Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

On tap HKI mon Dia ly 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.2 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ôn tập kiểm tra HKI. Năm học 2012 - 2013. ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÝ - Lý thuyết: Các bài 17, 18, 21, 22, 23, 27 và 28. - Kỹ năng: Tính mật độ dân số, vẽ biểu đồ cột, biểu đồ tròn và nhận xét. Một số câu hỏi tham khảo Câu 1: Hãy nêu tên các nhân tố hình thành đất. Trình bày nhân tố địa hình. - Tên các nhân tố hình thành đất: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người. - Trình bày nhân tố địa hình: + Ở vùng núi cao, quá trình hình thành đất chủ yếu do nhiệt độ thấp, quá trình phá hủy đá xảy ra chậm; địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng. + Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng; địa hình ảnh hưởng đến khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất theo độ cao. Câu 2: Nêu tên các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật. Trình bày nhân tố con người. - Các nhân tố ảnh hưởng: Khí hậu, đất, địa hình, sinh vật và con ngưởi. - Trình bày nhân tố con người: Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. + Tác động tích cực: con người làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng, vật nuôi; việc trồng rừng đã làm mở rộng diện tích rừng. + Tác động tiêu cực: con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Câu 3: Trình bày một số biểu hiện quy luật địa đới và phi địa đới của lớp vỏ địa lí + Biểu hiện của quy luật địa đới: - Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất. - Sự phân bố các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất. - Sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất. - Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất. + Biểu hiện của quy luật phi địa đới: - Quy luật đai cao: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao. - Quy luật địa ô: Biểu hiện rõ nhất của quy luật địa ô là sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ. Câu 4: Trình bày khái niệm, đơn vị tính, các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô. - Khái niệm: là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. - Đơn vị tính: phần nghìn (‰) - Các nhân tố ảnh hưởng: yếu tố tự nhiên – sinh học, tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát triển kinh tế xã hội và các chính sách dân số… Câu 5: Trình bày khái niệm, đơn vị tính, các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô. - Khái niệm: là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm. - Đơn vị tính: phần nghìn (‰) - Các nhân tố ảnh hưởng: kinh tế - xã hội (chiến tranh, bệnh tật…) và các thiên tai (động đất, bão lụt…) Câu 6: Nêu khái niệm, cách phân loại cơ cấu dân số theo tuổi. - Khái niệm: Là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định. - Trên thế giới thường chia dân số thành 3 nhóm tuổi: + Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi. + Nhóm tuổi lao động: 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi). + Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc đến 65 tuổi) trở lên. Câu 7: Trình bày những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa. + Ảnh hưởng tích cực: Tổ Địa lý – Trường THPT Phạm Văn Sáng. Trang 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ôn tập kiểm tra HKI Năm học 2012 - 2013 - Thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động… + Ảnh hưởng tiêu cực. - Nông thôn: thiếu nguồn lao động. - Thành thị: thất nghiệp, thiếu việc làm, nghèo nàn, ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều tiêu cực khác. Câu 8: Trình bày vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. + Vai trò: - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, xuất khẩu nông sản, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. - Tạo việc làm cho hơn 40% lao động thế giới. + Đặc điểm: - Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế: cần phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lí, tiếc kiệm đất. - Cây trồng và vật nuôi là đối tượng lao động: cần phải hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học. - Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn nước. - Nông nghiệp ngày càng trở thành ngành sản xuất hàng hóa. Câu 9: Trình bày vai trò, đặc điểm cây công nghiệp. Kể tên một số cây công nghiệp chủ yếu. + Vai trò: - Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhất là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm. - Khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, góp phần bảo vệ môi trường. - Các sản phẩm cây công nghiệp là các mặt hàng xuất khẩu quan trọng. + Đặc điểm: - Phần lớn cây ưa nhiệt, ưa ẩm, cần nhiều lao động kinh nghiệm. - Thường tập trung thành vùng chuyên canh lớn và gần cơ sở chế biến. + Một số cây công nghiệp chủ yếu: Mía, củ cải đường, bông vải, đậu tương, chè, cà phê, cao su. Câu 10: Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Vùng. Dân số năm 2006 (triệu người) Đồng bằng sông Hồng 18,4 Đông Nam Bộ 12,06 Tính mật độ dân số của 2 vùng trong bảng trên.. Diện tích (nghìn km2) 15 23,6. Mật độ dân số …………………. Câu 11: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:. Vùng. Dân số năm 2006 (triệu người) Liên Bang Nga 144.9 Việt Nam 83.3 Tính mật độ dân số của 2 nước trong bảng trên. Câu 12:Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Tỉnh, thành phố Dân số năm 2008 (nghìn người) Hà Nội 6116,2 TP. Hồ Chí Minh 6611,6 Tính mật độ dân số của 2 địa phương trong bảng trên.. Tổ Địa lý – Trường THPT Phạm Văn Sáng. Diện tích (km2) 17.075.200 331.212. Diện tích (km2). Mật độ dân số ……………….. Mật độ dân số ……………….. 3348,5 2095,6. Trang 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ôn tập kiểm tra HKI Câu 13: Cho bảng số liệu sau :. Năm học 2012 - 2013 Dân số nước ta giai đoạn 1999-2006 2000 2002 79,2 79,7. Năm 1999 2005 2006 Dân số 76,7 83,3 84,8 (triệu người) a.Vẽ biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi về qui mô dân số nước ta giai đoạn 1999-2006 (3đ) b.Nhận xét về sự thay đổi đó. Câu 14: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn Độ và Anh, năm 2000. ( đơn vị : %) Khu vực kinh tế Ấn Độ Anh Khu vực I: Nông - Lâm- Ngư nghiệp 63,0 2,2 Khu vực II: Công nghiệp – Xây dựng. 16,0 26,2 Khu vực III: Dịch vụ 21,0 71,6 a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn Độ và Anh, năm 2000. b) Dựa vào bảng số liệu và kiến thức đã học, rút ra nhận xét cơ cấu lao động khu vực kinh tế của Ấn Độ và Anh. Câu 15: Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA MỘT SỐ NƯỚC, NĂM 2010 Đơn vị: % Tên nước Dưới 15 tuổi Trên 64 tuổi Từ 15  64 tuổi Nhật Bản. 13,2. 63,4. 23,4. Việt Nam 24 70 6 a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi của Việt Nam và Nhật Bản năm 2010. - Xử lí số liệu: Đơn vị: độ. Tên nước Dưới 15 tuổi Trên 64 tuổi Từ 15  64 tuổi Nhật Bản …………………… …………………….. ……………………. Việt Nam …………………… …………………….. ……………………. ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. b) Nhận xét:………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………… Tổ Địa lý – Trường THPT Phạm Văn Sáng. Trang 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×