớp 4A, trường Tiểu học Hải Lộc - Hậu Lộc Thanh Hóa năm học 2015 - 2016.
Đề tài có thể áp dụng cho tất cả các lớp của khối 4.

2


4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận của ngôn ngữ, tầm quan trọng của chữ viết, thực trạng
viết chữ chưa đẹp của học sinh, nguyên nhân của trạng đó.
- Điều tra trực tiếp với học sinh trao đổi với phụ huynh để hiểu rõ mức độ sử
dụng ngôn ngữ của họ.
- Điều tra bài viết của học sinh để thống kê các lỗi sai và tỉ lệ viết chữ chưa
đẹp.
- Quan sát đối tượng để thu thập thông tin về đối tượng qua nhìn nhận đánh
giá một cách khách quan được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu qua
từng giai đoạn viết của học sinh.
- Chấm bài viết của học sinh. Phân đối tượng thành các nhóm bài viết đạt ở
mức độ nào để có biện pháp rèn luyện và động viên kịp thời
- Động viên khuyến khích kịp thời giúp học sinh thêm tự tin yêu thích mơn
học có ý thức luyện viết. Nêu gương điển hình để học sinh noi theo.
- Áp dụng linh hoạt một số biện pháp thực nghiệm để vận dụng vào trong
các giờ dạy. Ưu tiên là giờ dạy Chính tả, Tập làm văn.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN


Chính tả là chuẩn mực của ngơn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ
quốc gia. Mục đích của nó là phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp bằng chữ
viết đảm bảo người viết và người đọc hiểu thống nhất trong những điều đã viết,
mà phân mơn chính tả trong nhà trường Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh
nắm vững các nguyên tắc viết chính tả, hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả,
hay giúp các em hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả theo
ngun tắc.
Giống như các phân mơn khác trong Tiếng Việt, tính chất nổi bật của phân
mơn Chính tả là tính chất thực hành. Bởi lẽ, chỉ có thể hình thành các kĩ năng,
kĩ xảo cho học sinh thơng qua việc thực hành, luyện tập. Do đó, trong phân
mơn này, các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lí thuyết
khơng được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính
tả. Nội dung, cấu trúc của bài chính tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 (phân
mơn chính tả) thể hiện rất rõ tính chất thực hành nói trên.

3


Về cơ bản, chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị được
ghi bằng một con chữ. Nói cách khác giữa cách đọc và cách viết chính tả tiếng
Việt là thống nhất với nhau. Đọc như thế nào sẽ viết như thế ấy. Trong giờ
chính tả học sinh dễ xác định được cách viết đúng (đúng chính tả) bằng cách
tiếp nhận âm thanh chính xác của lời nói. Cơ chế của cách viết đúng là xác lập
mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết.
Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và chính tả có mối liên hệ mật thiết với
nhau nhưng lại có quy trình hoạt động trái ngược nhau. Nếu đọc là sự chuyển
hố văn bản viết thành âm thanh thì chính tả lại là sự chuyển hoá văn bản dưới
dạng âm thanh thành văn bản viết. Tập đọc có cơ sở chuẩn mực là chính âm
cịn tập viết (chính tả) có cơ sở là chính tự (chính tự là sự biểu hiện của quy tắc

chính tả ở đơn vị từ).
Qua học chính tả các em nắm bắt được quy tắc chính tả và hình thành kĩ
năng, kĩ xảo chính tả, từ đó có năng lực và có thói quen viết đúng chính tả
Tiếng Việt. Kĩ năng viết đúng chính tả sẽ tạo điều kiện hình thành nhân cách
cho học sinh.
Như chúng ta đã biết, muốn để cho một ngơn ngữ nào đó hoạt động có
hiệu quả thì người dạy, người học phải làm tốt cơng tác chính âm, chính tả.
Việc nói, viết đúng chuẩn mực còn là cơ sở để ta đánh giá trình độ văn
hố về mặt ngơn ngữ của một con người. Làm thế nào để chúng ta giáo dục và
rèn luyện các em để dần có được kỹ năng viết thơng, viết đúng theo u cầu.
Đó là điều đáng quan tâm. Mặt khác, Hải Lộc là một xã bãi ngang ven biển,
dân cư sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, quen với cách sống tự do, ăn sóng nói
gió nên học sinh cũng chịu ảnh hưởng của phương ngữ địa phương rất lớn, đó
là các lỗi như: sai do cẩu thả hoặc chưa nắm vững cấu tạo chữ viết tiếng Việt,
chẳng hạn: “ băn khoăn” viết thành “ băng khoăng”; “ lo lắng” viết thành “ lo
nắng ”, “con trâu” viết thành “con tâu ”…
Với những cơ sở trên, là một giáo viên tơi thấy rõ nhiệm vụ chính, nhiệm
vụ trọng tâm của mình là làm thế nào để học sinh có được kỹ năng viết thơng,
viết đúng theo yêu cầu. Đây là điều tôi luôn trăn trở trong suốt thời gian qua.

2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4


2.1 Thực trạng
Qua việc giảng dạy thực tế của bản thân, qua việc dự giờ thăm lớp đồng
nghiệp, giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày, tơi thấy có một số thực trang như
sau:
2.1.1: Về phía học sinh: Qua q trình giảng dạy nhiều nam ở trường Tiểu
học Hải Lộc, tôi nhận thấy học sinh thường mắc các lỗi chính tả sau:

- Học sinh thường mắc lỗi chỉnh tả nhiều như sai phụ âm: l/ n; tr/ ch; sai
lỗi vần: oăn/oăng ( thoăn thoắt - thoăng thoắc); băn khoăn ( băng khoăng), sai
dấu câu: ?/ ~… . Do ảnh hưởng phương ngữ ( Học sinh vùng mép nước Hải
Lộc) nên các em thường sai lỗi như trên.
- Học sinh thường hay tùy tiện trong việc trình bày bài viết như xuống
dịng, viết hoa tùy tiện, khoảng cách kích cỡ chữ chưa đúng.
- Các em chưa viết đúng các cụm danh từ, nắm chưa chắc luật viết chính
tả.
2.1.2: Về phía giáo viên:
- Qua dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy :
+ Việc chuẩn bị bài ở một số giáo viên chưa chu đáo.
+ Giáo viên mới chú ý đến khâu đọc chép chính tả, một phần quan trong
là giúp học sinh phân biệt lỗi chính tả chưa được chú trọng.
- Một bộ phận quan niệm thời đại cơng nghệ thơng tin, có máy móc thay
thế, việc rèn chữ viết cho học sinh mất nhiều thời gian… Chính vì vậy chưa
thực sự quan tâm đến chữ viết của học sinh, ít chấm chữa bài và nhận xét chưa
chuẩn xác, thậm chí nhận xét bài viết của học sinh còn chung chung, chưa chỉ
rõ cho các em cần sửa chữa bổ sung gì, nên chất lượng chính tả chưa cao…
- Hình thức tổ chức dạy học chưa sinh động gây nhàm chán và học sinh
khơng hứng thú học tập.
2.1.3: Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh chưa thật quan tâm đến việc nói tiếng phổ thơng của con
mình.
- Một số phụ huynh phát âm chưa chuẩn các âm đầu dẫn đến con cái cũng
bị ảnh hưởng phát âm sai.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nâng
cao hiệu quả giờ dạy chính tả lớp 4 trong việc sửa lỗi chính tả cho học sinh.

5



Mong muốn cùng bạn bè đồng nghiệp góp ý xây dựng hoàn thiện để cùng thực
hiện hiệu quả trong dạy học Chính tả cho học sinh lớp 4
b. Kết quả thc trng trờn:
Sau khi nhận lớp và dạy học đợc hai tuần đầu, tôi đÃ
tiến hành khảo sát chất lợng chữ viết chính tả, kt qu c th
nh sau:
Lp
4A

Tng s Học sinh
học sinh viết đúng
30

5

Sai lỗi
Sai lỗi
phụ
vần
âm
12
5

Sai
dấu

Viết
hoa


3

9

Cịn chưa
đúng khoảng
cách kích c
5

Qua bảng khảo sát chất lợng trên tôi thấy tình tr¹ng học
sinh viết đúng chính tả viết đẹp cịn ít, học sinh viết sai lỗi âm vần, viết còn
chưa đúng khong cỏch kớch c cũn nhiu, cách trình bày cha khoa
häc. Học sinh viết không đúng làm ảnh hưởng đến q trình giao tiếp, tư duy.
Điều đó làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự tiếp thu tri thức văn hố, khoa học.
Từ thực trạng trên tôi nhận thấy học sinh ở địa phương mình đang giảng dạy
cịn bị mắc nhiều lỗi chính âm, chính tả. Trong nhiều trường hợp mắc lỗi, học
sinh thường không ý thức được các cơ sở để nhận diện, tự sửa chữa và hình
thành thói quen viết đúng chính tả.
Xuất phát từ tình hình trên, bằng tất cả nhiệt huyết và trách nhiệm của một
giáo viên tơi đã tìm ra giải pháp khắc phục như sau :
3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
3. 1. Thống kê, phân loại chữ viết và lỗi chính tả của học sinh.
a. Thống kê:
Thống kê, phân loại chữ viết và lỗi chính tả cho học sinh là một việc
làm hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên phụ trách lớp. Chính vì vậy, ngay
từ đầu năm học tơi đã tiến hành kiểm tra phân loại, đối tượng học sinh, cụ thể
là:
- Thống kê trên vở chính tả: vì đây chính là bài tập kiểm tra kết quả viết
đúng của các em qua phần lý thuyết những quy tắc về chính tả mà các em được
tiếp thu.


6


- Thống kê vở chính tả và ở vở “ tập làm văn” và các văn bản khác như
“giấy xin phép”: vì đây là nơi để các em áp dụng quy tắc hiểu biết về chính tả
vào thực tế.
* Kết quả thống kê: Tổng số học sinh được khảo sát là 14 em (cả nam và
nữ ở 7 bàn ngẫu nhiên)
Học sinh loại A về vở sạch chữ đẹp: 3 em.
Học sinh loại B về vở sạch chữ đẹp: 6 em.
Học sinh loại C về vở sạch chữ đẹp: 5 em.
Khảo sát ở 2 bài:
- Chính tả: “ Mười năm cõng bạn đi học ”
- Tập làm văn: Em hãy kể lại câu chuyện ‘ Sự tích Hồ Ba Bể ” mà em đã
học ở bài Tập đọc tuần 1.
b. Phân loại lỗi:
Việc phân loại lỗi chính tả hết sức cần thiết đối với các giáo viên trực tiếp
giảng dạy, bởi vì giáo viên có nắm được các lỗi học sinh hay mắc phải thì mới
có giải pháp khắc phục lỗi cho học sinh sát đúng. Mặt khác, giáo viên căn cứ
vào đó để phân loại đối tượng để có biện pháp phù hợp theo đối tượng, giúp
các em khắc phục lỗi chính tả một cách tốt nhất.
* Lỗi ở bài chính tả:
Lỗi HS
Số lỗi của HS
Loại A
Lọai B
Loại C

Thiếu

nét

Viết
hoa

Phụ âm
đầu

Nguyên
âm

Phụ âm
cuối

Thanh
điệu

6

9

12

6

7

5

0


1

2

0

0

0

2

5

7

7

2

1

3

6

10

5


4

6

*Các lỗi cụ thể:
Lỗi về
Thiếu nét:

Viết chuẩn
Chiêm Hoá

Viết sai
Chiên Hoá

Viết chuẩn
sinh

Viết sai
sin
7


năm
Viết hoa:.. Tuyên
Sinh
Phụ âm
ghềnh
đầu…
liệt

Phụ âm
quang
cuối…
Nguyên
khuỷu
âm…
Dấu
Tuyển
thanh…

năn
tuyên
sinh
gềnh
niệt
quan

cõng
Hạnh
Nhờ
suối
dài
hành

cong
hạnh
nhờ
xuối
rài
hàn


khuỷ

biết

biếc

Tuyễn

giỏi

giõi

* Lỗi ở bài Tập làm văn:
Tổng số
HS
35
Lỗi hs
Loại A
Loại B
Loại C

Thiếu
nét
3
Thiếu
nét
0
2
3


Viết hoa
11
Viết hoa
2
9
9

Phụ âm
đầu
9
Phụ âm
đầu
2
8
9

Nguyên
âm
5
Nguyên
âm
0
5
6

Phụ âm Thanh
cuối
điệu
3

4
Phụ âm
cuối
1
2
3

Thanh
điệu
0
1
4

* Lỗi cụ thể:
Lỗi về
Thiếu nét, viết số:
Viết hoa
Phụ âm đầu
Nguyên âm
Thanh điệu

Viết chuẩn
xuất hiện
Hồ
xuất
ngoài
lễ

Viết sai
xất hiện

hồ
suất
ngài
lệ

Viết chuẩn
Ba
Ba Bể
xảy
điều
nhỏ

Viết sai
3
Ba bể
sảy
đều
nhõ

Từ việc thống kê, phân loại được lỗi chính tả học sinh mắc phải, đặc biệt là
các lỗi phổ biến như sai phụ âm đầu (l,n, ch,tr,s,x,g,gh,d,r,gi); Lỗi cá biệt là
thiếu nét và phụ âm cuối (m,uyu.) do học sinh tuỳ tiện, cẩu thả ; Lỗi phụ âm
đầu chủ yếu là do phát âm chưa chuẩn...tôi căn cứ vào đó để chuẩn bị bài dạy
trước khi lên lớp.
3.2. Chuẩn bị bài trước khi lên lớp:

8


Chuản bị bài chu đáo là việc làm tối ưu của mỗi giáo viên trước khi lên

lớp. Tôi thường nghiên cứu kĩ bài, xác định rõ mục tiêu, tình huống và cách
thức tổ chức của tiết dạy, tôi đọc trước bài chính tả nhiều lần để phát âm chính
xác từng tiếng, từng từ trong bài nhất là những tiếng, từ học sinh dễ viết sai.
Ngoài ra, việc chuẩn bị bài còn giúp giáo viên xác định nguyên nhân mắc
lỗi của học sinh để có cách sửa chữa lỗi cho phù hợp. Các nguyên nhân chính
dẫn đến học sinh dễ phát âm sai và viết sai chính tả đó là:
+ Do ảnh hưởng của cách phát âm theo phương ngữ
+ Do chưa hiểu biết đầy đủ về quy tắc chính tả
+ Chưa hiểu nghĩa của từ
+ Lỗi do cẩu thả
Địa phương Hải Lộc (dân biển), sống chủ yếu là nghề nuôi trồng, đánh
bắt hải sản nên việc nói tiếng địa phương là điều tất yếu. Chính vì vậy các em
mắc lỗi chỉnh tả nhiều cụ thể như : sai phụ âm đầu :
+ l/n: “lưng còng” đọc và viết là “nưng còng”
+ ch/tr: “cây tre” đọc và viết là “cây che”
+ r/d/gi: “rọc hành” đọc và viết là “dọc hành”
+ c/k: “ kéo co” viết là “céo co”
+ ng/ngh: “gồ ghề” viết là “ gồ gề”
s/x: “sung sướng” đọc và viết “ xung xướng”
- Sai khi đọc và viết thanh điệu
Chẳng hạn: dấu hỏi thành dấu ngã: “chuyển” đọc và viết là : chuyễn
- Sai vần khi đọc và viết:
Chẳng hạn: “an” thành “oan”: “cơ quan” thành “cơ quoan”; “uơ” thành “ua”;
“thuở nhỏ” thành “thủa nhỏ”…
Ngồi ra cịn một số lỗi khác nữa cũng sẽ được nhắc đến ở phần sau chắc
chắn nhu cầu chính âm tiếng việt được đặt ra và cần được giải quyết càng sớm
càng tốt. Song hiện nay hiện tượng phương ngữ vẫn tồn tại. cái cần giải quyểt
là khắc phục hiện tượng phương ngữ trên cơ sở nắm vững đặc điểm của nó.
Chính vì vậy, tơi ln chú trọng rèn chính âm, chính tả cho học sinh dựa vào
việc khảo sát, nắm bắt thông qua dạy học cũng như đặc điểm vùng miền sát với

học sinh, giúp các em có kết quả học tốt.
3. 3: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học

9


3.3.1: Sử dụng phương pháp trực quan:
Việc sử dụng đồ dùng dạy học nhằm mục đích giúp học sinh khắc sâu
những biểu tượng về chữ, có ý thức viết đúng chữ và tạo khơng khí sơi nổi,
phấn chấn trong q trình dạy chữ viết theo hướng “đổi mới phương pháp dạy
học .“ Đồ dùng trực quan có thể sử dụng dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố
bài học.
Khi sử dụng phương pháp này, GV có thể thực hiện theo các bước sau:
- GV phát âm mẫu, viết mẫu
- GV hướng dẫn HS tỉ mỉ từng thao tác cụ thể như: cách lấy hơi, điểm đặt
lưỡi, cách bật hơi, độ mở của miệng… Hướng dẫn phân tích cấu tạo tiếng.
Ví dụ: Khi dạy âm R giáo viên mô tả như sau: uốn đầu lưỡi về phía vịm,
hơi thốt ra xát, có tiếng thanh.
- Học sinh quan sát sau đó thực hành phát âm; viết theo sự hướng dẫn của
giáo viên.
Ví dụ: Khi dạy bài Chính tả tuần 4 Tiếng việt 4 tập 1 trong phần ghi nhớ
tiếng từ khó viết.
* Để học sinh biết phân biệt khi nào viết “truyện/chuyện” giáo viên chuẩn bị
một quyển truyện để học sinh quan sát và hướng dẫn học sinh như sau:
+ Viết “truyện” trong trường hợp có nghĩa là một tác phầm văn học do các nhà
văn sáng tác: quyển truyện, đọc truyện, truyện tranh, phim truyện...
+ Viết là “chuyện” trong nghĩa dùng lời nói để thể hiện: nói chuyện, kể chuyện,
hỏi chuyện, chuyện trị,...
* Đối với các bài tập chính tả tơi chuẩn bị các phiếu bài tập và bảng phụ để
học sinh được thực hành nhiều hơn, ghi nhớ tốt hơn.

3.3.2 Sử dụng phương pháp trị chơi học tập:
Trong dạy chính tả giáo viên nên sử dụng phương pháp này để kích thích
tinh thần học tập của các em.
Ví dụ 1: khi dạy âm “R” giáo viên có thể cho học sinh luyện phát âm qua bài
đồng dao: Oản tù tì
Ra cái gì ?
Ra cái này.
Ví dụ 2: Giúp học sinh làm bài tập chính tả phân biệt các phụ âm đầu d/r, giáo
viên nên yêu cầu:

10


“Thi tìm nhanh các tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu d/r: dằng-rằng “ hoặc” thi
tìm nhanh các từ chứa tiếng “con dun”; “rét run”………..
Ví dụ 3: Trò chơi “Ai đúng, ai nhanh” tôi chuẩn bị cho học sinh hai thẻ (một
thẻ có dấu hỏi, một thẻ có dấu ngã). Đến các bài tập yêu cầu học sinh điền dấu
hỏi, dấu ngã tôi có thể cho học sinh hoạt động theo nhóm hay cá nhân. Tôi đọc
từ chưa có dấu rồi yêu cầu học sinh đưa dấu mà mình lựa chọn lên, nếu mà em
nào hay đội nào đưa dấu đúng thì tuyên dương.
Chẳng hạn khi dạy bài chình tả: Tuần 21 - bài 2( b) Tiếng việt 4- tập I tôi
đọc từ chưa có dấu “ nôi tiếng” hoc sinh đưa thẻ có dấu hỏi vậy có nghĩa là “
nổi tiếng” . Tôi đọc từ “ đô trạng ” học sinh đưa thẻ dấu ngã lên vậy có nghĩa là
“ đỗ trạng.
Hoặc cho học sinh chơi trò “ Ô chữ thông minh ” Tôi chuẩn bị sẵn các ô
gồm hàng ngang hàng dọc, giới thiệu ô chữ trên bảng. Hàng ngang là một từ có
dấu ngã hoặc dấu hỏi. Để tìm được từ này tôi sẽ đưa ra gợi ý, câu hỏi của các
từ ngữ. Tôi đọc xong thì các em đoán xem từ đó là gì, mang dấu gì. Đội nào có
tín hiệu trả lời trước đội đó có quyền trả lời và trả lời đúng sẽ được nhận
thưởng 5 bông hoa màu xanh, nếu trả lời chưa chính xác qùn trả lời cho đợi

bạn. Sau hai vòng thi đội nào tìm được hàng dọc, đọc đúng từ và dấu được 10
bông hoa màu xanh và cả lớp tăng những lời nhận xét và một tràng pháo tay
khen ngợi.
3. 3.3: Sử dụng phương pháp thực hành luyện tập:
Tôi chuẩn bị các dạng bài tập khác nhau để hướng dẫn học sinh làm. Được
làm nhiều học sinh sẽ ghi nhớ chữ và viết đúng. Để làm đúng các dạng bài tập
này, GV cần phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu, tổ chức ch học sinh
làm bài, có thể giải nghĩa từ để điền cho đúng.
* Ví dụ về các dạng bài tập:
- Điền vào chỗ trống l/n
Lung… inh ;
…ằng nhằng
cấy …úa ;
nỉ …on
- Điền vào chỗ trống s / x.
….anh ….anh bãi mía bờ dâu
Ngơ khoai biêng biếc bên bờ ….ông
Đứng bên này ….ông ….ao nhớ tiếc

11


….ao ….ót ….a như rụng bàn tay
- Tìm tiếng có vần iên / uyên thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây.
Chỉ có …………..mới hiểu
………… mênh mơng nhường nào
Chỉ có ………… mới biết
………….. đi đâu về đâu.
- Điền vào chỗ trống r , d hay gi.
…..ây mơ ….ễ má

…..ấy trắng mực đen
…..eo ……ó gặt bão
…..ối …..ít tít mù
…..ương đơng kích tây
…..ãi ….ó …..ầm mưa.
- Tìm các từ viết sai chính tả và sửa lại cho đúng.
Lúa nặng trữu bông
Hoa lịu đỏ trõi
Gánh nặng kíu kịt
Chim non rữu rít
Thuộc bảng cỉu trương
Miu trí dúng cảm
Gửi tư biu liện
Lưu luyễn tiến lưa
- Điền vào chỗ trống các tiếng có phụ âm đầu tr hay ch.
Trận đấu ………kết
Vơ tuyến ………….hình
Phá cỗ ………. thu
Văn học …………. miệng
Tình bạn thuỷ …….
Chim bay ……….. cành
Cơ quan ………. ương
Bạn nữ ………… chuyền.
3. 4. Hướng dẫn học sinh nắm chắc luật chính tả:
Trước hết cần giúp các em hiểu được luật chính tả từ đó các em viết đúng
các nguyên âm, phụ âm Tiếng việt gồm:
11 nguyên âm đơn: a, ă, â,e, ê,i,o, ô, ơ,u, ư
3 nguyên âm đôi:- iê, yê, ia, ya; uô, uâ; uơ, ưa
17 phụ âm: b, c, g, h, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x, y


12


Viết đúng các phụ âm kép: ch; tr; th; qu; nh; ngh; kh; gh; ngh; gi.
4.1. Quy luật xuất hiện của một số phụ âm đầu:
-Âm p: khi phát âm dễ biến thành “b”. ví du: patê -> batê, đèn pin -> đèn
bin
Giáo viên hướng dẫn học sinh khi phát âm cần mím mơi chặt hơn.
-Trường hợp một âm nhiều chữ viết thì các con chữ đó đều có quy luật
xuất hiện của nó và ít gây ra sự nhầm lẫn.
Ví dụ:
+ Viết là: “gh” “ngh” khi tiếp sau nó là các nguyên âm: i,e, ê, iê. Viết là “g”
“ng” trong các trường hợp còn lại.
+ Về trường hợp âm “cờ” sẽ viết là “k” khi đứng trước i, e, ê, iê như kia,
kem, kiến. Viết là “q” khi đứng trước bán âm “u” như: quần, quân. Viết là chữ
“c” khi đứng trước các ngưyên âm còn lại như: can, cưng…
+ Trường hợp con chữ “gi” xuất hiện ở các chữ như:
“gì” lẽ ra phải đọc là “gờ -i”
“giễu” lẽ ra phải đọc là “gỡ-iêu”
“giếng” lẽ ra phải đọc là “gờ- iêng”
Giáo viên cần lý giải cho học sinh hiểu là người ta đã thể hiện được sự tinh
lược, bỏ bớt con chữ ( i )
- Các trường hợp học sinh nhầm lẫn giữa các phụ âm đầu như; l/n; ch/tr;
s/x; r/d/gi. Giáo viên cần ra bài tập cho học sinh làm. Rút ra một số tiếng có
phụ âm đầu đó rồi tiến hành so sánh, việc làm này sẽ giúp học sinh ghi nhớ mặt
chữ để không viết sai để tránh nhầm lẫn sau. Chẳng hạn 
Tre: cây tre, tre luồng,…
Che: che chở, che phủ,..
Lo: lo toan, lo lắng,lo nghi…
No: no đói, no trịn, ăn no,……..

Sơng: Sơng Hồng, sơng sâu…
Xơng: xông hơi, xông đất,…….
Run: run rủi, rét run,…
Dun: dây dun, con dun….
- Trường hợp các tiếng có âm đầu ch/ tr giáo viên có thể nêu một số dạng
sau:
+ Tên các đồ dùng trong gia đình thường được viết là ch như: chăn, chiếu,
chổi, chảo,…
+ Tên các loài cây thường được viết là tr như: tre, trúc, cỏ tranh,
tràm…………..
13


4.2. Quy tắc kết hợp âm chính với âm cuối:
- Đối với 3 nguyên âm đôi “ia, ưa, ua”, sẽ được viết khi sau nó khơng có
âm cuối.
Ví dụ: thưa, tia nắng, mua bán…..
- Viết là: iê, yê, ươ, uô khi sau nó có âm cuối
Ví dụ: khun, cuộn dây, con lươn, tiến lên, ….
- Nguyên âm đôi: uô, ua không bao giờ đi với phụ âm đầu là “ph”, nguyên
âm đôi: iê, yê, ia, ya không xuất hiện sau phụ âm đầu là “g, gh” loại trừ một số
trường hợp như: nghiền bột, ..
- Viết là: ya khi nó kết hợp với âm đêm “U”: ví dụ: khuya, giấy pơ-luya
- Đối với âm “i” phần lớn nó được thể hiện bằng con chữ “i”. Nhưng gặp
trường hợp có âm đệm thì nhất loại phải viết là “y”
Ví dụ: + lí trí, thị phi,..…
+ quốc huy, quy tập…
+ Khi nó đứng một mình thì viết là: “y”. ví dụ: y tế, ý nghĩa…….Trừ
một số trường hợp: ầm ĩ, ì ạch.
+ Khi vần đứng độc lập tạo thành tiếng( không kết hợp với âm đầu) thì

viết là “y” , ví dụ: yên tĩnh, yêu thương…
- Trong quan hệ với âm cuối, 14 ngun âm nếu có trường độ bình
thường, thì đều có thể xuất hiện để tạo thành âm tiết cho dù sau nó có hay
khơng có âm cuối. Tuy nhiên hai trường hợp âm “ă” và âm “â” chúng bắt buộc
phải xuất hiện cùng âm cuối.
Ví dụ: Tiếng Việt có các mơ hình như: hạ, hè,…mà khơng thể có: hắ, hấ…
Ngoài các lỗi phổ biến cần khắc phục như trên, ở từng địa phương cịn có
những biến thể khác khi phát âm.
Chính vì vậy mà lỗi là một trong những vấn đề nan giải của chính tả Tiếng
Việt.
4.3. Quy tắc kết hợp giữa các âm cuối:
Tiếng việt có các âm vị cuối sau: m, n, nh, ch, p, t, c, u (gồm u và o),i (gồm
i và y) (u và i là hai bán nguyên âm).
Các phụ âm cuối đều có thể đứng sau bất kì ngun âm chính nào ngoại
trừ một số trường hợp:
- Âm m và p không xuất hiện sau âm “ư”. tức là khơng có hai vần: ưm, ứp

14


- Âm c và ng không xuất hiện sau âm chính “ơ” tức là khơng có hai vần:
ơng và ơc.
- Bán nguyên âm “i” chỉ xuất hiện sau các nguyên âm chính là : ư, ơ, u, ơ,
chứ khơng xuất hiện ở các ngun âm cịn lại
Ví dụ: lâu, reo, béo, rao
- Các âm cuối: m, u, i khi đứng sau các ngun âm đơi: , ươ thì sẽ làm
học sinh biến đổi các nguyên âm đôi này thành i, ư
Ví dụ: tươi; gươm -> gưm; yêu -> iu
- Các âm cuối: p khi đứng sau các nguyên âm đôi: iê; ươ thì sẽ làm học
sinh làm biến đổi các ngun âm đơi này thành i, ư

Ví dụ: cướp -> cứp, tiếp -> típ
- Các âm cuối đứng sau các nguyên âm đôi: iê sẽ làm học sinh dễ biến đổi
các ngun âm đơi này thành i.
Ví dụ: tiêm => tim.
- Các âm cuối: t,n,i khi đứng sau các nguyên âm đơi: thì sẽ làm học
sinh biến đổi các ngun âm đơi này thành u.
Ví dụ: nuốt =>nút…..
Đây cũng chính là điểm đáng lưu ý về chính tả phương ngữ.
4.4. Quy tắc kết hợp thanh điệu:
Tiếng Việt có 6 thanh điệu bao gồm thanh ngang (thanh không), thanh
huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng.
- Tất cả 6 thanh điệu đều có khả năng xuất hiện ở các âm tiết. Riêng các
âm tiết có âm cuối là: p, t, c, ch chỉ có chấp nhận hai thanh hỏi và sắc.
Ví dụ: tấp nập, xa tít,…
4.5. Quy tắc viết hoa danh từ riêng:
- Khi viết hoa tên người tên địa lý Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của
mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.
Ví dụ: Chu Văn An, Trần Quốc Toản, Quảng Ninh,…
- Khi viết tên người, tên người nước ngoài ta viết hoa chữ đầu mỗi bộ
phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các
tiếng cần có gach nối.
Ví dụ: Ê – đi – xơn, Niu – tơn,…..

15


- Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo Hán Việt thì viết giống
như cách viết tên riêng Việt Nam.
Ví dụ: Hàn Quốc, Thái Lan,….
* Tóm lại::

Để khắc phục tình trạng học sinh đọc- viết chính tả sai tơi có các biện pháp
khắc phục như sau:
- Đối với giáo viên:
+ Khi dạy chính tả tơi đã cung cấp các quy tắc chính tả cho học sinh. Có
thể lồng ghép vào các môn học khác.
+ Khi dạy cụ thể từng bài, tôi nghiên cứu kĩ nội dung bài, dự kiến những
tíếng khó trong bài cần giảng, đi xuống tận từng em để theo dõi giúp đỡ thêm,
nhất là những em thường mắc lỗi.
+ Đối với những tiếng, từ học sinh viết sai, tơi cho học sinh phân tích cụ
thể cấu tạo tiếng, từ đó.
+ Cho học sinh tìm thêm ví du minh họa.
+ Khi chấm bài, giáo viên chữa sai bằng mực đỏ ( có gạch chân cụ thể
tiếng hoặc từ sai) và chữa đúng ở dưới hoặc ngoài lề vở.
Tôi đã thực hiện biện pháp này ngay từ đầu năm học để tập cho học sinh
có một thói quen tốt trong giờ chính tả, giáo viên khơng phải nhắc nhở nhiều.
- Đối với học sinh
+ Chép trước bài chính tả vào vở luyện viết và tập đọc nhiều lần ở nhà
nhằm phát âm đúng, hạn chế lỗi chính tả sau viết, đồng thời cịn rèn luyện chữ
viết (có sự kiểm tra chặt chẽ của giáo viên)
+ Tự tìm và gạch chân tiếng , từ khó trong bài chính tả để nhớ kĩ hơn.
* Điều quan trọng nhất khi dạy chính tả hoặc bất kì phân mơn nào, giáo
viên phải đọc rõ ràng, phát âm chuẩn, chính xác, giọng đọc của giáo viên có vai
trị rất quan trọng trong việc định hướng chữ viết cho học sinh. Mặt khác, tôi
hướng dẫn cho các em cách trình bày chính tả cụ thể đối với từng dạng bài cụ
thể, chẳng hạn như 
+ Đối với bài thơ 
* Ở thể thơ lục bát các em cần chú ý cách trình bày dịng thơ trên 6 dưới 8,
dòng thơ 6 tiếng các em viết lùi vào 2 ơ li, dịng thơ 8 tiếng lùi vào 1 ơ li, đầu
mỗi dịng thơ viết hoa chữ các đầu..


16


* Ở thể thơ tự do : Đầu mỗi dòng thơ các em viết hoa...
+ Đối với đoạn văn, bài văn : Đầu dịng viết lùi vào một ơ li và viết hoa
chữ các đầu...
Từ cách làm trên chất lượng chính tả của các em được nâng lên rõ rệt,, vì
vậy mỗi giáo viên khi giảng dạy phải lưu ý khi phát âm trước học sinh, hướng
dẫn cho các em cách trình bài bài cụ thể ... sẽ đem lại kết quả tốt.
3. 6: Tăng cường kiểm tra đánh giá, xếp loại chữ viết cho học sinh.
Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại cũng góp phần khơng nhỏ trong việc
nâng cao chất lượng viết chính tả cho học sinh. Kiểm tra đánh giá, xếp loại sẽ
kịp thời động viên đến từng học sinh, từ đó nắm được những khiếm khuyết,
thiếu sót của từng học sinh. Qua xếp loại sẽ nắm được chất lượng viết chính tả
của cả lớp. Cũng qua xếp loại sẽ động viên, thúc đẩy được ý thức tự giác rèn
luyện kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh.
Mỗi giờ chính tả tơi chọn chấm một số bài của học sinh. Đối tượng được
chọn là những học sinh đến lượt chấm bài, những học sinh hay mắc lỗi cần
được chú ý kèm cặp thường xuyên. Qua việc chấm bài giáo viên rút ra nhận
xét, giúp học sinh cả lớp biết sửa lỗi trong bài viết của mình. Việc rút kinh
nghiệm chung cho cả lớp cần linh hoạt với những sai sót phổ biến, giáo viên
kịp thời chấn chỉnh chung cho cả lớp, kịp thời động viên, khuyến khích những
bài viết có tiến bộ, những em viết đúng tiến tới viết đẹp. Với những lỗi khơng
phổ biến thì có thể nhắc nhở, trao đổi riêng với từng em khi trả bài.
Chẳng hạn: Khi dạy tiết Chính tả Tuần 24 , Tiếng Việt 4 tập 2, sau khi
tôi đọc cho học sinh viết bài “ Họa sĩ Tô Ngọc Vân ” xong thì thu 5 bài để
chấm và nhận xét như sau:
+ Em Lê Hải My : Bài viết đúng chính tả, trình bày đúng thể loại bài văn, viết
đúng độ cao, kích thước, nét chữ đẹp, mềm mại……
+ Em Trịnh Hữu Dương : Bài viết đúng chính tả, trình bày đúng thể loại bài

văn, viết đúng độ cao, kích thước, nét chữ chưa mềm mại, cần luyện thêm các
nét khuyết cho đẹp hơn.
+ Hỏa Phương Uyên : Bài viết đúng chính tả, trình bày đúng thể loại bài văn,
trình bày bài viết rõ ràng, tuy nhiên nét chữ chưa ổn định, cần luyện các chữ
viết hoa nhiều hơn………..

17


Thường xuyên kiểm tra, đánh giá xếp loại cho học sinh có tác dụng kịp
thời trong việc uốn nắn, động viên khích lệ học sinh tiến bộ. Việc kiểm tra, xếp
loại, đánh giá học sinh lớp tôi được tiến hành hàng ngày, hàng tuần, hàng
tháng, hàng kỳ. Tơi thường có lời nhận xét cụ thể rõ ràng để giúp các em tiến
bộ. Đặc biệt tôi ghi nhận lời nhận xét khuyến khích các em có chiều hướng tiến
bộ để tạo tâm lí thoải mái, niềm tin và kích thích sự hăng hái, sự tiến bộ vươn
lên trong các em. Chính vì vậy, các em trong lớp rất phấn chấn khi được tôi
chấm chữa bài, chất lượng học tập của các em càng được khăng định trong các
tiết hoc, trong các bài làm của các em. Cụ thể như :
+ Bài viết của em viết đúng chính tả, đúng kích cỡ chữ, các nét chữ ổn
định……
+ Hơm nay em trình bày bài viết rất đẹp, chữ viết rõ ràng, có nhiều tiến bộ,
cô khen ngợi em….

4. Hiệu quả của sáng kiến:
Sau khi vận dụng những giải pháp trên vào giảng dạy ở lớp 4A, tôi đã
khảo sát lại lớp qua 2 bài chính tả và tập làm văn.
Chính tả (nghe - viết): bài “ Nghe lời chim nói. ”
Tập làm văn: Hãy tả một cây đào vào mùa xuân.
Kết quả của học sinh qua 2 môn như sau:
Lớp


Tổng số
học sinh

4A

30

Học sinh Sai lỗi
viết đúng phụ âm

25

2

Sai lỗi
vần

Sai
dấu

Viết
hoa

2

1

0


Cịn chưa
đúng khoảng
cách kích cỡ

0

Qua thời gian giảng dạy tôi thực hiện các giải pháp trên, tơi nhận thấy
các em viết chính tả có tiến bộ hẳn. Chữ viết của nhiều em viết đúng và đẹp, rõ
ràng, trình bày sạch sẽ, ít sai lỗi. Các em có ý thức trau dồi chữ viết, trong lớp
đã dấy lên phong trào thi đua viết đúng chính tả và giữ gìn sách vở. Trường
hợp cịn lại có nhiều em chậm tiến, học trước quên sau như phụ huynh các em
vẫn phàn nàn. Tơi vẫn tiếp tục tìm tịi, học hỏi, tìm hiểu thêm ở sách báo, bạn
bè, đồng nghiệp để tìm ra biện pháp khắc phục, vì học tập là nhiệm vụ hàng
đầu của học sinh trong trường, cũng là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giáo viên
giảng dạy trong trường Tiểu học.

18


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1.Kết luận :
 
Tiếng Việt là một trong những mơn học quan trọng góp phần giúp cho
học sinh đọc thơng viết thạo, sử dụng ngơn ngữ nói, viết trong học tập và giao
tiếp, tạo cơ sở cho các em học tiếp ở các lớp trên . Trong đó phân mơn chính tả
ngồi việc giúp học sinh rèn các kĩ năng viết, nghe, đọc  còn cung cấp cho các
em vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống .
Như vậy, phân mơn chính tả là một trong những phân mơn có vai trị rất
quan trọng ở bậc tiểu học. Phân mơn này góp phần dạy cho học sinh viết đúng

kích cỡ, cự ly, đúng ý nghĩa mình muốn diễn đạt, tức là hình thành cho các em
một trong 4 kỹ năng cơ bản của môn Tiếng việt: "Nghe, nói, đọc, viết". Có viết
đúng chính tả học sinh mới có điều kiện để học tốt các môn học khác.
Để làm tốt công việc này người giáo viên phải thấy được tầm quan trọng
của của chữ viết Tiếng Việt. Từ đó góp phần rèn cho các em những phẩm chất
đạo đức tốt như: tính cẩn thận, sự kiên trì, tinh thần kỷ luật cao, óc thẩm mỹ,
lịng tự tin và giúp các em luyện viết đúng chính tả khi học ở các mơn học
khác. Có như vậy, việc rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng chính tả mới được
củng cố một cách đồng bộ thường xuyên. Việc làm trên địi hỏi người giáo viên
ngồi những hiểu biết về chun mơn, cịn cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng
yêu nghề, mến trẻ.
Ở các trường phổ thơng hiện tượng viết sai chính tả cịn nhiều gây khó
khăn cho việc giảng dạy và học tập. Dựa trên tình hình thực tế của học sinh,
tìm ra được những biện pháp để sửa chữa cho học sinh là việc làm có ý nghĩa
lớn giúp người giáo viên làm tốt nhiệm vụ của mình.

2.Kiến nghị :
*Đối với nhà trường: Thường xuyên tổ chức thi ''Vở sạch, chữ đẹp” theo
định kì, hàng tháng có phần thưởng xứng đáng động viên giáo viên và học sinh
đạt giải.
* Tổ chuyên môn:
- Cùng nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp
dạy mơn Tiếng việt trong đó có phân mơn Chính tả lớp 4.
19


- Nên lồng ghép trong các hoạt động của chuyên mơn, đội Thiếu niên các hoạt
động vui chơi bổ ích như thi viết chữ đẹp, đọc diễn cảm, thi viết nói, tìm từ có
phụ âm như l/n, ch/tr, s/x…
- Tổ chức điều tra lỗi chính tả học sinh ở các khối lớp qua đó thống kê các từ

sai, tần số sai sót và việc làm này phải được tổ chức thường xuyên để có hệ
thống đánh giá, so sánh giúp định hướng tốt hơn trong việc dạy học .
* Đối với gia đình học sinh: Tạo mọi điều kiện quan tâm đến học tập việc
rèn chữ khi ở nhà cho học sinh để chúng tôi nghiên cứu, áp dụng sáng kiến vào
giảng dạy đạt hiệu quả..
* Đối với bản thân giáo viên: Không ngừng học tập, nghiên cứu rèn chữ
viết, luyện phát âm chuẩn, tận tâm, tận lực, kiên trì, tỉ mỉ trong quá trình truyền
thụ tri thức và rèn chữ viết cho học sinh.
Trên đây là những vấn đề tơi đã nghiên cứu và thực hiện trong q trình
giảng dạy ở lớp 4. Tôi rất mong nhận được sự góp ý bổ sung để kinh nghiệm
giảng dạy của tơi được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nguyễn Văn Sỹ

Hậu Lộc, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là KSKN
của mình viết, khơng sao chép của
người khác

Lê Thị Hương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4- tập 1, tập 2- NXB Giáo dục.
2. Sách giáo viên Tiếng Việt 4- tập 1, tập 2 - NXB Giáo dục.
3.Chữa lỗi Chính tả cho học sinh – Phan Ngọc -NXB Giáo dục 1982
4. Từ điển giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học- NXB Giáo dục 1992.

20



5. Dạy học Chính tả ở Tiểu học theo đặc điểm phương ngữ - Trương Thị Thu
Vân - NXB Giáo dục 2010.
6. Mẹo Chính tả Tiếng Việt - NXB Giáo dục .
7. Phương pháp dạy học các môn học - NXB Giáo dục .
8. Dạy và học chính tả ở tiểu học, Hoàng Văn Thung- Đỗ Văn Thảo, Nhà xuất
bản Giáo Dục.

21



×