Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Xác định thời kỳ quả chín và khả năng bảo quản hạt chò nâu (diptercarpus retusus blume), dó trầm (aquilaria crassna pierre ex lecomte) và re hương (cinnamomum parthenoxylum meisn)​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 78 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trường đại học lâm nghiệp
----***----

Nguyễn Việt Anh

xác định thời kỳ quả chín và khả năng bảo quản
hạt Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume),
Dó Trầm (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) và
Re hương (Cinnamomum parthenoxylum Meisn)
Chuyên ngành lâm học

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp

Hà Tây, 2006


Bộ giáo dục và đào tạo

bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trường đại học lâm nghiệp
----***----

Nguyễn Việt Anh

xác định thời kỳ quả chín và khả năng bảo quản
hạt Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume),


Dó Trầm (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) và
Re hương (Cinnamomum parthenoxylum Meisn)
Chuyên ngành lâm học
MÃ số: 60.62.60

Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp
Người hướng dẫn: GS.TS. Lê Đình Khả

Hà Tây, 2006


1

mở đầu
Trong dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng thêi kú 1998-2010, cã 3 triƯu
hecta lµ rõng trång míi. Muốn trồng rừng phải có giống, vì thế thu hái, chế
biến và bảo quản hạt giống có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoàn
thành dự án này. Bảo quản hạt giống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo tồn nguồn gen cây rừng.
Hiện nay chúng ta đà áp dụng phương pháp nhân giống sinh dưỡng như
chiết, ghép, giâm hom, nuôi cấy mô phân sinh để nhân giống, nhưng đối với
nhiều loài cây rừng thì việc nhân giống phục vụ trồng rừng vẫn chủ yếu là từ
cây hạt. Việc nhân giống từ hạt cho nhiều loài cây cũng gặp nhiều khó khăn,
vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tè nh­ thêi vơ qu¶ chÝn, chu kú sai qu¶, khả
năng nảy mầm, khả năng bảo quản để đảm bảo chất lượng hạt giống tốt, đặc
biệt là đối với các loại hạt thuộc nhóm khó bảo quản (recalcitrant) mà thực
chất là nhóm hạt ưa ẩm. Vì thế nghiên cứu xác định thời kỳ quả chín và khả
năng bảo quản cho một số loài cây thuộc nhóm này như Chò nâu
(Dipterocarpus retusus), Dó trầm (Aquilaria crassna) và Re hương
(Cinnamomum parthenoxylum) là một bước đi trong quá trình thực hiện

phương thức chế biến và bảo quản cho nhóm hạt này.
Chò nâu, Dó trầm và Re hương là những loài cây đang được dùng trong các
chương trình trồng rừng. Trong đó Chò nâu và Re hương là các loài cây gỗ
lớn. Dó trầm là loài cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Trầm hương Việt Nam
đà được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Trầm hương được coi là món
hàng đặc biệt quí hiếm với giá rất đắt. Vì thế nghiên cứu khả năng bảo quản
nhằm kéo dài tuổi thọ của chúng là rất cần thiết
Năm 1995, Công ty giống Lâm nghiệp Trung ương đà xuất bản cuốn "Sổ
tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng" trong đó đà giới
thiệu một số kỹ thuật cơ bản về thời kỳ thu hái và phương thức cất trữ bảo


2
quản cho một số loài cây, tuy vậy đây chỉ là những kỹ thuật giản đơn dựa trên
kinh nghiệm cất trữ bảo quản trong thời gian trước đây. Mặt khác do thiếu
thiết bị bảo quản và thiếu hiểu biết cần thiết về sinh học hạt giống nên thời
gian bảo quản trong thực tế cho hạt các loài cây khó bảo quản tối đa cũng chỉ
được 2 - 6 tháng
Nhờ sự hỗ trợ về kỹ thuật cũng như trang thiết bị của dự án Danida,
Công ty Giống lâm nghiệp trung ương đà có nghiên cứu bước đầu về bảo quản
cho một số loài cây hạt ưa ẩm khó bảo quản. Đây là nghiên cứu mà học viên
là người thực hiện từ đầu, đặc biệt là các loài Chò nâu, Dó trầm và Re hương.
Đề tài: "Xác định thời kỳ quả chín và khả năng bảo quản hạt Chò nâu,
Dó trầm và Re hương ", được đặt ra nhằm xác định thời kỳ thu hái hạt thích
hợp và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cất trữ của hạt giống cho ba loài
cây trên.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4 năm 2005 đến tháng 6 năm 2006.

Tiến hành theo dõi thời kỳ quả chín được thực hiện tại các tỉnh vùng trung
tâm Bắc bộ và nghiên cứu bảo quản được tiến hành tại phòng kiểm nghiệm

Công ty Giống Lâm nghiƯp Trung ­¬ng.


3

Chương 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1

Trên thế giới

Khái quát về bảo quản hạt giống
Bảo quản hạt giống là sử dụng các phương pháp khác nhau để duy trì
sức sống của hạt lâu dài sau khi thu hái và chế biến. Nếu hạt được gieo ngay
sau khi thu hái cho mục đích trồng rừng thì không cần phải bảo quản, nhưng ít
khi thời kỳ thu hái tốt nhất lại trùng với thời kỳ gieo ươm tốt nhất, mà thường
phải bảo quản hạt trong một thời gian nhất đinh. Các loại hạt giống thường
được chia thành 3 nhóm lớn là hạt thông thường hay hạt ưa khô (oxthodox
seeds), Hạt khó bảo quản hay hạt ưa ẩm (recalcitrant seeds) và nhóm hạt trung
gian (intermediate seeds) [8].
Hạt thông thường (oxthodox) là hạt có thể làm khô xuống độ ẩm thấp
5% và bảo quản tốt ở nhiệt độ thấp hoặc dưới 00C trong thời gian dài.
Hạt của những loài khó bảo quản (recalcitrant) là hạt chứa độ ẩm cao
khi chín (>25%) có thể làm khô xuống độ ẩm 12-30% tuỳ theo từng loài. Loại
hạt này có thời gian bảo quản ngắn, nhanh mất sức nảy mầm dù được bảo
quản dưới bất kỳ điều kiện thích hợp nào.
Một nhóm hạt khác mà độ ẩm của hạt có thể làm khô xuống độ ẩm thấp
gần như hạt thông thường nhưng rất nhạy cảm khi ở nhiệt độ bảo quản thấp,
đó là nhóm hạt trung gian (intermediate).
Hạt một số loài cây ưa ẩm ôn đới, nhiệt độ tương đối thấp (ngay sát trên

hoặc dưới 00C) có tác dụng kéo dài tuổi thọ; nhiệt độ thấp độ ẩm tương đối
cao có tác dụng giữ cho hạt khỏi chết sớm. Hạt recalcitrant một số loài cây
nhiệt đới bị chết nhanh nếu nhiệt độ và độ ẩm hạ xuống quá thÊp. Sù nh¹y


4
cảm đối với tác hại của nhiệt độ trên 00C chính là vấn đề khó khăn trong bảo
quản hạt ưa ẩm, những hạt ít khi giữ được sức sống lâu hơn mấy tuần hoặc
mấy tháng. Thêm vào đó, đa số loài cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) ra
hoa quả theo chu kỳ vài ba năm, nhưng vẫn chưa có khả năng bảo quản hạt từ
năm được mùa đến năm sau [8].
Hạt giống là một cơ thể sống, giữa hạt và môi trường bên ngoài luôn có
hiện tượng trao đổi chất, thể hiện qua các hoạt động sinh lý. Hoạt động sinh lý
của hạt phụ thuộc vào bản chất, cấu tạo của từng loại hạt và chịu ảnh hưởng
của môi trường bảo quản. Sự sống của phôi trong hạt biểu hiện rõ nhất vào
quá trình hô hấp, tiêu hao chất dự trữ bên trong. Vì vậy sau một thời gian bảo
quản khối lượng khô của hạt giảm dần, sức sống của hạt cũng giảm dần theo
thời gian.
Các loại hạt khác nhau có thành phần các chất dự trữ khác nhau, nên
duy trì khả năng sống cũng không giống nhau. Muốn duy trì sức sống của hạt
giống được lâu dài thì điều cơ bản là khống chế được các yếu tố ngoại cảnh
ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, sao cho hạt tiêu hao chất dự trữ ít nhất trong
thời gian dài nhất, nghĩa là tạo ra môi trường buộc hạt phải kéo dài thời gian
ngủ cưỡng bức với cường độ hô hấp giảm tới mức tối thiểu.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của hạt trong bảo quản là:
- Độ chín của hạt. Hạt đà chín hoàn toàn giữ được sức sống lâu hơn hạt
chưa chín (Stein, 1974; Harrington, 1970). Một số chất quan trọng đối với tuổi
thọ của hạt có thể chưa được hình thành ở hạt chưa chín, trong đó có những
chất gây ngủ ở một số loài, mà sự ngủ đôi khi liên quan đến tuổi thọ của hạt.
- Chất lượng hạt. Trong thu hái hạt số lượng và chất lượng thường gắn

bó với nhau. Tỷ lệ hạt tốt (khoẻ) ở cây mẹ cao sản thường cao hơn ở cây mẹ ít
quả. Thu hái từ những cây mẹ sai quả trong những năm được mùa chắc sẽ cho
những hạt có tuổi thọ cao nhất trong bảo quản.


5
- Mức độ tổn thương. Những hạt bị tổn thương trong quá trình tách hạt,
làm sạch, loại bỏ cánh... thường bị chết rất nhanh. Sự tổn thương thường lớn
đối với những hạt có vỏ mỏng và mềm. Nhiệt độ quá cao trong quá trình tách
hạt hay phơi khô cũng làm hại hạt. Cần cố gắng sử dụng ít nhất thời gian,
nhiệt độ thấp nhất, tốc độ máy móc chậm nhất có thể trong quá trình chuẩn bị
hạt cho bảo quản.
- Tình trạng sinh lý. Đối với hạt ưa ẩm phải tránh giảm độ ẩm trong quá
trình thu hái, vận chuyển và chế biến hạt.
- Tình trạng sâu bệnh. Đối với những loài hạt bảo quản khô và lạnh thì
chính điều kiện bảo quản sẽ ngăn cản phát triển nấm và côn trùng. Tuy nhiên
cũng cần tránh thu hái hạt có nhiều nấm, côn trùng và cần thực hiện việc thu
hái, vận chuyển, chế biến... càng nhanh càng tốt để đảm bảo là hạt không bị
tổn hại trước khi đưa bảo quản.
- Sức sống ban đầu. Những lô hạt có tỷ lệ sống ban đầu và thế nảy mầm
cao bảo quản được lâu hơn hạt có tỷ lệ sống ban đầu thấp. Những thử nghiệm
nảy mầm, có thể cần phải xử lý phá ngủ trước, cần được tiến hành trên mẫu
của mỗi lô hạt trước khi bảo quản để xác định xem hạt có thể bảo quản được
bao lâu. Tuổi thọ của hạt tương quan với tỷ lệ nảy mầm ban đầu. Cần phải nói
rằng tỷ lệ sống ban đầu và khả năng nảy mầm thường là kết quả tác động của
các yếu tố như : Độ chín của hạt, tổn thương cơ giới, nấm bệnh và côn trùng.
- Điều kiện bảo quản của hạt. Đối với hạt ưa khô sự hỏng hạt được kiểm
tra bởi mức độ hô hấp. Bất kỳ biện pháp nào làm giảm hô hấp mà không làm
tổn hại hạt đều có tác dụng kéo dài tuổi thọ của hạt trong bảo quản. Đó là sự
kiểm tra nồng độ ôxi, kiểm tra Độ ẩm và nhiệt độ. Đối với những hạt ưa ẩm

thì mức độ an toàn tối thiểu của nồng độ ôxi, độ ẩm của hạt và nhiệt độ, nghĩa
là của hô hấp, đều cao hơn nhiều so với hạt ưa khô, nhưng khi các yếu tố ấy
được giữ ở trên ngưỡng an toàn tối thiểu đối với mỗi loài thì có vẻ như là tuổi


6
thọ của hạt sẽ được kéo dài nếu như những yếu tố trên được giữ ở mức càng
gần với ngưỡng an toàn tối thiểu càng tốt để tránh tốc độ hô hấp quá cao.
- Độ ẩm hạt. Đối với những hạt khó bảo quản độ ẩm là yếu tố quan
trọng nhất quyết định tuổi thọ của hạt. Độ ẩm giảm sẽ làm cho hô hấp của hạt
giảm và do đó làm chậm lại quá trình hoá già của hạt và kéo dài tuổi thọ. Độ
ẩm cũng quan trọng đối với hạt ưa ẩm, nhưng trong trường hợp này độ ẩm tới
hạn là giá trị tối thiểu cho phép chứ không phải giá trị tối đa để kéo dài thời
gian bảo quản. Hạt bảo quản cần có độ ẩm gần giá trị an toàn tối thiểu, bởi vì
ở độ ẩm cao hơn thì hệ số hô hấp cũng cao hơn, do đó hạt cũng bị mất sức
sống nhanh hơn. Độ ẩm cao cũng làm tăng hoạt động của nấm và gây thối hạt.
- Nhiệt độ bảo quản. Nhiệt độ cũng như độ ẩm có tương quan nghịch
với tuổi thọ của hạt, nhiệt độ càng thấp thì hô hấp càng giảm và do đó tuổi thọ
của hạt trong bảo quản càng cao. Việc chọn nhiệt độ bảo quản tuỳ thuộc vào
loài cây và thời hạn cần bảo quản. Nhiệt độ bảo quản càng thấp thì giá thành
bảo quản càng cao và nhiẹt độ âm có thể là không cần thiết nếu chỉ cần bảo
quản trong một hoặc hai năm cho những chương trình trồng rừng. Một số loại
hạt bảo quản tốt ở nhiệt độ bình thường, chẳng hạn như hạt của nhiều loài cây
họ Đậu, họ Hoa hồng, các chi Eucalyptus và nhiều loại hạt có vỏ cứng khác.
Yếu tố nhiệt độ và độ ẩm tác động qua lại lẫn nhau, khó mà tách riêng ra
được. Hạt có độ ẩm tương đối cao có thể bảo quản ở nhiệt độ gần 00C trong
thời gian dài hơn là ở nhiệt độ cao, ngược lại hạt có độ ẩm thấp ít bị hại hơn
khi bảo quản ở nhiệt độ cao (300C). Tác động của nhiệt độ đối với tuổi thọ của
hạt khi bảo quản của những loài cây ôn đới cũng giống như hạt ưa khô. Hạt
khó bảo quản của một số loài cây nhiệt đới bị chết ở nhiệt độ trên điểm đóng

băng, ví dụ một số hạt Sao Dầu chết ở dưới 140C (Gordon, 1981), Ca cao ë d­íi
100C, Soµi d­íi 3 - 60C (King và Roberts, 1979). Hạt Hope helferi có độ ẩm cao,
được bảo quản ở 150C trong túi polythene để hở vẫn còn nảy mầm 98% sau 37
ngày và 80% sau 60 ngày (Tang và Tamari, 1973). Đối với h¹t ­a Èm nhiỊu


7
loài cây ôn đới thì nhiệt độ càng thấp gần tới 00C thì thời hạn bảo quản càng
tăng. Mặt khác, những nhiệt độ dưới điểm đóng băng thường làm chết những
hạt ưa ẩm cần có độ ẩm cao trong bảo quản (Hangrington, 1970;
Wang, 1974). ĐÃ đạt được một số thành công trong bảo quản hạt Quercus ở
Hoa Kỳ bằng cách giữ chúng ở độ ẩm 35 - 45% và nhiệt độ -10C đến + 30C
(Bonner, 1978).
- ánh sáng. Đặc biệt là ánh sáng tử ngoại được báo cáo là có hại đối với
hạt (Hangrrington, 1970), nhưng vẫn còn rất ít nghiên cứu về vấn đề này,
nhưng vai trò của ánh sáng ít quan trọng hơn nhiều so với độ ẩm và nhiệt độ
bảo quản hạt [8].
Đa số những loài cây nhiệt đới có hạt ưa ẩm nhanh chết là các thành
phần của rừng nhiệt đới ẩm, nơi có điều kiện thuận lợi quanh năm cho hạt nảy
mầm ngay (độ ẩm và nhiệt độ cao), những chi điển hình là Hevea, Swietenia,
Terminalia, Triplochiton và một số chi thuộc họ Dầu như Dryabalanops,
Dipterocarpus, Shorea và một số loài Araucaria. Hạt Dryabalanops bị tác hại
nếu bị phơi sấy khô đến Độ ẩm thấp dưới 35%, chỉ sống được khoảng 3 tuần
(Kinh và Roberts 1979). Hạt Triplochiton có tuổi thọ tự nhiên ngắn, nhưng có
thể bảo quản được tới 22 tháng ở nhiệt độ khoảng 60C và ở độ ẩm giữa 12 và
25% (Bowen và Jones 1975). Hạt Azadirachta indica cũng có tuổi thọ ngắn
mặc dù mọc trong những rừng nhiệt đới khô, không ẩm và hiện chưa rõ đây
có phải loài ưa ẩm thực sự không hay chỉ đơn thuần là loài ưa khô có tuổi thọ
ngắn.


Theo Schmidt (2000) [22] có thể chia các loại hạt giống cây rừng thành
4 nhóm như bảng 1.1, và một số đặc điểm cơ bản để phân biệt hạt thông
thường với hạt khó bảo quản như bảng 1.2 sau:


8
Bảng 1.1. Phân loại hạt giống cây rừng

Độ ẩm của hạt khi

Hạt thông

Hạt trung

Hạt khó bảo

Hạt khó bảo

thường

gian

quản ôn đới

quản nhiệt đới

Thấp

Thấp


Cao

Cao

Thấp

Cao

Thấp

cao

bảo quản
Nhiệt độ bảo quản

Bảng 1. 2. Hạt thông thường và hạt khó bảo quản ở một số loài cây nhiệt đới
Loài hạt thông thường

Loài hạt khó bảo quản

Các họ

họ Sim (Myrtaceae),

thường gặp

họ Phi lao (Casuarinaceae), họ Đước (Rhizophoraceae),
họ Thông (Pinaceae).

họ Dầu (Dipterocarpaceae),


họ Xoan (Meliaceae)

Môi trường

Sống chủ yếu ở nơi khô, Sống phổ biến ở nơi có khí hậu

Sống

phân bố ở nơi có nhiệt độ ẩm, đặc biệt là ở rừng mưa nhiệt
cao và độ cao lớn.

đới và ngập mặn, ít xuất hiện ở
nơi khí hậu khô và nhiệt độ cao

Độ ẩm hạt Hạt chịu được làm khô và Hạt không thể bảo quản khi độ
và nhiệt độ bảo quản ở nhiệt độ thấp, ẩm và nhiệt độ quá thấp (trừ một
bảo quản

độ ẩm hạt thông thường khi số loài hạt ưa ẩm ôn đới). Mức độ
bảo quản 5 - 7%, nhiệt độ làm khô của hạt tuỳ thuộc từng
bảo quản 0 - 50C, nhưng loài nhưng thông thường độ ẩm
cũng có thể bảo quản hạt ở không thấp hơn 20% và nhiệt độ
độ ẩm 2 - 4% và nhiệt độ bảo quản 12- 150C đối với những
-15 -20 0C

loài ưa ẩm nhiệt đới


9

Khả năng
bảo quản

ở điều kiện bảo quản tối ưu Những loài độ ẩm cực đoan chỉ
thì hầu hết các loài đều bảo bảo quản được vài ngày, chỉ một
quản được vài năm đến vài số ít loài bảo quản được vài tháng
chục năm

Mô tả hạt

Hạt có kích thước nhỏ đến Kích thước hạt trung bình đến lớn,
trung bình, vỏ hạt cứng

Độ chín

Khi hạt chín thì độ ẩm của Khi chín độ ẩm của hạt có thể từ
hạt giảm dần 6 - 10%

Hạt ngủ

hạt có khối lượng lớn và độ ẩm cao

30 - 70%

Một số loài hạt ngủ trước Hạt không có thời kỳ ngủ, hạt chín
khi nảy mầm

và nảy mầm gần như là liên tục

Trao đổi


Hoạt động trao đổi chất Có trao đổi chất trong quá trình

chất

không xảy ra trong thời bảo quản.
gian bảo quản

Nhờ chủ động khống chế các yếu tố nhiệt ẩm và xác định độ chín thích
hợp mà hạt recalcitrant của nhiều loài cây ở các nước nhiệt đới như Sến mủ
(Shorea roxburghii), Dầu đồng (Dipterocarpus tubercalatus), Dầu rái
(D.alatus), Dầu lông (D.intricatus), Sao hải nam (Hopea hainamensis), Săng
đá (H. ferrea)...[22] và một số cây họ Đước (Rhizophoraceae), họ Ngọc lan
(Magnoliaceae), v.v. đến nay đà có thể bảo quản được một đến vài năm [23].


10
1.2 ë ViƯt Nam.
ë ViƯt Nam cã kho¶ng 2500 chi với 11.000 loài cây trồng (Trần Định
Lý, 1993). Có ít nhất 800 loài trong 6 họ là đại diện cho loại hạt khó bảo quản
và trung tính là: họ Dầu, họ Dẻ, họ Re, họ Ngọc Lan, họ Thầu dầu, họ Xoan [27].
Theo công bố của Viện Điều tra quy hoạch rừng (năm 1996) các họ thực
vật chính có nhiều loài cây (khoảng 300 loài) mà hạt thuộc nhóm khó bảo
quản và trung tính đó là:
- Họ Dầu:

30 loài

- Họ Thầu dầu: 67 loài
- Họ Dẻ:


58 loài

- Họ Re:

61 loài

- Hä Xoan:

36 loµi

- Hä Ngäc lan:

29 loµi

Mét sè loµi thuéc họ khác cũng thuộc nhóm hạt khó bảo quản và trung tính.
Trong các năm 1965 - 1990 đà có kết quả nghiên cứu bước đầu cho một số
loài như Bồ đề, Mỡ, Hồi, Quế, Dầu rái, Sao đen.
- Hạt Bồ đề có độ ẩm ban đầu là 29,1%, sau 11 tháng bảo quản ở điều
kiện trong phòng nhiệt độ 19 - 300C thì tỷ lệ nảy mầm là 65% so với tỷ lệ nảy
mầm ban đầu là 77%. Khi hạt Bồ đề có độ ẩm 20 - 22% bảo quản trong cát
ẩm sau 14 tháng tỷ lệ nảy mầm là 65 - 71% so với tỷ lệ nảy mầm ban đầu là
77%. Sau hai năm bảo quản tỷ lệ nảy mầm giảm xuống 40 - 50% [3].
Một kết quả nghiên cứu khác cho rằng hạt Bồ đề sau hai năm bảo quản trong
cát ẩm với tỷ lệ 1cát : 2 hạt thì tỷ lệ nảy mầm là 87% [13].
- Hạt Mỡ độ ẩm 24 - 25% bảo quản trong cát ®é Èm 15 - 16% (tû lƯ 2 c¸t : 1
hạt) có thể bảo quản hạt được trong một năm (Trần Danh Tuyên, Nguyễn
Hồng Sinh, 1995).
Hạt Mỡ có độ ẩm 25,6% bảo quản trong cát ẩm sau 6 tháng tỷ lệ nảy mầm là 75% [7] .



11
Bảng 1.3. Kết quả nghiên cứu bảo quản hạt Mỡ ở những môi trường
bảo quản khác nhau
Môi trường bảo quản
Cát ẩm 8% tỷ lệ 1cát:1hạt

Nhiệt độ bảo
quản
Trong phòng
(19 - 300C)

Tỷ lệ nảy mầm (%) sau
6 tháng

12 tháng

24 tháng

75

57

20

Hạt đựng trong thùng gỗ

5 - 100C

75


73

Hạt đựng trong túi vải

5 - 100C

75

70

68
63

Những nghiên cứu bước đầu bảo quản hạt Dầu rái, Sao đen cho thấy tỷ
lệ nảy mầm của hạt còn ảnh hưởng bởi mức độ chín của quả khi thu hái và
nhiệt độ bảo quản cũng ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt.
- Hạt Dầu rái (Dipterocarpus alatus) nếu bảo quản trong túi PE gắn
miệng với Độ ẩm của hạt 10% - 13%, nhiệt độ bảo quản 10 - 200C thì tỷ lệ
nảy mầm còn 29% sau 120 ngày, trong khi đó bảo quản trong điều kiện nhiệt
độ trong phòng (25 - 300C) thì sau 80 ngày hạt mất sức nảy mầm hoàn toàn.
- Hạt Sao đen (Hopea odorata) khi thu hái quả chín tỷ lệ nảy mầm là
90% - 100%, nếu hạt đựng trong túi PE mở miệng bảo quản trong điều kiện
bình thường trong phòng 25 - 300C thì chỉ bảo quản được 20 ngày. Nếu bảo
quản ở nhiệt độ 150C có thể giữ tỷ lệ nảy mầm sau 50 ngày.
Sau khi thu hái hạt Sao đen nên được bảo quản tạm thời ở nơi râm mát theo
từng lớp mỏng hoặc bảo quản trong túi PE mở miệng. Nếu muốn bảo quản hạt
được thời gian dài nên đựng hạt trong túi PE có gắn miệng hoặc hộp giấy và
bảo quản ở nhiệt độ 150C [7], [26].



12
Kết quả nghiên cứu bảo quản hạt Hồi có độ ẩm là 30 - 34% thì tỷ lệ nảy
mầm là 76 - 78%, hạt có độ ẩm 12 - 16% thì tỷ lệ nảy mầm là 21 - 24%, hạt
có độ ẩm 9% tỷ lệ nảy mầm là 14%. Nếu sử dụng cát ẩm để bảo quản sau 2
tháng tỷ lệ nảy mầm là 70 - 75%, sau 7 tháng tỷ lệ nảy mầm mất hoàn toàn
(Bùi Ngạnh, Trần Quang Việt, 1980).
Một nghiên cứu khác về bảo quản hạt Hồi có thể bảo quản trong cát ẩm
tỷ lệ 2 cát : 1hạt sau đó phủ một lớp đất mỏng bề mặt thì có thể bảo quản hạt
từ 70 - 100 ngày (Ngô Quang Đê, 1991).
Một số kết quả nghiên cứu bảo quản cho hạt Hồi, Quế, Giổi của Trung
tâm giống cây rừng - Viện Khoa học lâm nghiệp (Lê Đình Khả và cộng sự,
2002) như sau:
- Hạt Hồi (Illicium verum) có độ ẩm ban đầu là 33%, khi làm khô hạt
xuống độ ẩm 30% tỷ lệ nảy mầm là 39 - 40% (cao hơn tỷ lệ nảy mầm ban đầu
là 38,5%). Nếu hạt làm khô xuống độ ẩm 25% tỷ lệ nảy mầm là 23,7%. Tiếp
tục làm khô hạt xuống độ ẩm 5 - 10% tỷ lệ nảy mầm giảm xuèng 5,6 - 11,2% [24].
- H¹t QuÕ (Cinnamomum cassia) thuéc nhóm hạt ưa ẩm và khó bảo
quản có thể cất trữ trong điều kiện 50C và Độ ẩm của hạt trên 40%, sau 6
tháng bảo quản tỷ lệ nảy mầm giảm từ 90% xuống 38% [14], [24].
- Hạt Giổi (Mechilia mediocris) thuộc nhóm hạt ưa ẩm, điều kiện bảo
quản tốt nhất và độ ẩm của hạt phải đạt từ 28 - 33% nhiệt độ môi trường bảo
quản từ 5 - 150C thì hạt bảo quản được trong thời gian 9 tháng với tỷ lệ nảy
mầm của hạt từ 55% - 71% [15], [24].
Hạt Vên vên (Anisoptera costata) có độ ẩm làm khô an toàn là
25 - 27%, làm khô tới những độ ẩm thấp hơn sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ nảy
mầm của hạt, có thể đây là một loại hạt ưa ẩm nhiệt đới điển hình. Trong điều
kiện ẩm mát hạt cũng bảo quản không được quá 5 th¸ng [16].



13
Một số nghiên cứu của Công ty Giống lâm nghiệp Trung ương và
Dự án giống Lâm nghiệp Việt Nam
Dự án Giống Lâm nghiệp Việt Nam là một phần trong dự án Giống lâm
nghiệp Đông Dương do cơ quan hỗ trợ môi trường Đan Mạch tài trợ. Dự án
kéo dài trong 5 năm và thực hiện rất nhiều mục tiêu, trong đó mục tiêu cải
thiện kỹ thuật hạt giống là một nội dung rất lớn của dự án. Trong 5 năm thực
hiện về nghiên cứu sinh học hạt và kỹ thuật bảo quản, kiểm nghiệm hạt giống
đà có kết quả trên 30 loài chủ yếu là những loài cây bản địa và loài cây có hạt
khó bảo quản.
Những kết quả nghiên cứu về vật hậu, hạt giống và bảo quản hạt giống
được nghiên cứu bởi Công ty giống cho một số loài như sau:
Hạt khó bảo quản là hạt có độ ẩm ban đầu trên 25%, hạt nảy mầm
nhanh và rất khó bảo quản lâu dài. Thường gặp là những loài họ Dầu
(Dipterocarpaceae) quả những loài thuộc họ này thường phát triển trong vòng
dưới 1 năm , khoảng 20-30% số cây không ra hoa và quả trong năm theo dõi,
cho thấy có khả năng những loài này có chu kỳ sai qủa trên 1 năm, quả có
cánh và được phát tán nhờ gió [4].
Hạt cây họ dầu nảy mầm gần như ngay khi phát tán, sau vài ngày rễ
mầm đà phát triển dài bằng hạt. Tỷ lệ nảy mầm ban đầu thường là cao như Hạt
Sao đen 73%, Vên vên và Sến mủ 99% trừ hạt Dầu rái do có nhiều hạt bị thối
ngay khi còn ở trên cây nên tỷ lệ nảy mầm 43% [4].


14
Bảng 1.4. Tỷ lệ nảy mầm và Thời hạn bảo quản một số hạt họ Dầu ở điều
kiện bảo quản khác nhau và độ ẩm hạt bảo quản tốt nhất.
Điều kiện bảo quản

Tên hạt


Vên vên

Nhiệt độ (0C)

17

Tỷ lệ nảy

Tỷ lệ nảy mầm sau thời

mầm

gian bảo quản (%)

Độ

trước khi

ẩm

bảo quản

(%)

(%)

33

92


Sến mủ

3

tháng tháng tháng

4
tháng

90

50

23

0

-

-

-

50

19

-


-

170C

87

53

32

18

70C

87

44

14

-

20

0

-

-


60

45

30

0

20

20

7

2

170C

45

40

37

33

70C

46


42

37

35

T.phòng (20 - 300C)

T.phòng (20 - 300C)

35

16

97

80

170C
Dầu rái

2

91

7
Sao đen

1


T.phòng (20 - 300C)

14

48

Kết quả cho thấy hạt một số loài họ Dầu bảo quản tốt nhất ở điều kiện
nhiệt độ 7 - 170C, độ ẩm của hạt từ 14 - 35% thì có thể bảo quản được khoảng
4 tháng.
Một số loài trong họ Re có hạt thuộc loại khó bảo quản, độ ẩm hạt cao,
nảy mầm khá rải rác, kéo dài, nhất là đối với các loài phát tán vào đầu mùa
đông như Long nÃo.
Hạt Long nÃo (Cinnamomum camphora) thể hiện có tính ngủ một phần
vì ở độ ẩm hạt ban đầu 30% thì tỷ lệ nảy mầm 48%, nhưng sau khi hạt được
làm khô xuống 12% tỷ lệ nảy mầm là 70%, nếu bảo quản hạt trong cát ẩm có
thể được 3 tháng và tỷ lệ nảy mầm là 20% [4].


15
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy hạt Dó trầm thuộc loại ưa ẩm điển
hình, có độ ẩm ban đầu cao gần 60%, hạt được bảo quản ở nhiệt độ 80C với độ
ẩm hạt được làm khô là 25% thì tỷ lệ nảy mầm còn 22% so với tỷ lệ nảy mầm
ban đầu là 60% sau 2 tháng bảo quản [4].
Theo kinh nghiệm của nhân dân thì hạt sau khi thu hái, chế biến hạt
được phơi cho độ ẩm giảm bớt sau đó bảo quản hạt bằng cách trộn hạt với cát
ẩm, hàng ngày kiểm tra đảo hạt và cát giữ độ ẩm, nhưng với kinh nghiệm đó
thì hạt cũng chỉ bảo quản được trong thời gian ngắn khoảng 20 ngày thì hạt bị
thối và giảm sức nảy mầm.
- Hạt Chò nâu tỷ lệ nảy mầm ban đầu 78% với độ ẩm của hạt là 36%,
bảo quản ở nhiệt độ 80C, sau 4 tháng tỷ lệ nảy mầm còn 48%. Nếu hạt được

bảo quản trong cát ẩm với độ ẩm của hạt là 36% thì tỷ lệ nảy mầm của hạt sau
3 tháng bảo quản còn 40%, nhưng trong thời gian đầu của bảo quản hạt nảy
mầm nhiều trong túi bảo quản [4].
- Hạt Re hương tỷ lệ nảy mầm ban đầu 60% sau 2 tháng bảo quản ở
nhiệt độ 80C tỷ lệ nảy mầm chỉ còn 18% ở độ ẩm của hạt là 27% [4].
Theo kinh nghiệm của nhân dân hạt Re hương thường được bảo quản
trong cát ẩm, nhưng thời gian bảo quản chỉ được 1 tháng vì hạt nảy mầm rất
nhanh trong cát ẩm.
Một số kết quả nghiên cứu bước đầu cho 3 loài Chò nâu, Dó trầm và Re
hương vẫn chưa xác định được thời kỳ quả chín và thời kỳ thu hái hạt thích
hợp cũng như chưa có nghiên cứu xác định khả năng chịu hút ẩm để xác định
độ ẩm cất trữ ban đầu, chưa nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm và
dụng cụ bảo quản đến tuổi thọ hạt giống khi cất trữ.
Từ các kết quả nghiên cứu trong thời gian qua và tổng kết các nghiên
cứu trước đó, Dự án giống lâm nghiệp Danida và các tác giả Lars Schmidt,
Kirsten Thomsen và Sigrit Diklev đà biên soạn các tài liƯu h­íng dÉn thùc


16
hành các nghiên cứu cơ bản về hạt giống và đà giới thiệu một số phương pháp
thu hái, chế biến, kiểm nghiệm và bảo quản hạt giống phù hợp cho một số loài
cây nhiệt đới và quan trọng nhất, đặc biệt là thu hái chế biến, vận chuyển và
bảo quản hạt đối với một số loài khó bảo quản và nhanh mất sức nảy mầm.


17

Chương 2
Mục tiêu, Đối tượng, Địa điểm, nội dung và phương pháp
nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được thời kỳ thu hái quả thích hợp để hạt có tỷ lệ nảy mầm
cao nhất
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của hạt giống trong quá
trình cất trữ
- Xác định được độ ẩm và điều kiện bảo quản tối ưu kéo dài tuổi thọ của
hạt giống
2.2. Đối tượng nghiên cứu

2.2.1. Cây Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume), thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae)
Chò nâu là cây gỗ lớn, tán hình cầu, thân thẳng hình trụ, cao 30 - 40 cm,
đường kính 100cm, vỏ xám trắng, nhiều lỗ bì to, cành non phủ nhiều lông
nhưng sớm rụng. Lá hình trái xoan hay trứng thuôn, dài 20 - 40cm, rộng 15 - 25 cm,
mép nguyên gợn sóng, gân chính có nhiều lông cứng bị ép, gân bên 15 - 20 đôi,
nhiều lông hình sao. Khi khô lá màu nâu thẫm, lá kèm hình trứng màu đỏ dài
8 - 12 cm. Hoa tự chùm, hoa to ống đài dài hơn 2cm, cánh hoa phủ lông hình
sao. Quả hình trứng hay hình cầu, đường kính 2 - 3 cm, quả có hai cánh lớn
nên phát tán nhờ gió [2]. Khi còn non vỏ quả màu xanh, khi chín vỏ và cánh
quả chuyển dần sang màu nâu và 1/3 số quả trên cây bắt đầu rụng, một số quả
nảy mầm ngay khi phát t¸n.


18
2.2.2. Cây Dó trầm (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte), thuộc họ Dó
(Thymelaeaceae)
Dó trầm là cây gỗ nhỡ, thân thẳng không có bạnh vè, cao 20 - 30 m,
đường kính có thể tới 80 cm. Vỏ màu nâu, xám trắng, nứt dọc lăn tăn, mỏng,
nhiều sợi dai, dễ bóc. Phân cành không cân đối, cành non xanh lục sau màu
xám trắng. Lá đơn mọc cách hình trái xoan dài hoặc trứng dài, đầu có mũi lồi

ngắn, đuôi nêm rộng, dài 5 - 11cm, rộng 3 - 9cm, mép nguyên mặt trên xanh
bóng, mặt dưới xanh nhạt, phủ lông mịn xám trắng, hơi óng ánh, cuống lá có
lông và có rÃnh ở mặt trên, không có lá kèm. Hoa nhỏ hợp thành hoa tự tán ở
nách lá. Đài hoa hình chuông có 5 cánh, cả hai mặt phủ lông mịn và ngắn.
Tràng hoa 10 cánh, ở dạng vảy nhỏ, nhị nhiều xếp thành 2 vòng đính trên ống
đài. Bầu hình trứng, 2 ô, mỗi ô chứa 1 noÃn, bầu phủ lông dầy và có tuyến mật
ở xung quanh. Quả hình trứng hơi bẹt dài 4 cm, rộng 3 cm, khi khô tự nứt thành 2
mảnh, đài sống dai cùng với quả [2]. Vỏ quả khi còn non có màu xanh nhạt, khi
quả chín vỏ quả chuyển sang màu vàng mơ, phía đầu quả có vết nứt. Hạt hình
trứng ngược có đuôi dài, khi hạt non vỏ hạt màu trắng, nội nhũ loÃng và ít, khi
chín vỏ hạt chuyển sang màu nâu sẫm nội nhũ trắng, cứng. Mỗi quả có 1 2
hạt, cây ra hoa và kết hạt trong thời gian 90 - 98 ngµy. Mïa vơ theo vïng, ra
hoa sím nhÊt vào tháng 2 (Phía cực Nam) tháng 3 - 4 (Trung bộ và Bắc Trung
bộ), thu hái hạt từ tháng 5 đến tháng 7, ít khi thấy cây ra hoa trái vụ.
Dó trầm là loài đà từng có tên trong sách đỏ của Việt Nam và trên Thế
giới, báo hiệu nguy cơ tuyệt chủng cao, cây còn có tên là Dó bầu, Trầm hương
thuộc họ Thymeleaeceae, Bộ Thymeales. ở nước ta cây Dó trầm phân bố rất
rộng từ vùng núi phía Bắc, các tỉnh Duyên hải miền Trung, Tây nguyên, vùng
Đông Nam bộ và An Giang, Phú Quốc. Dó trầm đà được trồng khá phổ biến ở
một số nơi trong các vùng này, theo thống kê sơ bộ hiện tại có khoảng 6.000
ha rừng Dó trầm. Vừa qua đà có nhiều hội nghị, hội thảo về trồng Dó tạo trầm
( hội thảo Quốc tế về Dó trầm - Cây gỗ vàng do tổ chức Rừng mưa nhiệt


19
đới tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh 2003; Hội nghị trang trại trồng Trầm
tại Để cây Trầm hương đẻ ra vàng - 9/2004) khẳng định sự cần thiết phát triển
cây Dó trầm ở nước ta [9].
2.2.3. Cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylum Meisn.) thuộc họ Re
(Lauraceae)

Re hương là cây gỗ nhỡ, cao 15 - 20 m. Thân thẳng tròn đều, vỏ thường
nứt vảy vuông cạnh. Cành non màu xanh lục, hơi vuông cạnh ở chỗ đính lá,
toàn thân có mùi thơm. Lá đơn mọc gần đối ít khi mọc cách, phiến lá hình
trứng, trái xoan hay trái xoan dài, đầu nhọn dần, đuôi nêm rộng hoặc gần tròn,
dài 8 - 20cm, rộng 3 - 12cm. Cuống lá nhẵn dài 1cm. Hoa tự xim viên chuỳ ở
nách lá. Hoa lưỡng tính màu xanh vàng nhạt, 4 vòng nhị, bao phấn 4 ô mở
bằng nắp, nhị thoái hoá 3, hình tam giác. Quả hạch hình trụ hay hình trái xoan
dài, dài 1 - 1,5 cm đế hình chậu bọc một phần quả [2]. Quả khi còn non có màu
xanh nhạt, vỏ hạt vàng nhạt, khi quả chín vỏ quả chuyển sang màu nâu bóng,
vỏ hạt màu nâu nội nhũ đặc và trắng, độ ẩm của hạt 40% và tỷ lệ nảy mầm >
90%.

2.3. Địa điểm nghiên cứu

- Theo dõi vật hậu, xác định độ chín của hạt, thu hái quả và hạt cho Chò nâu
được tiến hành tại xà Chân Mộng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; cho Dó
trầm được tiến hành tại Đá Chông, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây; cho Re hương
được tiến hành tại Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Chế biến hạt, nghiên cứu rút ẩm, bảo quản hạt và xử lý số liệu tại Phòng
kiểm nghiệm hạt giống của Công ty giống lâm nghiệp Trung ­¬ng


20
2.4. Nội dung nghiên cứu

- Theo dõi thời kỳ quả chín và thời điểm thu hái quả thích hợp của các loài cây
được nghiên cứu
- Xác định khả năng chịu hút ẩm của các loại hạt được nghiên cứu.
- ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đến sức sống của hạt khi bảo quản
- ảnh hưởng của các loại dụng cụ bảo quản đến tỷ lệ nảy mầm.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Ngoại nghiệp
2.5.1.1.Xác định thời kỳ quả chín
Chọn 10 cá thể đại diện ở mỗi loài để theo dõi các thời kỳ quả chín và
tiến hành thu hái quả ngay trên cây theo dõi.
Các cá thể đại diện để thu hái quả là cây theo dõi quan sát ban đầu phải
có nhiều quả, quả ra đều, thuận tiện cho việc thu hái và theo dõi..... sau khi đÃ
chọn xong thì các cá thể đại diện đó được đánh dấu sơn đỏ.
Lập biểu theo dõi bao gồm các chỉ tiêu: Hồ sơ rừng trồng, địa điểm,
chiều cao, đường kính tán cây, số lượng quả/cây, v.v. Bảng ghi sè liÖu chi tiÕt
tõng thêi gian theo dâi (thêi gian quả bắt đầu chín, thời gian quả chín cực đỉnh
và đến khi kết thúc vụ quả)
2.5.1.2.Xác định độ chín
- Lập biểu mô tả mức độ chín của hạt (quan sát màu vỏ quả, khối lượng quả
hay hạt, thời kỳ quả rụng, độ ẩm hạt....)
- Mỗi thời kỳ theo dõi thu hái quả để làm một số kiểm nghiệm ban đầu như:
Độ ẩm hạt, khối lượng 1.000 hạt, tỷ lệ nảy mầm ban đầu của hạt.
- Kiểm nghiệm bổ hạt để xác định độ chín


21
2.5.1.3. Thu hái và chế biến
Chũ nõu: Do loài này có hai vụ quả trong năm, vì vậy khi thu hái phải trèo lên
cây và dùng cù nèo để hái quả, tránh làm tổn thương đến quả non của vụ sau.
Thu hái quả trực tiếp trên 10 cây theo dõi. Tổng số quả thu hái là 180 kg.
Quả sau khi thu hái về đem ủ 1 - 2 ngày cho quả chín đều, sau đó tiến hành
cắt bỏ cánh quả để tiện cho việc bảo quản quả (mỗi quả là một hạt).

Dó Trầm: Thu hái quả trực tiếp trên 10 cây theo dõi. Số lượng thu hái 20 kg qủa

Quả sau khi thu hái về cho vào bao nilong ủ kín cho nứt hết, thời gian ủ không
quá 24 h, sau đó rũ bỏ vỏ lấy hạt, loại bỏ hạt lép, hạt sâu bệnh. Sau khi tách
xong hạt, thu gom lại và tiến hành ngay các công thức bảo quản.

Re hng: Thu hái quả trực tiếp trên 10 cây theo dõi. Số lượng quả thu hái 16 kg
Re hương là loại quả thịt, sau khi quả chín thu hái về ủ cho quả chín đều sau
đó ngâm quả trong nước sạch qua 1 đêm cho vỏ quả mềm ra sát kỹ và đÃi sạch
vỏ quả.
- T l ch bin v s ht trong 1 kg qu được xác định qua 4 lần lặp, số lượng
quả cho mỗi lần lặp tuỳ thuộc từng loài. Chò nâu và Re hương là những loài
mà mỗi quả có một hạt nên không xác định chỉ tiêu số hạt trong mỗi quả. Dó
trầm là loài mỗi quả có 1 - 2 hạt nên việc xác định số hạt trong quả được tiến
hành cho mỗi lần lặp 50 quả, sau khi có số hạt trung bình/quả mới tính số hạt
trong 1 kg quả [1].
- Khối lượng quả được xác định qua 4 lần lặp, số lượng quả cho mỗi lần lặp
tùy thuộc từng loài, đối với Chò nâu mỗi lần lặp là 50 quả, Dó trầm 100 quả
và Re hương là 100 quả, sau khi có khối lượng quả trung bình, sẽ tính được số
quả trong 1 kg qu¶ [1].


22
2.5.2. Néi nghiƯp
2.5.2.1. Mét sè chØ tiªu kiĨm nghiƯm chÊt lượng sinh lý hạt giống cây rừng.
Việc kiểm nghiệm các chỉ tiêu sinh lý hạt giống được thực hiện theo
tiêu chuẩn ngành số TCN-33-2001 và dựa trên tiêu chuẩn của Hội kiểm
nghiệm Quốc tế (ISTA). Các chỉ tiêu kiểm nghiệm là khối lượng quả, tỷ lệ chế
biến hạt/quả, độ sạch, khối lượng 1.000 hạt, độ ẩm và tỷ lệ nảy mầm của hạt.
* Khối lượng (Trọng lượng- Weight) 1000 hạt (g): áp dụng phương pháp cân
khối lượng của ISTA. Mẫu hạt để xác định khối lượng 1.000 hạt được lấy ra từ
phần hạt sạch đà loại bỏ tạp chất. Thông thường khối lượng hạt được tính bằng 4

lần lặp của các mẫu, số hạt trong mỗi lần lặp phụ thuộc vào kích thước của
hạt, cụ thể như sau:
- Đối với hạt Dó trầm và hạt Re hương mỗi lần lặp là 100 hạt.
- Đối với Chò nâu kích thước hạt lớn nên số lượng hạt cho mỗi lần lặp là
20 hạt.
Dùng cân điện tử độ chính xác 0,01g, cân riêng khối lượng cho mỗi lần lặp.
Sau đó tính giá trị trung bình theo phương pháp bình quân cộng

1 n
X xi
n i1
Trong đó:

(2.1)

X: Giá trị trung bình
n: Số lần lặp
Xi: Trọng lượng mỗi lần lặp

Tính độ lệch chuẩn theo c«ng thøc:

S

1
(xi  x)2

n 1

(2.2)



23
Tính hệ số biến động theo công thức:

s
S(%) 100
x

(2.3)

Theo qui định của ISTA, nếu hệ số biến động < 4% thì giá trị trung bình chấp
nhận được và ngược lại, nếu hệ số biến động > 4% thì phải cân thêm 4 mẫu
nữa và tính lại độ lệch chuẩn. Nếu mẫu nào có sai khác quá 2 lần độ lệch
chuẩn so với giá trị trung bình thì phải bỏ đi trước khi tính giá trị trung bình mẫu.
Sau khi cân mẫu hạt qua các lần lặp kết quả tính được khối lượng 1.000 hạt và
số hạt trong 1 kg hạt [1], [20].
* Độ ẩm hạt (Moisture content) (%): Những hạt có kích thước trung bình như
Dó trầm và Re hương, độ ẩm được tính cho 4 lần lặp, mỗi lần lặp có khối
lượng là 5 - 10g, hạt Chò nâu có kích thước lớn nên khi lấy mẫu phải cắt nhỏ
hạt để cân khối lượng, mỗi lần lặp là 20g. Sau khi có mẫu cho 4 lần lặp ta cho
mÉu vµo tđ sÊy ë 1030C  20C trong 17 1 giờ, sau đó cho mẫu vào bình hút ẩm
khoảng 45 phút thì đem cân lại và tính được độ ẩm trung bình của hạt.
Độ ẩm của hạt tính theo c«ng thøc sau:

M2  M3
x100
M 2  M1
W(%) : Độ ẩm của hạt
W (%)


Trong đó:

(2.4)

M1: là trọng lượng (tính bằng gam) của hộp đựng (kể cả nắp)
M2: là trọng lượng (tính bằng gam) của hộp đựng (kể cả nắp) và
trọng lượng mẫu trước khi sấy
M3: là trọng lượng (tính bằng gam) của hộp đựng (kể cả nắp) và
trọng lượng mẫu sau khi sấy
Giữa các mẫu có sự chênh lệch, nếu sự chênh lệch đó nằm trong phạm
vi sai số cho phép thì kết quả xác định độ ẩm chấp nhận được, ngược lại nếu
chênh lệch đó vượt quá phạm vi cho phép thì kết quả đó bị huỷ. Theo qui định
của ISTA thì làm lại thí nghiệm.


×