Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tài liệu luận văn THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUĨ VÌ NGƯỜI NGHÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 117 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Trần Thị Phương Tân

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cám ơn các thầy, cơvà các đồng nghiệp tại phịng Đào tạo Đại
học và Sau đại học đóng góp ý kiến cho việc soạn thảo tài liệu Hướng dẫn trình bày
Luận văn thạc sĩ này.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠNDANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH ẢNHDANH MỤC BẢNG BIỂU ............. ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH ẢNHDANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................vi
DANH MỤC VIẾT TẮTPHẦN MỞ ĐẦU ................................................................ viii
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUỸ VÌ
NGƯỜI NGHÈO .............................................................................................................5
1.1 Cơ sở lý luận về Quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo.........................................5
1.1.1 Khái niệm vai trị quỹ vì người nghèo .............................................. 5
1.1.2 Nguyên tắc quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo ............................. 10
1.1.3 Cơng cụ quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo ................................. 11


1.1.4 Nội dung quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo ................................ 11
1.1.5 Những đối tượng tham gia quản lý quỹ vì người nghèo ................... 14
1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quỹ vì người nghèo ..........................................17
1.2.1 Chính sách của Nhà nước ............................................................... 17
1.2.2 Phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 19
1.2.3 Chuẩn quy định hộ nghèo ............................................................... 19
1.2.4 Hoạt động của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, Ban
vận động Ngày vì người nghèo các cấp ................................................... 22
1.3 Bài học thực tiễn về quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo..................................23
1.3.1 Những kinh nghiệm về quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo ở các địa
phương ................................................................................................... 23
1.3.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý sử dụng quỹ vì nghèo của huyện Hạ
Hịa ........................................................................................................ 25
1.4 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu .................................................................26
1.4.1 Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài ..................................... 26
1.4.2 Các nghiên cứu của các tác giả trong nước ..................................... 28
Kết luận chương 1 .........................................................................................................29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUĨ VÌ NGƯỜI NGHÈO CỦA
HUYỆN HẠ HỊA, TỈNH PHÚ THỌ ...........................................................................31
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ .....................................31

iii


2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ...................................................... 31
2.1.2 Đặc điểm về xã hội ........................................................................ 33
2.1.3 Đặc điểm về kinh tế ....................................................................... 41
2.2 Thực trạng quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện Hạ Hịa, tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2016 – 2018 ....................................................................................... 46
2.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý quỹ vì người nghèo .................................... 46

2.2.2 Về chính sách của tỉnh, huyện đối với cơng tác xóa đói, giảm nghèo
............................................................................................................... 47
2.2.3 Tiêu chí xác định hộ nghèo ............................................................ 54
2.2.4 Quản lý thu quỹ vì người nghèo ..................................................... 59
2.2.5 Quản lý chi quỹ vì người nghèo ..................................................... 61
2.2.6 Hoạt động kiểm tra, giám sát .......................................................... 64
2.3 Đánh giá thực trạng quản lý quỹ vì người nghèo của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú
Thọ ............................................................................................................................ 65
2.3.1 Những kết quả của quĩ vì người nghèo ở huyện Hạ Hịa ................ 65
2.3.2 Những hạn chế của quản lý sử dụng quĩ vì người nghèo ................. 68
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 71
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUỸ VÌ NGƯỜI
NGHÈO CỦA HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ .................................................. 72
3.1 Quan điểm, định hướng về việc quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo trên địa
bàn huyện Hạ Hịa ..................................................................................................... 72
3.1.1 Quan điểm về việc quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo ................. 72
3.1.2 Mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu về xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn huyện Hạ Hòa ........................................................... 72
3.1.3 Mục tiêu quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo đến năm 2022 .......... 73
3.2 Đề xuất tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo ................... 74
3.2.1 Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tổ chức
triển khai thực hiện ................................................................................. 74
3.2.2 Tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền về các chính sách của
Nhà nước về Quỹ vì người nghèo ............................................................ 77
3.2.3 Giải pháp tăng cường huy động quỹ vì người nghèo ....................... 79

iv


3.2.4 Giải pháp tăng cường quản lý thu quĩ vì người nghèo ..................... 81

3.2.5 Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra ....................................... 85
3.2.6 Nhóm giải pháp hồn thiện cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện
quản lý quỹ vì người nghèo ..................................................................... 86
3.2.7 Nhóm giải pháp tạo mơi trường thuận lợi cho người nghèo, hộ nghèo
............................................................................................................... 90
3.2.8 Các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo ............................... 93
3.3 Một số kiến nghị..................................................................................................99
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ ................................................................ 99
3.3.2 Kiến nghị với Ban Thường trực Uỷ ban TWMTTQ Việt Nam ....... 100
3.3.3 Kiến nghị đối với Ban quản lý quĩ vì người nghèo huyện Hạ Hịa 101
KẾT LUẬN .................................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................104

v


DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH

Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý quỹ vì người nghèo huyện Hạ Hịa ................ 46

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn.........................................21
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hạ Hòa ....................................................34
giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................................................................34
Bảng 2.2 Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Hạ Hịa ......................... 37
Bảng 2.3 Tình hình phát triển giáo dục đào tạo của huyện Hạ Hòa .............................. 40
Bảng 2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Hạ Hòa giai đoạn 2016 - 2018 43

Bảng 2.5 Kết quả thực hiện giảm nghèo của Hạ Hòa 3 năm (2016 - 2018) .................44
Bảng 2.6 Thực trạng nghèo của nhóm hộ điều tra ........................................................ 46
Bảng 2.7 Chuẩn nghèo theo thu nhập ............................................................................56
Bảng 2.8 Tình hình Quỹ vì người nghèo qua giai đoạn từ năm 2016 - 2018................60
Bảng 2.9 Tình hình chi Quỹ vì người nghèo qua giai đoạn từ năm 2016 - 2018 ..........63
Bảng 3.1 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của huyện Hạ Hòa giai đoạn 2019 - 2022 .... 73

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT

ĐHTL Đại học Thủy lợi
IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers
LVThS Luận văn Thạc sĩ

viii


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đói nghèo là một vấn đề xã hội bức xúc của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng; Trên thế giới hiện nay có tới ¼ dân số đang sống trong tình trạng đói nghèo;
hàng triệu người khơng có cơ hội được hưởng những thành quả văn minh tiến bộ của
lồi người, đói nghèo khơng chỉ có ở những nước nghèo, chậm phát triển mà ngay cả
trong lòng những nước lớn, phát triển; đói nghèo gây ra những hậu quả rất nghiêm
trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, tàn phá mơi trường sinh thái. Đói nghèo khơng
được giải quyết thì khơng một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế cũng như các quốc
gia đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hòa bình ổn định, đảm bảo các

quyền con người được thực hiện.
Trong 30 năm đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước đã đề ra
các chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực phát triển đất
nước; bên cạnh việc phấn đấu cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, Đảng, Nhà nước
đã đặt biệt quan tâm và tạo cơ hội cho người nghèo thốt khỏi cảnh nghèo đói, từng
bước xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chính phủ đã đầu tư kinh phí
cho chương trình xố đói giảm và hỗ trợ các xã, huyện đặc biệt khó khăn trong cả
nước; các địa phương, bộ, ngành, đồn thể đã triển khai thực hiện chương trình xố đói
giảm nghèo với nhiều biện pháp linh hoạt, sáng tạo giúp đỡ hộ nghèo, xã nghèo tháo
gỡ khó khăn như: Vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, hướng
dẫn cách làm giầu, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, khám chữa bệnh miễn phí, giúp đỡ
học sinh nghèo được đến trường; xây dựng nhà "Đại đoàn kết", nhà "Mái ấm cho
người nghèo nơi biên giới", nhà tình thương, nhà tình nghĩa.... Xố đói giảm nghèo là
chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, là thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ
nghĩa, vừa khuyến khích nhân dân làm giàu chính đáng, vừa giúp đỡ người nghèo tự
tin vươn lên hoà nhập với sự phát triển chung của đất nước trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

1


Cơng tác xóa đói, giảm nghèo được Đảng bộ huyện Hạ Hòa xác định là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung nguồn lực để sớm đưa huyện Hạ Hịa thốt
khỏi tỉnh nghèo, từng bước vươn lên là tỉnh khá trong khu vực. Cơng tác xóa đói, giảm
nghèo của tỉnh trong những năm qua tuy đã đạt được nhiều kết quả, song chưa tương
xứng với khả năng của tỉnh và tiền lực có thể huy động từ các nguồn lực trong và
ngồi huyện.
Cho đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về cơng tác xóa đói giảm nghèo,
các cơng trình trước chủ yếu nghiên cứu về chính sách xóa đói giảm nghèo, thực trạng
đói nghèo, thực hiện đề án quốc gia về xóa đói giảm nghèo... nhưng chưa có một cơng

trình nào nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống về cơng tác xóa đói, giảm nghèo,
ngay cả nghiên cứu về sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước về xố đói, giảm nghèo ở
huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Xuất phát từ những lý do như trên học viên đã chọn đề tài “Quản lý sử dụng quỹ vì
người nghèo của huyện Hạ Hịa” làm đề tài nghiên cho luận văn thạc sĩ của mình, với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào cơng cuộc xố đói, giảm nghèo của huyện
Hạ Hịa thơng qua cơng tác quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đánh giá đúng thực trạng của công tác quản lý
sử dụng Quỹ vì người nghèo của huyện Hạ Hòa, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế,
nguyên nhân; đồng thời phải đề xuất được các giải pháp nhằm tăng cường quản lý sử
dụng quỹ vì người nghèo của huyện Hạ Hịa đến năm 2022. Từ mục đích trên, đề tài
có 3 nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về: Quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện Hạ
Hịa từ đó rút ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của cơng tác quản lý sử dụng quỹ vì
người nghèo của huyện Hạ Hòa.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vì người
nghèo của huyện Hạ Hịa đến năm 2022.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2


Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý quỹ vì
người nghèo của huyện Hạ Hòa.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Cơng tác xố đói, giảm nghèo nói chung, cơng tác quản lý sử dụng quỹ
vì người nghèo nói riêng đã và đang mang lại nhiều kết quả quan trọng trong việc
giảm nghèo nhanh và bền vững; Đề tài quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện

Hạ Hịa, tỉnh Phú Thọ là một nội dung của công tác XĐGN, đề tài nghiên cứu về thực
trạng, những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý sử dụng quỹ
vì người nghèo của huyện Hạ Hịa, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2018. Đề xuất giải
pháp quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện Hạ Hịa đến năm 2020.
- Về khơng gian: Địa bàn huyện Hạ Hịa
- Về thời gian: Cơng tác quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo giai đoạn 2016 – 2018 và
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo đến năm 2022.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, học viên đã sử dụng một số phương pháp thu thập dữ liệu sau:
Với dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các số liệu báo cáo của
UBND huyện, Ủy ban MTTQ huyện Hạ Hòa, phòng Lao động thương binh và xã hội,
Ban Dân tộc huyện, Ban Vận động quỹ vì người nghèo huyện qua các năm 2016 đến
2018; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020,
Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Với dữ liệu sơ cấp: Để nghiên cứu sâu hơn và có cơ sở cho các nhận xét, đánh giá về
công tác quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện Hạ Hịa, học viên đã tiến hành
nghiên cứu khảo sát, thu thập thêm thông tin sơ cấp qua phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi được thiết kế sẵn (Phiếu khảo sát, phụ lục,…)
Khảo sát qua lấy ý kiến của lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo Uỷ ban MTTQ huyện,
Ban vận động Ngày vì nghèo, lãnh đạo các ngành LĐTB&XH, Ban Dân tộc huyện, lấy
ý kiến của người dân, ý kiến của các hộ đang được công nhận là hộ nghèo,… về các

3


chính sách của huyện đối với cơng tác xóa đói, giảm nghèo. Bảng hỏi được phát cho
150 người.
Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/2018 đến tháng 11/2018.
Kết quả đã khảo sát được thực trạng công tác quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của
huyện Hạ Hịa trong giai đoạn 2016 – 2018; qua nội dung của phiếu khảo sát người

dân đã tham gia đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đối với các chính sách hỗ
trợ hộ nghèo và cơng tác xóa đói, giảm nghèo của huyện.
6. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Luận văn đã kế thừa, tiếp thu nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến cơng tác xố đói
giảm nghèo, trên cơ sở đó có bổ sung, phát triển phù hợp với yêu cầu của đối tượng
nghiên cứu, đó là:
- Làm rõ sự cần thiết khách quan cần tăng cường vai trò của Nhà nước, sự vào cuộc
của các cấp, các ngành, sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, sự đồng thuận của quần chúng
nhân dân đối với công tác XĐGN, đặc biệt là với một tỉnh cịn nhiều khó khăn như
huyện Hạ Hòa.
- Với những kiến nghị và giải pháp đưa ra sẽ góp phần từng bước nâng cao chất lượng
cuộc sống cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, vùng đặc biệt khó
khăn.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cầu, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý sử dụng quỹ "Vì người nghèo"
Chương 2: Thực trạng quản lý sử dụng quỹ "Vì người nghèo" của huyện Hạ Hịa
giai đoạn 2016 - 2018
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý sử dụng quỹ "Vì người nghèo" của huyện
Hạ Hịa giai đoạn đến năm 2022

4


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO
1.1 Cơ sở lý luận về Quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo

1.1.1 Khái niệm vai trị quỹ vì người nghèo

- Khái niệm về nghèo:
Theo Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ
chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993 định nhĩa: “Nghèo là tình trạng một bộ
phận dân cư không được hưởng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những
nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong
tục tập quán của địa phương”.
Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát tiển xã hội tổ chức tại Copenhagen - Đan
Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau: “Người
nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đôla (USD) mỗi ngày cho mỗi người,
số tiền được coi như đủ để mua sản phẩm thiết yếu tồn tại”.
Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới WB (World bank):
Ngưỡng nghèo là mốc mà nếu cá nhân hay hộ gia đình có thu nhập nằm dưới mốc này
thì bị coi là nghèo. Ngưỡng nghèo là yếu tố chính yếu để quy định thành phần nghèo
của một quốc gia. Theo WB thì đói nghèo là những hộ khơng có khả năng chi trả cho
số hàng hóa lương thực của mình đủ cung cấp 2.100 calori mỗi người mỗi ngày.
Tóm lại những quan niệm về đói nghèo nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu
của người nghèo đó là:
Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người.
Thiếu cơ hội lựa chọn và tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
- Khái niệm về xóa đói, giảm nghèo:
Xóa đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tổi thiểu và thu nhập không
đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước nâng cao mức sống
đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc
sống.

5


Giảm nghèo là giúp bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống từng bước thốt khỏi

tình trạng nghèo. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo
giảm xuống. Hay giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên mức sống
cao hơn.
Sự thống nhất giữa hai mục tiêu này: Nếu giảm nghèo đạt được mục tiêu thì đồng thời
cũng xóa được đói, Do vậy thực chất giảm nghèo và xóa đói là đồng nghĩa.
- Khái niệm về quỹ vì người nghèo:
Tại Quyết định số 901/QĐ-TMTW-BTT, ngày 25/9/2011 của Ban Thường trực Uỷ ban
Trung ương MTTTQ Việt Nam quyết định ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và sử
dụng "Quỹ vì người nghèo” sửa đổi, khẳng định:
"Quỹ vì người nghèo được hình thành trên cơ sở vận động sự tự nguyện ủng hộ của cá
nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Quỹ hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận mà áp
dụng hình thức trợ giúp cho người nghèo, hộ nghèo theo chuẩn mực của Nhà nước
công bố từng thời kỳ”.
Quỹ vì người nghèo được thành lập ở 4 cấp: Trung ương, tỉnh (thành phố), huyện (quận, thị
xã), xã (phường, thị trấn).
Ở mỗi cấp có Ban vận động xây dựng, quản lý và điều hành "Quỹ vì người
nghèo” gọi chung là Ban vận động Quỹ.
Ban vận động Quỹ các cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức, quản lý và
điều hành Quỹ.
Tổ chức vận động ủng hộ "Quỹ vì người nghèo” mỗi năm tập trung cao điểm từ 17/10
đến 18/11 và khuyến khích các tổ chức, cá nhân ủng hộ nhiều lần trong năm. Tồn quỹ
năm trước được chuyển sang năm sau sử dụng".
Sau khi nước nhà giành được độc lập, đời sống kinh tế-xã hội gặp rất nhiều khó khăn.
Với nỗ lực của Đảng, Nhà nước, nhân dân, cơng cuộc xóa đói giảm nghèo đã đạt được
những kết quả rất quan trọng. Tuy nhiên, sau 25 năm giải phóng, một bộ phận dân cư
nhất là ở vùng nơng thơn, miền núi vẫn cịn trong tình trạng nghèo đói.
Chính vì vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các đồn thể chính trị-xã hội đã nhận
trách nhiệm vận động xã hội góp cơng sức, trí tuệ để hỗ trợ nhân dân thoát nghèo bền

6



vững. Ngày 17-10-2000, hưởng ứng "Ngày thế giới chống đói nghèo" của Liên hợp
quốc, trên cơ sở thống nhất với Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động
Cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", gắn với đó là hình thành Quỹ "Vì người
nghèo" trên phạm vi cả nước và lấy ngày 17-10 hàng năm là "Ngày Cả nước vì người
nghèo."
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông qua
Cuộc vận động đã huy động được sự hỗ trợ rất lớn của xã hội. Cụ thể, từ khi phát động
đến nay (17-10-2000 đến 30-9-2016), Quỹ "Vì người nghèo" 4 cấp đã vận động, tiếp
nhận được 11.454 tỷ đồng; vận động ủng hộ trực tiếp cho chương trình an sinh xã hội
ở các địa phương được trên 31.150 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã hỗ trợ người nghèo hết
sức có ý nghĩa.
Kết quả, từ sự vận động trên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã phối hợp
với chính quyền hỗ trợ, xây dựng, sửa chữa gần 1,5 triệu căn nhà Đại đoàn kết cho hộ
nghèo; hàng chục triệu lượt hộ nghèo được hỗ trợ về vốn, tư liệu sản xuất; hàng nghìn
cơng trình dân sinh (trường học, trạm xá, cầu dân sinh, đường giao thông nông thôn...)
được xây dựng; hàng triệu người được hỗ trợ kinh phí để khám, chữa bệnh...
- Vai trị của cơng tác XĐGN:
Xố đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội hướng vào phát triển con
người, nhất là đối với nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình
phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Ngay từ những ngày đầu tiên của chế độ mới,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa vấn đề xố đói giảm nghèo vào danh mục những cơng
việc bức xúc của chính phủ cần làm ngay. Do đó thấy được vai trị quan trọng của xố
đói giảm nghèo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. [5]
Có thể nói rằng xố đói giảm nghèo có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội góp phần khắc phục hậu quả tiêu cực của phân hoá
giàu nghèo. Nếu để xảy ra tình trạng trên, gây mất ổn định chính trị xã hội, làm chệch
hướng xã hội chủ nghĩa. Không giải quyết thành cơng về vấn đề xố đói giảm nghèo
sẽ không thực hiện được mục tiêu công bằng xã hội và như vậy mục tiêu phát triển bền

vững của CNXH cũng không thể thực hiện được.

7


Xố đói giảm nghèo có vai trị quan trọng tạo tiền đề cơ sở cho sự phát triển xã hội;
xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội hướng vào phát triển con
người, nhất là nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước như: Phát triển kinh tế tăng thu nhập, được tiếp cận với các
dịch vụ cơ bản như: học hành, khám chữa bệnh miễn phí, tiếp cận với thơng tin khoa
học… góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào
sinh sống ở miền núi.
Xố đói giảm nghèo góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội và là cơ sở để bảo vệ mơi
trường sinh thái.
Đói nghèo là một nguy cơ, là một nguyên nhân chủ yếu gây nên tội phạm, các tệ nạn
xã hội, bạo lực, mất an toàn xã hội. Nó khơng chỉ kéo theo hệ quả kinh tế - xã hội
nghiêm trọng cho các nước đang phát triển nói chung, miền núi và vùng đồng bào dân
tộc nói riêng mà còn là nguyên nhân quan trọng của xung đột, mất ổn định chính trị.
Vì vậy xóa đói giảm nghèo là một trong những biện pháp góp phần đảm bảo ổn định
chính trị và trật tự an tồn xã hội. [5]
Lịch sử đã chứng minh rằng, đói nghèo bao giờ cũng tham gia vào quá trình khai thác
bừa bãi tài nguyên, tàn phá môi trường sinh thái. Bởi vậy xố đói giảm nghèo có vai
trị cực kỳ quan trọng nhằm bảo vệ mơi trường sinh thái giữ gìn thiên nhiên đa dạng
hoá sinh học. Tạo điều kiện cho khai thác hợp lý tài ngun ở miền núi.
Xố đói giảm nghèo góp phần mở rộng cơ hội lựa chọn cho cá nhân nhất là nhóm
người nghèo nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi nơi có điều kiện
sống cực kỳ khó khăn, nâng cao năng lực cá nhân để thực hiện có hiệu quả sự lựa chọn
việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặt khác xố đói giảm
nghèo tạo điều kiện và cơ hội cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng, giảm khoảng
cách và sự chênh lệch quá mức về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa miền

núi và miền xuôi, giữa đồng bào các dân tộc thiểu số với đồng bào kinh.
Xố đói giảm nghèo tham gia vào điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý hơn, từng bước thực
hiện sự phân phối công bằng cả trong khâu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản
xuất cho mọi người, nhất là nhóm người nghèo.

8


Xố đói giảm nghèo tạo cơ hội cho người nghèo nhất là đồng bào dân tộc thiểu số cư
trú ở miền núi có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như: giáo dục, chăm sóc sức
khoẻ và hưởng thụ các hoạt động văn hoá…
Trong kế hoạch phát triển bền vững của Việt Nam về thực thiện các mục tiêu thiên
niên kỷ. Việt Nam cam kết dành ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu xố đói giảm nghèo là
định hướng quan trọng để tranh thủ sự giúp đỡ nhiều mặt của cộng đồng quốc tế về:
Kinh nghiệm, kỹ thuật và nguồn lực, góp phần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào
nền kinh tế thế giới. [5]
- Vai trị của quỹ vì người nghèo:
Quỹ vì người nghèo có vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng tác XĐGN, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, khắc phục hậu quả của sự phân hóa giàu nghèo;
tạo cơ hội cho người nghèo có điều kiện cải thiện đời sống, tăng thu nhập, được tiếp
cận với các dịch vụ cơ bản như: Học tập, khám chữa bệnh, tiếp cận với thông tin, khoa
học công nghệ, khoa học kỹ thuật; góp phần đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi
trường sinh thái. [5]
Trong những năm qua từ nguồn quỹ vì người nghèo đã hỗ trợ tích cực cho chương
trình xố đói giảm nghèo như hỗ trợ các hộ nghèo đang ở nhà dột nát có điều kiện cải
thiện nhà ở, làm nhà "Đại đoàn kết"; xây dựng nhà "Mái ấm cho người nghèo nơi biên
giới"; xây dựng các cơng trình dân sinh như: Lớp học cắm bản, xây dựng nhà Văn hố;
hỗ trợ người nghèo đón Tết; hỗ trợ vốn sản xuất cho hộ nghèo; hỗ trợ học sinh nghèo
sinh viên được đến trưởng, làm đường giao thông nông thôn, đường giao thông liên
bản, liên xã,...

Giúp cho người nghèo được mở rộng cơ hội lựa chọn cho cá nhân nhất là những người
nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có điều kiện sống cực
kỳ khó khăn, nâng cao năng lực cá nhân để thực hiện có hiệu quả sự lựa chọn việc làm,
tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa
các vùng, giữa các đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào kinh.

9


Từ sự hỗ trợ của quỹ vì người nghèo, sự vào cuộc của Uỷ ban MTTQ Việt Nam các
cấp và các tổ chức thành viên, cơng tác xố đói giảm nghèo của tỉnh từng bước được
quan tâm, đầu tư và triển khai có hiệu quả, tình hình kinh tế - xã hội có bước phát triển
khá, mức sống và thu nhập của các hộ nghèo ngày càng được nâng lên rõ rệt về mọi
mặt. [5]

1.1.2 Nguyên tắc quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo
- Hoạt động của Quỹ theo nguyên tắc tự tạo vốn, tự trang trải các chi phí cho hoạt
động vì người nghèo, hộ nghèo, khuyến khích việc Uỷ ban nhân dân cùng cấp hỗ trợ
ngân sách cho công tác quản lý quỹ. [8]
- Ban vận động "Ngày vì người nghèo” các cấp được sử dụng con dấu riêng để giao
dịch; có tư cách pháp nhân; được mở tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước để theo
dõi thu, chi Quỹ.
- Quỹ "Vì người nghèo” các cấp chỉ được mở tài khoản tại Ngân hàng để tiếp nhận các
khoản ủng hộ bằng ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài và tiến hành quy
đổi ra VND để chuyển về Kho bạc Nhà nước cùng cấp sử dụng theo Quy chế Quỹ.
- Ban vận động ở từng cấp có nhiệm vụ về quản lý tài chính như sau:
Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý, sử dụng Quỹ; kiểm tra các hoạt động của Quỹ thuộc
cấp mình quản lý, đảm bảo thu, chi đúng quy định; thực hiện công khai mọi khoản thu,
chi và chấp hành đúng chế độ tài chính, kế tốn của Nhà nước.
Lập dự toán thu, chi Quỹ báo cáo Ban vận động cấp trên và cơ quan Tài chính cùng

cấp. Ở cấp Trung ương, Ban vận động lập dự toán thu, chi báo cáo Bộ Tài chính.
Ban vận động cấp trên trực tiếp có quyền điều tiết số tiền huy động được từ cấp có
nguồn thu cao sang cấp có nguồn thu thấp. Việc điều chuyển do Trưởng ban vận động
cấp trên quyết định, sau khi có sự trao đổi thống nhất với cấp bị điều tiết, để sử dụng
theo các nội dung chi quy định tại Điều 8, Quyết định số: 901/QĐ-MTTW, ngày
25/4/2011 “Về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ Vì người
nghèo” sửa đổi...

10


1.1.3 Cơng cụ quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo
- Quản lý bằng văn bản pháp luật: Trên cơ sở các Văn bản luật và văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý tài chính; Thơng tư 77/2007/TT-BTC ngày 05/7/2007 của Bộ Tài
chính về hướng dẫn kế tốn áp dụng cho “Quỹ vì người nghèo”; các văn bản của UBND
tỉnh ban hành các quy định về sử dụng kinh phí đối với cơng tác xố đói, giảm nghèo;
nguồn ngân sách cấp cho Ban vận động thực hiện cuộc vận động, kinh phí huy động từ
nhân dân,...
- Quản lý thơng qua các cơ quan, đơn vị: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam chủ trì việc vận động xây dựng Quỹ; Phối hợp với các Bộ ngành liên quan trong
việc quản lý và sử dụng Quỹ, cụ thể như sau: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
hướng dẫn xác định đối tượng hộ nghèo được hỗ trợ căn cứ vào chuẩn nghèo theo quy
định của Nhà nước. Uỷ ban Dân tộc và miền núi xác định mức hỗ trợ đối với người
nghèo, hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi cao, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo. Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thu, chi Quỹ theo đúng
pháp luật và chế độ tài chính, kế tốn, thống kê của Nhà nước.
- Quản lý thông qua dư luận của quần chúng nhân dân: Trong triển khai các chính sách
liên quan đến đời sống của nhân dân, ý kiến phẩn hồi của nhân dân có yếu tố quyết
định đến sự thành cơng hay thất bại, chính sách nhận được sự đồng thuận, sự ủng hộ
của nhân dân thì được nhân dân hưởng ứng, nhân dân tham gia thực hiện; chính sách

đi ngược lại lịng dân và nhân dân khơng đồng thuận thì chính sách đó khơng được
triển khai thực hiện. Nhân dân khơng chỉ phản hồi về chính sách mà cịn phản hồi cả
về thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ được thay mặt nhà nước trực tiếp làm việc với
nhân dân. [8]

1.1.4 Nội dung quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo
Quản lý Quĩ vì người nghèo:
- Quản lý quĩ vì người nghèo là một hình thức của quản lý kinh tế, có sự tác động giữa
chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. "Việc quản lý, sử dụng quỹ vì người nghèo được
Bộ Tài chính, Uỷ ban Trung MTTQ Việt Nam ban hành các văn bản quy định rất chặt
chẽ, cụ thể cho từng nội dung".

11


1. Cơng tác kế tốn, quyết tốn thu, chi và quản lý quỹ:
Quỹ vì người nghèo các cấp phải tổ chức và thực hiện cơng tác kế tốn, thống kê theo
quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; mở sổ sách ghi chép đầy đủ danh sách các
cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ và danh sách, địa chỉ các đối tượng được
Quỹ vì người nghèo giúp đỡ.
Việc hạch toán kế toán, quyết toán kinh phí của Quỹ vì người nghèo thực hiện theo
Thơng tư 77/2007/TT-BTC ngày 05/7/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế tốn áp
dụng cho Quỹ vì người nghèo. Nghiêm cấm việc để ngồi sổ sách kế tốn bất kỳ
khoản thu, chi, một loại tài sản, tiền quỹ, công nợ hay khoản đóng góp nào của các đơn
vị, tổ chức, cá nhân.
Đối với các nguồn viện trợ, thực hiện theo dõi, hạch toán và quyết toán theo đúng các
quy định hiện hành của Nhà nước về việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn viện
trợ.
Hàng quý, năm, quỹ vì người nghèo các cấp có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và
quyết tốn thu, chi Quỹ báo cáo Ban vận động cùng cấp, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt

trận Tổ quốc cùng cấp và Ban vận động cấp trên".
2. Công tác quản lý Quỹ:
Quỹ vì người nghèo phải thực hiện công khai mọi khoản thu, chi và chấp hành đúng chế độ
tài chính, kế tốn của Nhà nước nhằm cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho công
tác quản lý, chỉ đạo điều hành thu, chi của Quỹ.
Định kỳ và đột xuất, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và cơ quan tài chính cùng cấp có trách
nhiệm kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính của Quỹ. Trưởng Ban vận động
từng cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động thu, chi của Quỹ.
- Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc thành lập và hoạt động của Quỹ để
thu lợi và hoạt động bất hợp pháp".
- Quỹ "Vì người nghèo" được sử dụng theo nguyên tắc dân chủ, công khai và được hỗ trợ
đúng đối tượng vào các nội dung:

12


Hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo, trợ giúp tiền mua vật tư nông nghiệp như giống
cây, con...; Trợ giúp xây dựng mới và sửa chữa nhà ở; Trợ giúp cho con đi học; Trợ
giúp chữa bệnh khi ốm đau nằm viện dài ngày; Trợ giúp cứu đói khi cần thiết.
Mức chi, cụ thể cho các nội dung nêu trên do Trưởng Ban vận động Quỹ từng cấp
quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của các thành viên Ban vận động Quỹ, bảo
đảm phù hợp với tình hình thực tế và khả năng của Quỹ. Đối với các dự án được tài
trợ, nội dung và mức chi thực hiện theo thoả thuận hoặc văn bản ký kết giữa Quỹ và
nhà tài trợ.
3. Chi cho hoạt động quản lý quỹ: Các khoản chi hoạt động quản lý Quỹ không được
vượt quá 5% tổng số tiền thu hàng năm của Quỹ ở từng cấp; Nội dung chi hoạt động
quản lý Quỹ bao gồm: Chi công tác tuyên truyền, vận động huy động nguồn lực cho
Quỹ; Chi cho công tác khen thưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có cơng đóng góp cho
hoạt động của Quỹ; Chi Hội nghị sơ kết, tổng kết; Chi cơng tác phí phục vụ cơng tác
chỉ đạo, kiểm tra; Chi lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ hợp đồng

Quỹ; Chi thanh tốn dịch vụ cơng cộng; Chi văn phịng phẩm; Các khoản chi nghiệp
vụ khác. [8]
Mức chi cho các nội dung nêu trên theo định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành
của Nhà nước đối với cơ quan hành chính, sự nghiệp. Riêng đối với các khoản chi cho
các hoạt động nghiệp vụ đặc thù của Quỹ (khoản 8) nêu trên, mức chi cụ thể cho từng
nội dung do Trưởng Ban vận động Quỹ từng cấp quyết định sau khi có ý kiến thống
nhất của các thành viên Ban vận động Quỹ.
- Tuỳ theo tình hình thực tế, “Quỹ vì người nghèo” các cấp có thể được phân bổ cho
các tổ chức thành viên của MTTQ cùng cấp để chăm lo cho hộ nghèo theo quy chế
quỹ".
4. Giám sát quỹ:
Việc triển khai thực hiện làm nhà ở cho hộ nghèo từ nguồn kinh phí hỗ trợ của “Quỹ
người nghèo”, “Quỹ cứu trợ” tỉnh đối với các đối tượng:
+ Nhà ở cho hộ nghèo tại các xã đăng ký về đích nơng thơn mới.

13


+ Nhà ở cho hộ nghèo đã được các đơn vị khảo sát gửi về Ban vận động “Ngày vì
người nghèo” tỉnh cuối năm 2014 để hỗ trợ làm nhà ở .
+ Nhà ở cho hộ nghèo đối với các đơn vị nằm trong diện được hỗ trợ làm nhà tránh
bão lũ theo Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ (nếu có).
- Việc phân bổ nguồn hỗ trợ, lựa chọn đối tượng, tiến độ làm nhà và giải ngân nguồn
kinh phí trích từ nguồn Quỹ “vì người nghèo”, “Quỹ cứu trợ” của tỉnh hỗ trợ làm nhà
ở cho hộ nghèo có hồn cảnh khó khăn.
Cách thức giám sát:
- Ban vận động “Ngày vì người nghèo” tỉnh thành lập 01đồn giám sát, đôn đốc việc
triển khai thực hiện tại các huyện, thành phố, thị xã.
- Trên cơ sở danh sách các hộ nghèo được hỗ trợ tại các quyết định đối với các đội
tượng mà xã đăng ký về đích nơng thơn mới; hộ nghèo các xã cịn lại đã được các đơn

vị khảo sát để hỗ trợ làm nhà ở và hộ nghèo được hỗ trợ theo Quyết định 48 của Thủ
tướng Chính phủ, đồn giám sát sẽ trực tiếp xuống trao đổi với các hộ được hỗ trợ và
sau đó về làm việc với Ban Thường trực, Ban vận động “Ngày vì người nghèo” các
huyện, thành phố, thị xã.

1.1.5 Những đối tượng tham gia quản lý quỹ vì người nghèo
Tại điều 9, chương 3, Quy chế xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ vì người nghèo sửa
đổi, ban hành kèm theo Quyết định số 901/QĐ-TMTW-BTT, ngày 25/9/2011 của Ban
Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, quy định về Tổ chức, quản lý và
điều hành quỹ vì người nghèo, như sau:
- Ban vận động “Ngày vì người nghèo" các cấp đồng thời là Ban vận động “Quỹ vì
người nghèo”:
Ban vận động cấp Trung ương do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam quyết định thành lập trên cơ sở có sự thống nhất giữa Uỷ ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Bộ
Tài chính.

14


Ban vận động cấp Trung ương do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam làm Trưởng ban; Lãnh đạo Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc làm phó Trưởng ban.
Các thành viên bao gồm: đại diện lãnh đạo Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Bộ Tài Chính, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương
Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức Hữu
nghị Việt Nam, Liên minh các hợp tác xã Việt Nam, Phịng Thương mại và Cơng
nghiệp Việt Nam, Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài, Báo Nhân dân, Đài Truyền
hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Ban vận động cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh quyết
định thành lập trên cơ sở đề nghị của Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
cấp tỉnh, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Trưởng ban Dân tộc, Sở Tài
chính. Ban vận động cấp tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh làm
Trưởng ban; Lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban dân tộc làm phó
Trưởng ban; Các thành viên gồm: lãnh đạo một số thành viên của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và Sở Tài chính, một số cơ quan báo chí, truyền thơng cấp tỉnh.
Ban vận động cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện
quyết định thành lập theo đề nghị của Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
cấp huyện, phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội, phịng Tài chính. Ban
vận động cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện làm
Trưởng ban; Lãnh đạo phòng Tổ chức Lao động Thương binh và Xã hội làm phó
Trưởng ban; Các thành viên gồm: đại diện lãnh đạo cấp huyện của một số ngành, một
số tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, đại diện cơ quan
truyền thông cùng cấp.
Ban vận động cấp xã do Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết
định thành lập theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Ban vận
động cấp xã do Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã làm Trưởng ban;

15


Trưởng ban xố đói giảm nghèo xã làm phó ban; Các thành viên gồm: đại diện lãnh
đạo của một số tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
- Thường trực của Ban vận động từng cấp gồm Trưởng ban và các phó Trưởng ban.
- Ban vận động cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện có bộ phận giúp việc gồm một
số cán bộ kiêm nhiệm của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Lao động Thương binh và Xã
hội, Uỷ ban Dân tộc, Tài chính. Văn phòng giúp việc đặt tại cơ quan Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cùng cấp.
Ban vận động cấp xã có bộ phận giúp việc đặt tại trụ sở xã.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của bộ phận giúp việc Ban vận động từng cấp.
- Đối tượng vận động xây dựng Quỹ được quy định cho từng cấp chủ yếu như sau:
Cấp xã, vận động những đối tượng trên địa bàn cấp xã trực tiếp quản lý.
Cấp huyện, vận động những đối tượng đang làm việc tại các cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp cấp huyện; Các cơ quan của Đảng, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức
xã hội và tổ chức xã hội-nghề nghiệp do cấp huyện trực tiếp quản lý; Các doanh
nghiệp do cấp huyện trực tiếp quản lý.
Cấp tỉnh, vận động những đối tượng đang làm việc tại các cơ quan hành chính sự
nghiệp cấp tỉnh; Các cơ quan của Đảng, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và
tổ chức xã hội-nghề nghiệp do cấp tỉnh trực tiếp quản lý; Các doanh nghiệp do cấp tỉnh
trực tiếp quản lý (trừ các doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn ở cấp tỉnh)
Cấp Trung ương vận động đối với những đối tượng đang làm việc tại các cơ quan hành
chính sự nghiệp cấp Trung ương; Các cơ quan của Trung ương Đảng, các tổ chức
chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội-nghề nghiệp; Các doanh nghiệp do
Trung ương trực tiếp quản lý.
Đối với lực lượng vũ trang (Thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Cơng An) ủng hộ theo hệ
thống của mình và nộp về Quỹ cấp Trung ương.

16


Các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và cá nhân nước ngoài
(cả những người Việt Nam đang làm việc và học tập ở nước ngoài) ủng hộ vào Quỹ
cấp nào là tuỳ thuộc vào sự tự nguyện của đơn vị, tổ chức, cá nhân đó.
- Quỹ có các nguồn thu sau: Các khoản thu từ sự đóng góp tự nguyện bằng tiền hoặc
hiện vật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài; viện trợ quốc
tế. Tiếp nhận tài trợ có mục đích, có địa chỉ cụ thể để thực hiện theo uỷ quyền của cơ
quan, tổ chức, cá nhân tài trợ. Lãi thu được từ các khoản tiền gửi, các khoản thu hợp
pháp khác (nếu có). [8]

1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quỹ vì người nghèo

1.2.1 Chính sách của Nhà nước
Nhà nước đã quan tâm ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh cơng tác xố đói,
giảm nghèo; đầu tư nguồn vốn cho mục tiêu xố đói, giảm nghèo; đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện xã hội nhằm từng bước xố đói, giảm nghèo. Trong
những năm qua Nhà nước đã đặt biệt quan tâm ban hành nhiều chính sách chăm lo đến
người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, như: [8]
+ Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các
xã ĐBKK, xã biên giới, xã an tồn khu, các thơn, bản ĐBKK;
+ Chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS
nghèo theo Quyết định 1592/2009/QĐ-TTg và Quyết định 755/QĐ-TTg ngày
20/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ;
+ Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP
của Chỉnh phủ tại 5 huyện nghèo;
+ Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg;
+ Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo theo Quyết định
102/2009/QĐ-TTg;

17


×