Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Rách hậu môn vì nhịn không đi vệ sinh thường xuyên ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.82 KB, 5 trang )

Rách hậu môn vì nhịn không đi vệ
sinh thường xuyên

“Rách hậu môn lâu ngày dễ dàng gây nhiễm khuẩn tạo thành ổ áp xe, chảy
máu, dò hậu môn và là nguyên nhân gây bệnh trĩ sau này”, GS Nhâm cảnh báo.
Vì nín nhịn không đi vệ sinh thường xuyên, khối phân ở lâu trong lòng ruột
ngày càng khô đi. Khối phân này cọ sát vào thành hậu môn làm trẻ đau dữ dội và
lại càng sợ đi cầu, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Phân hoá… đá
GS.TS Nguyễn Ngọc Nhâm, Chủ Tịch Hội hậu môn trực tràng VN Trưởng
khoa Hậu môn Trực tràng, bệnh viện Tràng An kể: Mới đây, một bé trai 12 tuổi
được gia đình đưa đến bệnh viện Tràng An khám vì có khối u ở vùng hậu môn.
Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận đây là khối phân đã hóa đá gây nên. Nếu thầy
thuốc không có kinh nghiệm rất dễ chẩn nhầm bệnh trong trường hợp này, cho đó
là khối u.
Theo GS Nhâm, nguyên nhân của tình trạng này là do chất thải được tích tụ
lâu ngày gây nên. Vì lý do nào đó, trẻ ngại không chịu đi cầu thường xuyên khiến
chất thải đọng trong ruột ngày càng khô cứng (vì bị thành ruột hút hết nước). Khối
phân cứng này gây giãn phần trực tràng, vì thế hậu môn không bị bịt kín đến mức
không thể đi cầu mà chất thải mới vẫn thoát ra được (thường bị nhão). Trong khi
đó, khối phân cứng vẫn ở nguyên vị trí. Lâu dần, chất thải cũ biến thành đá, tạo
thành khối u.
Tình trạng này thường bắt đầu do trẻ bị rách hậu môn khi đi ngoài gây chảy
máu, đau rát làm trẻ sợ và nín nhịn.
Theo GS Nhâm, trước đây, bệnh nứt, rách hậu môn thường gặp ở trẻ từ 6 -
24 tháng tuổi. Nhưng hiện nay gặp khá thường xuyên ở lứa tuổi tiểu học, nhất là
các trường tiểu học có bán trú. Vì nhiều trẻ ngại xin phép đi vệ sinh khi trong giờ
học, giờ ngủ, ngại vào nhà vệ sinh vì bẩn thỉu…Hiện chưa có con số thống kê,
nhưng bệnh đứng hàng thứ 3 sau bệnh trĩ và các bệnh nhiễm trùng vùng hậu môn
trực tràng khác.


Nguy cơ nhiễm khuẩn

“Rách hậu môn lâu ngày dễ dàng gây nhiễm khuẩn tạo thành ổ áp xe, chảy
máu, dò hậu môn và là nguyên nhân gây bệnh trĩ sau này”, GS Nhâm cảnh báo.
Nếu trong trường hợp vết nứt, rách hậu môn do bị táo bón một, hai lần thì
tổn thương này không đáng ngại, nó có thể lành sau đó, khi phân đã mềm, đi cầu
bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài trên 6 tuần, làm nứt hậu
môn thì nó dễ trở thành mạn tính. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, bị tái phát
nhiều lần do tiêu hoá không ổn định, khi thì bình thường, khi lại táo bón.
Vết rách đôi khi xâm nhập đến cơ vòng hậu môn trong, cơ vòng này có tác
dụng giữ cho hậu môn đóng kín, trừ lúc đang đi tiêu. Vết rách ở cơ vòng này sẽ
khiến cơ co thắt, làm cho vết rách rộng hơn và khó lành. Vết nứt không lành gây
khó chịu nghiêm trọng, lúc đó không thể điều trị nội khoa mà cần phải phẫu thuật
để giảm đau và sửa chữa lại hoặc cắt bỏ vết nứt.
Ngoài ra, rách hậu môn cũng có thể do bệnh lý nào đó như bệnh polip dị
dạng, bệnh to đại tràng bẩm sinh... rất nguy hiểm.

Cần khắc phục tình trạng táo bón

Theo GS Nhâm, tình trạng táo bón, sợ đi cầu (vì táo bón quá, vì nhà vệ sinh
bẩn)… là một trong những yếu tố gây nên bệnh nứt, rách hậu môn ở lứa tuổi học
trò.
Vì trẻ ở tuổi này rất hiếu động, chạy nhảy, chơi đùa nhiều khiến cơ thể ra
nhiều mồ hô, mất nước nhưng lại không có ý thức uống bù nước nên cơ thể thiếu
nước dẫn tới tình trạng ống hậu môn bị khô, thiếu độ co giãn mềm mại.
Vì thế, để tránh bị rách hậu môn, cần hạn chế trẻ ăn nhiều đồ ngọt, chất
béo. Cần uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh…
Với những trẻ bị táo bón kinh niên, tốt nhất hãy cho bé đi khám bệnh. Bác
sĩ sẽ cho bé loại thuốc bôi trơn hậu môn, đút hậu môn giúp bé đi cầu dễ hơn, bé sẽ
đỡ sợ đi cầu. Đồng thời với những bé này, cha mẹ cần động viên tinh thần để trẻ đi

cầu thành thói quen, vào đúng giời quy định. Nên chọn thời gian thuận tiện, khi trẻ
không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động
tăng, giúp việc đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.

×