Stress và cân nặng
Trong nhịp sống hiện
đại, stress dường như
đã trở thành một căn
bệnh đáng sợ mà nếu
không có khả năng đề
kháng, bạn chỉ còn
một cách là bị nó đè
bẹp. Tác hại của
stress trên sức khoẻ
rải đều từ đầu đến…
chân, từ da đến nội tạng, từ mạch máu đến
hormone, từ thần kinh tâm lý đến “chú em” và “cô
bé” tất thảy đều bị ảnh hưởng
Stress và béo phì
Nhiều người thắc mắc: đã buồn muốn chết, đã bực
tức muốn gào thét lên, đã mất ngủ mắt xếp nhiều li,
lại thêm quầng thâm minh chứng, thế mà không hiểu
tại sao lại tăng cân mới lạ (?!)
Các chuyên gia thuộc đại học Yale (Mỹ) nghiên cứu
60 phụ nữ và 60 nam giới ở độ tuổi từ 30 – 40 và thấy
rằng: Những người làm việc với cường độ cao hoặc
công việc suôn sẻ nhưng bất hạnh trong hôn nhân thì
đều béo bụng. Điều này dễ hiểu vì khi bị stress cơ thể
tiết ra nhiều cortisol, nó giống như một yếu tố dẫn dụ
mỡ đến bám vào bụng. Nhiều bạn sẽ thắc mắc “mỡ ở
đâu ra, em ăn ít lắm mà…”.
Không phải bạn ăn có ý thức mà ăn giống như một
cách để giải toả nỗi buồn, giải toả căng thẳng. Người
bị stress thường ăn ngọt. Một ly chè, cái bánh hoặc
nếu ăn trái cây cũng lựa trái cây ngọt. Ban đêm nếu
không ngủ được, trằn trọc suy nghĩ (mà không nghĩ
được gì) lại thức dậy ăn, khi thì bánh ngọt, khi bánh
kem để rồi vòng 2 to ra khi nào không hay. Trường
hợp của anh H., bia là tác nhân gây tích mỡ ở bụng,
bản thân bia cũng sinh năng lượng nên đẩy bụng to
ra lúc nào không hay. Béo bụng lại gây ra một loạt hệ
quả cho sức khoẻ: đau thắt ngực, cao huyết áp khiến
đã căng thẳng lại càng căng thẳng hơn, tiểu đường
type 2…
Stress và suy dinh dưỡng
Tăng Vĩnh K., 28 tuổi ở quận Phú Nhuận lại rơi vào
hoàn cảnh khác. Gia đình chị và gia đình anh B. quen
biết nhau nên khi hai người yêu nhau cả hai bên đều
hài lòng. Chị quý anh vì anh không suồng sã, đi chơi
riêng không ôm hôn, không nắm tay. Lúc nào anh
cũng cười, hiền khô. Đám cưới của hai người diễn ra
trong không khí vui vẻ, hai bên cha mẹ đều mãn
nguyện. Nhưng vừa gặp tôi chị nức nở như chưa bao
giờ được khóc, sự dồn nén dường như nổ tung ra
trong 15 phút đầu tiên.
Người bị stress thường ăn ngọt. Một ly chè, cái bánh
hoặc nếu ăn trái cây cũng lựa trái cây ngọt. Ban đêm
nếu không ngủ được, trằn trọc suy nghĩ (mà không
nghĩ được gì) lại thức dậy ăn, khi thì bánh ngọt, khi
bánh kem để rồi vòng 2 to ra khi nào không hay
Cố trấn tĩnh, chị kể “Ngay đêm tân hôn anh hỏi: bao
lâu nữa em làm xong luận văn thạc sĩ? Em cười: còn
một năm nữa anh ạ. Ngay lập tức anh ôm gối ngủ
riêng từ đó. Đến khi em bảo vệ luận văn xong anh
cũng vẫn ngủ riêng. Bác xem em héo hon thế này.
Trước đây em nặng 55kg, bây giờ chỉ còn 38kg…”.
Còn trinh sau 18 tháng lập gia đình là chuyện xưa
nay hiếm, anh là một gay nhưng lại cưới cô gái quen
biết để tạo tấm bình phong che mắt bàn dân thiên hạ.
Sự căng thẳng về tâm lý khó thể bày tỏ cùng ai khiến
chị không ăn, không ngủ và giảm cân đến mức suy
dinh dưỡng. Tôi nhớ lại ví dụ của một vị giáo sư, đơn
giản mà dễ hiểu “nếu tôi đưa bạn cầm một ly nước
nặng 200g, bạn không cảm thấy gì. Nhưng tôi bảo
bạn cầm ly nước ấy 2 giờ trong một tư thế, bạn sẽ
thấy nó nặng sau 30 phút và thấy mỏi tay sau 1 giờ,
thấy khó chịu sau 2 giờ. Nếu bạn phải cầm ly nước
một ngày thì bạn sẽ căng thẳng tới mức không cầm
nổi. Stress là thế…”
Làm sao tránh?
Đứng trước sự thật phũ phàng bạn buộc phải lựa
chọn “chiến đấu hay là chạy”, nhưng không phải trong
tình huống nào cũng “đánh” stress được, có khi bạn
phải… chịu trận. Trường hợp “nhịn thèm” tới 18 tháng
sau đám cưới là một sự chịu trận và sau buổi tư vấn
với tôi cô gái phải “bỏ chàng chạy thoát thân” bằng tờ
quyết định ly hôn. Thiết nghĩ mấy anh thuộc giới tính
thứ ba cũng chả nên làm thế.
Khi gặp stress hãy lấy gia đình, bạn bè làm điểm tựa,
tránh dùng thực phẩm làm tác nhân giải toả stress để
nhận lấy vòng 2 tăng lên từng tuần. Khối mỡ bụng
không chỉ đơn thuần là “nhà kho” năng lượng mà béo
bụng liên quan đến cao huyết áp, tiểu đường và nhồi