Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Thiết kế một số thí nghiệm cơ học dùng cảm biến chuyển động để hỗ trợ quá trình dạy học các chương động học chất điểm và các định luật bảo toàn vật lí 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

THIẾT KẾ MỘT SỐ THÍ NGHIỆM CƠ HỌC DÙNG CẢM
BIẾN CHUYỂN ĐỘNG ĐỂ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH DẠY
HỌC CÁC CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” VÀ
“CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TỒN” VẬT LÍ 10 THPT

MÃ SỐ: CS.2015.19.67

Cơ quan chủ trì: Khoa Vật lí, Đại học Sư phạm Tp.HCM
Chủ nhiệm: ThS. Lê Hải Mỹ Ngân

Thành phố Hồ Chí Minh – 12/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

THIẾT KẾ MỘT SỐ THÍ NGHIỆM CƠ HỌC DÙNG CẢM
BIẾN CHUYỂN ĐỘNG ĐỂ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH DẠY
HỌC CÁC CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” VÀ
“CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TỒN” VẬT LÍ 10 THPT

MÃ SỐ: CS.2015.19.67



Xác nhận của cơ quan chủ trì
TRƯỞNG KHOA VẬT LÍ

Chủ nhiệm đề tài

TS. Cao Anh Tuấn

ThS. Lê Hải Mỹ Ngân

Thành phố Hồ Chí Minh – 12/2016


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1. ThS. Lê Hải Mỹ Ngân, chủ nhiệm đề tài
2. ThS. Phan Minh Tiến


i

MỤC LỤC
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ
PHỐI HỢP CHÍNH ................................................................................... 3
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ...................................................................... iii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... vi
SUMMARY ............................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. QUY TRÌNH SỬ DỤNG CẢM BIẾN SIÊU ÂM GO!MOTION
VÀ PHẦN MỀM LOGGER PRO ĐỂ THIẾT KẾ CÁC THÍ NGHIỆM ............... 5
1. 1. Giới thiệu cảm biến Go!Motion .................................................................5
1. 2. Giới thiệu phần mềm Logger Lite và Logger Pro. .....................................7
1. 3. Thao tác ghi nhận và xử lí dữ liệu khi khảo sát chuyển động bằng cảm
biến và phần mềm Logger Pro 3.5 .....................................................................9
1. 4. Thao tác thiết lập khảo sát chuyển động thực tương thích với đồ thị đã
xây dựng và tích hợp quay video. ....................................................................15
1. 5. Thiết lập hàm khảo sát năng lượng của vật chuyển động sử dụng cảm
biến và Logger Pro 3.5. ....................................................................................21
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG CẢM BIẾN GO!MOTION
KẾT NỐI MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM LOGGER PRO 3.5 ............................ 24
2. 2. Các thí nghiệm khảo sát định luật bảo tồn động lượng – chương “Các
định luật bảo tồn”............................................................................................30
2. 3. Thí nghiệm khảo sát gốc thế năng – chương “Các định luật bảo tồn” ...35
2. 4. Thí nghiệm kiểm chứng định luật bảo tồn cơ năng ................................37
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC SỬ DỤNG CÁC THÍ
NGHIỆM ĐÃ THIẾT KẾ ..................................................................................... 41
3. 1. Các hoạt động học tập hướng dẫn đọc hiểu đồ thị và xây dựng chuyển
động thực tương thích đồ thị “tọa độ - thời gian” ............................................41
3. 2. Tiến trình dạy học bài “Động lượng. Định luật bảo tồn động lượng.”...45
3. 3. Tiến trình dạy học bài “Thế năng” ...........................................................51
3. 4. Tiến trình dạy học bài “Cơ năng”.............................................................53
CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 58
4. 1. Mục đích, đối tượng, phương pháp và nội dung thực hiện ......................58
4. 2. Đánh giá kết quả thực nghiệm ..................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 63



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Khối lượng và vận tốc của hai xe trước và sau va chạm. ......................... 31
Bảng 2.2. Động lượng của hệ hai xe trước và sau va chạm. ..................................... 31
Bảng 2.3. Động năng của hệ hai xe trước và sau va chạm. ...................................... 31
Bảng 2.4. Bảng số liệu thế năng của bóng rổ tại cùng một thời điểm với 3 gốc thế
năng khác nhau ........................................................................................ 37
Bảng 2.5. Bảng xử lí số liệu cơ năng của vật rơi tự do. ............................................ 38
Bảng 2.6. Bảng xử lí số liệu động năng, thế năng, cơ năng của con lắc đơn. .......... 39
Bảng 2.7. Bảng xử lí số liệu động năng, thế năng, cơ năng của con lắc lò xo. ........ 40


iii

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cảm biến Go!Motion (Vernier): (1) Bộ phận phát sóng siêu âm; (2) Trục
xoay; (3) Cổng kết nối USB; (4)Nút điều chỉnh đối tượng khảo sát ......... 5
Hình 1.2. Các ưu điểm của Go!Motion ....................................................................... 5
Hình 1.3. Ngun lí Time of Flight (TOF) ................................................................. 6
Hình 1.4. Ví dụ cách khắc phục khi bề mặt vật khảo sát gồ ghề. ............................... 7
Hình 1.5. Giao diện phần mềm Logger Lite khi kết nối cảm biến ............................. 8
Hình 1.6. Giao diện phần mềm khi chưa kết nối với cảm biến................................... 8
Hình 1.7. Giao diện phần mềm khi kết nối với cảm biến. .......................................... 8
Hình 1.8. Giao diện phần mềm khi kết nối đồng thời với hai cảm biến. .................... 9
Hình 1.9. Hộp thoại Data Collection......................................................................... 10
Hình 1.10. Ví dụ thiết lập tốc độ ghi nhận dữ liệu: hộp thoại Data Collection và kết
quả dữ liệu từ cảm biến theo đúng thông số đã thiết lập. ........................ 11
Hình 1.11. Hệ trục tọa độ mặc định của cảm biến khi ghi nhận dữ liệu. .................. 12
Hình 1.12. Thanh cơng cụ của phần mềm Logger Pro. ............................................ 12

Hình 1.13. Ví dụ sử dụng cơng cụ “Statistics” tính giá trị vận tốc trung bình của vật
trước va chạm trong khảo sát định luật bảo tồn động lượng. ................ 13
Hình 1.14. Hộp thoại Curve Fit để tìm hàm số phù hợp với đồ thị. ......................... 14
Hình 1.15. Hộp thoại Graph Options – mục Graph Options. ................................... 14
Hình 1.16. Ví dụ dạng đường biểu diễn. ................................................................... 15
Hình 1.17. Hộp thoại Graph Options – Mục Axes Options. ..................................... 15
Hình 1.18. Bảng dữ liệu mới (hiển thị mặc định) ..................................................... 16
Hình 1.19. Hộp thoại Manual Column Options – Mục Column Definition. ............ 16
Hình 1.20. Hộp thoại Manual Column Options – Mục Column Definition ............. 17
Hình 1.21. Đồ thị tương ứng bảng số liệu Match Data trong Logger Pro 3.5. ......... 17
Hình 1.22. Đồ thị vẽ bằng phần mềm khi điều chỉnh hệ trục tọa độ cho phù hợp. .. 17
Hình 1.23. Giao diện chương trình khi kết nối cảm biến và đồ thị được vẽ theo số
liệu nhập vào. ........................................................................................... 18
Hình 1.24. Chọn biểu diễn đồng thời hai đại lượng vị trí trên cùng đồ thị. .............. 18
Hình 1.25. Ví dụ vị trí gốc tọa độ cần thiết lập mới để phù hợp đồ thị. ................... 19
Hình 1.26. Hộp thoại Video Capture ........................................................................ 19
Hình 1.27. Hộp thoại Video Capture Options ........................................................... 20
Hình 1.28. Chuyển động thực tương thích với đồ thị đã xây dựng tích hợp video
trong phần mềm Logger Pro. ................................................................... 20
Hình 1.29. Hộp thoại Replay..................................................................................... 21
Hình 1.30. Hộp thoại Calculated Colomn Options cho đại lượng vận tốc. .............. 21
Hình 1.31. Hộp thoại New Calculated Column – mục Column Definition. ............. 22


iv
Hình 1.32. Hộp thoại User Parameters để tạo hằng số mới. ..................................... 23
Hình 2.1. Tích hợp quay phim và ghi nhận đồ thị chuyển động thẳng đều của xe
động lực. ................................................................................................ 24
Hình 2.2. Thí nghiệm về chuyển động thẳng biến đổi đều của xe động lực............. 25
Hình 2.3. Đồ thị vị trí, vận tốc, gia tốc theo thời gian của chuyển động thẳng biến

đổi đều ..................................................................................................... 25
Hình 2.4. Thí nghiệm rơi tự do tích hợp video trong phần mềm Logger Pro ........... 26
Hình 2.5. Kết quả phân tích đồ thị gia tốc rơi tự do ................................................. 26
Hình 2.6. Đồ thị tương ứng với bảng số liệu Match Data trong thí nghiệm 1 .......... 27
Hình 2.7. Thí nghiệm thực tương ứng với đồ thị đã xây dựng trong thí nghiệm 1 tích
hợp quay phim. ........................................................................................ 27
Hình 2.8. Đồ thị tương ứng với bảng số liệu Match Data trong thí nghiệm 2. ......... 28
Hình 2.9. Thí nghiệm thực tương ứng với đồ thị đã xây dựng trong thí nghiệm 2 tích
hợp video ................................................................................................. 29
Hình 2.10. Đồ thị tương ứng với bảng số liệu Match Data trong thí nghiệm 3 ........ 29
Hình 2.11. Thí nghiệm thực tương ứng với đồ thị đã xây dựng trong thí nghiệm 3
tích hợp video .......................................................................................... 29
Hình 2.12. Sơ đồ thí nghiệm va chạm mềm giữa hai xe động lực. ........................... 30
Hình 2.13. Thí nghiệm va chạm mềm giữa hai xe động lực. .................................... 31
Hình 2.14. Sơ đồ thí nghiệm va chạm đàn hồi giữa hai xe: 1 xe chuyển động và 1 xe
đang đứng yên .......................................................................................... 32
Hình 2.15. Đồ thị vận tốc - thời gian của hệ hai xe trước và sau va chạm đàn hồi. . 32
Hình 2.16. Bảng số liệu khảo sát các thí nghiệm va chạm giữa một xe đang chuyển
động với một xe đang đứng n. ............................................................. 33
Hình 2.17. Sơ đồ bố trí thí nghiệm va chạm đàn hồi giữa hai xe cùng khối lượng
ban đầu đứng n. .................................................................................... 33
Hình 2.18. Thí nghiệm va chạm đàn hồi giữa hai xe ban đầu đứng n cùng khối
lượng tích hợp quay phim ........................................................................ 34
Hình 2.19. Đồ thị vận tốc – thời gian của hai xe trong va chạm đàn hồi hai xe cùng
khối lượng ban đầu đứng yên. ................................................................. 34
Hình 2.20. Bảng số liệu khảo sát các thí nghiệm va chạm đàn hồi giữa hai xe động
lực ban đầu đứng yên. .............................................................................. 35
Hình 2.21. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bài thế năng. ...................................................... 35
Hình 2.22. Đồ thị vị trí thế năng của vật khi chọn gốc thế năng tại mặt đất. ........... 36
Hình 2.23. Đồ thị vị trí thế năng của vật khi chọn gốc thế năng tại vị trí thả vật. .... 36

Hình 2.24. Đồ thị vị trí thế năng của vật khi chọn gốc thế năng tại vị trí cách mặt đất
một đoạn h và thả vật từ độ cao h’>h. ..................................................... 37


v
Hình 2.25. Kết quả thí nghiệm khảo sát cơ năng của vật rơi tự do: bên trái là dữ liệu
về động năng, thế năng và cơ năng của vật; bên phải là đồ thị biểu diễn
động năng, thế năng và cơ năng theo thời gian. ...................................... 38
Hình 2.26. Sơ đồ thí nghiệm khảo sát cơ năng của con lắc đơn. .............................. 38
Hình 2.27. Kết quả thí nghiệm con lắc đơn: đồ thị trên biểu diễn vị trí và vận tốc; đồ
thị dưới biểu diễn động năng, thế năng và cơ năng của con lắc đơn. ...... 39
Hình 2.28. Sơ đồ bố trí thí nghiệm con lắc lị xo thẳng đứng. .................................. 40
Hình 2.29. Đồ thị (a) động năng, (b) thế năng và (c) cơ năng của con lắc lò xo. ..... 40
Hình 3.1. Bài tốn đặt vấn đề. ................................................................................... 41


vi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------------------------------

-------------------------------Tp. HCM, ngày 15 tháng 12 năm 2016.

TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thơng tin chung
- Tên đề tài: THIẾT KẾ MỘT SỐ THÍ NGHIỆM CƠ HỌC DÙNG CẢM

BIẾN CHUYỂN ĐỘNG ĐỂ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CÁC
CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” VÀ “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO
TỒN” VẬT LÍ 10 THPT
-

Mã số: CS.2015.19.67
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Hải Mỹ Ngân

-

E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Ths. Phan Minh Tiến, Giảng viên
trường Đại học Sư phạm Tp.HCM.

-

Thời gian thực hiện: 09/2015 – 09/2016.

Tel: 0938257289

2. Mục tiêu
- Thiết kế một số bài thí nghiệm cơ học trong các chương “Động học chất
điểm” và “Các định luật bảo toàn” chương trình Vật lí 10 ban cơ bản có sử
dụng cảm biến siêu âm.
- Thiết kế các tiến trình dạy học có sử dụng bộ thí nghiệm đã xây dựng và ứng
dụng các tiến trình này vào thực nghiệm sư phạm ở trường Trung Học Thực
Hành Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
3. Kết quả đạt được
- Xây dựng tập tài liệu hướng dẫn quy trình sử dụng cảm biến Go!Motion

(hoặc một loại cảm biến chuyển động khác) kết hợp với phần mềm Logger
Pro để khảo sát chuyển động thực.
- Thiết kế 3 thí nghiệm ghép nối máy tính trong chương “Động học chất điểm”
và 6 thí nghiệm ghép nối máy tính cho chương “Các định luật bảo tồn”.
- Thiết kế một số hoạt động đọc hiểu đồ thị kết hợp sử dụng cảm biến và chức
năng tích hợp quay phim thí nghiệm thực để giảng dạy.
- Thiết kế tiến trình dạy học cho 3 bài trong chương “Các định luật bảo tồn”
kết hợp sử dụng các thí nghiệm đã thực hiện. Đồng thời thực nghiệm sư
phạm với các tiến trình này để đánh giá sơ khởi.


vii
4. Sản phẩm
- Sản phẩm công bố: 01 bài báo khoa học trên tạp chí trong nước.
Lê Hải Mỹ Ngân, Trương Hồng Ngọc, Phan Minh Tiến (2016), “Cảm biến
chuyển động Go!Motion và việc ứng dụng vào dạy học chương “Các định
luật bảo tồn”, Vật lí 10 THPT”, Tạp chí khoa học ĐH Sư phạm TP. HCM
-

(đã nhận đăng).
Sản phẩm đào tạo: hướng dẫn 01 khóa luận tốt nghiệp đã bảo vệ thành
cơng.
Trương Hồng Ngọc (2014), “Thiết kế một số thí nghiệm dùng cảm biến
chuyển động hỗ trợ dạy học các chương “Động học chất điểm” và “Các
định luật bảo toàn”, Vật lí 10 THPT”, khóa luận tốt nghiệp ngành Sư
phạm, trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Xác nhận của cơ quan chủ trì
TRƯỞNG KHOA VẬT LÍ

Chủ nhiệm đề tài


TS. Cao Anh Tuấn

ThS. Lê Hải Mỹ Ngân


viii

SUMMARY
1. General information
- Project Title: DESIGNING SOME EXPERIMENTS USING MOTION
SENSOR
GO!MOTION
IN
TEACHING
“KINETICS”
AND
“CONSERVATION LAWS” CHAPTERS OF 10th GRADE PHYSICS
-

Code number: CS.2015.19.67
Principle Investigator: M.Ed. Le Hai My Ngan

-

Implementing Institution: Faculty of Physics, Ho Chi Minh City University
of Education.

-


Cooperating Institution(s): M.Ed. Phan Minh Tien, Faculty of Physics, Ho
Chi Minh City University of Education.

-

Duration: from Sep-2015 to Sep-2016

2. Objectives
- Using motion sensor Go!Motion to design some mechanical experiments in
“Kinetics” and “Conservation laws” chapters of 10th grade physics.
- Applying these experiments in lesson plans for teaching and applying to trial
teaching in Practical High School, HCMC University of Education.
3. Results obtained
- Creating a manual of using motion sensor Go!Motion (or another motion
sensor) combining with Logger Pro 3.5 software to investiage a real
experiment of motion.
- Designing 3 computer-connected experiments for “Kinetics” chapter and 6
computer-connected experimetnts for “Conservation laws” chapter.
- Making some problems of understanding graphs of motion, especially
position vs time graph, integrating to video capture.
- Applying these experiments in lesson plans for teaching 3 units in
“Conservation laws” chapter and applying to trial teaching in Practical High
School, HCMC University of Education.
4. Products
- Publication: 01 national journal article.
Le Hai My Ngan, Truong Hong Ngoc, Phan Minh Tien (2016), “Motion
sensor Go!Motion and application in teaching “Conservation laws”
chapter of 10th grade physics.” Sci. HCMC UP (accepted).
- Education: 01 Bachelor student.
Truong Hong Ngoc (2014), Contructing some experiments using motion

sensor in teaching “Kinetics” and “Conservation laws” chapters of 10th


ix
grade physics.”, student of Faculty of Physics, HCMC University of
Education.
Approval of the Implementing Institution
Dean of Physics Department

Principle Investigator

Dr. Cao Anh Tuan

M.Ed. Le Hai My Ngan


1

MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong giảng dạy bộ mơn Vật lí, các thí nghiệm thực ln có một vai trị quan
trọng. Thí nghiệm là phương tiện hỗ trợ nhận thưc kiến thức vật lí, để kiểm tra tính
đúng đắn của tri thức, là kết quả của sự vận dụng tri thức vào thực tiễn. Thí nghiệm
chính là một bộ phận của các phương pháp nhận thức vật lí. Đặc biệt, theo chủ
trương giáo dục phát triển năng lực của học sinh hiện nay, thí nghiệm là một công
cụ không thể thiếu trong việc giảng dạy một bộ mơn thực nghiệm như vật lí.
Cùng với sự phát triển của khoa học máy tính, việc sử dụng máy vi tính hỗ trợ
các thí nghiệm vật lí ghép nối với máy vi tính là một trong các ứng dụng đặc trưng.
Việc nghiên cứu sử dụng thí nghiệm kết nối với máy vi tính và các phần mềm dạy
hỗ trợ đã được nhà nghiên cứu giáo dục ở nước ta quan tâm trong những năm gần

đây. Các cơng trình nghiên cứu tập trung ở hai mảng cơ bản: nghiên cứu sử dụng để
tiến hành các thí nghiệm ghép nối máy tính và nghiên cứu chế tạo các thiết bị cảm
biến hoặc phần mềm thu nhận dữ liệu.
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài theo hướng phát triển việc sử dụng cảm biến
chuyển động Go!Motion của công ty Vernier và phần mềm xử lí Logger Pro 3.5 để
triển khai thực hiện các thí nghiệm. Việc vận dụng cảm biến chuyển động để thiết
kế các thí nghiệm và hoạt động dạy học ở chương trình Vật lí 10 cũng đã được thực
hiện ở một vài đề tài cũng như khóa luận tốt nghiệp và luận văn cao học [2,3,4].
Tuy nhiên, trong các đề tài theo hướng nghiên cứu sử dụng, các tác giả vẫn chưa đề
cập sâu đến việc tạo một tài liệu hướng dẫn các thao tác hoặc quy trình sử dụng cảm
biến kết hợp với phần mềm xử lí. Ngồi ra, các đề tài vẫn chưa đề cập đến việc đặt
tình huống đọc hiểu đồ thị, đồng thời sử dụng cảm biến vào phần mềm để khảo sát
tính phù hợp của đồ thị với chuyển động thực. Bên cạnh đó, việc sử dụng chức năng
tích hợp ghi nhận dữ liệu và quay phim đồng thời chưa được đề cập.
Chính vì vậy, đề tài theo định hướng nghiên cứu sử dụng sẽ tập trung (1) xây
dựng tài liệu quy trình hướng dẫn sử dụng cảm biến Go!Motion kết hợp với phần
mềm xử lí Logger Pro 3.5; (2) xây dựng các thí nghiệm cơ học với việc sử dụng
cảm biến chuyển động và phần mềm hỗ xử lí Logger Pro để hỗ trợ quá trình dạy
học chương “Động học chất điểm” và “Các định luật bảo tồn” Vật lí 10; (3) thiết
kế một số hoạt động đọc hiểu đồ thị, khảo sát tính phù hợp của chuyển động thực
với đồ thị và tích hợp video theo dõi chuyển động; (4) soạn thảo tiến trình dạy học
và tiến hành thực nghiệm sư phạm một vài nội dung kết hợp sử dụng các thí nghiệm
để bước đầu đánh giá tính khả thi của các thí nghiệm đã thiết kế.
2. Tính cấp thiết của đề tài


2
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện việc đổi mới toàn diện nội dung và phương
pháp dạy học ở trường trung học phổ thông. Đối với các môn khoa học thực nghiệm
nói chung và mơn Vật lí nói riêng thì việc đổi mới đó phải gắn liền phương châm

“học đi đơi với hành”, tăng cường sử dụng thí nghiệm trong q trình dạy học.
Việc sử dụng thí nghiệm trong tiến trình dạy các kiến thức vật lí là rất cần
thiết, đặc biệt là các kiến thức của phần cơ học, nội dung đầu tiên của vật lí học
được đưa vào giảng dạy ở cấp trung học phổ thông. Tuy nhiên, thực trạng việc sử
dụng thí nghiệm trong dạy học các kiến thức vật lí phần cơ học ở các trường phổ
thơng hiện nay vẫn cịn rất hạn chế. Ngun nhân chính của vấn đề này là việc thu
thập và xử lí kết quả thí nghiệm khi tiến hành trên lớp tốn nhiều thời gian và kết quả
thu được của các bộ thí nghiệm cơ học hiện có ở trường phổ thơng có sai số khá lớn
gây ảnh hưởng đến tiến trình dạy học. Vì vậy, thực tế đặt ra là cần cải tiến hoặc xây
dựng mới các thí nghiệm cơ học có độ chính xác cao hơn và tốn ít thời gian hơn để
giúp giáo viên có điều kiện để tiến hành thí nghiệm khi giảng dạy các kiến thức cơ
học.
Trong nghiên cứu và giảng dạy vật lí, ta có thể sử dụng các cảm biến để thu
thập các số liệu thực nghiệm một cách nhanh chóng và chính xác. Các số liệu thu
được từ thí nghiệm sẽ được xử lí thơng qua phần mềm và hiển thị trên máy tính.
Các cảm biến có độ nhạy tốt, độ chia nhỏ và thang đo rộng cho độ chính xác cao rất
thuận lợi cho việc ứng dụng trong dạy học.
Xuất phát từ những phân tích trên, việc xây dựng bộ thí nghiệm cơ dùng cảm
biến siêu âm và ứng dụng vào quá trình dạy học trong chương trình Vật lí phổ thơng
là điều hết sức cần thiết. Trong nghiên cứu này, cảm biến siêu âm Go! Motion của
hãng Vernier được sử dụng để thiết kế các thí nghiệm chương “Động học chất
điểm” và “Các định luật bảo tồn”, Vật lí 10 THPT và ứng dụng vào thực tế dạy
học ở trường phổ thơng để bước đầu đánh giá tính hiệu quả của các thí nghiệm đã
thiết kế.
3. Mục tiêu
Thiết kế một số bài thí nghiệm cơ học trong các chương “Động học chất điểm”
và “Các định luật bảo tồn” chương trình Vật lí 10 có sử dụng cảm biến siêu âm:
 Chương “Động học chất điểm”: chuyển động thẳng đều, chuyển động biến
đổi đều, chuyển động rơi tự do và một số thí nghiệm hỗ trợ khác.
 Chương “Các định luật bảo tồn”: định luật bảo tồn động lượng, thí nghiệm

về gốc thế năng, định luật bảo toàn cơ năng (con lắc đơn và con lắc lị xo)
Thiết kế các tiến trình dạy học có sử dụng bộ thí nghiệm đã xây dựng và ứng
dụng các tiến trình này vào thực nghiệm sư phạm ở trường Trung Học Thực Hành
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.


3
4. Cách tiếp cập
Phân tích chương trình dạy học vật lí chương “Động học chất điểm” và “Các
định luật bảo tồn” vật lý 10. Tìm hiểu thực trạng dạy học vật lí hai chương này ở
các trường phổ thơng. Trên cơ sở đó, tiến hành thiết kế các thí nghiệm sử dụng cảm
biến chuyển động và phần mềm xử lí Logger Pro ở các chương “Động học chất
điểm” và “Các định luật luật bảo toàn”, xây dựng bộ dữ liệu mẫu. Tiến hành thực
nghiệm sư phạm ở trường Trung học thực hành để bước đầu đánh giá tính khả thi
của các thí nghiệm đã xây dựng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu lí luận dạy học, cơ sở lí luận về đổi mới
phương pháp dạy học có sử dụng thí nghiệm, các tài liệu, sách, báo, các văn
kiện, nghị quyết của Trung ương Đảng về lĩnh vực giáo dục.
-

Nghiên cứu thực tiễn: nghiên cứu thiết kế các thí nghiệm dùng cảm biến.
Thực nghiệm sư phạm: tổ chức dạy học, ghi chép, chụp ảnh, khảo sát kết quả
học tập, rút kinh nghiệm giờ dạy, phân tích diễn biến quá trình thực nghiệm.

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung và phương pháp dạy học phần cơ học chương trình vật lí phổ
-


thơng.
Các cảm biến siêu âm (Go!Motion và Motion Detector của công ty Vernier)
dùng trong các thí nghiệm cơ học của chương trình vật lí phổ thơng.

Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên việc sử dụng cảm biến siêu âm để xây dựng các thí
nghiệm cơ học ở chương trình vật lí phổ thơng.
7. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu các đặc điểm kĩ thuật của cảm biến siêu âm Go!Motion của hãng
Vernier, bộ ghép nối, và phần mềm xử lí Logger Pro.
- Xây dựng quy trình sử dụng cảm biến siêu âm Go!Motion và phần mềm
Logger Pro để thiết các thí nghiệm liên quan đến chuyển động.
- Sử dụng cảm biến Go!Motion thiết kế các thí nghiệm cơ học chương “Động
học chất điểm” và “Các định luật bảo toàn”.
- Thu thập, phân tích, xử lí dữ liệu thu được từ các thí nghiệm đã thiết kế, đánh
giá độ chính xác cũng như tính khả thi của các thí nghiệm khi ứng dụng và
quá trình dạy học.
- Xây dựng các tiến trình dạy học với các thí nghiệm đã thiết kế. Thực nghiệm
sư phạm ở trường phổ thông.
- Tổng hợp kết quả viết báo cáo.


4


5
CHƯƠNG 1. QUY TRÌNH SỬ DỤNG CẢM BIẾN SIÊU ÂM GO!MOTION
VÀ PHẦN MỀM LOGGER PRO ĐỂ THIẾT KẾ CÁC THÍ NGHIỆM
1. 1. Giới thiệu cảm biến Go!Motion
1. 1. 1. Mô tả cảm biến

Cảm biến chuyển động là thiết bị sử dụng sóng âm để ghi nhận vị trí của vật
đang chuyển động trong phạm vi phát sóng của thiết bị.

Hình 1.1. Cảm biến Go!Motion (Vernier): (1) Bộ phận phát sóng siêu âm; (2) Trục
xoay; (3) Cổng kết nối USB; (4)Nút điều chỉnh đối tượng khảo sát
Trên cảm biến, bộ phận (1) là nơi phát sóng âm, được gắn trên trục xoay (2)
rất linh động giúp cho việc hướng đầu dò cảm biến đến đối tượng thí nghiệm cần đo
dễ dàng hơn. Cổng USB (3) của cảm biến cho phép kết nối trực tiếp với cổng USB
của máy tính mà khơng cần thiết bị tương thích như cảm biến khác, điều này làm
đơn giản hóa việc thiết lập các thí nghiệm. Trên cảm biến, có một nút gạt (4) để
điều chỉnh cảm biến phù hợp với đối tượng cần đo (xe chuyển động, banh rơi hoặc
người chuyển động). Phía sau cảm biến ta có thể dùng kẹp có ốc vít để cố định cảm
biến vào bàn hoặc ghế. Ngoài ra, để gắn cảm biến trên các giá đỡ thí nghiệm, bàn
hoặc ghế.... ta có thể dùng kẹp có ốc vít gắn cố định vào mặt sau của cảm biến, rồi
dùng kẹp gắn cố định lên các giá đỡ, hoặc bàn ghế... để hướng đầu dò cảm biến vào
đối tượng cần đo một cách dễ dàng.

Hình 1.2. Các ưu điểm của Go!Motion
1. 1. 2. Nguyên tắc hoạt động
Nguyên tắc hoạt động của cảm biến chuyển động là tạo ra các xung sóng âm
hình nón với góc ở đỉnh từ 15o đến 20o. Sóng âm được truyền đi trong mơi trường
nước với vận tốc cỡ 1500m/s, trong chất rắn khoảng 5000m/s, còn đối với không


6
khí khoảng 343m/s. Các sóng này gặp đối tượng cần khảo sát và bị phản xạ trở lại.
Đầu dò cảm biến sẽ ghi nhận xung phản xạ trở lại. Nếu một cảm biến phát ra đồng
thời các sóng âm và thu về các sóng phản xạ, thì ta đo được khoảng thời gian từ lúc
phát đi tới lúc thu về, từ đó có thể xác định được quãng đường mà sóng đã di
chuyển trong khơng gian. Qng đường di chuyển của sóng sẽ bằng 2 lần khoảng

cách từ cảm biến tới chướng ngại vật, theo hướng phát của sóng âm. Nói cách khác,
khoảng cách từ cảm biến tới chướng ngại vật sẽ được tính theo nguyên lý Time of
𝑡𝑡

Flight (TOF): 𝑠𝑠 = 𝑣𝑣 × với v = 343 m/s là vận tốc của âm trong khơng khí.
2

Hình 1.3. Ngun lí Time of Flight (TOF)
1. 1. 3. Thao tác cơ bản khi sử dụng cảm biến Go!Motion
- Đặt cảm biến vào đúng vị trí hướng trực tiếp tới đối tượng khảo sát. Kết nối
Go!Motion vào máy tính qua cổng USB. Chuyển nút gạt của cảm biến sang đối
tượng đo phù hợp.
- Cảm biến cần được kết hợp sử dụng phần mềm (như Logger Pro) để thu thập
dữ liệu, biểu diễn và xử lí số liệu theo yêu cầu.
- Hai vấn đề thường gặp khi tiến hành đo đạc với cảm biến Go!Motion: một là
thiết bị không phát hiện được đối tượng cần đo; hai là đồ thị biểu diễn số liệu thất
thường hoặc bị nhiễu. Do đó, trong q trình thực hiện thí nghiệm khảo sát với cảm
biến Go!Motion cần phải lưu ý những điều sau:
 Đặt đối tượng trong phạm vi đo của cảm biến, cách cảm biến khoảng từ
0,15m đến 6m. Phải đảm bảo trong khoảng cách từ cảm biến đến đối tượng
đo khơng có bất kì vật cản nào (chẳng hạn như một phần bàn, ghế, hay
quyển sách…) nằm trong phạm vi hình nón của sóng âm phát ra. Nếu có,
phải loại bỏ khỏi phạm vi đo của cảm biến, vì nó có thể làm nhiễu các sóng
phản xạ truyền về cảm biến.
 Thử nghiệm việc thay đổi tốc độ thu thập dữ liệu (thiết lập trên chương
trình Logger để so sánh kết quả nhận được. Trong các điều kiện thí nghiệm
khác nhau thì tốc độ thu thập dữ liệu sẽ có sự tác động đến kết quả nhận
được.
 Nếu bề mặt đối tượng khảo sát gồ ghề, khơng bằng phẳng thì tín hiệu sóng
phản xạ trở lại cảm biến sẽ khơng đều, vì vậy kết quả đo đạc bị nhiễu và



7
kém chính xác. Cách khắc phục là gắn thêm một tấm chắn có bề mặt bằng
phẳng vào đối tượng thí nghiệm để việc phản xạ sóng âm trở lại đầu dị cảm
biến tốt hơn.

Hình 1.4. Ví dụ cách khắc phục khi bề mặt vật khảo sát gồ ghề.
 Trong phạm vi thực hiện thí nghiệm, nếu một nguồn khác cũng phát ra sóng
âm có cùng dải tần số với sóng siêu âm do cảm biến phát ra thì việc này có
thể làm cho cảm biến đo đạc khơng chính xác nữa. Chẳng hạn như việc hoạt
động của các động cơ, máy quạt, máy lạnh…, do đó khi tiến hành thí
nghiệm ta nên tắt các máy móc này, đặc biệt là khi các thiết bị có nằm trong
khu vực khảo sát của cảm biến.
 Cảm biến ghi nhận kết quả tốt với những đối tượng có kích thước đáng kể
như xe động lực, banh bóng rổ hay con người, nhưng kém hiệu quả hơn với
những vật có kích thước nhỏ như viên bi sắt. Lí do vì kích thước vật nhỏ
nên tín hiệu phản xạ khơng rõ, dễ bị nhiễu do các vật xung quanh. Ngồi ra
nếu vật q nhỏ thì đôi khi cảm biến không nhận biết được chuyển động
của vật.
1. 2. Giới thiệu phần mềm Logger Lite và Logger Pro
Phần mềm Logger là phần mềm tích hợp có thể sử dụng với nhiều loại cảm
biến do cùng hãng chế tạo sản xuất (hãng Vernier). Do đó, người dùng có thể sử
dụng phần mềm này với nhiều loại cảm biến chuyển động. Hiện nay, phần mềm này
có 2 phiên bản: Logger Lite và Logger Pro.
1. 2. 1. Phần mềm Logger Lite
Phần mềm Logger Lite là phần mềm miễn phí có thể dễ dàng tìm thấy trên
trang web của hãng Vernier. Phần mềm có những chức năng cơ bản có thể đáp ứng
được những hoạt động dạy học như:
- ghi nhận dữ liệu vị trí từ cảm biến;

- xử lí tín hiệu từ thí nghiệm;
- phân tích, vẽ đồ thị để thể hiện kết quả.
Tuy nhiên, phiên bản miễn phí này sẽ khơng có một số chức năng nâng cao
như tính diện tích trên đồ thị, khơng thể vẽ đồ thị theo dữ liệu được nhập vào, phân
tích đoạn phim,… do đó phiên bản này sẽ hạn chế một số hoạt động dạy học.


8

Hình 1.5. Giao diện phần mềm Logger Lite khi kết nối cảm biến
1. 2. 2. Phần mềm Logger Pro
Phần mềm Logger Pro là một phiên bản nâng cao có bản quyền với nhiều chức
năng hữu ích trong dạy học.
- Các chức năng nâng cao trong phân tích đồ thị: khớp hàm, tính diện tích giới
-

-

hạn bởi đường biểu diễn và trục hồnh,…
Chức năng phân tích video giúp học sinh có thể hình dung cụ thể về chuyển
động đang khảo sát, hoặc giáo viên có thể quay lại những thí nghiệm do
mình thiết kế sau đó trình chiếu cùng với phân tích đồ thị.
Bộ tài nguyên kèm theo rất phong phú có thể tận dụng trong dạy học.

Hình 1.6. Giao diện phần mềm khi chưa kết nối với cảm biến

Hình 1.7. Giao diện phần mềm khi kết nối với cảm biến
Điểm khác biệt giữa hai giao diện là nút
hiển thị trên màn hình khi có
kết nối với cảm biến. Đây là nút lệnh giúp cho người dùng thu thập dữ liệu từ đối

tượng cần khảo sát đặt trước cảm biến. Đồng thời, khi người dùng kết nối với cảm


9
biến, phần mềm sẽ tự động nhận tín hiệu và hiển thị trên màn hình bảng dữ liệu với
các thơng số: thời gian (Time), vị trí (Position), vận tốc (Velocity), gia tốc
(Acceleration) cùng với đơn vị trong hệ SI.
Về bản chất, tín hiệu mà cảm biến ghi nhận chính là tín hiệu vị trí tính theo
mét, cịn hai đại lượng vận tốc và gia tốc là số liệu được xử lí theo hàm thiết lập mối
quan hệ giữa vận tốc và vị trí của vật. Vấn đề này sẽ được hướng dẫn ở phần điều
chỉnh thông số trong bảng dữ liệu ở phần sau.

Hình 1.8. Giao diện phần mềm khi kết nối đồng thời với hai cảm biến.
1. 3. Thao tác ghi nhận và xử lí dữ liệu khi khảo sát chuyển động bằng cảm
biến và phần mềm Logger Pro 3.5
1. 3. 1. Thiết lập tốc độ ghi nhận dữ liệu
Đây là bước làm chuẩn bị trước khi tiến hành ghi nhận dữ liệu. Khi giáo viên
tiến hành một thí nghiệm về chuyển động thực và ghi nhận bằng quan sát kết hợp
giấy bút, người tiến hành thí nghiệm phải xác định thời gian khảo sát chuyển động
và số lượng dữ liệu cần ghi nhận. Do đó, khi sử dụng cảm biến để khảo sát chuyển
động, người dùng cũng phải thiết lập thời gian ghi nhận dữ liệu cũng như tốc độ lấy
dữ liệu (hay số lượng dữ liệu cần lấy). Để thiết lập quy định thời gian và tốc độ ghi
nhận dữ liệu (Data Collection) trong Logger Pro, ta nhấp chọn Experiment trên
thanh menu lệnh  chọn Data Collection, hoặc sử dụng tổ hợp phím tắt Ctrl +D
để gọi hộp thoại Data Collection.


10

Hình 1.9. Hộp thoại Data Collection.

Trong mảng Collection, người sử dụng bắt đầu thiết lập các yêu cầu cho việc
ghi nhận dữ liệu từ cảm biến.
• Mode: lựa chọn cách thức ghi nhận dữ liệu. Để thực hiện các thí nghiệm
khảo sát chuyển động, ta chọn mode Time-based.
• Lenghth: thiết lập khoảng thời gian cảm biến ghi nhận dữ liệu. Tùy thuộc
vào đối tượng cần khảo sát chuyển động, người dùng cần lựa chọn khoảng
thời gian phù hợp để có được kết quả như ý muốn. Ví dụ, ta cần khảo sát một
vật chuyển động đều trên máng ngang trong khoảng thời gian 5s đầu tiên,
như vậy ta chỉ cần chọn Length là 6s (hoặc 5s) từ thời điểm bắt đầu chuyển
động.
• Sampling rate: quy định số lượng dữ liệu cần ghi nhận trong một giây.
Ví dụ:
 Length = 5 seconds, tương ứng với dữ liệu mà cảm biến ghi nhận sẽ dừng
lại tại thời điểm 5 giây.
 Sampling rate = 20 samples/second có nghĩa rằng, trong 1 giây, cảm biến
sẽ ghi nhận 20 tín hiệu vị trí của vật. Điều đó đồng nghĩa là cứ sau 0,05s thì
phần mềm sẽ hiển thị 1 số liệu (0,05 seconds/sample). Điều này dễ dàng
nhìn thấy trên đồ thị biển diễn vị trí của chuyển động sau khi ghi nhận dữ
liệu.


11

Hình 1.10. Ví dụ thiết lập tốc độ ghi nhận dữ liệu: hộp thoại Data Collection và kết
quả dữ liệu từ cảm biến theo đúng thông số đã thiết lập.
1. 3. 2. Kết nối cảm biến và tiến hành ghi nhận dữ liệu

1.3.2.1. Kiểm tra kết nối
- Khi kết nối cảm biến, người dùng cần chú ý sự thay đổi giao diện chương trình
để đảm bảo rằng cảm biến đã được kết nối đúng cách.

- Đặt đối tượng cần khảo sát trước cảm biến và nhấn
để bắt đầu ghi nhận
dữ liệu. Người dùng cần chú ý những vấn đề được đề cập trong phần I.3 để đảm bảo
thí nghiệm hiệu quả. Ngoải ra, ta có thể thực hiện kiểm tra bằng cách:
 Giữ nguyên vị trí của vật cần khảo sát trước cảm biến. Nhấp nút Collect
để ghi nhận dữ liệu.
 Nếu vật vẫn đứng yên, nhưng đồ thị vị trí – thời gian lại khơng phải
đường thẳng chứng tỏ cảm biến chưa nhận đúng đối tượng khảo sát, cần
kiểm tra lại trong khu vực vùng nón của cảm biến xem có đối tượng
nào khác gây nhiễu hay khơng.
 Nếu giá trị vị trí cảm biến ghi nhận khơng đúng với khoảng cách giữa
vật và cảm biến chứng tỏ cảm biến đã nhận sai đối tượng.
 Lặp lại thao tác như cũ, nếu vật đứng yên và đồ thị đã đúng là đường
thẳng thì bắt đầu dùng tay di chuyển vật (cố gắng di chuyển đều) ra xa
cảm biến. Nếu đồ thị ghi nhận bắt đầu di chuyển theo chiều vị trí tăng dần
chứng tỏ cảm biến đã nhận biết đúng vật chuyển động.

1.3.2.2. Hệ quy chiếu khảo sát chuyển động
Khi người dùng kết nối cảm biến và tiến hành ghi nhận dữ liệu thì phần mềm
sẽ mặc định hệ quy chiếu như sau:
• Gốc thời gian: lúc bắt đầu ghi nhận dữ liệu (thời điểm nhấn

)

• Gốc tọa độ: vị trí đặt cảm biến (tại bề mặt nơi phát sóng siêu âm)
• Trục Ox: theo phương ngang với chiều dương hướng từ cảm biến ra ngoài.


12


Hình 1.11. Hệ trục tọa độ mặc định của cảm biến khi ghi nhận dữ liệu.
Người dùng có thể kiểm tra hệ quy chiếu mặc định của cảm biến bằng cách đặt
vật tại vị trí đã biết chính xác khoảng cách từ cảm biến đến vật, rồi nhấn Collect để
kiểm tra tín hiệu vị trí thu nhận. Khi cảm biến đã nhận đúng đối tượng khảo sát thì
tín hiệu vị trí hiển thị trên chương trình sẽ là khoảng cách giữa vật và cảm biến.
Tuy nhiên, phần mềm có hỗ trợ người dùng thay đổi vị trí gốc tọa độ bằng
cách:
 Đặt vật (hoặc một miếng phẳng) ngay tại vị trí muốn chọn làm gốc tọa độ.
Để cảm biến vẫn ở chế độ kết nối máy tính, và nhấn tổ hợp phím Ctrl + 0.
Người dùng có thể thấy màn hình máy tính chớp lên kèm theo tín hiệu “tịt”
rất nhỏ, tức gốc tọa độ mới đã được thiết lập.
 Để chắc chắn gốc tọa độ mới đã thiết lập, người dùng để yên vật ở vị trí
chọn làm gốc tọa độ và nhấn Collect, lúc này tín hiệu vị trí nhận được là 0.
Nhờ việc lựa chọn gốc tọa độ mới này thì giáo viên có thể giải thích cho học
sinh hiểu được ý nghĩa giá trị âm hay dương của tọa độ và vận tốc.
1. 3. 3. Thao tác xử lí dữ liệu
Khi kết nối với máy tính và thu nhận dữ liệu, giao diện chương trình Logger
Pro sẽ mặc định xuất hiện đồ thị vị trí – thời gian (x,t) và vận tốc – thời gian (v,t).
Ta có thể khảo sát thêm đồ thị gia tốc – thời gian (a,t) bằng cách nhấp chọn trên
thanh menu lệnh Insert  chọn Graph.

1.3.3.1. Thanh cơng cụ xử lí dữ liệu
Để xử lí dữ liệu thu nhận từ cảm biến, người dùng sẽ thao tác với thanh cơng
cụ ngay phía dưới thanh menu.

Hình 1.12. Thanh cơng cụ của phần mềm Logger Pro


13



Cơng cụ “Examine” xác định số liệu thí nghiệm tại một thời điểm bất kì.



Cơng cụ “Tangent” xác định giá trị tại một thời điểm theo phương tiếp
tuyến với đồ thị.



Cơng cụ “Statistics” xác định giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình của các
số liệu trên đồ thị trong một khoảng thời gian.

Hình 1.13. Ví dụ sử dụng cơng cụ “Statistics” tính giá trị vận tốc trung bình của vật
trước va chạm trong khảo sát định luật bảo toàn động lượng


Cơng cụ “Integral” tính diện tích của phần nằm dưới đồ thị.



Cơng cụ “Linear Fit” khớp hàm tuyến tính nhằm xác định nhanh các thông
số a,b nếu đồ thị có dạng y = ax + b.



Cơng cụ “Curve Fit” khớp hàm đường cong nhằm xác định hàm số của đồ
thị. Các bước sử dụng hộp thoại Curve Fit như sau:
- Chọn vùng dữ liệu cần khảo sát. Ví dụ, chọn giai đoạn chuyển động của
vật được xem là thẳng đều. Nhấp vào công cụ “Curve Fit”, hộp thoại

Curve Fit sẽ xuất hiện.
- Trong mục General Equation: chọn hàm số phù hợp với đồ thị, và thử lại
bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng “Try it”. Trường hợp, trong danh
sách khơng có dạng hàm số phù hợp với đồ thị ta có nhấp chuột vào
“Define Fuction” để khai báo dạng hàm số mà mình mong muốn. Khi
quá trình xác định dạng hàm số hoàn tất, nhấp chuột vào biểu tượng
“OK”, thì trên giao diện chương trình sẽ hiện lên dạng hàm số của đồ thị.


×