Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu 5 thực tiễn của nhà lãnh đạo mẫu mực pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.82 KB, 4 trang )

5 thực tiễn của nhà lãnh đạo mẫu mực

Qua hàng nghìn cuộc khảo sát và nghiên cứu, hai nhà nghiên cứu lừng danh Jim Kouzes
và Barry Posner đã rút ra “5 thực tiễn của nhà lãnh đạo mẫu mực” như sau:

Như ngọn hải đăng: Người lãnh đạo thiết lập
những nguyên tắc liên quan đến cách hành xử của
nhân viên và cách thức để đạt đến mục tiêu đề ra.
Họ tạo nên những chuẩn mực hoàn hảo và đưa ra
các dẫn chứng thuyết phục để mọi người làm theo.
Họ biết vượt qua những trở ngại, là kim chỉ nam và
vẽ ra con đường xán lạn để nhân viên cùng tiến về
phía trước. Họ cũng là người tạo ra cơ hội cho mọi
sự thành công.
Chia sẻ quan điểm và truyền cảm hứng đến mọi
người: Người lãnh đạo có khả năng tạo ra những
sáng kiến lý tưởng cho mọi mục tiêu mà họ mong
muốn tổ chức đạt được. Và bằng uy tín của mình, họ thu phục được mọi người cùng nhau
chia sẻ tầm nhìn đó.
Chấp nhận thử thách: Người lãnh đạo luôn chấp nhận thách thức, thử thách với hiện thực.
Họ tìm kiếm những hướng đi mới, ngày càng nâng cao quy trình hoạt động của mình,
chấp nhận rủi ro và chấp nhận cả những thất bại.
Thúc đẩy mọi người hành động: Người lãnh đạo phải biết “thu hút” và thúc đẩy nhân
viên của mình tiến lên, xây dựng tinh thần đồng đội thông qua uy tín và sự kính trọng lẫn
nhau, thúc đẩy mọi người bộc lộ được hết năng lực của họ.
Động viên tinh thần, hướng về con tim nhân viên: Người lãnh đạo biết công nhận những
đóng góp cá nhân, đánh giá và khen thưởng đúng lúc sự thành công của nhân viên và biết
cùng nhau chia sẻ thành quả với mọi người.
... đến 6 phong cách lãnh đạo hình mẫu
Tác giả Daniel Goleman (với tác phẩm Tinh thần lãnh đạo đạt đến thành công của tờ
Harvard Business Review) mô tả 6 phong cách lãnh đạo như sau:


Phong cách quyết đoán: Mẫu lãnh đạo này là: “Hãy làm như tôi đã nói”. Họ mong
muốn cấp dưới tuân lệnh ngay lập tức. Phong cách này phản ánh việc họ mong mỏi đạt
đến thành công và luôn tự chủ. Phong cách này đặc biệt thích hợp trong tình trạng công
ty đang khủng hoảng, cần thiết để xoay chuyển tình thế hoặc với những nhân viên đang
gặp rắc rối. Tuy nhiên, phong cách này sẽ nảy sinh tiêu cực nếu vẫn còn áp dụng khi
khủng hoảng đã qua.
Phong cách của “nhà cầm quyền”: Phong cách này chính là “Hãy đi cùng tôi”. Họ
muốn mọi người sẵn sàng đi theo con đường mới với những quan điểm rất rõ ràng của tổ
chức. Khả năng tư duy và cảm xúc của nhà lãnh đạo kèm theo chính là sự tự tin và đồng
cảm.
Phong cách này đặc biệt thích hợp khi công ty đòi hỏi phải thay đổi chiến lược kinh
doanh, và không thích hợp khi một nhà quản lý trở nên quá hống hách hoặc khi một
nhóm chuyên viên (cùng chức vụ) cùng nhau hành động.
Phong cách hợp tác: Phong cách này mang nghĩa: “Mọi người đi trước”. Nó tạo ra sự
hài hòa và xây dựng mối quan hệ cảm xúc với nhau. Khả năng tư duy và cảm xúc của nhà
lãnh đạo đi kèm là sự đồng cảm, mối quan hệ và giao tiếp trong công ty.
Phong cách này đặc biệt thích hợp để hàn gắn nhân viên sau những xung đột hoặc động
viên họ trong những hoàn cảnh khó khăn. Nó tạo ra những phản hồi tích cực. Phong cách
này rất thích hợp để áp dụng trong môi trường văn hóa công sở.
Phong cách dân chủ: Phong cách này mang nghĩa: “Bạn nghĩ gì?”. Nó tạo ra sự đồng
lòng, nhất trí tuyệt đối qua quá trình tham gia đóng góp ý kiến của nhiều người. Khả năng
tư duy và cảm xúc của nhà lãnh đạo đi kèm là tinh thần lãnh đạo đồng đội và giao tiếp
trong công sở. Phong cách này đặc biệt để cùng nhau xây dựng ý tưởng, sự chung sức
đồng lòng. Phong cách này cũng cần đi kèm với “phong cách của nhà cầm quyền” để
vạch hướng đi rõ ràng, thống nhất.
Phong cách ôn hòa (thiết lập hòa bình): Hình mẫu “Bây giờ hãy làm theo tôi”, dùng để
đặt ra những chuẩn mực tốt nhất cho mọi người, kể cả lãnh đạo. Các khả năng tư duy và
xúc cảm kèm theo là động lực thúc đẩy làm việc sáng tạo và nhiệt tâm. Phong cách này
rất phù hợp khi bạn muốn nhận được kết quả nhanh chóng từ các nhân viên cấp cao và
tận tụy, vì họ không cần nhiều sự hướng dẫn.

Phong cách “huấn luyện”: Mẫu lãnh đạo này là: “Hãy thử làm cái này đi”, dùng để giúp
mọi người cùng phát triển hướng về tương lai. Lãnh đạo sẽ giao cho nhân viên những
nhiệm vụ đầy thử thách và khuyến khích trí sáng tạo của họ. Phong cách này không hiệu
quả lắm khi nhân viên không chịu học hỏi hay thay đổi cách làm việc riêng của họ, và cả
với ngưòi lãnh đạo không đủ khả năng giúp đỡ nhân viên.
Goleman nhấn mạnh rằng nhu cầu áp dụng những cách lãnh đạo này là rất khác nhau, tùy
theo hoàn cảnh của mỗi tổ chức. Ông nói thêm: “Người lãnh đạo phải thuần thục từ bốn
phong cách trở lên, đặc biệt là phong cách “nhà cầm quyền”, dân chủ, ôn hòa và huấn
luyện, điều đó sẽ giúp họ đạt được sự thành công như ý trong việc kinh doanh".
Chuyện trên sân golf
Một người chơi golf mang một túi golf có rất nhiều gậy... Cái thì dùng cho khoảng cách
đánh ngắn; cái dùng cho cú đánh xa; sử dụng cây nêm cắm đất khi banh golf nằm trên
nền cỏ; cây nêm xuống cát để lấy banh golf ra khỏi hố cát sâu; gậy ngắn dùng để đánh
nhẹ trên cỏ... Mỗi gậy được chọn sử dụng theo những mục đích khác nhau nhằm đạt đến
hiệu quả cao nhất.
Tương tự như vậy, phong cách người lãnh đạo có thể thay đổi tùy theo công việc và hoạt
động kinh doanh. Bạn có thể là một người lãnh đạo khôn ngoan khi áp dụng phong cách
dân chủ nếu bạn muốn xây dựng tinh thần đoàn kết hoặc kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực,
lấy ý kiến quý báu từ mỗi nhân viên. Trong hoàn cảnh này, sử dụng phong cách quyết
đoán - áp đặt cho nhân viên làm theo những gì bạn nói ra, không cho họ cơ hội đóng góp
ý kiến, suy nghĩ và sự đồng ý của họ - rất có thể chẳng mang lại kết quả gì.
Theo Goleman, điều quan trọng nhất là người lãnh đạo xuất sắc phải biết vận dụng phong
cách sao cho phù hợp nhất với từng tình huống cụ thể.
Chuyện của lính cứu hỏa
Khác với cách hành xử của nhà lãnh đạo trong câu chuyện trên, nếu bạn là đội trưởng đội
cứu hỏa và nhiệm vụ của bạn là cứu một căn nhà đang bùng cháy dữ dội, liệu bạn sẽ triệu
tập một cuộc họp để bàn về các phương cách cứu ngôi nhà và những người trong nhà đó
không? Tình huống cấp bách này buộc bạn phải đưa ra chỉ đạo chính xác và chuyên
nghiệp cho đội. Thành công trong tình huống nghìn cân treo sợi tóc này hoàn toàn đến từ
hành động quyết đoán của bạn.

Khi tổ chức trong tình trạng khủng hoảng và cần có những biện pháp tức thời, nghiêm
khắc thì việc dùng phong cách quyết đoán sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được sự đồng
thuận từ nhân viên, thay vì đi vòng vòng hỏi xem họ đang nghĩ gì, tại sao chúng ta không
thử phong cách này hoặc phong cách khác...
Phong cách lãnh đạo khác nhau còn tùy theo đặc điểm tính cách của từng lãnh đạo, từng
loại hình tổ chức khác nhau (tổ chức chính phủ, phòng nghiên cứu, tổ chức kinh
doanh…), văn hóa công sở (công chức nhà nước khác hẳn các trưởng phòng/giám đốc
làm việc trong môi trường cạnh tranh khốc liệt), giai đoạn phát triển của một công ty và
các tình huống kinh doanh...
Nếu bạn là lãnh đạo của một công ty nghiên cứu, bạn có thể bỏ ra nhiều giờ để bàn bạc
với nhân viên nhằm “huy động” kiến thức, năng lực và kinh nghiệm của họ vào kế hoạch
nghiên cứu của bạn. Trong khi đó, nếu bạn muốn thành công khi lãnh đạo nhóm kinh
doanh của một công ty hàng tiêu dùng (phải tiếp cận với một thị trường cạnh tranh khốc
liệt hơn), bạn phải mất nhiều thời gian chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp sự nỗ lực hành
động của toàn nhóm.
Việc áp dụng thực tiễn lãnh đạo, tính cách cá nhân và sử dụng các phong cách khác nhau
tùy theo hoàn cảnh và yêu cầu ngành nghề kinh doanh vẫn chưa đầy đủ nếu chúng không
kết hợp với một yếu tố cực kỳ quan trọng, đó chính là khả năng tư duy và xúc cảm thể
hiện qua thái độ và cách ứng xử của người lãnh đạo. Nhà lãnh đạo kinh doanh cần phát
huy khả năng tư duy và xúc cảm cùng các kỹ năng khác, để đạt được hiệu quả cao hơn
trong công việc điều hành kinh doanh và lãnh đạo nhân viên của mình.
www.diendanquantri.com

×