Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

KE HOACH BDTX CA NHAN NAM 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.33 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO SƠN LA TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ MAI SƠN. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - hạnh phúc Mai Sơn, ngày 15 tháng 11 năm 2012. KẾ HOẠCH Bồi dưỡng thường xuyên Năm học 2012-2013 Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hồng Chuyên môn: Toán lí Tổ: KHTN I. Căn cứ xây dựng kế hoạch. Căn cứ Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông; Thông tư số 31/2011 ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ Kế hoạch số 994/SGDĐT ngày 08/11/2012 về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2012-2013; Tôi xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2012 - 2013 như sau: II. Mục đích 1. Học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của thành phố, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành. 2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường. 3. bồi dưỡng thường xuyên để luôn đạt chuẩn qui định. III. Nội dung kế hoạch. 1. Khối kiến thức bắt buộc: 1.1. Nội dung bồi dưỡng 1:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học bậc THCS - Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên. - Nội dung: Do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định cụ thể cho từng năm học, bao gồm các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục của các cấp học, chương trình, sách gioá khoa, kiến thức cho các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục theo bậc học THCS. 1.2. Nội dung bồi dưỡng 2: - Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học (bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện) - Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên. - Nội dung: Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục trung học cơ sở của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án. 1.3. Khối kiến thức tự chọn: (Gọi là nội dung bồi dưỡng 3) - Đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên. - Thời lượng: 60 tiết/năm học/giáo viên. - Nội dung đăng kí: Nội dung 1. Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (30 tiết) Tên và nội dung mô đun. Mục tiêu bồi dưỡng. Thời gian tự học. Thời gian học tập trung (tiết) LT. TH. Sử dụng các thiết bị dạy học. Sử dụng được các 1. Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi thiết bị dạy học mới phương pháp dạy học môn học (theo danh 2. Thiết bị dạy học theo môn học cấp THCS mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp 3. Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử THCS). dụng các thiết bị dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học. 10. 2. 3. Bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết bị dạy học (TBDH). 10. 2. 3. Có kĩ năng bảo.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. Sự cần thiết phải bảo quản, sửa chữa và sáng tạo TBDH 2. Bảo quản các TBDH. Tổ chức cho học sinh thực hiện bảo quản thiết bị dạy học. quản, sửa chữa và sáng tạo thiết bị dạy học.. 3. Sửa chữa hỏng hóc thông thường của các TBDH 4. Cải tiến và sáng tạo Nội dung 2: Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (30 tiết) Tên và nội dung mô đun. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 1. Vai trò của kiểm tra đánh giá 2. Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mục tiêu bồi dưỡng. Phân biệt và thực hiện được các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Thời gian tự học. Thời gian học tập trung (tiết) LT. TH. 10. 2. 3. 10. 2. 3. 3. Thực hiện các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học. Sử dụng được các 1. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra: xác định kĩ thuật kiểm tra mục tiêu kiểm tra; hình thức kiểm tra; xây đánh giá trong dạy dựng ma trận đề kiểm tra; viết đề kiểm tra, học. xây dựng hướng dẫn chấm 2. Kĩ thuật phân tích kết quả kiểm tra đánh giá nâng cao hiệu quả dạy học 2. Thời lượng bồi dưỡng thường xuyên.. Mỗi nội dung bồi dưỡng có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục của địa phương nhưng tổng thời lượng BDTX năm học là120 tiết. IV. Hình thức bồi dưỡng thường xuyên 1. Bồi dưỡng thường xuyên bằng tự học của giáo viên kết hợp với các sinh.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường. 2. Bồi dưỡng thường xuyên tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng. 3. Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet). 4. Tài liệu học tập để giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng: 4.1 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 4.2 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 4.3 Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 4.4 Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, của các đề tài, dự án. 4.5 Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên đây là Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân năm học 2012 – 2013. BAN GIÁM HIỆU. KÍ TÊN. Nguyễn Thị Thúy Hồng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×