Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giải pháp gây hứng thú cho học sinh trong phân môn âm nhạc thường thức ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.65 KB, 26 trang )

Mục lục
Nội dung

Trang

1. Lời mở đầu

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

1.5. Những điểm mới của SKKN

3

2. Nội dung


4

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

4

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

6

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

19

3. Kết luận, kiến nghị

19

3.1. Kết luận

19

3.2. Kiến nghị

20



1. Lời mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, một trong các mặt các giáo dục của nhà trường phổ
thông Việt Nam là giáo dục thẩm mĩ (đức – trí – thể - mĩ). Giáo dục thẫm mĩ có
nội dung khá rộng, trong đó giáo dục nghệ thuật là mũi nhọn mà âm nhạc là một
trong các mơn học có vai trị tích cực để thực hiện nhiệm vụ này. Giáo dục thẩm
mĩ là một bộ phận hợp thành nền tảng của trình độ văn hóa nói chung. Âm nhạc
trong giáo dục phổ thơng là dành cho mọi người, mọi lứa tuổi học sinh, không
nên hiểu đó là giáo dục đặc biệt chỉ dành cho những học sinh có năng khiếu.
Ngày nay trong quá trinh hội nhập với thế giới, văn hóa – nghệ thuật
mang bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa là những giá trị không thể thiếu
trong hành trang của con người Việt Nam hiện đại. Do vậy, nội dung giáo dục
âm nhạc ở phổ thơng cũng góp phần làm nhiệm vụ đó.
Về tác dụng của âm nhạc đối với học sinh trong nhà trường có lẽ ai cũng
biết. Mỗi bài hát, bản nhạc gợi mở bao điều mới lạ, dẫn dắt các em tới sự tưởng
tượng phong phú, nó làm giàu tâm hồn, trí tuệ các em. Qua âm nhạc để “giáo
dục tình cảm, đạo đức và góp phần hình thành nhân cách của trẻ em” như các
nhà giáo dục thường nói. Bởi lẽ, những tác phẩm âm nhạc bao giờ cũng chứa
đựng tư tưởng, giá trị chân thực và chiều sâu cả nội dung và hình thức, khơng
chỉ trong âm nhạc có lời mà cả loại âm nhạc thuần túy do các loại nhạc cụ diễn
tấu. Lịch sử đã chứng minh, trong các cuộc chiến tranh cách mạng, âm nhạc là
vũ khí để thúc giục, động viên, cổ vũ con người đầy tính hiệu lực. Từ cổ xưa, từ
Đơng sang Tây, các triết gia như A – rit – xtốt, Pla – tôn, Khổng tử đều tim thấy
khả năng tác động của âm nhạc đến đạo đức. Nhà hiền triết Tuân Tử (Trung
Quốc) trong bài “Luận về âm nhạc” đã viết “Thanh nhạc nhập vào lịng người
rất sâu, cảm hóa người rất nhanh, cho nên các tiên vương phải trau dồi về âm
nhạc”.Trích đường dẫn SKKN ( Làm thế nào để dạy tốt phân môn âm nhạc
thường thức)
Qua các giờ học hát, nghe nhạc và hoạt động ngoại khóa, âm nhạc mang

đến cho các em tính lạc quan, tích cực, sự hoạt bát, lanh lợi, ý thức tổ chức kỉ
luật, tinh thần tập thể và đặc biệt thông qua các yểu tố cơ bản của ngôn ngữ âm
nhạc (giai điệu, tiết tấu, điệu thức, hòa âm, cường độ, âm sắc, nhịp độ…), học
sinh được bồi dưỡng về trí tuệ, tính nhạy cảm, trí thơng minh, sáng tạo, khả
năng tư duy trìu tượng, trí nhớ, sự tưởng tượng, tính chính xác khoa học….
Ngồi ra âm nhạc cịn hỗ trợ cho việc học tập tốt hơn các môn học khác
(văn, sử, địa, ngoại ngữ, thể dục) và khả năng thưởng thức các môn nghệ thuật
khác. Đôi khi, trong một chừng mực nào đó, ngay cả với các mơn khoa học như
Tốn, Vật lí, Sinh học,.. âm nhạc cũng có tác động nhất định qua phần tíc hợp
lien mơn.
Để bổ sung cho hai phân môn học hát và tập đọc nhạc, học phân môn Âm
nhạc thường thức cung cấp cho học sinh những nhận thức đúng đắn về sự ra đời,
sự phát triển và tác dụng của nghệ thuật âm nhạc trong cuộc sống, những kiến
1


thức phổ thông của nghệ thuật nhạc hát và nhạc đàn, những tập tục sinh hoạt âm
nhạc dân gian, truyền thống. Các em còn được nghe những làn điệu dân ca
phong phú, những tác phẩm âm nhạc hiện đại có giá trị của Việt Nam và thế
giới, qua đó các em sẽ phát triển tai nghe nhạc, trí tưởng tượng, tính nhạy cảm,
nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc và xây dựng một thị hiếu âm nhạc lành
mạnh. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp gây hứng thú cho học sinh trong
phân môn âm nhạc thường thức ở trường THCS”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Q trình giảng dạy người giáo viên âm nhạc ln có ý thức về u cầu
giáo dục thẩm mĩ qua mơn học của mình chắc chắn chúng ta có suy nghĩ để cải
thiện, sáng tạo làm cho giờ học thêm sinh động hấp dẫn, mang đến cho học sinh
những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ âm nhạc thực sự.
Vì thế muốn đẩy mạnh giáo dục thẩm mĩ để nâng cao giáo dục âm nhạc
cho học sinh thì khơng có cách nào khác ngồi việc nâng cao chất lượng giờ dạy

trong trường THCS, phải thông qua các yếu tố sau: Nội dung, phương pháp,
phương tiện và nhất là phải tạo ra một môi trường làm cho học sinh vừa là người
hưởng thụ vừa là người sáng tạo.
Tìm ra phương pháp tối ưu nhất “ gây hứng thú” cho học sinh một cách
hiệu quả.
Nghiên cứu tìm ra những mặt hạn chế và mặt tích cực trong quá trình thực
hiện một bài học. Học âm nhạc thường thức cung cấp cho các em không chỉ biết
thêm vai trò của các nhạc sĩ, các làn điệu dân ca hay các loại nhạc cụ mà trong
đó các em cịn lĩnh hội những giai điệu bài hát trong từng bài học, biết nhận thức
đúng về các nhạc sĩ đã sáng tác ra bài hát, chính vì thế mà các em có thể phát
biểu được cảm nhận của mình sau khi được nghe một tác phẩm của các nhạc sĩ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Phân môn Âm nhạc thường thức đối với học sinh bậc THCS rất khó dạy.
Nếu giáo viên gây được hứng thú trong giờ dạy sẽ tạo cho học sinh sự phần
chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả. Cũng chính vì thế đối
tượng cần nghiên cứu ở đây chính là:
Tất cả học sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong q trình nghiên cứu đề tài này tơi sử dụng phương pháp nghiên
cứu sau:
Nghiên cứu qua tài liệu SGK, sách hướng dẫn, các tài liệu tham khảo âm
nhạc như:
“Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục âm nhạc” của Bộ giáo dục
và đào. Một số vấn đề đổi mới Phương pháp dạy học âm nhạc ở THCS. Do
Hoàng Long chủ biên và Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II, III, IV, phân
2


phối chương trình. Tài liệu tập huấn giáo viên của Bộ giáo dục và đào tạo,
chuẩn kiến thức của Bộ lưu hành”.

Ngồi ra tơi cịn tham khảo một số sách tài liệu của chương trình tiểu học
như: “ Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc ở Trường Tiểu học, sách
BDTX chu kỳ III cho GV tiểu học – NXB GD 8/2000).
Tài liệu tham khảo và nghiên cứu qua mạng Inteneet : Như tranh ảnh
Chuẩn kiến thức kĩ năng, thiết kế bài giảng Âm nhạc 6,7,8,9
Ngoài nghiên cứu tài liệu bản thân tơi cịn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thuyết trình – gợi mở.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp nghe nhạc.
- Phương pháp kể chuyện.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Trong đó bản thân cịn thực nghiệm giảng dạy tại một số trường của đồng
nghiệp cũng như đối với các tài liệu về phân môn âm nhạc, cộng thêm kiến thức
được tiếp thu ở trường chuyên nghiệp và nhất là qua thực tế giảng dạy của tơi.
Tiến trình soạn giáo án, dạy thực nghiệm trên đối tượng học sinh từ lớp 6
đến lớp 9 để tìm hiểu kết quả chung, sau đó rút ra kinh nghiệm điều chỉnh cho
việc dạy học âm nhạc.
Và cuối cùng là tôi tự so sánh đối chiếu qua phương pháp giảng dạy ứng
dụng Công nghệ thông tin và kết quả tiếp thu của học sinh qua các giờ dạy từ đó
tự đúc rút ra kinh nghiệm cần thiết.
1.5. Những điều mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Mục tiêu giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay là đào tạo ra một lớp
người phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì phải
có những kiến thức cơ bản và những phẩm chất cao quý về mọi mặt, trí tuệ, hiểu
biết và thẩm mỹ về cái hay, cái đẹp. Đó là nội dung khoa học đúng với từng đối
tượng, sự hiểu biết của từng học sinh trong trường, trong lớp. Vì thế ngành giáo
dục nói chung và mỗi giáo viên nói riêng, phải quyết tâm thực hiện tốt bộ mơn
của mình. Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển tồn diện,
khơng những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hóa mà cịn phát huy năng lực

cảm thụ âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo
điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển tồn
diện và đức – trí – thể - mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác
phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác dụng
truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới cái Chân –
thiện – mĩ,..
3


Trong nhiều năm qua với cố gắng để nâng cao chất lượng dạy – học, điều
quan trọng nhất mà tôi tâm huyết đó là nếu giáo viên tạo được hứng thú trong
giờ dạy sẽ giúp cho học sinh say sưa, u mơn học hơn trong q trình học tập
và sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn.
Từ những lý do nói trên, bản thân tơi nhận thấy việc “gây hứng thú” cho
học sinh trong học tập âm nhạc là một trong những biện pháp hết sức quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, nó là động lực giúp tôi mạnh dạn
nghiên cứu đề tài: “Giải pháp gây hứng thú cho học sinh trong phân môn âm
nhạc thường thức ở trường THCS”.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận:
Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế ký XXI, sự nghiệp
giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến
ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích
quan trọng của nó trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh trở
thành những con người toàn diện.
Việc dạy âm nhạc trong nhà trường THCS phải tuân theo những nguyên
tắc chung của phương pháp dạy học, phát huy được tính tích cực của học sinh,
nhưng quan trọng ơn cả là phải phù hợp với đặc trưng của bộ môn.
Muốn vậy là một giáo viên âm nhạc ta phải thực sự coi trọng các giờ dạy
âm nhạc của mình, dạy khơng động viên, khuyến khích, khơng tạo được hứng

thú cho các em trong giờ học là một thiếu sót về tinh thần, trách nhiệm và lịng
u thương những nhà giáo dục.
Nhận thức rõ được vấn đề trên bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn
âm nhạc trong trường THCS đã tự đúc rút một số kinh nghiệm trong việc giảng
dạy bộ mơn âm nhạc trong đó có một phần quan trọng đó là:
“ Giải pháp gây hứng thú cho học sinh trong phân môn âm nhạc
thường thức ở trường THCS”
Là một giáo viên giảng dạy bộ mơn âm nhạc, bản thân tơi nhận thấy đó là
một trong những yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng bộ môn, một
việc làm mà bất kỳ một giáo viên nào cũng phải quan tâm trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ giảng dạy giáo dục của mình.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
* Về thuận lợi:
Trong điều kiện hiện nay, chúng ta đã có nhiều phương thức để nâng cao
đời sống âm nhạc thông qua các tác phẩm in ấn của các nhà nghiên cứu lí luận
âm nhạc, các phương tiện truyền thông, các dụng cụ điện tử, các cuộc biểu diễn
nghệ thuật âm nhạc của các nhạc sĩ nổi tiếng, các nhà văn hóa, câu lạc bộ.
- Đối với học sinh: Đa phần các em sống trong thời đại cơng nghiệp hóa
nên việc tiếp thu mơn học âm nhạc ở nhà trường các em đều tiếp thu bài nhanh.
4


- Đối với cơ sở vật chất: Mỗi trường đều được cấp một đàn Oocgar, máy
chiếu, mạng Intenet để tiện cho việc giảng dạy.
* Về khó khăn:
- Đối với học sinh: Đối với học sinh trường THCS Cẩm Phong ,một
phần nhỏ các em là con em nông thôn và lao động tự do đặc biệt là con em ven
chài. Ngoài thời gian học ở trường các em phải phụ giúp gia đình có thêm thu
nhập. Trước kia mơn Âm nhạc cịn được tính điểm nên các em cũng hăng say
học hơn để điểm tổng kết cao bù trừ cho các mơn văn hóa có điểm tổng kết thấp

những năm trở lại đây Thông tư 58 sau tháng 12 năm 2011 Bộ Giáo dục & Đào
tạo đã chuyển từ tính điểm sang nhận xét vì vậy mà các em học sinh cũng không
chú trọng nữa. Thời lượng giảng dạy lại quá ít, 1 tiết/tuần hơn nữa phân môn âm
nhạc thường thức lại khơng có tiết học riêng mà chỉ chiếm một thời lượng nhất
định trong một tiết học (bao gồm cả phân môn học hát và tập đọc nhạc). Ngay
đầu năm tơi đã bố trí khảo sát học sinh qua phần điều tra số học sinh khơng thích
học phân mơn âm nhạc thường thức chiếm tỉ lệ cao vì lý do.
+ Học phân môn âm nhạc thường thức khô khan và nhàm chán.
+ Phân môm âm nhạc thường thức là bộ mơn phụ khơng phải là bộ mơn
chính để thi vào các cấp, dẫn đến kết quả học tập không cao.
- Đối với cơ sở vật chất: Nhà trường gặp rất nhiều khó khăn, khơng có
phịng học dành riêng cho bộ mơn, khơng có thời gian cho học sinh biểu diễn
vào những giờ ngoại khóa, đồ dùng học tập phục vụ cho bộ mơn cịn hạn chế, có
tranh ảnh giới thiệu các nhạc sĩ dùng trong giảng dạy phân môn âm nhạc thường
thức, băng đĩa nghe nhạc các bài hát, bảng phụ chép tập đọc nhạc lớp 6,7,8,9
khơng có, nhiều khi giáo viên phải tự làm tự tìm tịi nghiên cứu, nên việc dạy
học gặp rất nhiều khó khăn.
- Giáo viên giảng dạy: Mỗi trường hầu như chỉ có một giáo viên giảng
dạy nên việc thăm lớp tại trường có nhiều hạn chế. Hiện nay tổ bộ môn âm nhạc
chúng tôi đã tiến hành tổ chức chuyên đề, thao giảng cụm, nhưng chưa thật đều
đặn nên việc học hỏi trao đổi kinh nghiệm chưa được nhiều.
Bản thân tôi được phụ trách 8 lớp trong đó:
+ Khối 6: 2 lớp.
+ Khổi 7: 2 lớp.
+ Khối 8: 2 lớp.
+ Khổi 9: 2 lớp.
Qua khảo sát đầu năm kết quả đạt được:
STT
1
2

3
4

Khối
6
7
8
9

Sỹ số
73
72
82
65

Đạt
95%
97%
97%
100%

Chưa đạt
5%
3%
3%
0%
5


Trước thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tơi đã cố gắng học hỏi,

tìm tịi và mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp để nâng cao chất lượng môn
học cụ thể.
2.3. Những biện pháp cụ thể “ Các giải pháp đã sử dụng”
1. Đầu tư vào bài giảng, đổi mới phương pháp dạy học.
2. Đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá học sinh.
3. Giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết với nghề.
4. Phối kết hợp với cơng tác đồn đội với nhà trường và phụ huynh học
sinh.
5. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
* Một là: Biện pháp đầu tư vào bài giảng, đổi mới phương pháp dạy
học:
Các nội dung âm nhạc thường thức rất rộng và vô cùng phong phú nhưng
phân môn này ở THCS chỉ đề cập đến một số vấn đề như:
- Giới thiệu một số tác giả và tác phẩm âm nhạc tiêu biểu trong nước và
thế giới.
- Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc phổ biến và các loại nhạc cụ Phương
Tây.
- Giới thiệu một số vùng miền dân ca và sinh hoạt dân gian.
- Giới thiệu một số hình thức biễu diễn âm nhạc.
- Giới thiệu những câu chuyện, bài viết về đời sống âm nhạc.
Muốn dạy tốt phân môn âm nhạc thường thức giáo viên không được
truyền thụ kiến thức một chiều mà cần đặt thêm các câu hỏi để học sinh cùng
tham gia thảo luận. Các em có thể nói lên những hiểu biết và cảm nhận qua sự
trải nghiệm (tuy cịn ít ỏi) của bản thân về phương pháp giảng dạy, giáo viên cần
vận dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào chủ đề nội dung.
Dù bài Âm nhạc thường thức giới thiệu ngắn hay dài thì đối với phần này
giáo viên nên dùng giáo án điện tử để dạy bởi mỗi một bài Âm nhạc thường thức
đều có nội dung khác nhau chính vì thế những hình ảnh khi dạy giáo án điện tử
sẽ làm không chỉ phong phú cho bài dạy mà nó cịn gây được “ hứng thú” cho
sự tiếp thu của học sinh. Có như vậy khả năng truyền thụ kiến thức của giáo

viên cho các em học sinh sẽ cao hơn , sự hứng thú và lĩnh hội tri thức của các
em cũng được nhân lên.
Ví dụ: Giới thiệu tác giả, tác phẩm không nên sử dụng phương pháp giống
như giới thiệu nhạc cụ. Dạy về các vùng miền dân ca sẽ không nên thực hiện
giống như giới thiệu các hình thức biểu diễn hoặc thể loại âm nhạc. Tuy nhiên,
dù với nội dung chủ đề nào thì giáo viên cần có lời giải thích, thuyết trình ngắn
gọn, sau đó cho học sinh nghe minh họa. Hiện nay công nghệ thông tin đưa vào
nhà trường rất phổ biến chính vì vậy dạy phân mơn Âm nhạc thường thức giáo
6


viên nên sử dụng vào bài giảng sẽ gây “hứng thú” học tập cho các em học sinh
hơn.
Cụ thể đối với bài:
+ Khi giới thiệu Về Nhạc sĩ Mô Da ( Chương trình Âm nhạc lớp 6)
Bước 1 : Giáo viên phải cho học sinh đọc phần giới thiệu về nhạc sĩ như năm
sinh năm mất tác phẩm tiêu biểu, sau đó trình chiếu hình ảnh nhạc sĩ cùng với
hình ảnh nhạc sĩ biểu diễn.

Hình ảnh Mơ Da lên 10

Hình ảnh Mô Da ở tuổi 20

Bước 2: Giáo viên sẽ tốm tắt cho học sinh nghe tại sao Mô Da được mệnh danh
là “thần đồng” Âm nhạc và “ Mặt trời của Âm nhạc”
Nhạc sĩ sinh năm 1756 và mất 1791 ở độ tuổi 35 cịn rất trẻ nhưng ơng được
công nhận là một tài năng âm nhạc khi mới 3-4 tuổi. Lúc đó đã có kỹ thuật biểu
diễn rất xuất sắc hai loại nhạc cụ là Violon và Cla-vơ-xanh đồng thời có những
sáng tác đầu tay khá đặc biệt.
- Mô-da sáng tác tất cả các thể loại trong âm nhạc, từ nhỏ như ca khúc thiếu nhi,

các bài luyện tập, đến thể loại lớn như các bản giao hưởng Công-xéc-tô, Sô-nát,
các vở nhạc kịch.
- Được mệnh danh là “Mặt trời của âm nhạc” do âm nhạc của ơng có tính chất
trong trẻo, tươi sáng, rực rỡ và do tài năng cũng như sự nghiệp sáng tác của ông
đã đạt đến đỉnh cao chói lọi.
Bước 3: Trong phần này giáo viên nên kể cho học sinh nghe câu chuyện khi
cha Mô Da phát hiện ra tài năng biết sáng tác âm nhạc của Mô Da khi lên 5
tuổi. Dựa vào vốn kiến thức giáo viên được học Lịch sử Âm nhạc thế giới.
7


Bước 4: Sau khi kể chuyện cho học sinh nghe mẩu chuyện ngắn đồng thời giáo
viên trình chiếu một số hình ảnh các nghệ sĩ biểu điễn các tác phẩm của nhạc sĩ
Mô Da vừ là để học sinh cảm nhận tác phẩm vừa là đề học sinh thấy được tài
năng của nhạc sĩ đóng góp cho nền âm nhạc như thế nào.

Hình ảnh biểu diễn tác phẩm dành cho Violong

Hình ảnh biểu diễn tác phẩm dành cho piano
Cuối cùng để củng cố lại kiến thức đã học giáo viên đặt câu hỏi về năm
sinh năm mất một số tác phẩm tiêu biểu
VD: Mô da mất năm nào ở độ tuổi bao nhiêu?
8


Chắc chắn rằng học sinh sẽ trả lời đúng yêu cầu giáo viên đề ra.
+ Khi giới thiệu cho học sinh về một số thể loại nhạc cụ dân tộc.
(Tiết 15 – lớp 6) Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến:

Hình ảnh minh họa các loại nhạc cụ

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và chỉ vào từng loại nhạc cụ sau đó hỏi
học sinh:
? Em nào có thể biết tên một số loại nhạc cụ trên ?
- Khi học sinh trả lời giáo viên có thể nhận xét và bổ sung thêm sau đó cho học
sinh nghe âm thanh của các loại nhạc cụ dân tộc như giai điệu của đàn bầu hay
đàn tranh( Đặc biệt hơn giáo viên cần sử dụng trình chiếu baboy để học sinh vừa
nghe vừa quan sát các nghệ sĩ biểu diễn thì tiết học sẽ thêm sinh động và hứng
thú hơn)
9


Hình ảnh minh họa biểu diễn đàn bầu

Hình ảnh minh họa biểu diễn đàn tranh
+ Với nội dung: Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn (Tiết 15 – lớp 6):
Ở nội dung này nếu giáo viên chỉ thuyết trình thì hiệu quả sẽ rất thấp u
cầu phải có minh họa bằng tác phẩm cụ thể cho học sinh nghe, giúp học sinh
biết sử dụng một số thuật ngữ của lĩnh vực âm nhạc.
Ở tiết này giáo viên sử dụng giáo án điện tử để tiết dạy sinh động và có
hiệu quả.
- Sau khi cho học sinh đọc phần giới thiệu giáo viên trình chiếu lên các
hình ảnh như hát đồng ca song ca hay các hình ảnh biểu diễn các loại nhạc cụ
Sau đó giáo viên đặt câu hỏi các hình thức biểu diễn chắc chắn rằng các
em sẽ hăng hái phát biểu.
10


Hình ảnh minh họa hát đồng ca

Hình ảnh minh họa hát song ca

- Khi nghe nhạc đàn giáo viên gợi mở bằng những câu hỏi và giới thiệu
cho học sinh nghe.
Bước 1: Các em đã được nghe giới thiệu về nhạc đàn và nhạc hát. Vậy em
nào nhắc lại?
+? Nhạc đàn là gì? Cịn gọi là khí nhạc (Là những tác phẩm âm nhạc được
trình bày bằng các loại nhạc cụ, khơng có sự tham gia của giọng hát con người).
+? Vai trò của nhạc đàn: Những tác phẩm âm nhạc khơng có sự hỗ trợ của
ngơn ngữ, sẽ địi hỏi người nghe phải có tư duy nhiều hơn, mang nhiều cảm xúc
cá nhân nhiều hơn.
+? Nhạc hát là gì? Nhạc hát còn gọi là Thanh nhạc.
11


Bước 2: Giáo viên cho học sinh quan sát vài hình ảnh về các dàn nhạc
trên màn hình, nhận biết các hình thức biểu diễn như độc tấu, hịa tấu,..
VD: Quan sát trên các bức tranh ai có thể nhận xét các hình thức biểu diễn
của bức tranh.
Chắc chắn rằng khi quan sát hiệu ứng học sinh sẽ hăng say và trả lời một
cách chính xác.

Hình ảnh minh họa độc tấu đàn T,rưng

Hình ảnh minh họa biểu diễn hịa tấu nhạc cụ
Bước 3: Giáo viên đàn hoặc cho học sinh nghe bản nhạc độc tấu Thư gửi
Ê Li Dơ của Bettoven, bản hịa tấu: Du kích sơng thao…
- Mỗi khi nghe và xem xong một thể loại, giáo viên nên hỏi cảm nhận của
học sinh.
VD: Trong dàn nhạc có những nhạc cụ nào tham gia? Âm sắc của từng
thể loại nhạc cụ và giai điệu và tính chất âm nhạc như thế nào?
12



Sau đó giáo viên có thể nhận xét mặt trả lời được và chưa được của học
sinh cộng thêm sự khích lệ động viên để các em hiểu về nội dung chính của tác
phẩm.
Sau khi giới thiệu về nhạc đàn giáo viên có thể cho học sinh quan sát về
hình ảnh nhạc hát để các em hiểu hơn và nhận xét tốt hơn về nhạc hát như: hát
đơn ca, song ca, tốp ca.
VD:

Hình ảnh minh họa hát đơn ca, song ca và tốp ca
Sau đó giáo viên cho học sinh một vài bài như hình thức đơn ca, tam ca
và tốp ca, có như vậy học sinh càng “ hứng thú” say mê hơn trong phân môn
Âm nhạc thường thức.
Đây còn là dịp để chúng ta cung cấp những tri thức, hình ảnh về thiên
nhiên, xã hội, con người.
+ Khi giới thiệu về nhạc sĩ Bectoven (chương trình lớp 7):
Trước tiên giáo viên phải cho học sinh đọc phần giới thiệu về nhạc sĩ sau
đó cho quan sát hình ảnh nhạc sĩ.
VD:

Hình ảnh Nhạc ĩ Beettoven
13


Sau đó giáo viên tóm tắt ngắn gọn cuộc đời của nhạc sĩ như năm sinh năm
mất và các tác phẩm nổi tiếng.
Cuối cùng giáo viên cho học sinh nghe trích đoạn bản giao hưởng số 6.
Đồng quê, giọng pha trưởng rất nổi tiếng của nhạc sĩ thiên tài – Bectoven người
Đức.

- Khi cho học sinh nghe giáo viên có thể giới thiệu qua về tác phẩm. Đây
là bản tác phẩm rất độc đáo được viết xong vào năm 1088 gồm nhiều chương, là
một bức tranh thiên nhiên rất mộc mạc và sinh động.
Nghe nhạc phải là quá trình lâu dài và được tiến hành thường xuyên. Nếu
chỉ cho học sinh nghe 1 lần sẽ ít gây được tác dụng đối với các em nhất là những
tác phẩm âm nhạc nước ngoài.
+ Đối với nội dung bài: Sơ lược vài nét về dân ca các dân tộc ít người
(lớp 7, tiết 32) tiết này giáo viên cũng nên sử dụng giáo án điện tử về các cuộc
thi văn nghệ của các dân tộc để học sinh quan sát.
VD :

Hình ảnh minh họa biểu diễn văn nghệ dân tộc thiểu số
Bước 1: Các em đã được tìm hiểu về dân ca ở chương trình lớp 6 giáo
viên nêu câu hỏi:
? Dân ca bắt nguồn từ đâu? Do ai sáng tác?
- Giáo viên đàn một câu nhạc bài Đi cấy và hỏi học sinh:
? Câu nhạc có trong bài hát nào? Và bài hát thuộc dân ca vùng miền nào?
Em có thể trình bày bài hát.
- Giáo viên đàn tiếp câu nhạc bài: Đi cắt lúa, đặt câu hỏi và yêu cầu học
sinh trình bày bài hát.
Bước 2: Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về các hình
thức sinh hoạt văn hóa ở các địa phương thuộc các vùng miền khác nhau.
14


VD:

Hình ảnh minh họa các sinh hoạt cảu các dân tộc thiểu số
- Giáo viên cho học sinh xem cảnh sinh hoạt của dân tộc Thái và hỏi:
? Đây là cảnh sinh hoạt văn hóa vùng miền nào? Sau đó giáo viên cho học

sinh xem một trích đoạn múa của dân tộc Thái và hỏi:
? Em hãy kể tên một vài bài hát về dân tộc Thái (xòe hoa, Inh lả ơi,..) và
u cầu học sinh có thể trình bày bài hát.
Bước 3: Lần lượt giáo viên cho học sinh quan sát trên màn hình những
hình ảnh sinh hoạt của các dân tộc ít người như Tày, Nùng, Ê đê Hre,..
VD:

Hình ảnh minh họa biểu diễn của dân tộc Tày
- Giáo viên đàn và hát cho học sinh nghe vài làn điệu dân ca tiêu biểu.
Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh:
? Em hãy kể tên 1 vài làn điệu dân ca của các dân tộc ít người mà em biết.
- Học sinh kể tên bài hát giáo viên ghi lên bảng sau đó tổ chức cuộc thi
trình bày các làn điệu dân ca giữa các tổ trong lớp. Các tổ đứng tại chỗ trình bày
bài hát, giáo viên cho điểm, tổ nào đạt kết quả cao nhất giáo viên tuyên trước
lớp và có thể cho điểm để gây hứng thú cho học sinh.
Trong lúc học sinh trình bày bài hát giáo viên có thể hỏi học sinh như:
15


? Theo em bài hát này phù hợp với hình thức biểu diễn gì? Cách hóa trang
khi biểu diễn bài hát như thế nào?
Giáo viên nhận xét và bổ sung cho học sinh.
- Với phương pháp như vậy chắc chắn rằng học sinh rất hứng thú học
tập và trả lời rất chính xác yêu cầu của giáo viên. Và điều quan trọng
hơn cả là số học sinh tích cực tham gia vào hoạt động học tập cao.
Cũng dạng bài tương tự nhưng ở lớp 8 nội dung được nâng cao hơn khó dạy
và trìu tượng hơn.
+ Giới thiệu Nhạc sĩ Hồng Vân và bài hát “Hị kéo pháo” (Tiết 6 – lớp
8)
* Bước 1: Đối với phần này giáo viên có thể dùng hiệu ứng tranh ảnh cho học

sinh quan sát và đặt những câu hỏi gợi mở. Giáo viên cho học sinh xem tranh
ảnh của nhạc sĩ Hoàng Vân sau đó sẽ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
VD:

Hình ảnh Nhạc sĩ Hồng Vân thời trẻ , Nhạc sĩ Hoàng Vân ở tuổi 60
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần giới thiệu về nhạc sĩ Hồng Vân
sau đó tóm tắt ngắn gọn về nhạc sĩ.
? Em biết gì về nhạc sĩ Hồng Vân?
Nhạc sĩ Hoàng Vân là chiến sĩ trực tiếp tham gia mặt trận Điện Biên
Phủ (1954) được chứng kiến mọi hiểu biết của chiến dịch lịch sử này. Những
tấm gương hy sinh anh dũng như các anh hùng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót,
thơi thúc nhạc sĩ viết nên những lời ca cháy bỏng. Bài hát Hò kéo pháo đã âm
vang mãi cùng với chiến thắng Điện biên phủ lịch sử.
+ Giáo viên đàn 1 câu nhạc trong bài: Ca ngợi tổ quốc và đây là bài hát
gì? Em nào thuộc? Giáo viên mời học sinh hát.
+ Giáo viên đàn 1 câu nhạc trong bài: Em yêu trường em và hỏi học sinh
em nào biết và mời học sinh hát một đoạn trích.
16


* Bước 2: Giáo viên hát cho học sinh nghe vài tác phẩm nổi tiếng của
nhạc sĩ Hoàng Vân như bài: Tình ca Tây nguyên, Nổi lửa lên em,… và đặc biệt
là Hò kéo pháo.
+ Giáo viên đàn và hát một lần nữa sau đó đặt câu hỏi cho học sinh.
? Em hãy phát biểu cảm nhận về bài hát?
(Trong đó nêu rõ nội dung, tính chất âm nhạc như thế nào?
* Bước 3: Yêu cầu học sinh đọc nhanh đoạn văn giới thiệu về bài hát
trong SGK.
Giáo viên lại đàn và hát 1 lần nữa và khuyến khích em nào hát cùng giáo
viên. Trong nội dung này số học sinh hiểu về tác giả và cảm nhận được tác

phẩm âm nhạc chiếm tỉ lệ cao hơn so với cách làm cũ, đạt tỉ lệ 90%.
Đặc biệt là nghe một số tác phẩm tiêu biểu của các nhạc sĩ . Nghe nhạc
khơng có lời rất có lợi cho tư duy tưởng tượng của các em. Giáo viên khơng cần
giải thích, để mặc cho trí tưởng tượng của các em. Tuy nhiên ở bản nhạc cụ thể,
nếu biết sâu về tác phẩm giáo viên nên giới thiệu sơ lược về nội dung hoặc tính
chất âm nhạc,…
Phần bài tập về nhà: Giáo viên cho học sinh tập dàn dựng các bài hát
dân ca để phát huy sự sáng tạo của học sinh đồng thời sử dụng làm các tiết mục
văn nghệ tham gia hội diễn ở trường.
- Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh thông qua những bài hát tập sẵn:
+ Tự làm nhạc cụ gõ đơn giản. VD: Thanh phách hay những dụng cụ tạo
ra âm thanh.
+ Làm album âm nhạc theo nhóm 4 – 5 học sinh: Học sinh tìm hiểu và
giới thiệu về sự nghiệp và cuộc đời các nhạc sĩ Việt Nam hoặc nhạc sĩ thế giới
thông qua bài viết, tranh ảnh, bản nhạc và những câu chuyện về họ. Để album
âm nhạc có nhiều dữ liệu, giáo viên nên cho học sinh chuẩn bị trong thời gian
tương đối dài (khoảng 2 – 3 tuần).
- Những album âm nhạc có giá trị, giáo viên nên chọn để khai thác sử dụng
trên lớp. Học sinh thấy việc mình làm có ích, điều đó sẽ khuyến khích tinh thần
tìm hiểu ý thức học tập của các em.
*Hai là: Biện pháp kiểm tra, đánh giá học sinh:
Kết thúc nội dung học giáo viên nên có phần kiểm tra, đánh giá học sinh
để nắm bắt kết quả đạt được của tiết dạy đồng thời củng cố được kiến thức của
các em.
Trong phân môn âm nhạc thường thức giáo viên cũng kiểm tra, đánh giá
bằng nhiều hình thức như:
+ Kiểm tra viết.
+ Kiểm tra vấn đáp.
+ Kiểm tra theo nhóm.
+ Kiểm tra cá nhân.

17


Đặc biệt trong phân môn này giáo viên nên khuyến khích các em lên trình
bày những tác phẩm âm nhạc của các nhạc sỹ được giới thiệu trong chương
trình. Hát trước lớp giúp các em tự tin khi trình bày và tự tin ở chỗ đông người.
*Ba là: Giáo viên phải tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh:
Âm nhạc vốn là môn nghệ thuật các em dễ hứng thú, có sức hút mạnh mẽ
đối với lứa tuổi học trị. Nhưng giảng dạy thế nào để các em thấy nhẹ nhàng
thoải mái khi tiếp thu kiến thức đòi hỏi giáo viên phải có tâm huyết với nghề
nghiệp, ln thay đổi các biện pháp trong giờ lên lớp, sử dụng trực quan sinh
động để minh họa là việc làm cần thiết để thu hút các em. Khi hát cho các em
nghe tác phẩm giáo viên phải chuẩn bị cẩn thận như biểu diễn trên sân khấu mà
khán giả là học sinh. Giúp trí tưởng tượng tốt cho các em từ đó cảm thụ âm nhạc
của các em sẽ đạt hiệu quả.
Ví dụ: Khi giới thiệu cho các em nghe tác phẩm: Mẹ yêu con của nhạc sĩ
Nguyễn Văn Tý (chương trình lớp 9). Địi hỏi giáo viên khi trình bày tác phẩm
phải thể hiện đúng tính chất của bài hát thuộc thể loại hát ru kết hợp một vài
động tác minh họa thể hiện tình cảm người mẹ đang nựng con với tiết tấu nhẹ
nhàng như ru bên nôi, cánh võng.
- Giáo viên phải yêu thương học sinh. Xây dựng mối quan hệ thân thiện
giữa thầy và trị, tìm hiểu năng khiếu âm nhạc của các em, biết khơi dậy lòng
ham thích âm nhạc của các em bằng cách cho thực hiện thi đua trong các tổ, các
nhóm.
- Tham gia các lớp chuyên đề, đọc và tìm hiểu tài liệu, đổi mới phương
pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để tiết học phong phú. Học
hỏi phương pháp và những kinh nghiệm của đồng nghiệp, khen chê học sinh
đúng mức.
*Bốn là: Phối kết hợp với cơng tác đồn đội để đánh giá năng khiếu của
các em qua các phong trào thi đua văn nghệ.

Phối kết hợp với gia đình và nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất và
thời gian để các em học tập tốt ở trường cũng như tự học tập ở nhà.
*Năm là: Tổ chức cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Giáo viên âm nhạc khơng chỉ chú ý giảng dạy nội khóa mà cịn phải đặc
biệt quan tâm đến các hình thức hoạt động ngoại khóa. Đặc biệt nó có tác dụng
không nhỏ vào phân môn âm nhạc thường thức vì học phân mơn này là đem đến
cho các em những hiểu biết sơ giản, phổ biến về các hoạt động thuộc nghệ thuật
âm nhạc như biểu diễn, sáng tác, tác giả, tác phẩm, các loại nhạc cụ, về âm nhạc
dân gian hay một trường phái, một trào lưu âm nhạc…
Để học sinh hiểu biết và thường thức được trong các tiết học rất hạn chế
bởi thời lượng tiết học q ít khơng chuyền tải được. Vì vậy, ngồi học tập nội
khóa giáo viên tổ chức cho các em tham gia học tập ngoại khóa bằng nhiều hình
thức xem biểu diễn ca nhạc, tham dự các cuộc thi ở trường ở địa phương…Qua
việc học này giúp cho các em củng cố kiến thức, kỹ năng đã được học trên lớp,
18


đồng thời tạo môi trường âm nhạc tốt để các em có khả năng đặc biệt có mơi
trường để phát huy, khả năng tiềm ẩn có dịp được bộc lộ đầy đủ.
( Trích đường dẫn SKKN Làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh THCS
trong việc học Âm nhạc)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Phân môn âm nhạc thường thức được coi là khó dạy đối với học sinh.
Trước đây khi chưa có kinh nghiệm và phương pháp nêu trên hơn nữa đồ dùng,
phương tiện phục vụ cho tiết dạy cịn hạn chế sơ sài nên tơi thấy tiết học cịn
nhàm chán dẫn đến tình trạng trị chán học, thầy chán dạy.
Qua quá trình giảng dạy trực tiếp bản thân tơi tự tìm tịi để rút kinh
nghiệm, tham khảo phương pháp dạy hay của bạn bè để đồng nghiệp cùng với
việc nghiên cứu kĩ từng bài giảng, sử dụng triệt để phương tiện dạy học, sưu tầm
các băng, đĩa, tự tập đàn thành thạo đặc biệt phải sử dụng thoải mái, sinh động

và dễ dàng hơn. Học sinh tiếp thu bài nhanh, thích thú. Đúng như phương châm
“học mà chơi, chơi mà học”. Từ đó, các em rất ham thích mơn âm nhạc, đặc
biệt là phân mơm Âm nhạc thường thức.
Đặc biệt từ chỗ các em sao nhãng coi bộ môn âm nhạc là môn học phụ
đến nay các em đã cảm nhận được và cảm thấy môn học này cũng giống các
môn học khác.
Cuối năm kết quả đạt được:
STT

Khối

Sỹ số

Đạt

Chưa đạt

1

6

73

100%

0%

2

7


72

100%

0%

3

8

82

100%

0%

4

9

65

100%

0%

Mặc dù vậy kết quả thu được chưa thực sự làm tơi hài lịng, bởi tơi biết
rằng đây là bộ môn năng khiếu, nếu ta không tìm ra được mặt tích cực của học
sinh thì sẽ không đạt được kết quả đồng đêu.

3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Khi áp dụng một số kinh nghiệm trên vào giảng dạy và căn cứ vào kết quả
học tập tích cực của học sinh tơi đã nhận thấy việc thay đổi những gì vốn có
nhưng khơng phù hợp là rất cần thiết nên tiếp thu bài của học sinh dần được
nâng lên.
Trong khuôn khổ bài viết này sau một thời gian nghiên cứu và trao đổi
học hỏi đồng nghiệp bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm, để từ đó
tìm ra được phương pháp phù hợp thực sự bổ ích cần thiết và có ý nghĩa trong
19


việc truyền đạt kiến thức âm nhạc tạo hứng thú học tập cho học sinh qua phần
Âm nhạc thường thức.
3.2. Kiến nghị:
Những kết quả thu được trong quá trình giảng dạy mặc dù ở mức độ còn
khiêm tốn. Do tài liệu tham khảo còn hạn chế, do kinh nghiệm viết sáng kiến
kinh nghiệm cịn ít, nhưng bản thân tơi đã cố gắng trong việc phát huy tính tích
cực cho học sinh. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều thiết sót, trong q trình thực hiện
chắc sẽ khơng tránh khỏi những khiếm khuyết.
Tơi rất mong các đồng chí lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp tham gia
góp ý để đề tài của tơi hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi trong các trường
THCS một cách có hiệu quả và mong rằng kinh nghiệm này của tơi càng được
đầy đủ và hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !.
Thanh hóa, ngày 13 tháng 05 năm2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
XÁC NHẬN
CỦA THƯ TRƯỞNG ĐƠN VỊ nghiệm mình viết không sao chép nội dung
của người khác.

Hiệu Trưởng
Người viết

Nguyễn Thế Hiền

Đặng Thị Hạnh

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách GK Âm nhạc – mỹ thuật - NXB GD (3/2005)
- Sách nhạc lý căn bản - NXB Hà Nội (quý III-2000)
- Vở học và bài tập thực hành - NXB GD (6/2009).
- Tài liệu BDTX Âm nhạc THCS - Bộ GD & ĐT quyển 1,2 chu kỳ III
- Bộ đè âm nhạc tham khảo - Nhiều tác giả.
- Thiết kế bài giảng âm nhạc 6,7,8,9- NXB GD (8- 2000)
- Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc trường tiểu học - NXBGD(82000)
- Chuẩn kiến thức kĩ năng - Bộ GD & ĐT
- Tài liệu tham khảo trên mạng Internet.
- Và một số tài liệu liên quan khác.

21


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH
CỦA TRƯỜNG THCS CẨM PHONG
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
XẾP LOẠI: .........................................

22


NHẬN XÉT CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CẨM THỦY
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
XẾP LOẠI: .........................................

23


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
XẾP LOẠI: .........................................

24


×