Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tiet 3 Thong tin va du lieu T2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.83 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:......../........./.......... THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (Tiếp). Tiết 3: A. Mục Tiêu bài học.. 1. Kiến thức: - Biết khái niệm thông tin, đơn vị đo lượng thông tin, các dạng thông tin. - Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của byte - Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin. 2. Kĩ năng: - Bước đầu mã hóa được thông tin đơn giản thành dãy bit. - Lấy các ví dụ về ứng dụng tin học trong đời sống hàng ngày 3. Thái độ: - Làm việc khoa học, sự ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo - Yêu thích môn học B. Chuẩn bị: -Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, SBT. - Học sinh: SGK, vở ghi bài.. C. Tiến trình thực hiện: 1. Ổn định lớp: Lớp 10A1:........../............: Ngày giảng:......./........../.......... Lớp 10A2:........../............: Ngày giảng:......./........../.......... Lớp 10A3:........../............: Ngày giảng:......./........../.......... 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Một cuốn sách A gồm 200 trang (có hình ảnh) nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 5 MB. Hỏi một đĩa cứng 40 GB thì có thể chứa được khoảng bao nhiêu cuốn sách có lượng thông tin xấp xỉ như cuốn sách A ? `Đáp án: Vì 40 GB = 40 * 1024 MB nên đĩa cứng có thể chứa khoảng 8000 cuốn sách A ( vì 40 * 1024)/5 = 8 * 1024 = 8192 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy - Trò Hoạt động 5: Biểu diễn thông tin trong máy tính: GV: Dữ liệu trong máy tính là gì ? HS: Dựa vào SGK trả lời. GV: Trong phần này, ta tìm hiểu cách biểu diễn thông tin loại số và phi số trong máy tính. GV: Có hai hệ đếm là hệ đếm không phụ thuộc vào vị trí và hệ đếm phụ thuộc vào vị trí. GV: Giá trị số trọng hệ thập phân được xác định theo qui tắc: mỗi đơn vị ở một hàng bất kỳ có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận bên phải. HS: Lấy VD.. Nội dung bài 5. Biểu diễn thông tin trong máy tính: -Dữ liệu trong máy tính là thông tin đã được mã hoá thành các dãy bit. a. Thông tin loại số. - Hệ đếm: - Hệ đếm phụ thuộc vị trí - Hệ đếm không phụ thuộc vị trí. Hệ thập phân (hệ cơ số 10): Sử dụng tập ký hiệu gồm 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GV: Có nhiều hệ đếm khác nhau nên muốn phân biệt số được biểu diễn ở hệ nào ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó. GV: Giới thiệu các hệ đếm thường dùng trong tin học. HS: Làm các VD sau: 11112 = ?10 1CD16 = ?10. GV: Hướng dẫn HS cách biểu diễn số nguyên trong máy tính. GV: Số nguyên có thể có dấu hoặc không dấu, tuỳ vào độ lớn của nó ta có thể dùng 1 byte, 2 byte, … để biểu diễn. GV: Hướng dẫn HS cách biểu diễn số thực trong máy tính. GV: Trong toán học dùng dấu phẩy (,) để ngăn cách giữa phần nguyên và phần phân, trong tin học được thay bằng dấu chấm (.) và không dùng dấu nào phân cách nhóm ba chữ số liền nhau. HS: Chú ý nghe giảng, ghi chép. GV: Nêu các dạng thông tin loại phi số thường gặp trong cuộc sống ? HS: Dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh. GV: Hãy biểu diễn xâu ký tự : HOC HS: 01001000 01001111 01000011. VD: 536,4 = 5x102 + 3x101 + 6x100 + 4x10-1 VD: 1012 ( hệ cơ số 2), 516 ( hệ cơ số 16) Các hệ đếm thường dùng trong tin học Hệ nhị phân (hệ cơ số 2) dùng hai ký hiệu là chữ số 0 và chữ số 1. VD: 1012 = 1 x 22 + 0 x 21 + 1 x 20 = 510. Hệ cơ số mười sáu (hệ hexa) dùng các ký hiệu 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9, A, B, C, D, E, F. VD: 1BE16 = 1x162 + 11x161 + 14x160 = 44610. Biểu diễn số nguyên: (SGK). Biểu diễn số thực: (SGK) VD: Số 13 456,25 được biểu diễn 0.1345625. 105.. b. Thông tin loại phi số. - Văn bản: Để biểu diễn một xâu k tự, máy tính có thể dùng một dãy byte, mỗi byte biểu diễn một kí tự từ trái sang phải. VD: Dãy ba byte 01010100 01001001 01001110 biểu diễn xâu ký tự “TIN”. - Các dạng khác: Xem SGK trang 13 - Nguyên lí mã hoá nhị phân (Học SGK trang 13). 4. Củng cố: - Biết cách mã hoá thông tin trong máy tính. - Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,...khi đưa vào máy tính chúng đều được biến đổi thành dạng chung – dãy bít. Dãy bít đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn. - Biết cách mã hoá thông tin dạng quen thuộc. 5. Dặn dò: - Làm bài tập 1; 2; 3; 4; 5 SGK trang 17. - Xem trước bài mới. ” Bài tập và thực hành 1”.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×