Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) trồng trong các mô hình phục hồi rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.46 KB, 104 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Quý
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại Khoa Đào tạo sau đại học trường Đại học Lâm nghiệp,
được sự nhất trí của trường Đại học Lâm nghiệp và Khoa Đào tạo sau đại học, tôi đã
tiến hành thực hiện Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin bảy tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Việt Hải đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Đào
tạo sau đại học, cùng tập thể quý thầy cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình 3 năm học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và tập thể CBVC-LĐ của Cơ sở 2
Trường Đại học Lâm nghiệp, đã tạo điều kiện về thời gian để hỗ trợ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc và Cán bộ công nhân
viên lao động của Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai, đó là nơi tôi nhận
được sự giúp đỡ trong quá trình tác nghiệp. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới
tập thể học viên lớp Cao học Lâm sinh khoá 2008 – 2011 tại Cơ sở 2 – Trường Đại học
Lâm nghiệp, họ là những người thường xuyên động viên và hỗ trợ tôi trong quá trình
học tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ông bà, Bố mẹ, Vợ, Anh chị
em và người thân trong gia đình, đó là những người luôn sát cánh và động viên giúp đỡ
tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Đồng Nai, tháng 11 năm 2011


Tác giả
iii
MỤC LỤC
TT Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị viii
Danh mục loài cây gỗ lớn trong đề tài ix
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới 3
1.1.1. Nghiên cứu cây họ Dầu 3
1.1.2. Nghiên cứu tái sinh rừng 3
1.1.3. Nghiên cứu sinh trưởng, phục hồi, cấu trúc rừng 6
1.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam 8
1.2.1. Nghiên cứu cây họ Dầu 8
1.2.2. Nghiên cứu tái sinh rừng 11
1.2.3. Nghiên cứu sinh trưởng, phục hồi, cấu trúc rừng 12
1.3. Thảo luận 14
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 16
2.1. Quá trình hình thành Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai 16
2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 16
iv
2.2.1. Vị trí địa lý 16
2.2.2. Địa hình 17
2.2.3. Khí hậu, thủy văn 17

2.2.4. Đặc điểm tài nguyên rừng 19
2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 22
2.4. Lược sử rừng trồng 23
Chương 3: MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 28
3.1. Mục tiêu, giới hạn của đề tài 28
3.1.1. Mục tiêu nghiên cứu 28
3.1.2. Giới hạn của đề tài 28
3.2. Quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu 29
3.2.1. Quan điểm 29
3.2.2. Phương pháp luận 29
3.3. Nội dung nghiên cứu 30
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc lâm phần trong các mô hình 30
3.3.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng 30
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp tác động nhằm phục hồi rừng
bằng cây họ Dầu 31
3.4. Phương pháp nghiên cứu 31
3.4.1. Kế thừa tài liệu thứ cấp 31
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu hiện trường 31
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 33
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
v
4.1. Đặc điểm cấu trúc lâm phần trong các mô hình 41
4.1.1. Biến động mật độ và phẩm chất cây trồng 41
4.1.2. Sinh trưởng chiều cao 45
4.1.3. Sinh trưởng đường kính 49
4.1.4. Sinh trưởng đường kính tán 55
4.1.5. Trữ lượng rừng trồng 57
4.1.5. Phân bố số cây theo đường kính và số cây theo chiều cao 59
4.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng 70

4.2.1. Mật độ cây tái sinh 70
4.2.2. Nguồn gốc cây tái sinh 73
4.2.3. Chất lượng cây tái sinh 76
4.2.4. Tổ thành cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng 79
4.2.5. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất 86
4.3. Đề xuất một số giải pháp tác động nhằm phục hồi rừng
bằng cây họ Dầu 88
4.3.1. Giải pháp về kỹ thuật 88
4.4.2. Giải pháp về kinh tế, xã hội 90
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 91
1. Kết luận 91
2. Tồn tại 94
3. Kiến nghị 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO x
PHỤ LỤC xv
vi
MỘT SỐ KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI
D
1.3
: Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m (cm)
D
T
: Đường kính tán cây (m)
D
: Chiều cao trung bình (cm)
D
0.0
: Đường kính gốc (cm)
H
VN

: Chiều cao vút ngọn (m)
H
DC
: Chiều cao dưới cành (m)
H
: Chiều cao trung bình (m)
∑G : Tổng tiết diện ngang lâm phần (m
2
/ha)
V : Thể tích cây
M/ha : Trữ lượng rừng/ha (m
3
/ha)
N/D
1.3
: Phân bố số cây theo cỡ kính
N/H : Phân bố số cây theo chiều cao
OTC : Ô tiêu chuẩn
ODB : Ô dạng bản
N/ha : Mật độ cây theo héc ta (cây/ha)
N/ô : Mật độ cây theo ô tiêu chuẩn (cây/ô)
N% : Tỷ lệ phần trăm mật độ (%)
N
TV
: Mật độ cây tái sinh có triển vọng (cây/ha)
R : Phạm vi biến động
Khu BTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
TT Tên bảng Trang

2-1 Hiện trạng sử dụng đất của Khu bảo tồn nhiên nhiên văn hóa Đồng Nai 20
4-1 Kết quả xác định mật độ cây trồng 41
4-2 Kết quả so sánh sinh trưởng chiều cao cây trồng 48
4-3 Kết quả tổng hợp D
0.0
của các OTC 50
4-4 Kết quả so sánh sinh trưởng về đường kính thân cây 54
4-5 Kết quả xác định sinh trưởng tiết diện ngang, thể tích 58
4-6 Kết quả xác định các đặc trưng mẫu D
1.3
60
4-7 Kết quả mô phỏng phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D
1.3
) 62
4-8 Kết quả xác định các đặc trưng mẫu về H
VN
65
4-9 Kết quả mô phỏng phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/H
VN
) 67
4-10 Kết quả xác định mật độ cây tái sinh 70
4-11 So sánh mật độ trung bình cây tái sinh ở ba mô hình với trạng thái Ic 73
4-12 Nguồn gốc cây tái sinh 74
4-13 Tỷ lệ cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt và chồi 75
4-14 Kết quả xác định chất lượng cây tái sinh 77
4-15 Tỷ lệ phẩm chất cây tái sinh ở các mô hình 78
4-16 Tổ thành cây tái sinh 79
4-17 Kết quả xác định tỷ lệ cây họ Dầu 82
4-18 Cây tái sinh có triển vọng 84
4-19 Phân bố cây tái sinh trên mặt đất 87

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
TT Tên hình Trang
4-1 Tỷ lệ phẩm chất cây trồng 43
4-2 Chiều cao bình quân của cây trồng trong mô hình Sao thuần 45
4-3 Chiều cao bình quân của cây trồng trong mô hình Dầu thuần 45
4-4 Chiều cao bình quân của cây trồng trong mô hình Sao và Dầu 46
4-5 Đường kính bình quân của cây trồng trong mô hình Sao thuần 51
4-6 Đường kính bình quân của cây trồng trong mô hình Dầu thuần 52
4-7 Đường kính bình quân của cây trồng trong mô hình Sao và Dầu 52
4-8 Phân bố số N/D
1.3
ở rừng trồng theo các quy cách khác nhau 64
4-9 Phân bố số N/H
VN
ở rừng trồng theo các quy cách khác nhau 69
ix
DANH MỤC LOÀI CÂY GỖ LỚN XUẤT HIỆN TRONG ĐỀ TÀI
TT Tên phổ thông Tên la tinh
1 Bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis Dehnh
2 Bằng lăng Lagerstroemia speciosa Pers
3 Cẩm lai Dalbergia cochinchinensis Pierre
4 Chiêu liêu Terminalia chebula Retz
5 Dầu rái Dipterocarpus alatus Roxb
6 Dầu song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre
7 Gáo Anthocephalus indicus A.Rich
8 Giáng hương Pterocarpus macrocarpus Kurz
9 Gõ đỏ Afzelia xylocarpa Craib
10 Gõ mật Sindora cochinchinensis H.Baill
11 Huỷnh Tarrietia javanica Blume

12 Huỳnh đường Dysoxylum loureiri Pierre
13 Keo lá tràm Acacia auriculiformis A.Cunn
14 Keo lai Acacia mangium x Acacia auriculiformis
15 Keo tai tượng Acacia mangium Wild
16 Lim xẹt Peltophorum pterocarpum K.Heyne
17 Muồng đen Senna siamea Lam
18 Sao đen Hopea odorata Roxb
19 Tếch Tectona grandis L.f
20 Tràm Malaleuca leucadendra L.
21 Ươi
Scaphium lychnophorum (Hance) Pierre
22 Xà cừ
Khaya senegalensis A.juss
23 Xuân thôn (Dái ngựa)
Swietenia mahagoni Jacq
x
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những thập niên gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: cháy rừng,
khai thác rừng không bền vững, phá rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp… đã làm cho
tài nguyên trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng bị suy giảm đáng kể cả về
số lượng và chất lượng. Suy giảm tài nguyên rừng đã ảnh hưởng đến khả năng cung
cấp và điều hòa nguồn nước, tăng quá trình xói mòn rửa trôi của đất, giảm tính đa dạng
sinh học… Chính vì thế, nhiệm vụ cấp bách đặt ra hiện nay là phải khôi phục lại những
diện tích rừng đã mất và bảo vệ, phát triển những diện tích rừng đang có bằng nhiều
biện pháp khác nhau như: bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng, tái sinh, nuôi dưỡng
rừng, làm giàu rừng là vấn đề sống còn trong việc sử dụng tài nguyên rừng và tài
nguyên thiên nhiên một cách bền vững.
Theo chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia đến năm 2010 thì diện tích quy
hoạch cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng là 8 triệu ha, diện tích chưa có rừng
khoảng 1.674.200 ha [2]. Xây dựng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chủ yếu nhằm cải

thiện môi trường sinh thái và bảo vệ, phát triển đa dạng sinh học là một thách thức lớn,
đòi hỏi các nỗ lực về tài chính, chính sách, nhân lực, tổ chức quản lý và khoa học công
nghệ.
Khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai (từ đây gọi tắt là Khu BTTN)
(trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu – Đồng Nai) được thành lập
trên cơ sở diện tích của 3 lâm trường nằm liền nhau là lâm trường Vĩnh An, Mã Đà và
Hiếu Liêm, thuộc địa phận của các xã Phú Lý, Mã Đà và Hiếu Liêm, phía Bắc huyện
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Rừng tại đây có nhiều đặc trưng nổi bật về giá trị đa dạng
sinh học và văn hóa, lịch sử. Chức năng cơ bản của Khu bảo tồn tại đây là bảo tồn đa
dạng sinh học, bảo tồn cảnh quan và di tích lịch sử phục vụ mục đích nghiên cứu khoa
học, giáo dục, giải trí, nghỉ dưỡng (Khu BTTN, 2010)[14].
xi
Sau khi chuyển từ rừng sản xuất sang rừng đặc dụng (năm 2004), Tỉnh ủy và
UBND tỉnh Đồng Nai đã có chủ trương xây dựng dự án trồng và khôi phục rừng cây
gỗ lớn bản địa nhằm phục hồi tích cực diện tích rừng tự nhiên của Khu BTTN bằng các
loài thực vật tiêu biểu của vùng Đông Nam Bộ, chủ yếu là các loài cây họ Dầu và họ
Đậu. Khu BTTN đã thực hiện nhiều chương trình nhằm khôi phục lại rừng trên nhiều
diện tích đặc biệt là ở phân khu phục hồi sinh thái như khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh và
trồng rừng bằng những cây bản địa… Các giải pháp này được áp dụng bước đầu đã
mang lại những hiệu quả nhất định (Khu BTTN, 2010)[14].
Từ sau năm 2009, để thực hiện chương trình bảo tồn di tích lịch sử và góp phần
bảo vệ môi trường, bảo tồn gen, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững về kinh tế-xã hội
của khu vực, UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ trương xây dựng dự án trồng và khôi phục
rừng cây gỗ lớn bản địa (văn bản số 145/CV-UBND-2005) nhằm phục hồi tích cực
diện tích rừng tự nhiên bằng các loài thực vật tiêu biểu của vùng Đông Nam Bộ. Như
vậy, cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) ở Khu BTTN không những có giá trị về hệ sinh
thái mà còn là những loài cây được đưa vào danh sách bảo tồn gen đã được tỉnh Đồng
Nai quan tâm và triển khai bắt đầu từ năm 2010.
Như vậy, việc phục hồi rừng bằng các loài thực vật tiêu biểu tại Khu BTTN
không những đã được chú trọng ngay từ khi thành lập và hiện nay công tác này càng

được đề cao hơn. Để có những cơ sở nhằm đề xuất các giải pháp phục hồi rừng hiện
nay tại đây thì việc đánh giá hiệu quả các giải pháp, mô hình phục hồi rừng trước kia là
rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời để có những đánh giá nhằm làm
cơ sở đề xuất cho các giải pháp tiếp theo, đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng của một số
loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) trồng trong các mô hình phục hồi rừng tại Khu
bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai” đã được tiến hành.
Chương 1
xii
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu cây họ Dầu
Từ năm 1943 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về rừng cây họ Sao -
Dầu. Trong đó, nhà thực vật người Pháp Tardieu - Blot với bài viết “Những cây họ
Dầu Đông Dương, những quan hệ thân thuộc và phân bố (Les Dipterocarpaceae d’
Indochina, affinities et reparsition)” đăng trong tạp chí thực vật học Boissiera ở Geneve
(dẫn theo Thái Văn Trừng, 1998)[32]. Đầu năm 1983, Họ Sao - Dầu trong thực vật chí
của Malaisia được công bố bởi Ahston. Tháng 4 năm 1985, một kết luận quan trọng đã
được xác định là đảo Borneo Indonesia là “Trung tâm phát sinh cây họ Sao - Dầu”
trong hội nghị Quốc tế bàn tròn lần thứ III, tổ chức ở Trường Đại học Tổng hợp
Sulawarmar. Cũng từ đó, các tổ chức Quốc tế như FAO, Unesco đã có những quan tâm
đặc biệt về cây họ Sao - Dầu. Cũng trong hội nghị lần thứ III, một số vấn đề liên quan
đến cây họ Sao - Dầu được đề cập như: Phân loại, phân bố, hình thái giải phẫu cổ sinh,
tái sinh và trồng lại rừng,…[32].
1.1.2. Nghiên cứu tái sinh rừng
Trên thế giới khi nghiên về tái sinh rừng các nhà khoa học khi tìm hiểu về “hiệu
quả tái sinh rừng”. Họ đã cho rằng hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ
thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Mặt khác sự tương
đồng hay khác biệt về tổ thành lớp cây tái sinh với tầng cây gỗ lớn đã họ đề cập khi
nghiên cứu (Mibbreuad, 1930; Aubreville, 1938, Richards, 1933; 1939; Beard, 1946;
Lebrun và Gilbert, 1954; Joné, 1955-1956; Schultz, 1960; Baur, 1976 - 1979; Rollet,

1969) (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992)[27]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu họ chỉ tập
trung nghiên cứu các loài cây có ý nghĩa về mặt thực tiễn ở trong tổ thành cây tái sinh.
Đối với rừng mưa nhiệt đới, do quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng
xiii
phức tạp và còn ít được nghiên cứu. Cho nên phần lớn đến nay, những tài liệu nghiên
cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa thường mới chỉ tập trung vào một số loài cây có
giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã ít nhiều bị biến đổi. Năm 1956, Van steenis khi
nghiên cứu về đặc điểm tái sinh cho rằng hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng mưa
nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của các
loài cây ưa sáng (Van steenis, 1956)[41].
Ở Châu Phi, A.Obrevin (1938) nhận thấy cây con của các loài cây ưu thế trong
rừng mưa là rất hiếm. Lý luận “bức khảm tái sinh” được A.Obrevin đúc kết sau khi đã
khái quát hoá các hiện tượng tái sinh ở rừng nhiệt đới, song phần lý giải các hiện tượng
đó còn bị hạn chế. Do lý luận đó ít sức thuyết phục, chưa giúp ích cho thực tiễn sản
xuất. Quan sát về tái sinh ở rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ, Davit và P.W Richards
(1933), Bơt (1946), Sun (1960), Role (1969) nhận định khác hẳn với nhận định của
A.Obrevin (dẫn theo Hoàng Kim Ngũ và Phùng Ngọc Lan, 1997)[20]. Đó là hiện
tượng tái sinh tại chỗ và liên tục của các loài cây và tổ thành loài cây có khả năng giữ
nguyên không đổi trong một thời gian dài.
Khi nghiên cứu về tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả áp dụng phương pháp điều tra
bằng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Longman and Jdnik (1974)[39], diện tích
ô đo đếm thông thường từ 1 đến 4 m
2
. Với diện tích ô nhỏ, nên thuận lợi trong điều tra,
song đòi hỏi số lượng ô phải đủ lớn mới phản ánh trung thực tình hình tái sinh rừng.
Sau này, Bernard R. (1950) đã đề nghị một phương pháp "điều tra chẩn đoán" mà theo
đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh ở
các trạng thái rừng khác nhau nhằm mục đích giảm bớt sai số (dẫn theo nguồn Nguyễn
Duy Chuyên, 1996)[5].
Theo Richards (1965)[23], Kimmins (1998)[38] khi nghiên cứu về phân bố tái

sinh tự nhiên rừng nhiệt đới, đã tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái
xiv
sinh tự nhiên đi đến nhận xét: trong các ô có kích thước nhỏ (1 x 1m, 1 x 1.5m) cây tái
sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson.
Ở Châu Phi Tayloer (1954), Barnard (1955) trên cơ sở các số liệu thu thập đã xác
định số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng
trồng rừng nhân tạo. Song ở Châu Á, các tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng
nhiệt đới như Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận định: dưới tán
rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, nên đề xuất các
biện pháp lâm sinh cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng
(dẫn theo Nguyễn Duy Chuyên, 1996)[5].
Nghiên cứu khả năng tái sinh rừng, Richards (1965)[23] cho rằng sau thời kỳ thứ
nhất, chắc chắn vào năm đầu hay năm sau, cây mạ từ hạt giống mọc lên thường bị chết
hàng loạt do thiếu chất dinh dưỡng và do thiếu ánh sáng, những cây con và cây nhỡ
được sống sót lại phải trải qua một thời kỳ ức chế kéo dài đến mấy năm, thậm chí hàng
chục năm do sự cạnh tranh dành lấy ánh sáng và sau đó, khi có điều kiện thuận lợi mới
vươn lên, với một tốc độ sinh trưởng rất nhanh, để chiếm lấy vị trí trong tầng mà chúng
sẽ là thành viên chính thức. Tác giả cũng cho rằng: nhưng cách thức tái sinh liên tục
dưới tán rừng không phải là cách tái sinh duy nhất và cách thức đó hình như chỉ thích
hợp với các loài cây chịu bóng.
Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy. Trong
trường hợp này, những nghiên cứu từ 1 - 20 năm ở vùng Tây Bắc Ấn Độ,
Ramakrishnan (1981; 1992), đã thấy rằng chỉ số đa dạng loài rất thấp. Chỉ số loài ưu
thế đạt đỉnh cao nhất ở pha đầu của quá trình diễn thế và giảm dần theo thời gian bỏ
hoá (dẫn theo Nguyễn Xuân Hùng, 2009)[10].
Khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở hệ sinh thái nương rẫy tại Xishuangbanna
tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, Long Chun và ctv (1993), đã cho thấy khi nương rẫy bỏ
hoá được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài thực vật, bỏ hoá 19 năm thì có 60 họ, 134
xv
chi, 167 loài. Sau khi bỏ hoá số lượng loài thực vật tăng dần từ ban đầu đến rừng thành

thục. Thành phần của các loài cây trưởng thành phụ thuộc vào tỷ lệ các loài nguyên
thuỷ mà nó được sống sót từ thời gian đầu của quá trình tái sinh, thời gian phục hồi
khác nhau phụ thuộc vào mức độ, tần số canh tác của khu vực đó được kết luận bởi tác
giả Saldarriaga (1991), khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên tại rừng nhiệt đới sau nương
rẫy ở Colombia và Venezuela (dẫn theo Phạm Hồng Ban, 2000)[1]
Lambertetal (1989), Warner (1991), Rouw (1991) khi nghiên cứu về quá trình
diễn thế sau nương rẫy đã nhận xét: đầu tiên đám nương rẫy được các loài cỏ xâm
chiếm, nhưng sau một năm loài cây gỗ tiên phong được gieo giống từ vùng lân cận hỗ
trợ cho việc hình thành quần thụ các loài cây gỗ, tạo ra tiểu hoàn cảnh thích hợp cho
việc sinh trưởng của cây con. Những loài cây gỗ tiên phong chết đi sau 5-10 năm và
được thay thế dần bằng các loài cây rừng mọc chậm, ước tính cần phải mất hàng trăm
năm thì nương rẫy cũ mới chuyển thành loại hình rừng gần với dạng nguyên sinh ban
đầu (Dẫn theo Thái Văn Trừng, 1998)[32].
1.1.3. Nghiên cứu sinh trưởng, phục hồi, cấu trúc rừng
Richards (1965)[23] đã phân biệt tổ thành thực vật rừng mưa thành hai loại, đó là
rừng mưa có tổ thành loài cây rất phức tạp và rừng mưa có tổ thành loài cây đơn giản,
trong những trường hợp đặc biệt thì rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây.
Richards (1965)[23], Catinot (1965)[3], Plaudy (1987)[22] đã biểu diễn hình thái cấu
trúc rừng bằng những phẫu diện đồ ngang và đứng.
Nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rừng tự nhiên có nhiều ý kiến khác nhau, có tác giả
cho rằng, ở kiểu rừng này chỉ có một tầng cây gỗ mà thôi. Ngược lại, nhiều tác giả cho
rằng rừng lá rộng thường xanh có từ 3-5 tầng cây gỗ. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả khi
nghiên cứu tầng thứ rừng tự nhiên đều nhắc đến sự phân tầng nhưng mới dừng lại ở
những nhận xét hoặc đưa ra những kết luận còn mang tính định tính Richards (1965)
[23].
xvi
Phân bố số cây theo cỡ đường kính là quy luật kết cấu cơ bản của lâm phần và
được nhiều tác giả quan tâm. Meyer (1934), đã mô tả phân bố N-D
1.3
bằng phương

trình toán học có dạng đường cong giảm liên tục và được gọi là hàm Meyer. Tiếp đó,
một số tác giả dùng phương pháp giải tích để tìm phương trình đường cong phân bố
(dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2004)[29]. Balley (1973)[37] sử dụng hàm Weibull,
Schiffel biểu thị đường cong cộng dồn phần trăm số cây bằng đa thức bậc ba.
Diatchenko sử dụng phân bố Gamma biểu thị phân bố số cây theo đường kính lâm
phần Thông ôn đới. Đặc biệt để tăng tính mềm dẻo một số tác giả dùng các hàm khác
như Loetsch, 1973 dùng hàm Beta để nắn các phân bố thực nghiệm. Tuỳ theo đối
tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu mà các tác giả khác dùng hàm Hyperbol,
Poisson, Charlier, hàm mũ… (dẫn theo Trần Cẩm Tú, 1999)[34]
Richards (1965)[23] và Rollet (1979)[40] khi tìm hiểu về phân bố số cây theo
chiều cao, các tác giả cho rằng cấu trúc lâm phần theo chiều thẳng đứng đã dựa vào
phân bố số cây theo chiều cao. Phương pháp kinh điển nghiên cứu cấu trúc rừng tự
nhiên là vẽ các phẫu diện đồ đứng với các kích thước khác nhau. Các phẫu đồ đã mang
lại hình ảnh khái quát về cấu trúc tầng tán, phân bố số cây theo chiều thẳng đứng, từ đó
rút ra các nhận xét và đề xuất ứng dụng thực tế.
Một số tác giả đã nghiên cứu quy luật tương quan giữa đường kính với chiều cao.
Cụ thể, đường cong biểu thị quan hệ giữa H và D có thể thay đổi dạng và luôn dịch
chuyển về phía trên khi tuổi lâm phần tăng lên, hiện tượng này được phát hiện khi xác
lập đường cong chiều cao cho các cấp tuổi khác nhau. Quan điểm này cũng được
Prodan, 1965 đề cập. Prodan cho rằng độ dốc đường cong chiều cao có chiều hướng
giảm dần khi tuổi tăng lên (dẫn theo Trần Cẩm Tú, 1999)[34].
Krauter (1958) và Tiourin (1932) nghiên cứu mối tương quan H-D
1.3
dựa trên cơ
sở cấp đất và cấp tuổi. Kết quả cho thấy, khi dãy phân hoá thành các cấp chiều cao, thì
mối quan hệ này không cần xét đến cấp đất hay cấp tuổi, cũng như không cần xét đến
xvii
tác động của hoàn cảnh và tuổi, vì những nhân tố này đã được phản ánh trong kích
thước của cây. Ngoài ra còn nhiều tác giả dùng phương pháp giải tích toán học như
Maslund (1929), Assmann (1936), Prodan (1944), Meyer (1952)… (dẫn theo Nguyễn

Hải Tuất, 1990)[35]
1.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu cây họ Dầu
Nghiên cứu về giống của một số loài cây họ Sao - Dầu đã được Lý Văn Hội
(1969) nhật xét hạt Sao đen (Hopea odorata) mất sức nảy mầm sau 20 ngày. Lâm
Xuân Sanh (1985)[25] cho rằng, hạt của cây họ Sao - Dầu có giai đoạn ngủ kéo dài
không quá 4 tuần.
Khi tìm hiểu về cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Ashton (1983) nhận định
rằng cây Dầu rái mọc cụm ở ven sông, chỉ tái sinh sau những trận lụt lớn (dẫn theo
Phạm Ngọc Toàn, 1988)[30]. Trong khi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, kiểu cách tái
sinh phổ biến của cây gỗ rừng mưa là tái sinh theo vệt hay theo lỗ trống. Tái sinh rừng
trong quan hệ với cấu trúc rừng cũng đã được làm sáng tỏ trong những nghiên cứu của
Nguyễn Văn Trương (1983)[33]. Theo Vũ Tiến Hinh (1991)[9], để xác định tính chất
tái sinh liên tục hay định kỳ của các loài cây gỗ có thể dùng phương pháp đếm tuổi các
thế hệ cây gỗ.
Kết quả nghiên cứu về điều kiện đất đai trồng rừng, Đỗ Đình Sâm và cs (2005)
[24], đã xác định tiêu chuẩn thích hợp như sau: Dầu rái thích hợp cho phương thức
trồng rừng hỗn loài với cây bản địa; trồng hỗn loài với loài cây phù trợ cụ thể như sau:
Thành phần cơ giới đất tương ứng: Với Thành phần cơ giới 1 có độ dốc 15 - 25; độ dày
tầng đất 50 - 100 cm; độ cao 300 - 500 m, trạng thái thực vật IB1; lượng mưa bình
quân năm 1500 - 2000 mm. Với Thành phần cơ giới 2 có độ dốc 25 - 35; độ dày tầng
đất < 50 cm; độ cao 500 - 700 m, trạng thái thực vật IB2; lượng mưa bình quân năm
1000 - 1500 mm. Thành phần cơ giới 3 có độ dốc < 15; độ dày tầng đất > 100 cm; độ
xviii
cao < 30, trạng thái thực vật IC; lượng mưa bình quân năm > 2000 mm. Và Thành
phần cơ giới 4 có độ dốc > 35; độ cao > 700 m, trạng thái thực vật IA; lượng mưa bình
quân năm < 1000 mm.
Rừng cây họ Sao – Dầu ở miền Đông Nam Bộ thu hút sự chú ý của nhiều nhà
nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, nhưng cho đến nay số liệu công bố chưa nhiều.
Trong cuốn “Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ sinh thái” Thái Văn

Trừng tiếp tục khảo sát hệ thực vật rừng và mô tả một số ưu hợp cây họ Sao – Dầu.
Khi nhận xét về tái sinh tự nhiên của Dầu song nàng, Thái Văn Trừng (1978) [31] cho
rằng, ở giai đoạn tuổi non nó là cây chịu bóng cao. Dưới tán rừng có một số lượng lớn
cây con Dầu song nàng, nhưng phần lớn ở dạng cây mạ và cây con với chiều cao dưới
50 cm. Nghiên cứu của Lê Văn Mính (1985, 1986a, 1986b) ([17], [18], [19]) ở giai
đoạn chiều cao từ 10 - 20 cm Dầu song nàng cần cường độ ánh sáng từ 1 – 3 ngàn lux,
từ 50 – 100 cm và 100 - 400 cm cần tương ứng 10 - 15 ngàn lux và 30 - 86 ngàn lux.
Theo mô hình đề xuất của P. Maurand (1952) đã được Phân Viện Khoa Học Lâm
Nghiệp Miền Nam tiến hành từ năm 1977 - 1985. Song cho đến nay kết quả thu nhận
vẫn còn rất hạn chế (dẫn theo Lâm Xuân Sanh, 1985)[25]. Những nội dung nghiên cứu
trên đây, một số tác giả đã hướng vào đánh giá thực trạng tài nguyên rừng, nghiên cứu
khu hệ thực vật rừng và tài nguyên đất với mục đích quy hoạch và phục vụ định hướng
phát triển kinh tế (Nguyễn Duy Chuyên, 1986; Nguyễn Ngọc Lung, 1985; Hoàng Kim
Ngũ và Phùng Ngọc Lan, 1997) ([5], [16], [20]).
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về thực vật họ Sao – Dầu như:
Báo cáo tại hội nghị quốc tế lần thứ 3 về họ Sao – Dầu tại Indonesia (1985) của
Thái Văn Trừng: Triển vọng phục hồi hệ sinh thái rừng họ Sao – Dầu bị chất độc hoá
học đã huỷ diệt chiến khu D và C phía Nam Việt Nam. Một số kết quả bước đầu trong
các loài cây họ Sao – Dầu ở miền Đông Nam Bộ, khả năng tái tạo rừng bằng một số
loài gỗ lớn, gỗ quý cũng được báo cáo bởi Vũ Xuân Đề (1985)[7].
xix
Nguyễn Văn Thêm (1992)[27] nghiên cứu tái sinh tự nhiên của Dầu song nàng ở
Đồng Nai cho rằng quá trình tái sinh tự nhiên của Dầu song nàng (Dipterocarpus
dyerii Pierre) trong rừng kín thường xanh và nửa rụng lá nhiệt đới ẩm mưa mùa thành
công hay không chủ yếu phụ thuộc vào lỗ trống trong rừng, nếu bị che bóng chúng sinh
trưởng và phát triển trong một thời gian ngắn và sẽ bị chết.
Với công trình “Sinh thái, lâm học rừng cây họ Dầu vùng Đông Nam Bộ” (1997),
2 tác giả Nguyễn Duy Chiên và Ngô An cho rằng tuỳ theo các ưu hợp thực vật khác
nhau, cây con tái sinh dưới tán rừng phụ thuộc chủ yếu vào cây mẹ gieo giống (dẫn
theo Phan Minh Xuân, 2006)[36].

Võ Đình Huy (2000)[12] nghiên cứu mô hình trồng rừng hỗn giao nhiều loài cây
trong đó loài cây chính và chủ đạo là Dầu rái (Dipterocapus alatus Roxb.); Sao đen
(hopea odorata Roxb.) và Vên vên (Anisoptera cochinchinensis Pierre) trên hai dạng
địa hình là đồi cao và vùng đồi thấp tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên cho kết quả rừng sinh
trưởng và phát triển trên vùng đồi cao tốt hơn rất nhiều so với vùng đồi thấp.
Năm 2002, Nguyễn Văn Thêm cho rằng tái sinh rừng thành công hay không phụ
thuộc chủ yếu vào số lượng và chất lượng nguồn giống, điều kiện môi trường cho sự
phát tán và nảy mầm của hạt giống. Hầu hết hạt giống của cây rừng mưa nảy mầm
ngay sau khi rụng xuống đất ít ngày, thậm chí có một số loài nảy mầm ngay trên cây
(Nguyễn Văn Thêm, 2002)[28].
Năm 2006, Phan Minh Xuân nghiên cứu một số đặc tính lâm sinh học các loài
cây họ Sao Dầu trong rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và rừng kín thường xanh
nửa rụng lá ẩm nhiệt đới vùng Đông Nam Bộ kết luận: Phân bố số cây theo cấp chiều
cao có dạng một đỉnh lệch trái; phân bố số cây theo cấp đường kính có dạng phân bố
giảm hàm Mayer; tái sinh cây họ Sao – Dầu có dạng phân bố cụm (Phan Minh Xuân,
2006)[36].
xx
1.2.2. Nghiên cứu tái sinh rừng
Ở Việt Nam, trước đây đã có một số công trình khảo sát về hệ thực vật rừng ở
miền Đông Nam Bộ (Maurand, 1952; Rollet, 1952; Vidal, 1958; Schmid, 1962) (dẫn
theo Phạm Ngọc Toàn, 1988)[30]. Sau này, một số tác giả đã tiếp tục đi sâu nghiên
cứu, trong đó đáng chú ý là các công trình của Võ Đình Huy (2000)[12], Võ Văn Chi
(1987)[4], Thái Văn Trừng (1998)[32], Nguyễn Văn Thêm (1992)[27].
Nghiên cứu quy luật phát sinh, tái sinh tự nhiên và diễn thế thứ sinh, Thái Văn
Trừng (1998)[32] đã nhận định: trong thiên nhiên nhiệt đới không có quần hợp và chỉ
có những loài ưu thế. Sau này đã có nhận định lại và lấy những kiểu thảm thực vật làm
đơn vị cơ bản của thảm thực vật. Ông cũng cho rằng tồn tại: những dạng quần hợp thực
vật; những ưu hợp thực vật; những phức hợp. Song nhận định này chưa làm rõ các
nguyên nhân khống chế sự hình thành những quần hợp, ưu hợp, phức hợp tự nhiên nữa
hay không? Giải quyết khúc mắc đó, Lê Viết Lộc đã dùng một số chỉ tiêu khác, ngoài

số lượng cá thể cây để tính sinh khối trên diện tích điều tra như chiều cao, tiết diện
ngang vv để tính độ ưu thế của các loài và đã giải quyết được vấn đề trên khi Ông
thực hiện công trình nghiên cứu “Bước đầu điều tra thảm thực vật trong khu rừng
nguyên sinh Cúc Phương” (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2002)[28]
Trong các nhóm nhân tố mà Thái Văn Trừng (1998)[32] đề cập thì nhóm nhân tố
có tác dụng khống chế của các xã hợp và phân lập thành quần hợp, ưu hợp hay còn là
phức hợp chính là nhóm nhân tố đá mẹ - thổ nhưỡng. Họ nhận định rằng: đặc tính lý,
hoá của đất cũng như lượng nước trong đất và lượng các muối độc hại có ảnh hưởng
đến sinh trưởng của thực vật kể cả trước khị bị đào thải, Đối với những thực vật còn
tồn tại sẽ trải qua sự chọn lọc tự nhiên. Nếu môi trường khắc nghiệt thì số loài chịu
đựng được càng ít. Môi trường thuận lợi, thành phần loài cây trong xã hợp càng phức
tạp. Bởi vì những loài cây có biên độ sinh thái hẹp càng nhiều, và cá thể của chúng
thay thế lẫn nhau trong cuộc đấu tranh sinh tồn và sẽ chung sống với nhau. Các tác giả
xxi
cũng khẳng định những loại hình quần thể thực vật tự nhiên sẽ tiến hoá trong thời gian
theo những quy luật diễn thế nội tại quần thể phát sinh như Xucasov V.N. quan niệm.
Thái Văn Trừng cũng khẳng định: Một thực tế mà bất kỳ tác giả nào khi đã nghiên cứu
thảm thực vật rừng nhiệt đới, cũng đều nhất trí là tình hình tái sinh rất thưa và yếu dưới
tán rừng, của những loài cây đang chiếm ưu thế ở tầng trên. Quan điểm này cùng với
một số tác giả khác ở nước ngoài. Kết quả điều tra và thống kê của Aubréville A. ở
Côte d’Ivoire (Bờ Biển Ngà ở Châu Phi) hay của David T.A.W. và Richards P.W.ở
Moraballi (Guyana) thấy rằng về tình hình đại biểu các cấp thể tích của các loài cây
trong các ô tiêu chuẩn với các loài cây ưu thế của các tầng trên có rất ít ở các tầng dưới
tán rừng, thậm chí nhiều khi không có đại biểu.
Khi tìm hiểu về phát sinh quần thể thảm thực vật rừng Việt Nam, Thái Văn Trừng
(1998)[32] đã nhận định rằng trong những năm cây còn non dưới tán rừng thường lệ
thuộc vào số lượng ánh sáng chiếu xuống đến đất. Chỉ những cây mạ, cây con chịu
được bóng trong giai đoạn còn non thì mới có đủ các cấp tuổi ở các tầng dưới tán rừng.
1.2.3. Nghiên cứu sinh trưởng, phục hồi, cấu trúc rừng
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu cấu trúc rừng ở nước ta đã được

nhiều tác giả quan tâm, vì đây là cơ sở cho việc đề xuất biện pháp nuôi dưỡng và quản
lý rừng hợp lý.
* Nghiên cứu cấu trúc và xây dựng mô hình cấu trúc mẫu
Nghiên cứu cấu trúc rừng, định lượng các nhân tố cấu trúc và xây dựng các mô
hình mẫu chuẩn phục vụ khai thác, nuôi dưỡng rừng là mục tiêu quan trọng, nhằm tìm
ra phương hướng và phương pháp điều chế rừng (Nguyễn Văn Trương 1983)[33]
Nguyễn Ngọc Lung (1985)[16] cho rằng trong thực tiễn sản xuất, sau khi phân
chia rừng ra các loại, mỗi loại thuần nhất về một số đặc điểm nào đó như tổ thành, tầng
thứ, phân bố số cây theo đường kính, có thể chọn được một loại trong các lô tốt nhất,
xxii
có trữ lượng cao, năng suất sinh trưởng tốt, tổ thành hợp lý nhất, có đủ thế hệ cây gỗ
cho sản lượng ổn định, ta coi là mẫu chuẩn tự nhiên và đây chính là cái mà con người
cần hướng tới trong quá trình kinh doanh rừng.
Phùng Ngọc Lan (1986)[15] cũng đã nêu lên mô hình cấu trúc mẫu là mô hình có
khả năng tận dụng tối đa tiềm năng của điều kiện lập địa, có sự phối hợp hài hoà giữa
các nhân tố cấu trúc để tạo ra một quần thể rừng có sản lượng ổn định và chức năng
phòng hộ cao nhất, nhằm đáp ứng mục tiêu kinh doanh nhất định.
Theo Vũ Đình Phương (1987)[21], cần phải tìm trong tự nhiên những cấu trúc
mẫu có năng suất cao, đáp ứng mục tiêu kinh tế trong từng khu vực. Trong lĩnh vực
này các tác giả đều xây dựng các cấu trúc mẫu từ nghiên cứu cơ sở, các quy luật kết
cấu, từ đó đề xuất các giải pháp tác động vào rừng. Các mẫu này đều được xây dựng
trên cơ sở các mẫu tự nhiên đã chọn lọc và được coi là ổn định, có năng suất cao nhất
thông qua số liệu quan sát.
* Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng
Đồng Sỹ Hiền (1974)[8] dùng hàm Meyer và họ đường cong Pearson để nắn phân
bố thực nghiệm số cây theo đường kính cho rừng tự nhiên Việt Nam. Trần Văn Con
(1991)[6], Lê Sáu (1996)[26] đã dùng hàm Weibull để mô phỏng phân bố N/D
1.3
.
Hàm khoảng cách đã được sử dụng để mô phỏng phân bố N/D

1.3
khi Trần Cẩm Tú
(1999)[35] nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác ở Hương Sơn –
Hà Tĩnh. Mô hình này cũng được Bảo Huy (1993)[11] sử dụng để mô phỏng cấu trúc
rừng Bằng lăng ở Tây nguyên.
Nghiên cứu cấu trúc phân bố số cây theo chiều cao N/H các tác giả Đồng Sỹ Hiền
(1974)[8], Bảo Huy (1993)[11], Đào Công Khanh (1996)[13], Lê Sáu (1996)[26], Trần
Cẩm Tú (1999)[34] đều đi đến nhận xét chung là: Phân bố N/H có dạng một đỉnh,
nhiều đỉnh phụ hình răng cưa và mô tả thích hợp bằng hàm Weibull.
xxiii
Thái Văn Trừng (1978)[31] khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới nước ta, đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng: tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái,
tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết.
Nhìn chung trong vài thập kỷ gần đây, nghiên cứu cấu trúc định lượng đã được
nhiều nhà Lâm sinh học trong nước quan tâm ở các mức độ khác nhau, nhưng đều có
chung một mục đích là xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp kinh
doanh và quản lý có hiệu quả.
1.3. Thảo luận
Ngoài các công trình nghiên cứu trên, một số tác giả khác trong nước và trên thế
giới đã nghiên cứu và đưa lại những kết quả có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Tuy
nhiên các công trình chủ yếu tập trung vào đánh giá thực trạng tài nguyên rừng, nghiên
cứu khu hệ thực vật rừng và tài nguyên đất với mục đích quy hoạch và phục vụ định
hướng phát triển kinh tế.
Đối với cây họ Dầu, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về vùng
phân bố tự nhiên và điều kiện sinh thái phát sinh quần thể (khí hậu, địa hình - đất), ảnh
hưởng của nhân tố sinh thái đến tái sinh của cây họ Dầu.
Đối với nghiên cứu tái sinh rừng đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Các công
trình đó hướng vào phân tích các đặc trưng tái sinh dưới tán rừng tự nhiên, nghiên cứu
ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái, Song đối với đặc điểm, khả năng diễn thế tái
sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng còn ít được đề cập, đặc biệt là dưới tán rừng trồng

cây họ Dầu.
Khu bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, đã triển khai gây trồng, phục hồi cây
bản địa với mục tiêu bảo tồn và nâng cao chức năng phòng hộ. Trong đó, các loài cây
bản địa như Dầu rái, Dầu song nàng, Sao đen, Gõ đỏ, Hương, Giáng hương, từ nhiều
xxiv
năm. Đến nay, các công trình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của trồng rừng còn hạn
chế. Đặc điểm tái sinh dưới tán rừng là đối tượng không ngoại lệ.
Chính vì thế, khi nghiên cứu đề tài này, tác giả sẽ hướng vào làm rõ đặc điểm
sinh trưởng một số loài cây trồng họ Dầu và đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán rừng
trồng. Kết quả của đề tài là căn cứ khoa học góp phần làm sáng tỏ hơn đặc điểm sinh
trưởng, tái sinh dưới tán rừng trồng cây họ Dầu, từ đó đáp ứng mục tiêu bảo tồn và
nâng cao chức năng phòng hộ của rừng tại Khu vực nghiên cứu.
xxv
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Quá trình hình thành Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai
Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hoá Đồng Nai
nằm ở
phía Bắc tỉnh Đồng Nai
.
Đặc trưng nổi bật về rừng tự nhiên trong khu vực, đó là hệ sinh thái rừng cây họ Dầu
trên vùng địa hình đồi, bán bình nguyên. Đây còn là nơi cư trú của nhiều loài động
vật rừng, trong đó có nhiều loài được xếp là quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng đã
được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN, khu hệ động, thực vật ở đây có
quan hệ mật thiết với khu hệ động, thực vật rừng của Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Rừng của Khu Bảo tồn chứa đựng trong nó nhiều giá trị đặc trưng và có vai trò
rất quan trọng nên ngày 02/12/2003 Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ký Quyết
định số 4679/2003/QĐ.UBT thành lập Khu Dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu trên cơ sở
sáp nhập lâm phần của các lâm trường Hiếu Liêm, Mã Đà và lâm trường Vĩnh An.
Ngày 20/02/2006 UBND tỉnh Đồng Nai Quyết định sáp nhập Trung tâm quản lý

di tích Chiến khu Đ vào Khu Dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu và đổi tên thành Khu Bảo
tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu theo Quyết định số 09/2006/QĐ-UBND. Ngày
16/7/2009 tiếp tục sáp nhập Trung tâm Thuỷ sản Đồng Nai vào Khu Bảo tồn Thiên
nhiên và Di tích Vĩnh Cửu theo Quyết định số 1977/QĐ-UBND. Đến ngày 28/8/2010
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ký Quyết định số 2208/QĐ-UBND về việc đổi tên
Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn
hoá Đồng Nai.
2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.2.1. Vị trí địa lý

×