Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.21 KB, 5 trang )
Ba bệnh đều nổi bóng nước,
làm sao phân biệt?
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở nhũ nhi và trẻ dưới 10 tuổi,
nhưng cũng có thể gặp cả ở người trưởng thành. Biểu hiện đặc trưng là sốt,
đau họng và nổi ban đỏ có bọng nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Thời kỳ ủ bệnh thường 3-7 ngày. Triệu chứng đầu tiên là sốt, 1- 2 ngày sau
sẽ xuất hiện những nốt hồng ban đường kính vài milimet nổi trên nền da bình
thường, sau đó trở thành bóng nước. Ở miệng có dạng vết loét, đường kính 4-
8mm, thường ở phía trong miệng, ở trên lưỡi, tại vòm miệng hoặc ở lợi răng, làm
trẻ nuốt đau (dễ nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường). Bóng nước
ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân hoặc cánh tay.
Ở nhũ nhi có thể có ban dạng sẩn ở vùng mông hoặc nơi quấn tã lót.
Do bệnh thường xảy ra vào mùa hè thu, cùng thời gian với những bệnh lý
khác ở da là bóng nước, nên phân biệt với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm
khuẩn như tụ cầu và liên cầu, bệnh do nhiễm siêu vi Herpes simplex hoặc thủy
đậu, zona. Viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn thường xuất hiện ở những vị trí
sau khi da có vết trầy sướt, ghẻ, chàm... bị bội nhiễm vi trùng tạo ra bóng nước.
Sang thương da có thể đau, ngứa, có mủ. Bóng nước do nhiễm Herpes
simplex thường nổi thành từng chùm ở quanh miệng kèm cảm giác ngứa, rát. Các
bệnh này có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm. Riêng bệnh tay chân
miệng, sự hiện diện bóng nước ở cả ba vị trí tay, chân, miệng giúp ta loại trừ
những bệnh lý khác.
Bệnh thủy đậu
* Lứa tuổi mắc bệnh thủy đậu là đa số ở trẻ 5-11 tuổi nhưng cũng có thể
xảy ra ở người lớn, ở 90% đối tượng chưa chủng ngừa thủy đậu. Đặc trưng của
bệnh là ngứa, phát ban ngoài da, ban sẩn có mụn nước, bóng nước thường kèm
theo sốt.