Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Chính tả là một trong những phân môn của môn Tiếng Việt ở trường tiểu
học. Phân môn Chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả phát triển
năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng viết và hoạt động giao tiếp.
Phân môn Chính tả dạy cho học sinh cách tổ chức các chữ đúng quy ước của
xã hội để làm thành chất liệu hiện thực hoá ngôn ngữ. Chính tả thực hiện quy ước
của xã hội với chữ viết, để phòng ngừa sự vận dụng tuỳ tiện, vi phạm các quy ước
làm trở ngại cho việc tri giác ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. Không có chữ
viết, không biết chữ, không thể hiện chữ viết đúng chuẩn là tự hạn chế các hoạt
động giao tiếp hoặc làm cho các hoạt động giao tiếp bị hạn chế.
Trẻ không biết chữ, không có điều kiện tiếp xúc ngôn ngữ, văn hoá, không
thể tiếp thu tri thức khoa học một cách bình thường được. Biết chữ là biết phân biệt
đọc thông viết thạo một ngôn ngữ, nhưng thực tế áp dụng những yêu cầu trên vào
việc dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng ở trường
tiểu học Sặp Vạt huyện Yên Châu còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các
em học sinh dân tộc trong việc học tiếng Việt.
Qua quá trình công tác giảng dạy lớp 5 ở trường Tiểu học Sặp Vạt huyện
Yên Châu tôi thấy các em học sinh lĩnh hội các tri thức còn mắc rất nhiều lỗi chính
tả, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em ở phân môn
Chính tả nói chung, các môn học khác nói riêng. Vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề
tài:“ Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Sặp
Vạt” để tiến hành thực nghiệm và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn dạy học với mong
muốn nâng cao chất lượng học tập phân môn Chính tả cho học sinh lớp 5, từ đó
góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt và các môn học khác.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học phân môn Chính tả lớp 5 và thực trạng dạy
học phân môn Chính tả lớp 5 ở trường tiểu học Sặp Vạt, trên cơ sở đó đề xuất một
số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 5, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học phân môn Chính tả cho học sinh lớp 5
Người thực hiện Lã Thị Thực
1
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
3.2. Tìm hiểu thực trạng dạy học phân môn Chính tả lớp 5 ở trường tiểu học
Sặp Vạt
3.2. Đề xuất một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 5
3.4. Thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của biện pháp đã đề xuất.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp dạy học chính tả cho học sinh lớp 5
4.2. Khách thể nghiên cứu: Phương pháp dạy học Chính tả lớp 5
5. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 5 ở trường tiểu học Sặp Vạt, năm học 2010 – 2011
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm
6.2. Phương pháp điều tra, thực nghiệm
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÂN MÔN
CHÍNH TẢ LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SẶP VẠT
1. Cơ sở lý luận
1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phân môn Chính tả ở lớp 5
Mục tiêu nhiệm vụ của phân môn chính tả quy định nội dung và phương
pháp dạy học chính tả. Mức độ thành công trong dạy học chính tả sẽ được đánh giá
bằng cách đối chiếu kết quả đạt được với mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn. Chính
vì vậy, xác định được mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Chính tả là việc làm cần
thiết trước khi tìm hiểu nguyên tắc nôi dung, phương pháp dạy học Chính tả.
Mục tiêu của phân môn Chính tả là sự cụ thể hoá mục tiêu của phân môn
Tiếng Việt ở Tiểu học: hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng Tiếng
Việt (đặc biệt là kĩ năng viết); góp phần rèn luyện cho học sinh những thao tác tư
duy cơ bản; cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về tự nhiên và xã hội để
góp phần giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh.
Phân môn Chính tả có nhiệm vụ cơ bản là giúp học sinh nắm vững quy tắc
Chính tả.Ngoài ra phân môn Chính tả còn có nhiệm vụ rèn cho học sinh một số
Người thực hiện Lã Thị Thực
2
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, chính xác; bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý
Tiếng Việt và chữ viết của Tiếng Việt.
1.2 Phương pháp dạy học phân môn Chính tả lớp 5
1.2.1 Phương pháp trực quan:
Thực hiện phương pháp này giáo viên cần đọc mẫu thong thả, rõ ràng , phát
âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh mà học sinh thường mắc lỗi. Yêu cầu học
sinh phân tích tiếng mắc lỗi thành âm đầu, vần, thanh, từ đó học sinh nhớ cách ghi
các bộ phận của tiếng để viết đúng, sau đó giáo viên phải cho học sinh viết, phát
âm lại cho đúng các tiếng (từ) đó.
1.2.2. Phương pháp thực hành giao tiếp:
Thực hiện phương pháp này giáo viên cần cho học sinh đọc toàn bộ đoạn
văn sẽ viết, nắm được hoặc nhớ được nội dung đoạn, bài cần viết, viết trước một số
từ học sinh viết dễ sai. GV thực hiện đọc bài cho học sinh viết hoặc học sinh tự nhớ
viết (chính tả nhớ viết). Cho học sinh đổi vở tự soát lỗi; giáo viên chấm bài, chỉ ra
các lỗi trong bài, cách sửa lỗi.
1.2.3. Phương pháp trò chơi học tập:
Thực hiện phương pháp này giáo viên cần xác định mục đích trò chơi sau đó
lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích. Giáo viên nên lựa chọn các trò chơi có luật
đơn giản, có thể dạy học nhiều hiện tượng chính tả, dễ thực hiện trong khoảng thời
gian ngắn mà vẫn kích thích sự phấn khởi của học sinh.
1.2.4. Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
Bao gồm các thao tác phân tích và tổng hợp thể hiện ở việc phân tích cấu tạo
của chữ (ghi tiếng), cách đọc các âm vần khó lẫn; giải thích nghĩa của tiếng/từ tạo
điều kiện cho viết đúng chính tả. Việc phân tích giúp học sinh khắc sâu ghi nhớ và
hiểu sâu sắc về hiện tượng chính tả. Đối với phương pháp này giáo viên không làm
hộ mà giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý giúp học sinh lưu ý đến các hiện tượng cần quan
tâm.
1.2.5. Phương pháp rèn luyện theo mẫu:
Phương pháp dạy học theo mẫu trong dạy học chính tả có cách thể hiện
riêng. Đó chính là sự vận dụng các quy tắc hay mẹo chính tả đã biết vào trường hợp
khác tương tự.
1.3 Biện pháp dạy học phân môn Chính tả lớp 5
Người thực hiện Lã Thị Thực
3
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
1.4 Một số biện pháp cần thực hiện để dạy chính tả là tổ chức cho học sinh
thành lập nhóm học tập, các nhóm này sẽ giúp đỡ nhau trong việc ôn các
quy tắc chính tả, sửa phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả, các nhóm lập
sổ tay chinh tả của nhóm.
Giáo viên hướng dẫn cách ghi các lỗi chính tả mà nhóm hay mắc phải trong
bài viết và cách viết đúng các từ đó. Sau khi ghi các từ mắc lỗi các em cần ghi thêm
các từ tương tự có âm đầu, vần, thanh, tên riêng … tương tự để giúp các em viết
đúng nhiều từ (ví dụ nhóm học sinh viết sai tiếng có vần “au”: màu xanh/mèo xanh,
cho học sinh viết thêm sáu/séo, tàu/tèo …).
Với học sinh viết sai quá nhiều lỗi chính tả ngoài việc cho các em luyện viết
chính tả trong nhóm giáo viên cần yêu cầu các em có sổ riêng, ghi lại nhiều lần
tiếng, từ hay viết sai để các em nhớ mặt chữ và sẽ không viết sai những chữ đó ở
lần sau.
2. Thực trạng dạy học phân môn Chính tả lớp 5 ở trường tiểu học Sặp
Vạt
2.1. Vài nét về trường tiểu học Sặp Vạt
Trường Tiểu học Sặp Vạt nằm cạnh đường quốc lộ 6. Cách Thị trấn Yên
Châu khoảng 4 km. Nhà trường có đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng cũng
như chất lượng: Tổng số giáo viên: 25 đồng chí, trong đó 100% giáo viên đạt
chuẩn, giáo viên trên chuẩn chiếm 78%. Trong hai năm gần đây, nhà trường có 15
giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, 2 giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Trong năm học nhà trường đã tổ chức nhiều buổi dạy chuyên đề để các cán
bộ giáo viên trao đổi học tập kinh nghiệm về việc đổi mới phương pháp cũng như
nâng cao chất lượng chuyên môn bậc học. Đặc biệt trong năm học nhà trường còn
tổ chức buổi hội thảo khoa học về “Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất
lượng cho học sinh” đạt hiệu quả cao. Nhà trường tổ chức tốt các cuộc vận động
và các phong trào thi đua trong năm học do ngành phát động, đây cũng là những
yếu tố giúp thầy và trò phấn đấu để đạt được kết quả nhiệm vụ năm học đã đề ra.
2.1.1. Thuận lợi
- Ban giám hiệu tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề để cùng trao đổi thống
nhất, học hỏi kinh nghiệm về cách soạn bài theo hướng đổi mới, dạy học theo
chuẩn kiến thức kỹ năng và theo đối tượng học sinh.
Người thực hiện Lã Thị Thực
4
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn tăng cường dự giờ thăm lớp, kiểm tra sổ
sách của giáo viên, vở ghi của học sinh, kiểm tra chất lượng đối với học sinh. Từ đó
đưa ra những ý kiến tư vấn giúp đỡ giáo viên về công tác chuyên môn để thúc đẩy
hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Có nề nếp chuyên môn, ý thức xây dựng trường lớp, tinh thần phấn đấu
vươn lên và sự phối hợp công tác của cán bộ, giáo viên. Nhà trường có đủ số phòng
học và mọi điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức cho học sinh ở các điểm trường
vùng thấp học trên 5 buổi/ ngày.
2.1.2. Khó khăn
Trường tiểu học Sặp Vạt còn rất nhiều khó khăn về địa bàn vì có 3 bản thuộc
vùng đặc biệt khó khăn, đường xá đi lại rất vất vả. 100% HS là dân tộc Mông và
dân tộc Thái. Học sinh ít được giao tiếp, ngôn ngữ tiếng Việt còn nhiều hạn chế nên
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.
Các đồng chí giáo viên không được học tiếng dân tộc nên trong quá trình tổ
chức dạy – học còn bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh. Từ đó giáo viên
gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh nắm vững chính tả để phân biệt
đúng và viết đúng những âm, vần, dấu thanh hay viết sai bằng tiếng mẹ đẻ của các
em.
Chương 2.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SẶP VẠT
1. Cơ sở đề xuất biện pháp
Việc đề xuất một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 5 ở trường
tiểu học Sặp Vạt dựa trên một số căn cứ sau:
- Mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Chính tả lớp 5.
- Mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học phân môn Chính tả ở
tiểu học.
- Thực trạng dạy học phân môn Chính tả lớp 5 ở trường tiểu học Sặp Vạt.
- Những lỗi chính tả mà học sinh lớp 5 thường mắc khi học phân môn Chính
tả, môn Tiếng Việt ở trường tiểu học.
2. Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 5
2.1. Biện pháp sửa lỗi phụ âm đầu.
2.1.1. Một số lỗi thường gặp
Người thực hiện Lã Thị Thực
5
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
Học sinh thường mắc lỗi phát âm sai một số phụ âm đầu như t/tr, l/n, ch/tr,
s/x hoặc một số vần kết thúc bằng các phụ âm: n, m, p, t như: an, am, ang, at, ap…
2.1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng mẹ đẻ (tiếng
Mông, tiếng Thái).
2.1.3. Biện pháp sửa lỗi
Giáo viên phải có những biện pháp cụ thể để sửa lỗi chính tả của học sinh.
Trong tiết chính tả giáo viên phải chuẩn bị các từ học sinh thường hay mắc
phải lỗi phụ âm đầu như “l/n,t/tr, ”, các tiếng có vần kết thúc bằng n, m, t, p Giáo
viên ghi các từ đó lên bảng gọi học sinh đọc (yêu cầu phát âm chuẩn) học sinh đọc
sai giáo viên đọc lại, chậm, rõ, hướng dẫn kỹ cách phát âm môi, lưỡi, hơi phát ra…
Ban đầu học sinh có thể khó nhận thức được phương thức phát âm. Giáo viên phân
tích một cách đơn giản cho học sinh nắm bắt, hướng cho học sinh luyện phát âm
cho đến khi đạt chuẩn. Sau khi giáo viên phân tích xong yêu cầu học sinh viết
chính tả.
- Bước 1: Yêu cầu học sinh viết những từ mà giáo viên viết lên bảng vào
bảng con (xem học sinh nhìn chữ viết có sai không)
- Bước 2: Hướng dẫn học sinh phát âm. Đây là bước khó thực hiện nhất vì
phụ thuộc vào khả năng và kỹ thuật phát âm của giáo viên có chuẩn không. Do đó,
yêu cầu giáo viên phải phát âm chuẩn, hướng dẫn học sinh quan sát và nghe giáo
viên phát âm rồi phát âm lại.
Ví dụ: Khi hướng dẫn các em phát âm các âm tiết có phụ âm đầu là “Đ” đầu
lưỡi chạm vào phía trong hàm răng trên, còn “L” đầu lưỡi đưa lên cao chạm vào
phần lợi trên. Học sinh cố nhớ và chú ý vào cách đọc mẫu của giáo viên. Giáo viên
đọc xong gọi học sinh đọc đúng các từ đó, sau đó giáo viên viết các từ phát âm sai
bên cạnh từ viết đúng để học sinh phát hiện ra lỗi sai của mình.
- Bước 3: Giáo viên đọc, học sinh nghe rồi viết vào bảng con, thu bảng nhận
xét và sửa lại cho học sinh viết đúng.
2.2. Biện pháp sửa lỗi âm vần
2.2.1. Một số lỗi thường gặp
Học sinh thường viết lẫn lộn các cặp dấu thanh hỏi - ngã, ngă - sắc, các cặp
phụ âm đầu: x - s, ch - tr; các nguyên âm đơn/ đôi tương ứng: ia - iê/ i - ê, ua - uô/
u - ô, ưa - ươ/ ư - ơ, viết lẫn lộn hoặc không viết các phụ âm cuối n, m, p, t, k trong
Người thực hiện Lã Thị Thực
6
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
các âm tiết khép … Trong nhiều bài chính tả có những vần khó mà học sinh thường
hay phát âm sai, viết sai như:
Ưu/iu Ươu/iêu
Tiu nghỉu Tiu ngửu
Con khướu Con khiếu
Con ngựa Cong ngửa/con ngửa
Khăn mặt Khăn mặc
…
2.2.2. Nguyên nhân
Do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng mẹ đẻ (tiếng Mông, tiếng Thái) của
học sinh.
2.1.2.3. Biện pháp sửa lỗi
Tuỳ từng nội dung của bài chính tả mà giáo viên có thể đưa ra những vần
khó mà học sinh thường hay mắc phải.
- Bước 1: Giáo viên ghi các từ khó, vần khó lên bảng sau đó giáo viên đọc
rõ, chậm (phát âm thật chuẩn) sau đó gọi học sinh đọc, uốn nắn học sinh phát âm
cho đúng.
- Bước 2: Giáo viên nhận xét về nghĩa của các từ có vần khó nên dễ phát âm
sai và vần đó thường xuất hiện trong những từ nào, trong những văn cảnh nào.
- Bước 3: Sau khi phân tích xong, cho học sinh viết các từ có vẩn khó vào
bảng con, thu bảng con gọi học sinh nhận xét, sửa sai và nêu ý nghĩa của từ có vần
đó nghĩa này ghi vần này, với nghĩa khác ghi vần khác. cho học sinh viết lại hai lần
sau khi đã sửa xong.
Sau đây là một số ví dụ
Ví dụ 1: Không được lên lớp nó buồn tiu nghỉu.
“tiu nghỉu” nói về tâm trạng tỏ ra cụt hứng và buồn bã, thất vọng vì điều xảy
ra trái với dự tính ban đầu.
“tiu nghửu” chúng ta không xác định được nghĩa và không có trong từ vựng
tiếng việt. các âm tiết có vần “ưu” không nhiều: Bưu (Bưu điện, bưu phẩm); Hưu
(hưu trí); Lưu (lưu đày, lưu trữ),
Ví dụ 2: Khướu hót hay; khiếu hót hay
“khướu” là một loài chim có lông màu đen, đuôi dài, hay hót.
Người thực hiện Lã Thị Thực
7
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
“khiếu” không phải là một loại chim, mà là một khả năng đặc biệt có tính
chất bẩm sinh đối với một hoạt động nào đó của con người. Như vậy phần vần của
hai từ khác nhau dẫn đến nghĩa của chúng khác nhau.
2.3. Biện pháp sửa lỗi về thanh điệu
2.3.1. Một số lỗi thường gặp
Học sinh mắc lỗi về thanh điệu phổ biến là thanh NGÃ thành thanh SẮC,
thanh NẶNG thành thanh hỏi,
Ví dụ: con ngựa/con ngửa. hoa sữa/hoa sứa
2.3.2. Nguyên nhân
Do lỗi phát âm địa phương có ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến việc phát âm sai
của học sinh.
2.3.3. Biện pháp
- Giáo viên nhắc lại 6 dấu thanh của chữ viết và chỉ rõ cách viết và tác dụng
của dấu thanh. Trong mỗi chữ dấu thanh bao giờ cũng đặt ở chữ cái ghi âm chính
của vần và dấu thanh có tác dụng phân biệt nghĩa, nhận diện từ. Như vậy âm tiết có
phụ âm đầu phần giống nhau mà thanh điệu khác nhau là những từ khác nhau và ý
nghĩa của chúng cũng hoàn toàn khác nhau.
- Với lỗi này giáo viên ghi các âm tiết mà học sinh hay nhầm thanh điệu lên
bảng giáo viên đọc rõ, chậm để học sinh lĩnh hội, ghi nhớ, gọi học sinh đọc mời
học sinh khác nhận xét đúng hay sai? nếu sai thì sai ở chỗ nào? giáo viên đọc lại
hai lần gọi học sinh đọc lại cho chính xác, giáo viên giải thích nghĩa của từ, đọc
đúng và đọc sai về thanh điệu, nhưng các từ đó phải nằm trong một văn cảnh cụ thể
để học sinh dễ so sánh đối chiếu.
- Sau khi phân tích xong thì yêu cầu học sinh viết chính tả các từ thường hay
mắc lỗi vào bảng con (các bước tiến hành như phụ âm đầu).
3. Nguyên nhân cơ bản của học sinh về lỗi chính tả
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 2 đối với học sinh dân tộc. Vì vậy, tiếp thu môn
Tiếng Việt với các phân môn của nó là một điều khó đối với đa số học sinh. Trình
độ tiếng Việt của học sinh còn hạn chế. Các em được học tiếng Việt ở trường (qua
các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết), về nhà các em sử dụng tiếng mẹ đẻ nên ít có điều
kiện để nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
Người thực hiện Lã Thị Thực
8
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
- Bản thân hệ thống quy tắc chính tả tiếng Việt còn chứa nhiều điều bất hợp
lý như cùng một âm được diễn đạt bằng nhiều chữ cái khác nhau (C/K/Q, d/gi)
nhiều cặp phụ âm, nhiều vần có cách phát âm gần giống nhau (x/s, tr/ch, gi/d, au/
âu…), khiến cho học sinh khó phân biệt được khi viết.
- Hệ thống ngữ âm tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của học sinh có sự khác biệt. Học
sinh thường sử dụng cách phát âm của tiếng mẹ đẻ để phát âm và tiếp nhận âm
tiếng Việt.
- Do sự khác nhau về ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp giữa tiếng
Việt và tiếng mẹ đẻ của học sinh.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
Giáo viên chưa có biện pháp dạy học chính tả phù hợp với từng đối tượng học
sinh trong lớp.
4. Một số điểm lưu ý khi dạy phân môn Chính tả ở lớp 5
- Khi dạy bài chính tả nghe viết, cần lưu ý đến một đặc điểm rất quan trọng
của chính tả tiếng Việt: Chính tả ngữ âm. Trong tiếng Việt, cách đọc và cách viết
thống nhất với nhau: đọc nghe thế nào, viết thế ấy. Muốn viết đúng các bài chính tả
nghe viết, học sinh phải có năng lực chuyển bài viết ở dạng ngôn ngữ âm thanh mà
mình nghe được sang hình thức chữ viết. Muốn vậy, việc đọc mẫu của giáo viên
phải chuẩn xác, phải đúng với chính âm: giọng đọc phải thong thả rõ ràng; ngắt hơi
phải hợp lý; tốc độ đọc phải phù hợp, tương ứng với tốc độ viết của học sinh. Sau
mỗi cụm từ, mỗi câu, giáo viên nên nhắc lại để học sinh dễ theo dõi.
- Trước khi học sinh viết, giáo viên đọc thong thả và diễn cảm toàn bộ bài
chính tả nhằm giúp học sinh có cái nhìn bao quát, có ấn tượng chung về nội dung
của bài viết, làm cơ sở cho việc nghe viết. Khi học sinh viết giáo viên đọc từng câu
(mỗi câu khoảng 2-3 lần). Nếu có câu văn dài, giáo viên đọc từng cụm từ (diễn đạt
một ý nhỏ). Cả việc đọc của giáo viên và việc viết của học sinh đều không theo từ
riêng lẻ mà phải gắn với cả câu hoặc cả cụm từ trọn nghĩa. Như vậy, học sinh viết
chính tả trên cơ sở không hiểu những điều mình viết. Sau khi học sinh viết xong,
giáo viên cần đọc lại toàn bộ văn bản lần cuối để các em rà soát soát lại bài viết của
mình. Việc cần luyện viết những chữ khó cần được tiến hành trước khi viết bài.
- Khi dạy bài chính tả nhớ - viết, giáo viên cần dành đủ thời gian để học sinh
nhớ lại nội dung và hình thức chữ viết của bài ,sau đó viết lại bài viết. Giáo viên có
biện pháp tác động (gợi ý,hướng dẫn ) giúp học sinh tái hiện lại lại nội dung, hình
Người thực hiện Lã Thị Thực
9
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
thức của văn bản,lưu ý những trường hợp dễ viết sai trong văn bản ấy. Trước khi
đọc viết, giáo viên có thể cho học sinh đọc thuộc lòng lại một vài lượt văn bản để
tạo tâm thế viết bài và có cơ sở tái hiện lại văn bản. Sau khi học sinh viết xong,
giáo viên cần hướng dẫn học sinh kiểm tra lại bài viết.
Chương III: THỰC NGHIỆM
1. Mục đích thực nghiệm
Mục đích của thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả việc vận dụng các biện
pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh.
2. Nội dung thực nghiệm
Thực nghiệm qua một số tiết dạy ở môn Chính tả lớp 5 theo 2 giai đoạn. Giai
đoạn 1 tiến hành khảo sát chất lượng và dạy thực nghiệm các bài chính tả ở kỳ I,
sau đó rút kinh nghiệm cho việc thực hiện giai đoạn 2 ở kỳ II. Giai đoạn 1, tiến
hành dạy 3 bài để kiểm nghiệm các biện pháp đã đề xuất. Đó là các bài sau:
Bài: Lương Ngọc Quyến (tuần 2).
Mục đích bài này để nắm được thực trạng việc học chính tả của học sinh,
dùng phiếu điều tra để thống kê một số lỗi chính tả mà học sinh thường mắc, trên
cơ sở đó đề xuất một số biện pháp dạy học chính tả cho phù hợp với học sinh.
Bài: Kì diệu rừng xanh (tuần 8).
Mục đích bài này để đề xuất các biện pháp dạy chính tả cho phù hợp với học
sinh là người dân tộc.
Tiết 3 bài: Về ngôi nhà đang xây (tuần 16).
Mục đích bài này để kiểm nghiệm biện pháp đã đề ra và có đối chứng với 2
lớp tiến hành dạy học bình thường. Căn cứ kết quả này sẽ rút kinh nghiệm và báo
cáo với tổ chuyên môn và Ban giám hiệu về hiệu quả các biện pháp đã đề ra.
3. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm ở lớp đối chứng và thực nghiệm. Các lớp thực
nghiệm tiến hành tại trung tâm trường và điểm trường Khái Khoóng
Lớp đối chứng: Ở lớp đối chứng, giáo viên thực hiện phương pháp dạy học,
biện pháp dạy học bình thường. Đó là lớp 5B gồm 18 học sinh
Người thực hiện Lã Thị Thực
10
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
Lớp thực nghiệm: Lớp 5C gồm 30 học sinh. Lớp thực nghiệm ngoài việc vận
dụng phương pháp, biện pháp dạy học chính tả còn vận dụng các biện pháp dạy học
chính tả do tôi đề xuất để dạy cho học sinh.
Trước khi thực nghiệm, tôi đã xin phép nhà trường và tổ chuyên môn để tiến
hành khảo sát những lỗi sai mà học sinh hay mắc. Sau khi dạy xong tiếp tục khảo
sát những lỗi sai chính tả của học sinh để so sánh kết quả lớp thực nghiệm với 2 lớp
đối chứng.
4. Kết quả khảo sát
Lớp
Số
lượng
H.S
Số lượng học sinh bị mắc các lỗi chính tả
Lỗi về phụ
âm đầu
Lỗi về âm vần Lỗi về thanh
SL TL% SL TL% SL TL%
5B đối chứng 18 6 33.0% 4 22.2% 4 22.2%
5C thực nghiệm 30 9 30.0% 7 23.3% 8 26.6%
5. Kết quả thực nghiệm
Lớp
Số
lượng
H.S
Số lượng học sinh bị mắc các lỗi chính tả
Lỗi về phụ
âm đầu
Lỗi về âm vần Lỗi về thanh
SL TL% SL TL% SL TL%
5B đối chứng 18 4 22.2% 2 11.1% 3 16.6%
5C thực nghiệm 30 4 13.3% 3 10.0% 4 13.3%
Qua bảng thống kê cho thấy, ở lớp thực nghiệm tỷ lệ học sinh phát âm đúng,
viết đúng chính tả, không còn sự nhầm lẫn âm đầu, vần, dấu thanh cao hơn so với
lớp đối chứng. Học sinh nắm được nội dung bài, viết bài đúng chính tả và làm đúng
các bài tập chính tả có trong bài. Kết quả này giúp tôi mạnh dạn hơn trong việc tiếp
tục vận dụng vào dạy học phân môn Chính tả trong kỳ II và tiếp tục rút kinh
nghiệm để triển khai thực hiện dạy học trong toàn khối 5 ở nhà trường trong kỳ II
năm học 2010 – 2011.
PHẦN KẾT LUẬN
Người thực hiện Lã Thị Thực
11
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
1. Quy tắc chính tả Tiếng Việt là quy tắc ghi âm, vị trí phát âm như thế nào
thì viết như thế. Các em viết chính tả nghe theo phát âm của giáo viên, giáo viên
đọc, học sinh nghe và lĩnh hội, học sinh phải đọc nhẩm hoặc đánh vần để ghi nhớ
hoặc nghĩ đến hình ảnh âm thanh. Như vậy học sinh phải tái hiện cách đọc của giáo
viên để hình dung (nhớ lại mặt chữ), do đó học sinh phải chú ý mới đạt kết quả cao.
2. Thực tế cho thấy với chính tả nghe viết đòi hỏi mức độ cao, cụ thể giáo
viên đọc xong thì học sinh phải tái hiện lời giáo viên để hình dung cách viết, các
em dễ nhầm lẫn các từ có phụ âm đầu, phần vần, thanh điệu nghe gần giống nhau,
hơn nữa do ảnh hưởng của phát âm tiếng địa phương các em hay nói ngọng, khó
phân biệt dẫn đến các em viết sai chính tả. Như vậy lỗi phát âm địa phương có ảnh
hưởng trực tiếp dẫn đến việc sai chính tả của các em học sinh.
3. Để khắc phục các lỗi về phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu của học sinh
thì trước hết giáo viên phải rèn cho các em cách phát âm đúng các từ mà các em
viết sai, các em phát âm đúng sẽ là tiền đề cho việc viết chính tả đúng, phối hợp các
biện pháp giải nghĩa các từ, câu trong từng văn cảnh cụ thể, đối chiếu so sánh để
khắc sâu kiến thức cho học sinh trong quá trình rèn luyện. Hướng dẫn học sinh viết
đúng chính tả không cần ghi tràn lan mà phải tập trung vào những chỗ khó, xem đó
là trọng điểm để rèn luyện, luyện tập cho học sinh, giáo viên phải có biện pháp phù
hợp để sửa lỗi đối với từng học sinh để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
4. Khi dạy chính tả cho học sinh cần coi trọng bước chuẩn bị viết chính tả.
Trước khi cho học sinh viết chính tả, giáo viên cần dự kiến đúng các lỗi chính tả
hay mắc của học sinh. Những lỗi đó cần được hướng dẫn chu đáo theo đúng cách,
cho học sinh viết bảng con những tiếng có phụ âm, có vần,c ó dấu thanh dễ lẫn
trước khi viết bằng bút vào vở. Trước khi học sinh viết vào bảng con, cần phân tích
âm vần cho học sinh và cho học sinh vừa viết chữ vừa nhìn chữ viết, vừa phát âm
nhiều lần. Việc chấm chữa bài cần đi liền với luyện tập chữa lỗi. Gặp trường hơp
có học sinh lặp lại một loại lỗi nhiều lần hoặc nhiều học sinh cùng mắc một loại lỗi,
giáo viên cần có biện pháp luyện tập thêm. Giáo viên có thể tự soạn những đoạn
văn trong đó có tiếng hay viết sai được lặp lại nhiều lần để cho học sinh luyện viết.
5. Khi luyện tập những bài chính tả âm, vần, dấu thanh cần chọn những bài
tập phù hợp với học sinh, nếu những bài trong sách giáo khoa không phù hợp cho
việc luyện viết chính tả cho học sinh lớp mình phụ trách thì cần tự biên soạn những
tài liệu khác.
Người thực hiện Lã Thị Thực
12
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
6. Giáo viên phải theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân học sinh viết sai lỗi chính
tả, hướng dẫn học sinh nắm được các quy tắc chính tả, học sinh nắm được cách viết
đúng các từ mà không cần phải ghi nhớ máy móc từng trường hợp chính tả riêng
biệt. Việc rèn học sinh viết đúng chính tả là một việc rất khó khăn. Do đó, giáo viên
cần kiên nhẫn, không nôn nóng, thực hiện xuyên suốt cả năm học mới có thể giúp
các em viết đúng chính tả. Giáo viên phải linh hoạt vận dụng các phương pháp cho
phù hợp với đối tượng học sinh.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm:“ Một số biện pháp sửa lỗi chính tả
cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Sặp Vạt” mà tôi đã nghiên cứu và đưa vào
thực nghiệm tại trường tiểu học Sặp Vạt trong năm học 2010-2011. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của
tôi đạt hiệu quả và được triển khai thực hiện rộng khắp cho các giáo viên của
trường trong những năm học tiếp theo./.
Sặp Vạt, tháng 3 năm 2011
Người thực hiện
Lã Thị Thực
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học tiếng việt ở trường tiểu học. (Tài liệu Modun)
2. Một số vấn đề về dạy chữ viết ở tiểu học. (Tài liệu do nhà XBGD phát hành)
3. Từ điển tiếng việt. (Tài liệu do nhà XBGD phát hành)
4. Từ điển chính tả. (Tài liệu do nhà XBGD phát hành)
5. Từ điển vần. (Tài liệu do nhà XBGD phát hành)
Người thực hiện Lã Thị Thực
13
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
6. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng việt. (Tài liệu do nhà XBGD phát hành)
7. Chính tả và Phương pháp dạy Chính tả ở trường tiểu học.(Tài liệu do nhà XB
Đà Nẵng phát hành)
8. SGK Tiếng việt 5 tập 1. (Tài liệu do nhà XBGD phát hành)
9. SGK Tiếng việt 5 tập 2. (Tài liệu do nhà XBGD phát hành)
10.SGV Tiếng việt 5 tập 1. (Tài liệu do nhà XBGD phát hành)
11.SGV Tiếng việt 5 tập 2. (Tài liệu do nhà XBGD phát hành)
12. Sách thiết kế bài giảng Tiếng việt 5 tập 1. (Tài liệu do nhà XBGD phát
hành)
13.Sách thiết kế bài giảng Tiếng việt 5 tập 2. (Tài liệu do nhà XBGD phát
hành).
14. Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học.
( Tài liệu do nhà XBGD phất hành
Người thực hiện Lã Thị Thực
14
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Áng: “Toán bồi dưỡng học sinh lớp 2” , Nhà xuất bản Giáo
dục, năm 2004.
2. Huỳnh Châu, Phạm Đình Thực :“ Thực hành luyện toán tiểu học”,
Nhà xuất bản đại học sư phạm, năm 2003.
3. PGS – TS Đỗ Đình Hoan, Nguyễn Áng: “ Hỏi đáp về dạy toán 2”,
Nhà xuất bản giáo dục, năm 2006
4. Nguyễn Tường Khôi: “Chuyên đề bồi dưỡng và nâng cao toán 2”,
Nhà xuất bản nghệ an, năm 2006
5. Vũ Dương Thuỵ, Nguyễn Danh Ninh:“Các dạng toán cơ bản lớp 2”,
Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2005
6. Chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 1 đến lớp 5 ban hành theo
quyết định số 16/2006/BGD&ĐT ngày 5/5/2006 của bộ trưởng bộ giáo dục và
đào tạo
7. “Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 2 tập 1” : Nhà xuất bản
giáo dục, năm 2007
Người thực hiện Lã Thị Thực
15
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
Nhận xét của của hội đồng khoa học nhà trường:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Người thực hiện Lã Thị Thực
16
Phòng GD&ĐT huyện Yên Châu Trường Tiểu học Sặp Vạt
……………………………………………………………………………
…
…………………………………………………………………………… ……….
………………………………………………………………………… ………….
………………………………………………………………………… …… …….
………………………………………………………………………… …… …….
Nhận xét của của hội đồng khoa học Phòng GD&ĐT Yên Châu:
……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
….
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Người thực hiện Lã Thị Thực
17