Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Rắc rối của các bà mẹ sau sinh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.85 KB, 6 trang )

Rắc rối của các bà mẹ sau sinh

Khoảng thời gian sau khi sinh nở vài ngày hoặc phải tuần, bạn rất dễ phải
đối mặt với những khó chịu như: bí tiểu; tiểu són; căng, viêm vú; táo bón; sưng
bụng; chảy máu âm đạo… Nếu các dấu hiệu trên có xu hướng gia tăng, bạn nên
nhanh chóng đi khám bác sĩ.
Lưu ý: Cũng giống như với bé, nếu muốn sử dụng thuốc hay cách điều trị
nào, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ.

Trong khoảng thời gian đầu mới sinh các bà mẹ phải đối mặt với nhiều điều
khó chịu
1. Sưng bụng
Bụng chướng lên và sưng to, nhất là với trường hợp bạn phải sinh mổ.
Thường 5 đến 7 ngày sau đó, hiện tượng trên sẽ giảm hoặc biến mất.
2. Đau bụng
Dấu hiệu này xuất hiện vài ngày sau sinh. Bạn có thể cảm thấy bụng đau
hơn kèm theo các cơn co thắt khi cho con bú.
Nguyên nhân: Tử cung co lại để trở về kích thước ban đầu. Việc cho con bú
kích thích cơ thể bạn tiết ra oxytocine (một loại hormone gây co tử cung) và khiến
bạn bị đau bụng.
Khắc phục: Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng thời gian cho con
bú. Nếu những cơn đau bụng có xu hướng tăng lên, bạn nên đi khám để biết rõ
nguyên nhân đau bụng.
3. Âm đạo chảy máu
Xảy ra trong vòng 6 tuần sau khi sinh, kể cả khi bạn sinh thường hay sinh
mổ. Máu có màu đỏ sẫm, hồng nhạt hoặc vàng. Nhiều trường hợp ngưng chảy
máu sau khi sinh nhưng một thời gian sau lại tái phát, nhất là khi bạn hoạt động
mạnh.
Nguyên nhân: Có thể là do sót nhau. Ngoài ra cũng có thể do rách âm đạo,
rách cổ tử cung, vỡ hoặc lộn tử cung.
Khắc phục: Những giờ đầu tiên sau sinh là khoảng thời gian rất quan trọng


để chẩn đoán và chữa trị tình trạng chảy máu âm đạo bất thường của bạn. Trường
hợp âm đạo tái phát, chảy máu kéo dài sau đó, bạn nên đi khám bác sĩ càng nhanh
càng tốt.
4. Táo bón
Thường gặp trong vòng vài ngày sau khi sinh, nhất là ở những người mổ
đẻ.
Khắc phục: Bạn nên uống nhiều nước, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ
như rau xanh, hoa quả, ăn chất mềm dễ tiêu hóa.
Trường hợp, táo bón nặng có thể dùng thuốc chống táo bón theo đơn của
bác sĩ.
5. Tiểu tiện không kiểm soát
Hội chứng này xuất hiện trong khoảng từ mấy ngày đầu đến tuần thứ 8 sau
sinh. Nước tiểu thường tiết ra ngay khi bạn hắt hơi hoặc ho nhẹ.
Nguyên nhân: Sau khi sinh, các dây chằng ở hông yếu nên khó kiểm soát
nước tiểu. Có thể do tổn thương cơ hoặc thần kinh trong quá trình chuyển dạ. Một
số trường hợp tiểu không kiểm soát ở bà mẹ mà y học chưa tìm ra nguyên nhân.
Khắc phục: Một vài bà mẹ có thể giảm hoặc mất hẳn sự khó chịu này sau 8
tuần.
Với trường hợp tiểu không kiểm soát do áp lực, có thể sử dụng cách bôi
kem nội tiết estrogen vào âm đạo.
Phẫu thuật là giải pháp sau cùng khi các biện pháp trên tỏ ra không hiệu
quả.
6. Bí tiểu
Trong những ngày đầu sau sinh, bạn có thể bị bí tiểu làm cho bàng quang
căng ra.
Nguyên nhân: Trong giai đoạn 2 của quá trình chuyển dạ, thai nhi thường
đè vào niệu đạo và bàng quang, có thể gây phù nề. Các chỗ rách và đau ở vùng
bụng dưới sau sinh có thể làm suy giảm chức năng của bàng quang, dẫn tới hiện
tượng bí tiểu.
Khắc phục: Bạn nên cố gắng tập đi tiểu theo thói quen. Bác sĩ có thể dùng

phương pháp thông tiểu, đôi khi phải thông nhiều lần cho bạn.
7. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Chủ yếu gồm nhiễm khuẩn niệu quản, niệu đạo, bàng quang...
Khắc phục: Bạn có thể được điều trị bằng kháng sinh.
8. Bầu vú căng
Sau khi sinh từ 2 đến 5 ngày, ở hầu hết bà mẹ đều có hiện tượng ngực căng
cứng giống như cục đá

×