Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Những kinh nghiệm dùng thuốc nam chữa bệnh cho gia súc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.86 KB, 4 trang )

Những kinh nghiệm dùng thuốc nam chữa bệnh
cho gia súc
Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc điều trị
bệnh cho gia súc gia cầm rất hiệu quả bằng những loại kháng sinh thế hệ mới hay các
chất dẫn xuất từ các nguồn khác…Tuy nhiên, từ xưa trong quá trình đấu tranh chống
bệnh tật cho vật nuôi ông cha ta đã đút kết nhiều kinh nghiệm chữa bệnh bằng thuốc
nam rất quí. Qua nghiên cứu các nhà khoa học cũng đã khẳng định, thuốc nam có nhiều
ưu điểm: chữa được các bệnh thông thường, là loại thuốc dễ tìm, giá rẻ và dễ sử dụng.
Xin giới thiệu trong nội dung bài viết này những bài thuốc nam đã được chọn lọc trong
dân, đã được xác minh hiệu quả trong thực tế và được hướng dẫn sử dụng. (nhóm tác
giả chính: Nguyễn Hữu Nhạ, Nguyễn Quang Nghị)
Khi sử dụng thuốc nam, cần chú ý: Khi sắc thuốc phải dùng nồi đất hoặc nồi nhôm
(không dùng nồi đồng, nồi sắt) để thuốc không bị biến chất.
Trị bệnh cho trâu bò:
- Bệnh cảm nóng, cảm lạnh: Trâu bò bị cảm nóng khi thời tiết nóng ẩm hoặc khi phải
làm việc quá sức, khi đó trâu bò có triệu chứng: toàn thân mình, gốc tai, gốc sừng đều
nóng, niêm mạc mắt đỏ; Cảm lạnh là khi sau khi làm việc mệt nhọc lại đột ngột cho
tắm, hoặc khi trúng phải nguồn gió lạnh nhất là khi bị đói và làm việc mệt. Khi đó trâu
bò cũng sốt thân mình nóng nhưng gốc tai, gốc sừng và 4 chân đều lạnh, niêm mạc mắt
nhợt nhạt, lông xù lên, mũi khô, thở nhiều.
+ Cảm nóng: Lá tre hoặc lá dâu 300g
Lá bạc hà hoặc lá đại bi 100g
Lá bìm bìm 300g
Tất cả vò nát, đun sôi lấy 1 lít nước cho gia súc uống (chú ý lá bạc hà cho vào sau để
tinh dầu đỡ bốc hơi)
+ Cảm lạnh: Tía tô 50g
Kinh giới 100g
Ngải cứu 100g
Gừng 50g
Vò thuốc, giả nát đun sôi trong 1lít nước, đậy kín đợi gần nguội cho uống. Ngoài ra cần
dùng thêm các biện pháp sau: nhốt trâu, bò vào nơi kín gió, đốt lửa sưởi ấm, nấu nước


trà đặc cho uống. Lấy gừng và lá ngải cứu mỗi thứ 200g giả nhỏ xào nóng bọc vào vải
xát mạnh khắp mình và 4 chân.
- Bệnh chướng hơi dạ cỏ: Bệnh này xảy ra khi con vật phải làm việc quá sức (như cày
kéo) hoặc bị cảm lạnh đột ngột gây ức chế thần kinh. Hoặc do ăn rơm rạ thối, cỏ non.
Triệu chứng: bỏ ăn, đứng choãi 2 chân sau, hông trái căng dần, chân sau đá lên phía
bụng và vật có thể bị lòi dom hoặc hư thai (do có nhiều khí ép bên trong bụng)
Chữa trị bệnh này phải gồm 3 động tác:
a. Tháo hơi ra: Dùng 2-3g bột bồ kết nướng thổi vào mũi trâu bò để gây hắt hơi
mạnh, tạo điều kiện cho con vật ợ hơi. Hoặc lấy 1 cái que buộc miếng giẻ sạch ở đầu
nhúng nước cho ướt rồi lùa vào họng trâu bò ngoái nhẹ để gây nôn. Khi đó gây ợ hơi.
b. Kích thích dạ cỏ co bóp: dùng rơm chà xát và hông bên trái, nghỉ 15 phút rồi
chà xát lặp lại. Từ 3 – 5 lần thì dạ cỏ sẽ hồi phục co bóp.
c. Hạn chế sinh hơi: Cho uống nước tỏi, nước dưa chua, nước muối hoặc cho ăn
lá đào, lá trầu không để khống chế vi khuẩn sinh hơi phát triển và hoạt động.
Bệnh lòi dom: Trâu bò lòi dom là do táo bón kéo dài mà không kịp chữa trị. Vì vậy
chữa lòi dom phải kịp thời chữa bệnh táo bón.
Nguyên liệu: Lá vông, lá cúc tần, lá thầu dầu tía, dây dưa chuột dại
Mỗi thứ một nắm rửa sạch, giả nát xào với giấm, ép thành những miếng mỏng áp lên
đỉnh đầu phía trước trán con vật rồi buộc bằng vải sạch, sau một buổi thì thay thuốc
mới, làm như vậy 3 -4 ngày liên tục. Đồng thời cho uống:
- Nam mộc hương 100g (sao vàng)
- Củ gấu (hương phụ) 150g (sao tẩm muối)
- Phèn chua phi 20g
Cả 3 vị tán thành bột hòa vào 3 chén nước sôi để nguội chia làm 2 lần cho uống trong
ngày.
Bệnh sót nhau: Sau khi đẻ 5 -6 giờ mà mà không ra nhau hết thì gọi là sót nhau và
phải can thiệp. Gồm những biện pháp sau:
- Tác động vật lý: dùng nước vôi pha loãng bôi từ vai xuống đuôi dọc theo xương sống
cua con vật, sau đó lấy đòn tre dần nhẹ trên lưng dọc theo xương sống trong 10 – 15
- Cho uống một trong hai bài thuốc sau:

Bài 1: Lá hồng bì hoặc lá khế 500g
Lá trầu không 200g
Giả nát, đun sôi trong 1 lít nước, nguội gạn sạch cho uống.
Bài 2: Buồng cau non mới trổ giả nhỏ trộn đều với ít muối rồi ngâm vào 1 lít nước
mưa, sau nửa giờ vắt lấy nước cho trâu bò uống.
Ngoài ra có thể dùng một trong các biện pháp sau:
- Cắt 1 đoạn cuống nhau 4-5cm đốt thành than hòa vào 1 chén nước tiểu cho con
vật uống.
- Lấy 1 xác rắn lột, đùm vào cỏ cho con vật nuốt. Cũng có thể đốt xác rắn lột
thành than, tán thành bột trộn vào cháo đổ cho con vật nuốt, nhau thai sẽ ra hết.
- 1 nắm lá khế, hoặc lá vông, lá rau sam giả nát vắt lấy nước cho con vật uống.
- 1 nắm lá cỏ xước sao vàng sắc lấy nước đặc cho uống.
- Trường hợp nhau ra đứt cuống rồi không ra nữa thì dùng 1 củ nghệ xắc lát xào
với 1 nhúm muối đổ 3 chén nước nấu còn 1 chai chia làm 2 lần cho con vật uống. Khi
nấu bỏ vào 1 miếng sắt, khi cho uống vớt miếng sắt ra.
Bên ngoài: lấy 10 hạt vông giả nát trộn với một nắm lá thầu dầu tía vò nát rịt vào bên
ngoài âm hộ trong nửa giờ.
- Trường hợp nhau ra một phần rồi dừng lại: dùng 2 lít nước ấm đổ vào chậu hòa
tan một nhúm muối hoặc phèn chua, ngâm phần nhau ở phía ngoài làm cho nhau co lại
thì sẽ tiếp tục ra hết.
Động thai: Khi động thai con vật thể hiện các triệu chứng: vật đứng không yên, chân
sau đá lên bụng, đầu luôn quay về phía sau hoặc con vật nằm lăn vật vã.
Bài thuốc sau đây có tác dụng an thai: Lá bạc hà tười 100-200g
Lá ngải cứu tươi 300 -500g
Ngọn tía tô 80 – 150g
Rễ cây gai 150 – 200g
Sắc lấy nước cho uống cả bã. Trong thời gian này cho vật ăn cháo cám, khoai và nhưng
ăn cỏ trong một thời gian.
Đẻ khó
- Đẻ khó do sức rặn yếu nhưng thai nằm thuận: Khế 5 -7 quả

Cỏ tranh 50g
Rau mồng tơi 50g
Dây lá khoai 50g
4 thứ giả nát trộn thêm 1 nhúm muối nhét vào miệng cho con vật nuốt. Ngoài ra có thể
lấy 1 nắm lá ngải cứu gỉa nát vắt lấy nước trộn với 2 quả trứng gà cho vật uống.
- Đẻ khó do thai nằm nghịch: Phải thăm khám bên trong để biết thai nằm thuận
hay nghịch, nếu thai nằm nghịch phải đưa tay vào sửa lại cho thai nằm thuận mới ở đở
đẻ được (thai gọi là thuận khi đầu hoặc 2 chân sau ra trước, mọi tư thế khác đều gọi là
tư thế thai không thuận).

×