Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De thi HSG Sinh hoc 9 20122013 HPhuNinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.76 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH Đề chính thức. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2012 - 2013 Môn: Sinh học Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 29/11/2012. Câu 1. Giải thích các yếu tố giúp sự vận chuyển máu liên tục và theo một chiều trong mạch? Câu 2. a. Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ? b. Ở một người có huyết áp là 120/80, em hiểu điều đó như thế nào? Câu 3. Nêu nội dung và điều kiện nghiệm đúng 3 quy luật di truyền của Men den. Câu 4. Trình bày cấu trúc hoá học và cấu trúc không gian của ADN? Tại sao nói cấu trúc ADN chỉ có tính ổn định tương đối? Câu 5. - Bộ NST có tính đặc trưng cho từng loài sinh vật. Em hãy chứng minh? - Tại sao diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân ? - Trong giờ thực hành một học sinh đếm được trong tế bào sinh dưỡng của một người chứa 45 nhiễm sắc thể. Người này thuộc giới tính nào, hãy nêu đặc điểm của người có bộ NST nói trên? Cho rằng các NST thường, tồn tại thành cặp tương đồng. Câu 6 . Dưới đây là thống kê 1 số phép lai ở 1 loại đậu. Kiểu hình của P 1 P : Hạt xám X hạt trắng 2. P : Hạt xám X hạt xám 3. P : Hạt xám X hạt trắng. Số cây F1 Hạt xám 99 299 150. Hạt trắng 100 97 0. a. Xác định tính trội, lặn về màu sắc hạt của loại đậu đem lai? b. Giải thích và lập sơ đồ lai ở mỗi phép lai trên? _______________________________ Hä vµ tªn thÝ sinh:................................................... Sè b¸o danh :..............Phßng thi............ Chó ý: C¸n bé coi thi kh«ng gi¶i thÝch g× thªm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hội đồng chấm thi đã điều chỉnh một số nội dung và biểu điểm trong hướng dẫn này nhưng chúng tôi chưa cập nhật được mong quý vị thông cảm PHÒNG GD&ĐT PHÙ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2012 - 2013 MÔN: SINH HỌC Câu 1 (2,0 điểm): Hướng dẫn: 1. Sự co dãn của tim: Tim co tạo lực đẩy máu vào mạch và khi dãn ra tạo lực hút máu từ tỉnh mạch về tim. ( 0,5 điểm) 2. Sự co dãn của động mạch và sự co bóp của các cơ thành tĩnh mạch: Tạo lực hỗ trợ cho sự co dãn của tim. (0,5 điểm) 3. Sự thay đổi thể tích và áp suất của lồng ngực khi hô hấp: Hỗ trợ cho lực hút và lực đẩy máu của tim. (0,5 điểm) 4. Các van tĩnh mạch: Có trong các tỉnh mạch chân giúp máu từ các mạch này di chuyển theo chiều hướng lên để về tim mà không bị chảy ngược xuống do tác dụng của trọng lực. (0,5 điểm) Phương án 2: - Máu chảy OĐM (1đ) - Máu chảy OTM (1đ) Câu 2: (1,5 điểm ). Hướng dẫn:. a. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, tính tương đương mmHg / cm2 - Càng xa tim huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm b. Huyết áp là 120/80 là cách nói tắt được hiểu: + Huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm2 (lúc tâm thất co) + Huyết áp tối thiểu là 80 mmHg/cm2 (lúc tâm thất giãn) Đó là người có huyết áp bình thường.. 0,5 0,5. 0,5. Câu 3: (3,0 điểm) Nêu nội dung và điều kiện nghiệm đúng 3 quy luật di truyền của Men den. Hướng dẫn: 1. Nêu nội dung và điều kiện nghiệm đúng 2 quy luật di truyền của Men den. Quy luật phân ly: khi lai 2 cơ thể p thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thí F1 đồng tính hoặc giống bố hoặc giống mẹ còn F2 có sự phân tính theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn 1,0 Quy luật phân ly độc lập: khi lai cặp bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F2 có tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ của các tính trạng hợp thành nó. 1,0 2. Điều kiện nghiệm đúng - P phải thuần chủng 0.5 - Mỗi gen quy định 1 tính trạng 0.25 - Có tính trạng trội hoàn toàn 0.25 - Số lượng cá thể F2 phải đủ lớn 0,25.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Mỗi gen nằm trên một NST.. 0,25. Câu 4 (4,0 điểm) * Cấu trúc hóa học của ADN. 1,5 - ADN (axit đêôxiribônuclêic) được cấu tạo từ các nguyên tố chủ yếu là: C, H, O, N, P... - ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng phân tử lớn. - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. - Một nuclêôtit gồm 3 thành phần: Axit phôtphoric H3PO4, đường đêôxiribô C5H10O4 và bazơnitric, trong đó bazơnitric là thành phần quan trọng nhất. Có 4 loại bazơnitric là A, T, G, X. Do các nuclêôtit chỉ khác nhau ở thành phần bazơnitric nên người ta dùng tên bazơnitric để gọi tên các nuclêôtit. - Thành phần, số lượng trật tự sắp xếp các đơn phân đã tạo ra vô số loại ADN khác nhau từ đó quy định tính đa dạng cho sinh vật. * Cấu trúc không gian của ADN. 1,5 - Do Oatxơn và Cric công bố năm 1953. - ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải. - Trên mỗi mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững giữa đường của nuclêôtit này với axit của nuclêôtit bên cạnh. - Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung, trong đó một bazơnitric có kích thước lớn phải được bù bằng một bazơnitric có kích thước nhỏ. A đi với T bằng hai liên kết hiđrô, G đi với X bằng ba liên kết hiđrô. Do đó khi biết trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn này có thể suy ra trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn kia. - ADN xoắn có tính chất chu kì, mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, cao 34A 0, đường kính 20A0. - Tỉ lệ (A+T)/(G+X) đặc trưng cho loài. * Tính ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối: 1,0 Tính ổn định của ADN chỉ có tính tương đối vì: + Liên kết hiđrô có số lượng lớn nhưng là liên kết yếu nên khi khi cần liên kết hiđrô có thể đứt, hai mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao mã. + ADN có khả năng đột biến (đột biến gen). + ở kì đầu giảm phân I có thể xảy ra hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn tạo thông tin di truyền mới. Câu 5 (4,0 điểm) Hướng dẫn: *NST có tính đặc trưng cho từng loài sinh vật về hình dạng và số lượng NST: a- Số lượng : 1,0 + Trong tế bào sinh dưỡng bộ NST lưỡng bội của tế bào là 2n. Ví dụ : ở người 2n = 46 ở ruồi Giấm: 2n = 8 + Trong tế bào giao tử, số lượng NST giảm đi một nửa: ví dụ : ở người 2n = 46 thì số lượng NST trong tế bào giao tử là n = 23, ở ruồi Giấm: n = 4 Tuy nhiên số lượng NST không phản ánh mức độ tiến hóa của loài. ví du ở người 2n = 46 ; ở gà 2n =78 b- Về hình dạng kích thước: 1,0 + NST có hình dạng khác nhau: hình que, hình chữ V, hình hạt..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Ở các loài khác nhau NST có kích thước khác nhau + NST có hình dạng đặc trưng nhất ở kì giữa của quá trình phân bào. c- Vì ở kì sau của giảm phân I diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng, chúng có thể bắt chéo với nhau, nên có sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội (n NST) ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân, tạo ra vô số biến dị tổ hợp phong phú. d- Người có 45 NST đã cho là nữ e- Đặc điểm: + Cặp NST giới tính bị khuyết 1 chiếc (OX) + Bị mắc hội chứng Tớcnơ: Nữ lùn, cỏ ngắn, tuyến vú không phát triển, trưởng thành không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, si đần vô sinh. Câu 5 (5,5 điểm). Hướng dẫn: a. Từ phép lai 3: P : Hạt xám x Hạt trắng. F1 : 150 Hạt xám (100% Hạt xám)  Hạt xám là trội so với hạt trắng. b. Qui ước : gen A - qui định hạt xám gen a - qui định hạt trắng 1 Phép lai 1 : P : Hạt xám x hạt trắng F1 : 99 hạt xám , 100 hạt trắng. F1 : 1 Hạt xám : 1 Hạt trắng Đây là kết quả của phép lai phân tích giữa P : Aa x aa Sơ đồ lai : P Aa x aa (Hạt xám) (Hạt trắng) Gp : A,a a F1 : 1 Aa : 1 aa (1 Hạt xám : 1 hạt trắng) 2. Phép lai 2 ; P : Hạt xám x Hạt xám F1 : 299 hạt xám : 97 hạt trắng F1 : 3 hạt xám : 1 hạt trắng Đây là kết quả của phép lai giữa P : Aa x Aa Sơ đồ lai: P: Aa x aa (Hạt xám) (Hạt xám) Gp: A,a A,a F1: 1AA : 2Aa : 1aa (3 hạt xám : 1 hạt trắng) 3. Phép lai 3 ; P: Hạt xám x Hạt trắng F1 : 150 Hạt xám (100% Hạt xám) => là kết quả của phép lai P : AA x aa (bố, mẹ thuần chủng) Sơ đồ lai: P: AA x aa (hạt xám) (hạt trắng) Gp: A a F1 : Aa (100% Hạt xám). 0,5. 0,5 0.5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5đ 0,5đ 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×