“Small talks” – một phần tất yếu của giao tiếp tiếng Anh
“Small talk” có thể hiểu chung là những mẩu hội thoại ngắn, đôi khi là
để khai mào cho một cuộc đối thoại dài hơn, nhưng đôi khi chỉ là những
mẩu chuyện tán gẫu ngắn nơi công sở hay mấy lời chào hỏi xã giao giữa
những người ít quen biết.
Vậy những ai thường sử dụng “small talk”?
Khi những người không mấy quen biết nhau nói chuyện với nhau, “small
talk” khi đó được hiểu là những câu chuyện xã giao hay những câu tán gẫu.
Mặc dù chúng ta thường dạy bọn trẻ không được nói chuyện với người lạ,
nhưng người lớn đôi khi lại muốn nói một vài câu với những người chỉ quen
biết qua loa (bạn của bạn). Khi đó, những người thường nói chuyện xã giao
là những nhân viên trong cùng một công sở.
Tuy không phải bạn bè thân thiết nhưng họ làm việc cùng một nơi và cần
phải trao đổi thông tin với nhau. Ngoài ra những người làm những công việc
như chăm sóc khách hàng, đại lý bán hàng, bồi bàn, cắt tóc hay lễ tân…
cũng thường phải giao tiếp với khách hàng qua những mẩu đối thoại xã giao
ngắn gọn. Nếu
như có một người đưa thư bấm chuông cửa nhà bạn, bạn cũng cần phải ra
ngoài và nói một vào câu xã giao với anh ta.
Những đề tài thường được nhắc đến trong “small talk” là gì?
Có một số chủ đề “an toàn” nhất định thường được nhắc đến khi giao tiếp xã
giao, trong đó thời tiết thường được nói đến nhiều nhất. Đôi khi ngay cả
những người đã là bạn bè thân thiết hay những thành viên trong một gia đình
cũng nói về thời tiết để mở đầu câu chuyện. Một chủ đề khác cũng thường
được nói đến nhiều là những sự việc vừa mới xảy ra. Những tin tức thời sự
mới nhất sẽ là chủ đề nói chuyện an toàn nếu như không động đến những
vấn đề nhạy cảm thường gây tranh cãi, ví dụ như những đạo luật về quyền
bình đẳng... Những tin tức về thể thao cũng là đề tài thường được nhắc đến,
đặc biệt là tin tức về những đội bóng trong khu vực, những giải đấu, vòng
loại hay việc đội nào chơi hay, đội nào chơi dở…
Ngoài ra chủ đề về những thông tin giải trí cũng thường được nói đến. Nếu
như bạn và người kia tìm được tiếng nói chung trong một vấn đề nào đó, chủ
đề đó sẽ là chủ đề an toàn để nói tới. Lấy ví dụ như, nếu xe buýt quá đông và
không còn chỗ nào đề đứng, bạn có thể nói về lý do vì sao lại dẫn đến điều
đó… Tương tự như thế, những nhân viên trong một văn phòng có thể bàn
tán về một bức tranh mới được treo hay một đồ vật mới được mua… Có một
số chủ đề cần phải tránh khi giao tiếp xã giao giữa những người ít quen biết
là những vấn đề cá nhân như lương lậu của một người nào đó, hay một
người nào đó vừa mới ly dị chồng hoặc vợ… Bạn có thể bàn tán về quần áo
hay đầu tóc của một người nào đó, tuy nhiên không nên nhận xét về vóc
dáng của họ. Những nhận xét không tốt về một người khác thứ 3 cũng là chủ
đề không nên nhắc đến bởi vì bạn không biết rõ đối phương đang nói chuyện
với mình. Bạn không thể chắc chắn rằng người đang nói chuyện với mình và
người bị mình nói xấu không phải là bạn bè. Bạn cũng không nên đề cập đến
những vấn đề riêng tư của bản thân, bởi bạn không thể chắc chắn rằng người
kia sẽ không mang những bí mật của bạn đi nói với người khác. Cuối cùng,
sẽ không phải là khôn ngoan nếu như bạn cứ mãi nói về một chủ đề mà đối
phương không cảm thấy thích thú hay thoải mái khi nghe.
Người ta thường hay “small talk” ở những đâu?
Người ta thường nói những lời xã giao nơi công cộng. Khi mọi người cùng
phải chờ đợi điều gì đó (chờ xe, chờ tàu, chờ qua đường…) người ta thường
nói với nhau một vài câu xã giao. Mọi người cũng thường nói tán gẫu một
vài câu trong phòng chờ của bác sĩ nha khoa hay khi đang đứng xếp hàng
chờ mua vé… Ở công sở, người ta thường nói với nhau mấy câu xã giao khi
đứng trong thang máy, nhà ăn hay thậm chí ở phòng nghỉ. Trong một số sự
kiện đặc biết, ví dụ như trong một bữa tiệc, những người không quen biết
cũng thường nói giao lưu với nhau bằng những câu nói xã giao. Sẽ là một
cách để mở rộng mối quan hệ khi người ta đi vòng quanh trong một buổi gặp
mặt và nói chuyện với nhiều người khác nhau.
Khi nào người ta thường “small talk”?
Người ta thường nói chuyện xã giao khi gặp một người nào đó lần đầu tiên.
Ví dụ như khi bạn gặp một đồng nghiệp trong đại sảnh, bạn có thể bàn bạc
với anh ta về thể thao hay thời tiết. Nhưng trong lần tiếp theo gặp anh ta, bạn
chỉ cần mỉm cười mà không nói gì cả. Nếu bạn nói bất cứ điều gì, đó sẽ như
một dấu hiệu để khơi mào một cuộc nói chuyện. Tuy nhiên bạn chỉ nên nói
chuyện tự nhiên với người cưới với bạn và tỏ ra quan tâm đến bạn mà thôi.
Đừng làm phiền hai người một lúc nếu chỉ để nói về một việc không quan
trọng như thời tiết, cũng như đừng bắt chuyện với những người đang bận
đọc sách hay viết thư, tin nhắn trên xe buýt. Những thời điểm tốt để bạn có
thể tán gẫu với người khác là khi nghỉ giải lao giữa giờ trong một cuộc họp
hay một buổi thuyết trình ở công ty… Điều cuối cùng và cũng vô cùng quan
trọng là bạn nên để ý để nhận ra lúc mà đối phương muốn dừng câu chuyện
giữa hai người lại.
Vì sao có “small talk” ?
Có một số lý do khác nhau giải thích cho vc mọi người tán gẫu với nhau hay
nói với nhau một vài câu xã giao. Lý do đầu tiên và cũng dễ nhận thấy nhất
là người ta muốn phá vỡ sự im lặng. Một lý do khác là để giết thời gian, điều
đó giải thích vì sao mọi người thường tán gẫu khi cùng phải chờ để làm việc
gì đó. Một số người nói chuyện xã giao để giữ phép lịch sự, ví dụ như khi
bạn ở trong một bữa tiệc, thật khiếm nhã nếu bạn cứ ngồi 1 chỗ nhìn mọi
người chỉ vì bạn không muốn
Có một số lý do khác nhau giải thích cho vc mọi người tán gẫu với nhau hay
nói với nhau một vài câu xã giao. Lý do đầu tiên và cũng dễ nhận thấy nhất
là người ta muốn phá vỡ sự im lặng. Một lý do khác là để giết thời gian, điều
đó giải thích vì sao mọi người thường tán gẫu khi cùng phải chờ để làm việc
gì đó. Một số người nói chuyện xã giao để giữ phép lịch sự, ví dụ như khi
bạn ở trong một bữa tiệc, thật khiếm nhã nếu bạn cứ ngồi 1 chỗ nhìn mọi
người chỉ vì bạn không muốn giao lưu với mọi người. Nếu bạn được
một người bạn giới thiệu với những người khác, sẽ là lịch sự nếu bạn giao
lưu với người được giới thiệu và tìm hiểu nhiều hơn về người đó. Và khi đó
nhất định bạn cần phải nói với anh ta một vài câu xã giao.
Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, “small talk” có thể được hiểu là nói chuyện
xã giao hay chỉ đơn thuần là tán gẫu với người khác. Tuy nhiên dù có là nói