Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng của một số dòng bạch đàn trồng thuần loài phục vụ cho công tác trồng rừng tại công ty lâm nghiệp đông bắc​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.48 KB, 80 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

Trường đại học lâm nghiệp

Trần Văn Trung

Nghiên cứu sinh trưởng của một số dòng
Bạch đàn trồng thuần loài phục vụ cho
công tác trồng rừng tại công ty Lâm
nghiệp Đông Bắc

Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp

Hà Nội, năm 2008


Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ nông nghiệp và PTNT

Trường đại học lâm nghiệp

Trần Văn Trung

Nghiên cứu sinh trưởng của một số dòng Bạch
đàn trồng thuần loài phục vụ cho công tác
trồng rừng tại công ty Lâm nghiệp Đông Bắc

Chuyên ngành: Lâm học


MÃ số: 60.62.60

Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hữu Vĩnh

Hà Nội, năm 2008



1

Đặt vấn đề
Bạch đàn được trồng ở nhiều vùng, nhiều nước trên thế giới. Do có những ưu
điểm vượt trội về sinh trưởng, đa dạng sản phẩm và thích nghi được với nhiều
dạng lập địa mà Bạch đàn được chọn là một trong những cây chủ lực để trồng
rừng cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và dân dụng. Cho dù còn nhiều tranh
luận về tính ổn định và ảnh hưởng của rừng trồng Bạch đàn đến môi trường
sinh thái thì trên thực tế, rừng trồng Bạch đàn đà và đang tăng rất nhanh cả về
số lượng và chất lượng. Rừng trồng Bạch đàn đà và đang đóng vai trò quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế xà hội của nhiều quốc gia và vùng lÃnh thổ,
góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân vùng núi.
ở ta, Bạch đàn được dẫn giống vào trồng từ những năm đầu của thế kỷ XX,
đà có nhiều công trình nghiên cứu về Bạch đàn nhưng chủ yếu là rừng trồng
bằng cây hạt. Những năm gần đây, nhờ có nhiều tiến bộ khoa học trong công
tác trồng rừng, nuôi cấy mô và dâm hom mà diện tích rừng trồng Bạch đàn
bằng cây mô hom tăng lên rất nhanh, thay thế dần cho cây hạt. Trong khi đó
những nghiên cứu về rừng trồng Bạch đàn bằng cây mô hom chưa nhiều, chưa
toàn diện hoặc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một vài năm đầu. Với 19 triệu ha
đất lâm nghiệp, trong đó trên 6 triệu ha đất trống đồi trọc, nhiều nơi đất đai

đà bị thoái hoá, trước sức ép về nhu cầu gỗ nguyên liệu không ngừng tăng lên,
yêu cầu phát triển rừng bền vững thì việc nghiên cứu rừng trồng Bạch đàn bằng
cây mô hom có ý nghĩa rất lớn về cả lý luận và thực tiễn.
Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc được nhà nước giao nhiệm vụ trồng rừng sản
xuất, cung cấp gỗ nguyên liệu cho ngành than, cho các nhà máy ván dăm, ván
bóc, cung cấp gỗ gia dụng và củi cho nhân dân, làm dịch vụ về giống cây và
kỹ thuật trồng rừng trong vùng Đông Bắc. Công ty đà được nhà nước giao cho
gần 23 nghìn ha đất để trồng rừng nguyên liệu, trong diện tích này chủ yếu là
đất Feralit phát triển trên đá mẹ Phiến thạch sét và đá mẹ Sa thạch. Trung bình
mỗi năm công ty trồng 1.000 ha rừng Bạch đàn thuần loài theo mô hình thâm


2

canh với chu kỳ 7 năm. Đến nay, trên 70% diện tích rừng của công ty được
trồng bằng cây Bạch đàn mô hom. Nhiều dòng Bạch đàn đà được trồng ở đây
nhưng việc nghiên cứu về các đối tượng này còn rất hạn chế. Để có cơ sở khoa
học cho việc chọn đất, chọn dòng Bạch đàn và đề xuất các biện pháp kỹ thuật
nhằm đem lại hiệu quả cao trong trồng rừng nguyên liệu bằng cây Bạch đàn,
chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu sinh trưởng của một số dòng Bạch
đàn trồng thuần loài phục vụ cho công tác trồng rừng tại Công ty Lâm
nghiệp Đông Bắc ”.


3

Chương 1
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1, Một số nghiên cứu cơ bản trên thế giới về Bạch đàn.
1.1.1, Khái quát về Bạch đàn trên thế giới.

* Theo Murray Bail, Bạch đàn xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 30
đến 50 triệu năm và được các nhà thám hiểm châu âu phát hiện vào những
năm 1770 tại Australia. Đến nay, trên toàn thế giới đà có số liệu thống kê về
hơn 700 loài Bạch đàn, giữa các loài có sự khác nhau rất lớn về kính thước,
hình dạng và màu sắc. Bạch đàn và được xem là một trong những loài cây cao
nhất trên thế giới ( tại Australia loài E.regnans cao tới 92 m ). Đa số các loài
Bạch đàn có nguồn gốc tại Australia, một số ít loài có nguồn gốc tại New
Guinea, Indonesia và một loài tại Bắc của quần đảo Philippines [41]. Hầu hết
các loài Bạch đàn có biên độ sinh thái rộng, sức đề kháng cao, tái sinh mạnh,
là cây có giá trị sử dụng nhiều mặt, gỗ cho công nghiệp ( giấy, khai thác mỏ,
than chì ), gỗ xây dựng, tinh dầu, ta nanh, mật hoa, củi... Đến nay, thế giới
đà có hơn 90 nước trồng Bạch đàn, đa số các nước này nằm ở vùng nhiệt đới
hoặc cận nhiệt đới, một số nước đứng đầu về trồng Bạch đàn là Braxin, Nam
Phi, ấn Độ, Trung quốc, Công Gô, Bồ đào nha, Tây ban nha, Israel, Chile [51].
* Vào đầu những năm 1950, Bạch đàn được cho là loài cây không thể nhân
giống bằng hom cành, nhưng nhờ có sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công
nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học ứng dụng trong lâm nghiệp, đến nay Bạch
đàn được xem là 1 trong những cây lâm nghiệp dễ nhân hom nhất. Tỉ lệ ra rễ
của hom Bạch đàn phụ thuộc vào loài cây, mùa vụ nhân hom và các biện pháp
xử lý ra rễ. Đa số các loài Bạch đàn được nhân hom từ tháng 9 năm trước đến
tháng 3 năm sau, tỉ lệ ra rễ đạt từ 49 đến 95 % [26].
* Đến nay, trên toàn thế giới đà trồng được hơn 225 triệu ha rừng, trong đó 3
loại cây Thông, Sa mộc và Bạch đàn chiếm tới 51 % tổng diện tích ( tương
đương với 115 triệu ha ). Rừng tự nhiên ngày càng bị suy giảm cả về số lượng


4

và chất lượng, những năm gần đây, trung bình mỗi năm toàn thế giới mất 7.3
triệu ha rừng tự nhiên. Công nghiệp chế biến, thị trường thương mại gỗ và các

sản phẩm từ gỗ ngày càng phát triển, năm 2004 thương mại gỗ tròn công
nghiệp là 120 triệu m3, chiếm 7% sản phẩm toàn cầu với giá trị 327 triệu đô la.
Nhu cầu về gỗ ngày càng tăng, gỗ dùng làm chất đốt cũng đóng vai trò rất
quan trọng, đặc biệt tại châu Phi, trung bình trên thế giới hàng năm có tới 40%
tổng lượng gỗ lấy ra từ rừng sử dụng làm chất đốt. Vì vậy, trồng rừng bằng các
loài cây mọc nhanh trong đó có Bạch đàn đang được nhiều nước khu vực châu
á, châu Phi và Mĩ la tinh quan tâm rất lớn [49].
* E.urophylla S.T.Blake là cây bản địa của Indonesia, phân bố chủ yếu ở các
đảo Timor, Flores, Wetar, Lembata, Alor, Adonara và Plantar với ®é cao tut
®èi tõ 180 ®Õn 3000 m, l­ỵng m­a bình quân năm từ 700 đến 2500 mm, nhiệt
độ bình quân năm từ 24 đến 28oc, mỗi năm có từ 2 đến 8 tháng mùa khô, chịu
được đất nghèo xấu và thích hợp với đất có độ ẩm cao trong mùa khô. Là loài
cây có biến động lớn về màu sắc của vỏ, hình dạng và kích thước của quả, cây
thường cao từ 25 đến 45 m với đường kính tới 1 m, trong điều kiện thích hợp
có thể cao tới 50 m và đường kính tới 2 m, thân thẳng và thon đều đến độ cao
2/3 chiều cao thân cây. Ra hoa kết quả sau khi cây được 2 đến 3 tuổi, thường
ra hoa vào mùa khô và 6 tháng sau thì quả chín, thụ phấn nhờ gió, côn trùng,
chim và một số động vật có vú, thường lai tự nhiên với E.grandis để tạo ra cơ
thể lai, trung bình từ 400000 đến 700000 hạt/kg. Một số xuất xứ nguyên sinh
của loài này tại Indonesia đang bị đe doạ nghiêm trọng [42], [43].
1.1.2, Sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn.
* Tại Brazin: Bạch đàn được dẫn giống vào trồng từ những năm 1910 với
mục đích là cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp gỗ tròn, than gỗ và
phòng hộ đồng ruộng. Trước những năm 1980, Bạch đàn được trồng rộng rÃi
bằng nguồn hạt thu hái tại chỗ của các loài E.grandis, E.saligna và E.alba,
năng suất đạt từ 13 đến 35 m3/ha/năm, sinh trưởng và năng suất rừng trồng dao


5


động trong phạm vi rất lớn. Sau năm 1980, nhờ có sự kết hợp giữa chọn lọc
dòng vô tính với nhân giống bằng hom để trồng rừng mà năng suất rừng trồng
không ngừng tăng lên, bình quân đạt từ 45 đến 75 m3/ha/năm, một số diện tích
trồng thí nghiệm đạt 100 m3/ha/năm. Cùng với mục tiêu năng suất rừng trồng
thì các vấn đề tăng tỉ trọng gỗ, tăng năng suất bột giấy, giảm tỉ lệ vỏ cũng được
quan tâm nghiên cứu [26]. Brazin là 1 trong những nước đứng đầu thế giới về
diện tích và năng suất rừng trồng Bạch đàn. Đến nay, Brazil đà có trên 5 triệu
ha rừng trồng Bạch đàn, trong đó 2 triệu ha rừng công nghiệp để sản xuất than
chì. Nhờ có các biện pháp quản lý phù hợp mà rừng trồng Bạch đàn đà được
duy trì và phát triển ổn định [44].
* Tại Congo: Từ năm 1972 đà thực hiện nhân hom và trồng các dòng Bạch
đàn ưu việt được chọn lọc từ những cây lai tự nhiên và nhân tạo. Từ năm 1978,
nước này đà tiến hành trồng rừng công nghiệp bằng cây Bạch đàn hom, tăng
trưởng bình quân của rừng trồng bằng một số dòng vô tính được chọn là 35
m3/ha/năm, trong khi đó của rừng trồng bằng hạt là từ 12 đến 25 m3/ha/năm.
Tiêu chuẩn để lựa chọn các dòng vô tính Bạch đàn ở đây là hình dạng thân cây,
năng suất rừng, khả năng ra rễ của hom và chất lượng gỗ để làm bột giấy [26].
* Tại Nam phi: Từ đầu những năm 1980 đà thực hiện trồng rừng Bạch đàn
để cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp giấy bằng cây hom của các dòng Bạch
đàn được tuyển chọn. Tăng trưởng bình quân của rừng trồng bằng cây hạt là 21
m3/ha/năm nhưng bằng cây hom của một số dòng tốt nhất là 40 m3/ha/năm.
Rừng trồng bằng các dòng vô tính sinh trưởng đồng đều hơn so với cây hạt,
cây trồng từ hạt có hệ số biến động về chiều cao lµ 11.5 %, vỊ D1.3 lµ 14.4 %,
vỊ thĨ tích là 31.3 % trong khi đó cây trồng từ hom có hệ số biến động về
chiều cao là < 10.0 %, vỊ D1.3 lµ < 9 %, vỊ thĨ tích là < 20 %. Chính phủ Nam
phi cũng đà quy định về diện tích rừng trồng mỗi dòng Bạch đàn vô tính không
vượt quá 5 % tổng diện tích rừng trồng Bạch đàn và cần phải có một bộ tối
thiểu 20 dòng Bạch đàn cho mỗi công ty trồng rừng Bạch đàn, không trồng lẫn



6

các dòng Bạch đàn mà trồng theo khối đơn dòng, mỗi khối khoảng 20 ha [26].
* Tại ấn độ: Từ những năm 1990 đà thực hiện cải thiện giống đối với cây
Bạch đàn, những năm đầu là chọn cây trội và nhân giống bằng hom thì tăng
trưởng bình quân của rừng tại tuổi 3 đạt 16 m3/ha/năm, vượt 50 % năng suất so
với trồng bằng hạt được chọn lọc. Cũng tại đây, khi đánh giá về hàm lượng
tinh dầu của cây mô Bạch đàn chanh cho thấy, rừng trồng sau 12 tháng tuổi
vẫn giữ được hàm lượng tinh dầu cao, tỉ lệ của chất Citronellal và Citronellol
giống như cây mẹ, cây mô trồng sau 2.5 tuổi đà ra hoa kết quả [26]. Kaumis
và Evans khi nghiên cứu về rừng trồng nguyên liệu bằng cây Keo và Bạch đàn
cho biết: Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng rừng
trồng trước khi khép tán, sản lượng rừng trồng Bạch đàn bị suy giảm là do
chưa quan tâm đến việc cải thiện độ phì cho đất [47].
* Tại Trung quốc: Từ giữa những năm 1970 đà thiết lập một số diện tích
rừng trồng Bạch đàn sinh trưởng nhanh, năng suất cao để cung cấp gỗ xây
dựng. Đến nay Trung quốc là một trong những quốc gia đứng đầu về diện tích
và sản lượng rừng trồng Bạch đàn, gỗ khai thác từ rừng trồng Bạch đàn chủ yếu
để làm gỗ dán, bột giấy. Tiêu chuẩn chủ yếu để lựa chọn đối với một dòng
Bạch đàn là sản lượng gỗ hoặc trọng lượng khô/ha. Xiaoyong khi điều tra và
phân tích về 27 dòng Bạch đàn đà được chọn lọc, trồng trên 3 dạng lập địa
khác nhau tại tuổi 3 cho thấy sản lượng gỗ đạt từ 14.94 đến 61.80 tấn/ha, chiều
cao từ 9.46 đến 13.72 m và D1.3 từ 6.26 đến 10.14 cm, trọng lượng tán lá từ
1.09 đến 4.41 kg/cây, tỉ trọng gỗ khô từ 0.40 đến 0.51 tấn/m3. Theo tác giả, sản
lượng gỗ của rừng phụ thuộc vào chiÒu cao ( h – m ), D1.3 ( d1.3 cm ), trọng
lượng lá ( L kg ), ®é dµy vá ( b – cm ) vµ tØ trọng gỗ khô ( wd tấn/m3 ) theo
công thức L = 1.698h + 2.28 d1.3 + 2.095 l – 0.680 b + 1.988 wd [45]. Li và
Chen khi nghiên cứu về lập địa và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh ( làm đất,
tỉa thưa...) và lượng xói mòn sau khai thác có nhận xét là: Trồng rừng đơn giản,
thuần loài, khai thác trắng đà làm mất đi lớp đất mặt ngay sau khai thác, cỏ dại



7

xâm thực và suy giảm sản lượng rừng ở luân kú sau [48].
* T¹i mét sè n­íc thc vïng nhiƯt đới, Davidson [50] khi nghiên cứu vai
trò của giống và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh ( thành phần ruột bầu, nhiễm
vi khuẩn cộng sinh, làm đất, bón phân, làm cỏ...) đến sinh trưởng thể tích gỗ
của Bạch đàn và Keo, trên một số dạng lập địa cho kết quả như sau:
ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh trưởng thể tích gỗ (%)
Giai đoạn
tuổi
Vườn ươm
1
3
6

Cải
thiện
giống
15
17
50
60

Làm
cỏ
5
32
26

20

Làm Hàm lượng Nhiễm
đất
NPK
vi khuẩn

17

40
34
24
20

20

Thành
phần ruột
bầu
20

Từ nghiên cứu này cho thấy: Sinh trưởng của Keo và Bạch đàn ở mỗi giai
đoạn tuổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trong đó chất lượng giống, cung
cấp chất dinh dưỡng và các biện pháp chăm sóc là 3 yếu tố quyết định đến sinh
trưởng gỗ của cây trồng. Làm đất chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng
trong những năm đầu, khi tuổi càng tăng thì ảnh hưởng của chất lượng giống
đến năng suất rừng trồng càng rõ.
1.1.3, Những tồn tại của rừng trồng Bạch đàn.
* Tại California: Bạch đàn được đưa vào trồng từ những năm 1850, đến đầu
thế kỷ XX, được sự khuyến khích của chính phủ, diện tích rừng trồng tăng lên

nhanh chóng với hy vọng rằng rừng trồng Bạch đàn sẽ là nguồn để thay thế,
cung cấp gỗ tròn cho xây dựng và đóng đồ gia dụng nhưng đà không thành
công do khai thác rừng ở tuổi nhỏ, thớ gỗ bị xoắn và dễ bị nứt dọc. Mặt khác,
loài E.globulus được trồng để chắn gió cho các đường cao tốc, các vườn cây ăn
quả, các trang trại, làm cây che bóng tại các công viên nhưng sau đó, Bạch đàn
đà bị phản đối vì cho rằng đà cạnh tranh với cây bản địa và không hỗ trợ cho
các loài động vật địa phương. Ngoài ra vào năm 1991, cháy rừng tại Oakland


8

Hills đà phá huỷ 3000 ngôi nhà và làm chết 25 người chủ yếu do nhiệt quá lớn
bởi những cây Bạch đàn trồng gần nhà. Một số nơi khác, rừng Bạch đàn cũng
đà được thay thế bằng các loài cây bản địa vì cho rằng dẫn giống Bạch đàn vào
trồng đà mang theo sinh vật hại từ Australia vào bang này [51].
* Tại Thái lan: Diện tích rừng trồng Bạch đàn không ngừng tăng lên trong
10 năm gần đây, đến nay nước này đà có gần 0.5 triệu ha rừng trồng Bạch đàn.
Bạch đàn được trồng nhằm để cung cấp gỗ cho nhu cầu trong nước và xuất
khẩu. Nấm bệnh là một trong những nguyên nhân chính làm giảm sản lượng,
chất lượng và giá trị của rừng trồng Bạch đàn nơi đây. ĐÃ có ít nhất 25 loài
nấm gây bệnh hại lá, chồi non, cành và thân của Bạch đàn trồng bằng các dòng
vô tính, bệnh đốm lá do nấm Cryptosporiopsis eucalypti gây hại lớn nhất, sau
đó là bệnh loét thân, cành. Theo nghiên cứu thì chất hoá học chỉ phát huy hiệu
quả trong giai đoạn vườn ươm, đối với rừng trồng thì cần lựa chọn các dòng có
khả năng kháng bệnh cao [46].
1.1.4, Nhận xét chung từ những nghiên cứu về Bạch đàn trên thế giới.
- Nhu cầu gỗ trên thế giới tăng lên nhanh chóng đặc biệt là gỗ nguyên liệu
cho công nghiệp, gỗ làm chất đốt. Rừng tự nhiên bị suy giảm và không thể đáp
ứng đủ nhu cầu về gỗ, trồng rừng bằng những loài cây mọc nhanh nói chung
và Bạch đàn nói riêng sẽ giúp làm giảm áp lực gỗ vào rừng tự nhiên.

- Mặc dù còn nhiều tranh luận về mặt kinh tế, môi trường sinh thái và xà hội
của rừng trồng Bạch đàn nhưng trên thực tế diện tích trồng rừng Bạch đàn
đà và đang tăng lên nhanh chóng, kinh doanh rừng trồng Bạch đàn đà và đang
mang lại nhiều hiệu quả to lớn.
- Những nghiên cứu về rừng trồng Bạch đàn chủ yếu tập trung vào nâng cao
năng suất của rừng, chưa có những đánh giá mang tính kết hợp giữa các vấn đề
năng suất, sinh thái, xà hội và kinh tế.
1.2, Chính sách của nhà nước, quan điểm của các nhà khoa học và một số
nghiên cứu cơ bản về rừng trồng Bạch đàn ở Việt nam.


9

1.2.1, Chủ trương, chính sách và một số quan điểm về trồng rừng Bạch đàn.
- Trong pháp lệnh giống cây trång sè 15 cđa ban th­êng vơ qc héi có
ghi Ưu tiên đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng
mới... Khuyến khích và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp sử dụng giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt,
chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi, đáp ứng yêu cầu thị trường [37].
- Trong quyết định 661 của chính phủ ghi rõ Tập trung chỉ đạo việc nghiên
cứu, tuyển chọn, lai tạo, nhập nội các giống cây rừng có khả năng thích nghi
tốt, đạt hiệu quả cao... [4].
- Đến hết 2005, cả nước có 0,63 triệu ha rừng nguyên liệu công nghiệp, còn
6.16 triệu ha đất trống đồi núi trọc chủ yếu là đất bị thoái hoá, đây là tiềm
năng nhưng cũng là thách thức cho phát triển lâm nghiệp... Đến 2020, thiết lập,
quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng gồm 8.4 triệu ha
rừng sản xuất, trong đó 4.15 triệu ha rừng trồng nguyên liệu tập trung[6].
- Đánh giá về kết quả 5 năm thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha, K.S Nguyễn
Ngọc Bình cho rằng cần tập trung để phát triển rừng kinh tế cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp giấy, gỗ trụ mỏ, ván nhân tạo theo phương thức thâm

canh, sử dụng giống được cải thiện cho năng suất cao [1].
- Theo T.S Thái Văn Trừng [34], quần hợp Bạch đàn trong kiểu phụ nuôi trồng
nhân tạo trên đất thoái hóa sau trồng rừng là một kiểu phụ nhân tác tự ổn định
được ở Việt nam và có thể lan rộng trên diện tích lớn tại các vùng trung du,
trên các đồi trọc.
- Nguyễn Công Tạn [32], tài liệu nghiên cứu của nhiều nước đà khẳng định
Bạch đàn cũng là 1 cây lâm nghiệp có giá trị, làm nguyên liệu giấy, sản xuất
gỗ nhân tạo, gỗ trụ mỏ, được trồng ở 96 nước, Bạch đàn cùng với Bạch dương,
Thông đà trở thành 3 cây lâm nghiệp mọc nhanh chủ lực của thế giới.
- Theo T.S Lê Đình Khả [20], nói đến rừng sản xuất là phải nói về năng suất.
Đất trồng rừng của ta chủ yếu là đất đồi trọc nghèo dinh dưỡng nên khó đưa


10

cây bản địa vào gây trồng. Loài cây được chọn cho trồng rừng phải đáp ứng
yêu cầu cơ bản là phù hợp với mục tiêu kinh tế, có thị trường tiêu thụ, mau đưa
lại hiệu quả, phù hợp với sinh thái và lập địa nơi trồng, có hiểu biết về kỹ thuật
gây trồng. Bất kể cây ngoại lai hay cây bản địa đều phải đáp ứng các tiêu
chuẩn này, càng đáp ứng bao nhiêu thì càng đạt hiệu quả trồng rừng bấy nhiêu.
Cây ngoại lai hay cây bản địa đều quan trọng và đều được gây trồng nếu nó
đáp ứng mục tiêu kinh tế và/hoặc phòng hộ và các yêu cầu khác đà đặt ra.
- Theo T.S Đỗ Đình Sâm [29], lựa chọn tập đoàn và cơ cấu cây trồng Lâm
nghiệp là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Không nên phân biệt cây
bản địa và cây nhập nội hoặc phê phán các loài cây nhập nội, trong điều kiện
đất đai bị thoái hóa mạnh sau mất rừng thì chỉ có một số loài cây nhập nội có
khả năng tồn tại, sinh trưởng phát triển được đặc biệt là các loài Bạch đàn và
Keo. Rừng công nghiệp đa số được trồng bằng các loài cây mọc nhanh, trên
đất đà bị thoái hóa thì cần phải cần có đầu tư thích đáng, áp dụng các biện
pháp bảo vệ và nâng cao độ phì đất. Cây trồng được lựa chọn không thể đòi hỏi

nhanh chóng phục hồi độ phì đất. Khi lựa chọn cây trồng phải chú ý đến mục
tiêu kinh tế, nhanh chóng mang lại lợi ích càng sớm càng tốt.
Từ những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, quan điểm của các
nhà khoa học thì việc kinh doanh rừng trồng Bạch đàn cần được xem xét một
cách thoả đáng, đúng với vai trò và ý nghĩa của nó. Việc lựa chọn loài cây,
chọn dòng vô tính phải đáp ứng được các yêu cầu về năng suất, có thị trường
tiêu thụ ổn định, bảo vệ và cải tạo môi trường, nâng cao đời sống cho người
trồng rừng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu về gỗ cho xà hội.
1.2.2, Những nghiên cứu cơ bản về rừng trồng Bạch đàn.
1.2.2.1, Khảo nghiệm, chọn tạo giống..
- Bạch đàn nhập vào Việt Nam từ khoảng những năm 1930 nhằm mục đích
trồng thành các dải, các băng cản lửa quanh các khu rừng Thông. Bạch đàn
trắng ( E.tereticornis ) mọc tốt trên các đồi khô kiệt, Bạch đàn đỏ ( E.robusta )


11

mọc quằn quèo trên các đồi dốc, bị xói mòn và chỉ có thể đạt kích thước lớn
trên các loại đất sâu và đồng lầy. Nhờ cày cuốc theo đường đồng mực trên các
đồi trọc tại Quảng Ninh Bạch đàn đỏ mới trồng đà sớm khép tán và sinh trưởng
nhanh. Năm 1959, trồng thử Bạch đàn chanh ( E.maculata var citriodorata )
trên các đồi trọc và đạt kết quả tốt. Từ năm 1960, chúng ta đà nhập nhiều hạt
giống của Bạch đàn liễu ( E.exerta ) và phát triển rộng cây này trên các đồi
trọc vùng Vĩnh Phú. Việt nam đà thí nghiệm thành công việc trồng các loài
Bạch đàn trên đất có cỏ guột + cỏ lông mi nhưng do đất khô kiệt và nông cạn
nên chỉ có thể sản xuất được gỗ trụ mỏ và củi [34].
- Bạch đàn là một trong những cây được khảo nghiệm loài sớm nhất ở nước ta.
Từ đầu những năm 1930, người Pháp đà khảo nghiệm loài trong đó có Bạch
đàn trắng ( E.camaldulesis ), Bạch đàn đỏ ( E.robusta ) ở một số vùng sinh
thái chính trong cả nước. Trong những năm 1950, trồng khảo nghiệm 18 loài

Bạch đàn ở vùng Đà Lạt, trong đó 2 loài E.microcorys và E.saligna là thích
ứng khá nhất, sinh trưởng nhanh nhất, sau 40 năm thì D1.3 đạt từ 50 đến 60 cm
và Hvn từ 35 đến 45 m, đời sau của những cây này vẫn thể hiện sự ưu việt về
sinh trưởng và hình dáng thân cây [18].
- Từ 1979-1989, Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Phù Ninh thực hiện khảo
nghiệm loài, xuất xứ và dòng Bạch đàn tại Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang.
Kết quả cho thấy, loài E.urophylla luôn có mặt trong nhãm sinh tr­ëng tèt
nhÊt, xuÊt xø Lewotobi lµ xuÊt xø tốt nhất, xuất xứ này không những có sinh
trưởng tốt mà còn có tỉ lệ cây thẳng nhiều, hiệu suất tạo bột khá . Năm 1995,
tại đây đà khảo nghiệm dòng vô tính, 15 dòng của Bạch đàn E.urophylla được
chọn từ rừng trồng trong vùng nguyên liệu giấy và 2 dòng nhập từ Trung Quốc
( U16 và GU43 ), đối chứng là E.urophylla hạt. Kết quả cho thấy, tại 39 tháng
tuổi nhiều dòng vượt trội đáng kể so với Đ.C cả về đường kính, chiều cao và
thể tích thân cây, trong đó PN14, PN2, PN32, PN18, PN19 luôn là những
dòng sinh trưởng nhanh nhất. Các dòng vô tính có tØ lƯ c©y sèng cao ( sau 2


12

năm hầu hết còn sống > 90% ), độ đồng đều cao hơn nhiều so với cây hạt. Kết
quả theo dõi sinh trưởng của một số dòng Bạch đàn 4,5 tuổi tại Gia Thanh-Phú
Thọ như sau [15].
Dòng

Tỉ lệ sống (%) Hvn (m)

U16
PN14
GU8
U6


100.0
93.3
100.0
90.0

13.6
13.5
14.4
14.4

SHvn%
14.8
10.1
13.5
10.8

D1.3 (cm)

SD1.3%

V (dm3)

9.4
5.1
38.57
10.4
10.8
47.43
10.9

18.3
54.20
10.7
8.8
51.88
Nguồn: Mai Đình Hồng 2004

Theo nghiên cứu cho thấy, dòng U16 và GU8 có tỉ lệ sống rÊt cao ( 100% ),
sinh tr­ëng D1.3, Hvn vµ V của dòng GU8 là lớn nhất.
- Các giống cây lai cũng đà được sử dụng để trồng rừng trong 10 năm trở lại
đây, cây lai thường có năng suất và tính chống chịu cao hơn so với bố mẹ.
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện Lâm nghiệp đà khảo nghiệm
về giống lai nhân tạo của Bạch đàn, được trồng tại Thụy Phương và Ba Vì từ
1998 đến 2001 cho kết quả như sau:
Tổ hợp lai
U29E1
U29E4
E1U29
E4U29
U29
E4
E1

Thụy Phương Hà nội
D1.3 (cm) Hvn (m)
14.5
13.5
13.4
11.5
9.8

6.6
5.8

14.1
14.3
14.3
13.5
11.4
9.5
8.3

V (dm3)
119.5
104.1
102.9
75.0
46.0
21.6
8.5

Ba Vì - Hà Tây
D1.3 (cm) Hvn (m)
9.2
8.3
8.1
8.8
5.6
5.5
5.0


11.6
10.9
10.7
11.6
8.2
8.9
7.6

V (dm3)
40.0
30.4
29.3
37.5
11.0
12.6
8.7

Nguồn: Lê Đình Khả 2002
Nghiên cứu này cho thấy: Sinh trưởng của cây lai không chỉ chịu ảnh hưởng
của đặc tính di truyền mà còn chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Sinh
trưởng của cây lai tại Thụy Phương gấp 3 lần tại Ba Vì, vì vậy chọn lập địa


13

thích hợp có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng suất rừng trồng Bạch đàn
lai. Khảo nghiệm tại công ty Lâm nghiệp Hòa Bình từ 2001 đến 2002 cho thấy
các tổ hợp lai UC, UE và EU có sinh trưởng nhanh hơn PN2, PN14 và U6 [25].
Từ những nghiên cứu trên cho thấy: Việc khảo nghiệm loài, khảo nghiệm
xuất xứ, khảo nghiệm dòng vô tính đối với Bạch đàn nhằm chọn ra loài, xuất

xứ, dòng vô tính phù hợp với điều kiện của từng khu vực có vai trò quyết định
đến hiệu quả của công tác trồng rừng. Các nghiên cứu đều nhằm mục đích
chọn ra cây sinh trưởng nhanh, năng suất cao.
1.2.2.2, ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng rừng trồng.
- Theo T.S Ngô Đình Quế cho rằng điều tra lập địa là cơ sở để chọn loài cây
trồng, đưa ra các giải pháp thích hợp và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm
nâng cao năng suất rừng trồng. Các yếu tố quan trọng có liên quan đến sinh
trưởng của rừng là đá mẹ và loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất và tỉ lệ đá lẫn,
thảm thực vật chỉ thị [28].
- T.S Nguyễn Hoàng Nghĩa cho rằng, khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh
trưởng và năng suất của rừng trồng, đặc biƯt lµ rõng trång kinh tÕ. Ỹu tè khÝ
hËu cã ảnh hưởng lớn nhất là lượng mưa hàng năm, nhiệt độ bình quân năm,
nhiệt độ bình quân của tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất. Xác định nhu cầu
khí hậu mới chỉ là bước đi đầu tiên của cả chặng đường dài cho mỗi loài cây,
hoàn cảnh lập địa và đất đai là những bước đi chính tiếp theo để có được những
thông tin cơ bản nhằm dự đoán sớm về năng suất và sản lượng của rừng trồng.
Theo tác giả, nhu cầu khí hậu của 1 số loài Bạch đàn như sau: Lượng mưa từ
800 - 4000 mm/năm, nhiệt độ bình quân năm từ 18 đến 28oc, nhiệt độ bình
quân tháng nóng nhất từ 22 đến 38oc và tháng lạnh nhất từ 5 đến 22oc [33].
- K.S Mai Đình Hồng khi đánh giá kết quả trồng thử một số dòng Bạch đàn tại
Phú Thọ cho thấy: Trên cùng một dạng đất, ở tuổi 7 chênh lệch về trữ lượng
cây đứng giữa dòng PN2 với U16 tại Lâm trường Tam Thanh là 211% và tại
Lâm trường Đoan Hùng là 181%. Trong cùng một dòng PN2 ở tuổi 6, trồng tại


14

Đoan Hùng ( dạng đất 2 ), trữ lượng cây đứng là 159 m3/ha, trồng tại Xuân Đài
( dạng đất 2 ), trữ lượng cây đứng là 135 m3/ha, trồng tại Vạn xuân ( dạng đất
1 ), trữ lượng cây đứng là 120 m3/ha [14].

- Nguyễn Huy Sơn khi đánh giá năng suất rừng trồng E. urophylla trên 3 loại
đất khác nhau ở Tây Nguyên với cùng biện pháp kỹ thuật thâm canh cho biết:
Sinh trưởng rừng trồng trên đất khác nhau là khác nhau. Trên đất xám phát
triển trên đá Granit, sau 4 đến 5 tuổi, tăng trưởng của rừng đạt 20 đến 24
m3/ha/năm. Trên đất nâu đỏ phát triển trên đá macma acid, sau 6 tuổi, tăng
trưởng của rừng đạt 12 m3/ha/năm. Trên đất bazan thoái hóa sau 4 tuổi, tăng
trưởng của rừng đạt 11 m3/ha/năm [31].
Từ những nghiên cứu trên đây cho thấy: Đất và khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt
đến sinh trưởng và sản lượng của rừng trồng Bạch đàn, trong đó đất là yếu tố
quyết định.
1.2.2.3, ảnh hưởng của việc làm đất đến sinh trưởng rừng trồng.
- T.S Đỗ Đình Sâm và cộng sự khi theo dõi tăng trưởng của rừng Bạch đàn
trồng trên đất đà bị thoái hóa, độ dốc thấp tại Phù Ninh, thấy rằng: Tăng
trưởng rừng Bạch đàn ở tuổi 8 trên đất được cày ngầm đạt 16 m3/ha/năm, trong
khi đó nơi làm đất bằng thủ công chỉ đạt 5 m3/ha/năm [30].
- Trong trồng rừng thâm canh tại công ty Lâm nghiệp Đông Bắc, công ty đÃ
áp dụng một số biện pháp làm đất thủ công đối với rừng trồng Bạch đàn như
sau: Cuốc lật toàn diện, cuốc lật theo băng réng 1.5 m, cc lËt cơc bé theo hè
víi ®­êng kính 1.2 m. Kết quả là trong 3 năm đầu, có sai khác rõ rệt về sinh
trưởng D1.3 và Hvn, cây trồng được cuốc lật toàn diện sinh trưởng nhanh nhất
sau đó đến cuốc theo băng và cuối cùng là cuốc theo hố [7].
Từ các nghiên cứu trên cho thấy: Việc làm đất thủ công hay cơ giới, toàn
diện hay cục bộ là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của nơi trồng rừng ( độ dốc
của đất, nguồn nhân lực, vật lực, nhu cầu của cây trồng ), trong trường hợp đất
bằng đà bị thoái hóa và đủ khả năng về kinh tế thì có thể làm đất bằng c¬ giíi.


15

Ngược lại, nơi đất còn tốt, độ dốc cao thì nên làm đất cục bộ bằng thủ công.

1.2.2.4, ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng rừng trồng.
- Nguyễn Đức Minh khi nghiên cứu về bón phân cho Bạch đàn Urophylla tại 6
địa điểm khác nhau cho biết: Hiệu lực của phân NPK luôn cao hơn phân vi
sinh hoặc supe lân, bón 300 g NPK/gốc có hiệu lực cao hơn bón 200 g
NPK/gốc hoặc 100 g NPK/gốc [24].
- Tại Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc đà thử nghiệm bón lót theo 6 công thức
cho Bạch đàn Urophylla. Theo dõi trong 3 năm cho thấy, cây sinh trưởng tốt
nhất khi bón 200 g NPK5-10-3/gốc. Cũng tại đây, đà bón chế phẩm nÊm céng
sinh ( nÊm cỉ ngùa, bãn trùc tiÕp vµo bầu cho cây con trước khi trồng 1 tháng )
cho Bạch đàn Urophylla trên 2 dạng đất với 3 công thức bón. Kết quả là ở
những nơi đất nghèo xấu, nấm cộng sinh phát huy hiệu lực cao hơn ở nơi đất
tốt. Sinh trưởng D1.3 và Hvn của cây được nhiễm nấm cộng sinh thì từ giai đoạn
vườn ươm đến 2 tuổi cao hơn cây không được bón từ 10 đến 20%. Công thức
bón 2 g chế phẩm cộng sinh/cây cho sinh trưởng tốt nhất [7].
Từ những kết quả trên cho thấy, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể ( loài cây,
loại đất, loại phân, nguồn nhân lực...) để lựa chọn lượng bón và phương thức
bón thích hợp. Nhìn chung, phân chuồng thì nên bón lót, phân khoáng có thể
sử dơng cho bãn lãt vµ bãn thóc. NÕu cïng 1 lượng phân, bón nhiều lần sẽ hiệu
quả hơn bón 1 lần.
1.2.2.5, ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng rừng trồng.
- Huỳnh Đức Nhân (2001) khi nghiên cứu về mật độ của rừng Bạch đàn
Urophylla tại vùng Trung Tâm với 3 công thức trồng là 1100, 1300 và 1600
cây/ha, cho biết: Sau 7 năm trữ lượng rừng trồng mật độ 1300 với 1600 là
tương đương, hiệu quả kinh tế của rừng trồng 1100 cây/ha với 1600 cây/ha là
tương đương.
- Tại Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc, Bạch đàn đà trồng đại trà với các mật độ
2500, 2000, 1600 và trồng thử nghiệm 1330, 1100 cây/ha. Kết quả là sau 6


16


tuổi, trong 3 loại mật độ trồng đại trà thì rừng trồng mật độ 1600 cây/ha cho
trữ lượng cao nhất. Rừng trồng 1100 và 1300 cây/ha sau 1 tuổi đà giao tán, sau
4 tuổi thì trữ lượng rừng của 2 loại mật độ này là tương đương.
Từ những đánh giá trên cho thấy: Tuy mật độ là nhân tố rất quan trọng ảnh
hưởng đến hiệu quả đầu tư của rừng trồng Bạch đàn nhưng những nghiên cứu
về mật độ chưa nhiều, song trồng rừng Bạch đàn nên thực hiện ở mật độ từ
1100 đến 1300 cây/ha.
1.2.2.6, ảnh hưởng của sâu bệnh hại đến sinh trưởng rừng trồng.
- Hodges khi đánh giá nấm bệnh gây hại cây con trong vườn ươm và trên đồi
của rừng trồng Bạch đàn tại vùng Trung Tâm cho biết: Nấm Botrytis cinerea
làm tổn thương lá và thân cây con Bạch đàn trắng ( E. camaldulensis ) và Bạch
đàn Uro ( E. urophylla ) trong vườn ươm, nấm Cryphonectria cubensis gây
bệnh thối mục thân trong giai đoạn rừng trồng [13].
- Đầu những năm 1990, Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp vùng Đông Nam
Bộ đà đánh giá thiệt hại do nấm gây bệnh hại Bạch đàn tại Đồng Nai, Tây
Ninh, Sông Bé và phía Nam của Thuận Hải. Kết quả là trong 3 năm liên tiếp (
1988-1990 ), cã 3 lo¹i nÊm ( Cylindroladium, Macrophoma và Cercospora ) là
tác nhân gây bệnh trên lá Bạch đàn. Nấm bệnh xuất hiện vào đầu tháng 7 trên
toàn bộ tán lá và phát triển mạnh từ tháng 12 đến hết mùa mưa. Tỉ lệ nhiễm
bệnh tại vùng đất Feralit cao hơn vùng đất Bazan và đất bồi tụ. Rừng được
chăm sóc tốt hơn thì bị thiệt hại do bệnh ít hơn. Bạch đàn có xuất xứ khác nhau
thì mức độ dễ bị nhiễm bệnh khác nhau [3].
- Năm 1993, nghiên cứu về nấm bệnh trong vườn ươm và rừng trồng thuộc dự
án WFP 4304 tại 13 tỉnh. Kết quả cho thấy, nấm Fusarium, Pestalotiopsis và
Bororytis liên quan đến bệnh chết yểu cây con trong vườn ươm. Nấm
Cylindrocladium đà gây bệnh trên cây giống Bạch đàn tại Thừa Thiên Huế và
Quảng Trị, nấm Phaeoseptoria eucalyptic gây bệnh đốm lá ở Bạch đàn E.
Camaldulensis, E. teriticornis vµ E. urophylla [3].



17

- Phạm Văn Mạch (1994), điều tra thiệt hại do nấm bệnh gây ra trên Bạch đàn
tại Miền Nam cho biÕt: Cã 3 tæ chøc nÊm Phyllosticta spp, Bottryodiplodia
theobromae và Bispora được coi là liên quan đến căn bệnh chết ngược
nhưng nguyên nhân chính xác gây nên bệnh này thì chưa rõ. Bạch đàn trắng (
E. camaldulensis ) xuất xứ Pettford cã nguy c¬ nhiƠm bƯnh cao nhÊt nh­ng
xt xø Katherine lại ít bị nhiễm bệnh nhất, loài E. tereticornis bị bệnh không
đáng kể. Lập địa bằng phẳng và kém thoát nước thì bệnh gây ảnh hưởng nhiều
hơn. Phun thuốc chống nấm trên rừng trồng cũng không có hiệu quả [3].
- Một số nghiên cứu tại công ty Lâm nghiệp Đông Bắc cho thấy: Dòng U6
thường bị bệnh cháy lá do nấm Cylindrocladium quinqueseptatum vào những
tháng có lượng mưa thấp và chủ yếu từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm
sau, bệnh khô cành ngọn do nấm Cryptosporiopsis eucalypti và thường xuất
hiện từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Dòng PN14 thường bị bệnh thối thân
do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, bệnh thường gây hại ở cây trồng dưới 2
tuổi, nặng nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 khi lượng mưa, độ ẩm không khí và
nhiệt độ môi trường cao, khi cây bị bệnh thì chết rất nhanh ( thường sau 1 tuần
), có những nơi cây bị chết đến 70%. [7]
Từ những nghiên cứu trên cho thấy: Loại bệnh, mức độ gây hại phụ thuộc
vào các yếu tố: Loài cây, xuất xứ, dòng Bạch đàn; Giai đoạn tuổi ( vườn ươm,
rừng trồng ); Bộ phận của cây ( lá, cành, thân, rễ ); Nhiệt độ, độ ẩm không khí
và lượng mưa; Loại đất trồng và biện pháp chăm sóc. Vì vậy, để giảm thiểu
thiệt hại do nấm bệnh gây ra thì cần phải áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ
thuật trong trồng rừng Bạch đàn.
1.2.2.7, Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Bạch đàn.
- Rừng trồng Bạch đàn bằng cây mô hom, chu kỳ 5 đến 7 năm thì mức đầu tư
bình quân vào khoảng 5 đến 7 triệu đ/ha, năng suất bình quân cao nhất đạt 20
m3/ha/năm đối với phía Bắc và 25 m3/ha/năm đối với phía Nam, nếu bán giá

cao nhất thì có thể thu lÃi khoảng 4 đến 6 triệu đồng/ha/năm [8].


18

- K.S Mai Đình Hồng khi đánh giá hiệu quả của rừng trồng các dòng PN2,
PN14 và U15 bằng cây mô hom với chu kỳ 7 năm thì sản lượng xấp xỉ đạt 100
m3/ha, với đầu tư 11.3 triệu đ/ha và lÃi vay 0.54%/tháng thì lÃi cả chu kỳ đạt
14.1 triệu đồng/ha [14].
- K.S Nguyễn Thanh Vân [38], khi đánh giá hiệu quả rừng trồng Bạch đàn tại
Lạng Sơn, Bắc Giang ( nghiên cứu tại tuổi 3 và đánh giá cho cả chu kỳ 7 năm )
cho kết quả như sau:
Địa điểm
Lạng sơn

Bắc giang

Dòng

NPV (đồng)

BCR

IRR(%)

Urophylla hạt

20.978.695

3.34


29.02

U6

19.844.516

3.08

27.3

PN

26.465.046

3.83

31.6

Urophylla hạt

10.324.496

2.02

19.42

U6

3.106.889


1.29

11.47

PN

20.525.114

2.95

26.44

Nguồn: Nguyễn Thanh Vân 2003
Từ những đánh giá trên cho thấy: Sản lượng, thời gian của chu kỳ kinh doanh,
giá bán của sản phẩm, lÃi suất vay quyết định lợi nhuận của rừng rừng trồng
Bạch đàn. Nâng cao năng suất rừng trồng là giải pháp tốt nhất nhằm mang lại
hiệu quả cao trong trồng rừng Bạch đàn.
1.2.2.8, Nhận xét chung về rừng trồng Bạch đàn ở nước ta.
- Đảng và nhà nước đang dành sự quan tâm lớn đến công tác trồng rừng bằng
những loài cây mọc nhanh trong đó có Bạch đàn nhằm sớm cung cấp đủ gỗ
cho nhu cầu phát triển trong nước, tiến tới xuất khẩu, góp phần xoá đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống cho người dân vùng núi.
- Không nên phân biệt cây bản địa với cây nhập nội, lựa chọn cây trồng phải
trên cơ sở của điều kiện lập địa, có thị trường tiêu thụ, đáp ứng được mục tiêu
trồng rừng và sớm mang lại hiệu quả. Trong điều kiện đất đai bị thoái hoá, cây
bản địa không thể tồn tại và phát triển được thì việc trồng rừng bằng cây Bạch


19


đàn, Keo, Thông là cần thiết.
- ĐÃ có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu về rừng trồng Bạch đàn ở nhiều
khía cạnh với các góc độ khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là
nâng cao năng suất và hiệu quả rừng trồng. Những kết quả nghiên cứu đà và
đang được ứng dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần vào
phát triển rừng trồng Bạch đàn ở nước ta.
Tại Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc nói riêng và vùng Đông Bắc nói chung
chưa có một công trình nào theo dõi hoặc nghiên cứu về rừng trồng thâm canh
Bạch đàn bằng cây mô hom trong cả một chu kỳ kinh doanh ( 7 năm ). Tại đây
có trồng những dòng Bạch đàn đà được Bộ công nhận nhưng cũng có dòng
chưa được công nhận ( dòng U16 ). Vì vậy, chúng tôi hy vọng những kết quả
nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu sinh trưởng của một số dòng Bạch đàn
trồng thuần loài phục vụ cho công tác trồng rừng tại Công ty Lâm nghiệp
Đông Bắc sẽ góp phần nhất định vào lý luận và thực tiễn kinh doanh rừng
trồng Bạch đàn vùng Đông Bắc.


20

Chương 2
Đối tượng, phạm vi, mục tiêu, nội dung và phương pháp
nghiên cứu.
2.1, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Bốn dòng Bạch đàn GU8 ( E.gradis x E.urophylla ), PN14 ( E.urophylla ), U6
( E.urophylla ) , U16 ( E.urophylla ) trồng bằng cây hom và Đối chứng
(E.urophylla trồng bằng cây hạt ) thuần loài, 7 tuổi, trên đất Feralit phát triển
trên đá mẹ Phiến thạch sét và đất Feralit phát triển trên đá mẹ Sa thạch, tại ba
lâm trường Hữu lũng I, lâm trường Hữu lũng II và lâm trường Đồng sơn thuộc
công ty Lâm nghiệp Đông Bắc.

2.2, Mục tiêu nghiên cứu.
- Trên hai dạng đất Phiến thạch sét và Sa thạch thì sinh trưởng, tăng trưởng,
chất lượng và hiệu quả của Bạch đàn trồng trên đất nào cao hơn?
- Trên cùng dạng đất thì sinh trưởng, tăng trưởng, chất lượng và hiệu quả của
dòng Bạch đàn nào cao hơn?
- Phân bố, tương quan của Bạch đàn trồng trên hai dạng đất Phiến thạch sét và
Sa thạch thế nào?
2.3, Nội dung nghiên cứu.
2.3.1, Sinh trưởng và tăng trưởng:
- Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính 1.3 m, chiều cao vút ngọn, thể tích
thân cây và trữ lượng rừng.
- Sinh trưởng đường kính tán lá, chiều cao dưới cành và hƯ rƠ.
2.3.2, Ph©n bè N - D1.3, N – Hvn và tương quan Hvn - D1.3, Dt - D1.3.
2.3.3, Chất lượng rừng và tình hình sâu bệnh hại.
2.3.4, Hiệu quả sinh thái, xà hội, kinh tế và hiệu quả tổng hợp.
2.4, Phương pháp nghiên cứu.


21

2.4.1, Phương pháp luận.
- Sinh trưởng là một trong những biểu hiện quan trọng của động thái rừng,
sinh trưởng quyết định năng suất và hiệu quả kinh doanh rừng. Sinh trưởng và
chất lượng của rừng tuân theo những quy luật nhất định, các quy luật này bị
chi phối bởi đặc tính di truyền, điều kiện lập địa và các biện pháp kỹ thuật tác
động, trong đó loài cây và đất là những yếu tố cơ bản nhất. Nắm vững các quy
luật sinh trưởng, đề đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác và kịp
thời sẽ đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng.
- Cá thể cây rừng là đơn vị cơ bản của lâm phần, sinh trưởng cá thể tạo tiền đề
và phản ánh được những đặc điểm cơ bản của sinh trưởng lâm phần. Sinh

trưởng cây rừng và lâm phần gồm có sinh trưởng của các bộ phận trên và dưới
mặt đất. Nhưng với rừng trồng Bạch đàn, mục tiêu chính là sản lượng gỗ, vì
vậy chúng tôi tập trung nghiên cứu sinh trưởng về đường kính, chiều cao, thể
tích và trữ lượng.
- Trong kinh doanh rừng trồng thì hiệu quả kinh tế là mục đích cuối cùng
nhưng để phát triển rừng trồng ổn định bền vững thì cần phải xem xét trên cả
ba mặt là sinh thái, xà hội và kinh tế.
2.4.2, Phương pháp thu thập và sử lý số liệu.
2.4.2.1, Nguyên tắc thu thập và sử lý số liệu: Đảm bảo tính khách quan, trung
thực, chính xác và số lần lặp phải 3.
2.4.2.2, Phương pháp thu thập số liệu.
* Điều tra cây gỗ trên các OTC: OTC được lập ở vị trí đại diện cho sinh trưởng
và chất lượng của rừng trồng, mỗi dòng trên một dạng đất điều tra 3 OTC,
E.urophylla hạt ( Đ.C ) trên mỗi dạng đất điều tra 1 OTC, tổng số OTC được
lập để quan sát và thu thập số liệu là 26.
- Dung lượng mẫu quan sát của OTC được xác định như sau: Tại địa ®iĨm dù
kiÕn lËp OTC, ®iỊu tra ngÉu nhiªn tõ 30 đến 35 cây để biết được hệ số biến
động về D1.3, víi sai sè cho phÐp (Δ%) = 3 %, thì số cây cần điều tra trong mỗi


22

OTC được tính theo công thức nct

U 2 / 2 * N * S %2
(2.1). Trong đó: nct là sè
N * 2%  U 2 / 2 * S %2

cây cần điều tra trong mỗi OTC, U 2 / 2 = 1.962; N là dung lượng tổng thể ( lấy N
= 10000 ); S% là hệ số biến động về D1.3; % là sai số cho phép, theo điều tra

sơ bộ và tính toán thì số cây cần điều tra trong mỗi OTC là 100 cây, với mật
độ hiện tại của rừng, chúng tối đà xác định diện tích mỗi OTC là 1000 m2
( 40m x 25m ), trong mỗi OTC thu thập các chỉ tiêu theo phương pháp sau:
- D1.3, đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0.1 cm, đo theo hai chiều
Đông Tây - Nam Bắc để tính giá trị trung bình, đơn vị tính là cm.
- Hvn, Hdc đo bằng thước Blumeleiss, độ chính xác 0.1 m, đơn vị tính là m.
- Dt đo bằng thước dây, độ chính xác 0.1 m, đo theo 2 chiều Đông Tây-Nam
Bắc và lấy giá trị trung bình, đơn vị tính là m.
- Phân cấp sinh trưởng cây rừng: Cây tốt là cây có D1.3, Hvn lớn hơn trung
bình ( tăng trưởng bình quân về D1.3 2 cm/năm và Hvn 3 m/năm ), tán lá
cân đối. Cây trung bình là cây có tăng trưởng bình quân về D1.3 từ 1ữ2
cm/năm và Hvn từ 2ữ3 m/năm. Cây kém là cây có D1.3, Hvn nhỏ hơn trung
bình ( tăng trưởng bình quân về D1.3 1 cm/năm và Hvn 2 m/năm ), lệch
tán, ở dưới tầng tán chính của rừng.
- Phân cấp chất lượng cây rừng: Cây loại A là những cây thân thẳng, thon đều,
tỉa cành tự nhiên tốt. Cây loại B là những cây tương đối thẳng, độ cong không
quá 1 lần đường kính thân cây. Cây loại C là những cây cong hoặc bị sâu bệnh,
không cho sản phẩm chính ( sản phẩm chính gồm gỗ trụ mỏ, gỗ bóc, gỗ ván
ghép thanh và các loại gỗ xây dựng cơ bản khác ).
- Chọn cây tiêu chuẩn giải tích: Mỗi OTC chọn 1 cây tiêu chuẩn để giải tích,
tổng số cây giải tích là 26 cây. Cây tiêu chuẩn là cây có D1.3 và Hvn bằng hoặc
gần bằng với D1.3 và H vn ( chênh lệch 5% ) của OTC, cây sinh trưởng phát
triển bình thường, thẳng và thon đều, tán cân đối, ở vùng tâm OTC. Đánh dấu


×