Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

khoi 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.16 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề kiểm tra cuối kì I Môn : Tiếng Việt (viết) Chính tả . Khối 5 Thời gian : 20 phút. Ngày /12 / 2011 Giáo viên đọc sinh nghe viết bài : Thầy thuốc như mẹ hiền ( từ Hải Thượng …. Đến gạo, củi ) Thầy thuốc như mẹ hiền Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi. Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.. Đề kiểm tra cuối kì I Môn : Tiếng Việt (viết) Tập làm văn . Khối 5 Thời gian : 35 phút. Ngày /12 / 2011. Đề: Em hãy tả lại hình dáng và tính tình của Thầy giáo hoặc Cô giáo, mà em quý mến nhất . Hết.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hướng dẫn chấm I- Chính tả - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả : (5 điểm) - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh: không viết hoa đúng theo quy định ) trừ 0,5 điểm . * Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ hoặc trình bày bẩn ,… bị trừ 1 điểm toàn bài. II- Tập làm văn: + Nội dung: 4 điểm 1- Mở bài ( 0,5 điểm) Giới thiệu thầy giáo hoặc cô giáo 2- Thân bài : 3 điểm a) Tả hình dáng thầy giáo hoặc cô giáo . ( 1,5 điểm ) - Thầy giáo hoặc Cô giáo đó bao nhiêu tuổi?, hình dáng ra sao? Khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, nước da, mắt, miệng ….? - Trang phục thường ngày mặc như thế nào ? - Dáng đi, giọng nói, cách nói khi giảng dạy như thế nào ? b) Tính tình của thầy giáo hoặc cô giáo: ( 1,5 điểm ) - Tính tình được thể hiện qua điệu bộ, động tác, cử chỉ, việc làm ……. - Quan hệ của thầy giáo hoặc cô giáo với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh, học sinh ... 3- Kết luận :0,5điểm Nêu cảm nghĩ của em về thầy giáo hoặc cô giáo ( 0,5 điểm ) + Hình thức ( 1 điểm ) - Đúng thể loại ( 0,25 điểm ) - Cách dùng từ đặt câu ( 0,25 điểm ) - Bài viết từ 5 lỗi chính tả trở xuống ( 0,25 điểm ) - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng ( 0,25 điểm ).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TRƯỜNG TH VĨNH THÀNH B Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..... .. ... .. ... .... ... ... .... Lớp: Năm .. . Điểm. Nhận xét. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I Môn Toán. lớp Năm. Năm học 2011- 2012 Thời gian: 40 phút. Ngày /12/ 2011 (Không kể thời gian phát đề) Giám thị: Giám khảo: Duyệt:. : Bài 1. (1điểm) Viết các số sau : a) Hai mươi tám phần trăm : …………………………………………… b) Năm mươi ba phẩy hai mươi bảy :…………………………………… c) Bốn và bảy phần tám :…………………………………………………. d) Số thập phân gồm năm trăm linh hai đơn vị, sáu phần trăm :…………… Bài 2 . (1điểm) > = <. a) 83,2………… 83,19 c) 7,843…………. 7,85. b) 15,5………….15,500 d) 90,7………….89,87. Bài 3 (2điểm) Hãy khoanh vào một chữ cái trước câu trả lời đúng : a) Chữ số 5 trong số thập phân 8,952 có giá trị là: 5 A. 10. 5 B. 100. 5 C. 1000. D. 5. 9 b) Viết 100 dưới dạng số thập phân là : 5. A. 59,100 B. 5,900 C. 5,9 D. 5,09 c) 2 phút 20 giây =………………giây Số thích hợp viết vào chỗ chấm là : A. 220 B. 40 C. 140 D. 80 d) Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 12 cm, chiều cao 6 cm là: A. 72 cm2. B. 36cm2. C. 144cm2. D. 18cm2. Bài 4 : ( 1 điểm) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm a) 5m 9dm = ………………m c) 7cm2 5mm2=………………cm2. b) 4 tấn 542 kg =…………….. tấn d) 58cm 5mm =…………………cm.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài 5. ( 2 điểm) Đặt tính rồi tính: 378,28 + 486,96 516,4 – 362,68. 29,04 x 7,6. 45,54 : 18. …………………. …………………. …………………. ………………… .. …………………. …………………. …………………. …………………... …………………. …………………. …………………. …………………... …………………. …………………. …………………. …………………... Bài 6. (1 điểm) Khối lớp Năm của một trường có 60 học sinh nữ chiếm 40% số học sinh toàn khối. Hỏi khối lớp Năm của trường đó có bao nhiêu học sinh ? Bài giải ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Bài 7. ( 2 điểm ) Tính diện tích hình chữ nhật ABCD biết diện tích hình tam giác DBM là 75cm2 ( số đo như hình vẽ ) 34,5 cm A. B 75cm2. D. 15cm. M C Bài giải ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… . . . . . . . . . . . . . ………………………………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hướng dẫn chấm Bài 1 : 1 điểm Học sinh viết đúng mỗi số được 0,25 điểm 28 a) 100. b) 53,27. c). 4. 7 8. d) 502,06. Bài 2 : 1 điểm Học sinh điền đúng mỗi câu được 0,25 a.83,2 > 83,19 b.15,5 = 15,500 c.7,843 < 7,85 d.90,7 > 89,87 Bài 3 : 2 điểm Học sinh khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm 5 a) B ( 100 ). b) D ( 5,09 ). c) C ( 140 ). d) B ( 36cm2 ). Bài 4 : 1 điểm Học sinh viết đúng mỗi số được 0,25 điểm a) 5m9dm = 5,9 m b) 4 tấn 542 kg = 4,542 tấn 2 2 2 c) 7cm 5mm = 7,05 cm d) 58cm5mm = 58,5 cm Bài 5 : 2 điểm a) 865,24 ( 0,5 điểm ) b) 153,72 ( 0,5 điểm ) c) 220,704 ( 0,5điểm ) d) 2,53 ( 0,5 điểm ) Bài 6 : 1 điểm Bài giải Số học sinh khối lớp Năm của trường đó là: ( 0,25 điểm ) 60 : 40 x 100 = 150 ( học sinh ) ( 0,5 điểm ) Đáp số : 150 học sinh ( 0,25 điểm ) Bài 7: 2 điểm Bài giải Chiều cao hình tam giác DBM hay chiều rộng hình chữ nhật ABCD là ( 0,25đ) 75 x 2 : 15 = 10 ( cm ) ( 0,75 điểm ) Diện tích hình chữ nhật ABCD là: ( 0,25 đ ) 34,5 x 10 = 345 ( cm2 ) ( 0,5 điểm ) Đáp số : 345 cm2 * Lưu ý : - Học sinh có thể giải bằng cách khác.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TRƯỜNG TH VĨNH THÀNH B Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..... .. ... .. ... .... ... ... .... Lớp: Năm .. . Điểm. Nhận xét. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I Môn: Khoa học. Năm học 2011- 2012 Thời gian: 40 phút. Ngày /12/ 2011 (Không kể thời gian phát đề) Giám thị: Giám khảo: Duyệt:. Đề 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ( Từ câu 1 đến câu 6 ): 1. Giữa nam và nữ có sự khác biệt nhau cơ bản về : A. Khả năng nấu ăn B. Đức tính kiên nhẫn C. Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục 2. Có thể phòng bệnh lây do muỗi truyền bằng cách? A. Rửa tay bằng xà phòng B. Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và chống muỗi đốt. C. Uống thuốc phòng bệnh. 3. Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng nào? A. 10 đến 15 tuổi. B. 16 đến 20 tuổi. C. 13 đến 17 tuổi. 4. Để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì chúng ta không nên làm gì ? A. Thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo. B. Sử dụng thuốc lá, rượu, bia. C. Ăn uống đủ chất, tập thể thao. 5. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của cả đồng và nhôm? A. Dẫn điện B. Có màu nâu đỏ C. Dễ bị gỉ. 6. Đồng có màu gì? A. Màu nâu. B. Màu đỏ. C. Màu nâu đỏ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 7. Điền các từ :( trứng, phôi, tinh trùng, hợp tử, thụ tinh ) thích hợp vào chỗ chấm. Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa…………....của mẹ và .................. của bố. Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình .................................. Trứng được thụ tinh gọi là .......................................... 8. Ghép thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp : A 1. Thép 2. Gạch 3. Đá vôi 4. Tơ sợi 1 + ……. B a. Xây tường, lát sân. b. Bắc cầu qua sông, làm đường ray tàu hỏa c. Dệt vải d. Để sản xuất xi măng, tạc tượng. 2 + ………. 3 + ………….. 4 + ……….. 9.Nêu 4 việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ ? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………. 10. Nêu cách phòng bệnh do muỗi truyền ? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đáp án Môn : Khoa học Đề 1 1C ( 0,5 điểm ) 2B ( 0,5 điểm ) 3A ( 0,5 điểm ) 4B ( 0,5 điểm ) 5A ( 0,5 điểm ) 6C ( 0,5 điểm ) 7.Điền các từ : trứng, phôi, tinh trùng, hợp tử, thụ tinh thích hợp vào chỗ chấm.(1 điểm ) Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình thụ tinh Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử 8. Ghép thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp : ( 2 điểm ) HS ghép mỗi ý đúng được 0,5 điểm 1+b 2+a 3+ d 4+c 9. ( 2 điểm ) - Tìm hiểu học tập để biết rõ về luật giao thông đường bộ. ( 0,5 đ ) - Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ ( đi đúng phần đường và đội mũ bảo hiểm theo quy định ) ( 0,5 đ ) - Thận trọng khi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu. ( 0,5 đ ) - Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường, … ( 0,5 đ ) 10. ( 2 điểm ) - Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh - Diệt muỗi - Duyệt bọ gậy - Tránh để muỗi đốt.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TRƯỜNG TH VĨNH THÀNH B Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..... .. ... .. ... .... ... ... .... Lớp: Năm .. . Điểm. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I Môn: Khoa học.Năm học 2011- 2012 Thời gian: 40 phút. Ngày /12/ 2011 (Không kể thời gian phát đề). Nhận xét. Giám thị: Giám khảo: Duyệt:. Đề 2: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ( Từ câu 1 đến câu 6 ): 1. Việc làm nào dưới đây chỉ có phụ nữ mới làm được A. Làm bếp giỏi B. Mang thai và cho con bú C. Chăm sóc con cái 2. Nên làm gì để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì ? A. Thường xuyên tắm giặt, rửa mặt, gội đầu và thay quần áo B. Đặc biệt hàng ngày phải rửa bộ phận sinh dục ngoài và thay quần áo lót C. Thực hiện tất cả các việc trên 3. HIV/AIDS không lây qua đường nào ? A.Tiếp xúc thông thường. B. Đường máu, đường tình dục. C. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con. 4.Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của thủy tinh thông thường ? A. Không gỉ, không hút ẩm, không bị a xít ăn mòn B. Trong suốt, dễ vỡ C. Khó vỡ 5. Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng vật liệu nào ? A. Đồng B. Đá vôi C. Nhôm 6. Phụ nữ có thai nên tránh việc nào sau đây ? A. Ăn uống đủ chất, đủ lượng B. Sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá C. Đi khám thai định kì : 3 tháng một lần 7. Điền các từ : ( tin cậy, sẵn sàng, khó khăn, giúp đỡ ) thích hợp vào chỗ chấm..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Xung quanh chúng ta có nhiều người đáng ………………, luôn ………………… giúp đỡ trong lúc ……………………… . chúng ta có thể chia sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự ………………….. khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, bối rối, khó chịu 8. Ghép thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp : A 1. HIV là gì ? 2. AIDS là gì ? 3. HIV lây truyền qua những đường nào ? 4. Ai có thể bị nhiễm HIV 1 + …... B a. Mọi người đều có thể nhiễm HIV b. - Đường máu; - Đường tình dục; - Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con. c. Giai đoạn phát bệnh của người nhiễm HIV. d. Một loại vi-rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể bị suy giảm.. 2 + …………... 3 + ………... 4 + …….. 9. Nêu tính chất của chất dẻo. Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế cho những vật liệu nào để chế ra các sản phẩm dùng hàng ngày ? Tại sao ? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………. 10. Nêu tính chất và công dụng của đá vôi? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Đáp án Môn : Khoa học Đề 1 1B ( 0,5 điểm ) 2C ( 0,5 điểm ) 3A ( 0,5 điểm ) 4C ( 0,5 điểm ) 5B ( 0,5 điểm ) 6B ( 0,5 điểm ) 7. Điền các từ : tin cậy, sẵn sàng, khó khăn, giúp đỡ thích hợp vào chỗ chấm.( 1 đ ) Xung quanh chúng ta có nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ trong lúc khó khăn chúng ta có thể chia sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, bối rối, khó chịu 8. Ghép thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp : ( 2 điểm ) HS ghép mỗi ý đúng được 0,5 điểm 1+c 2+b 3+ a 4+d 9 ( 3 điểm ) - Chất dẻo có tính chất chung là cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao. ( 1đ ) - Ngày nay, các sản phẩm làm ra từ chất dẻo được dùng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thủy tinh, vải và kim loại( 1 đ ) vì chúng không đắt tiền, tiện dụng, bền và có nhiều màu sắc đẹp. ( 1đ ) 10. ( 1 điểm ) - Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi sủi bọt. ( 0,5 đ ) - Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết,... ( 0,5 đ ).

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TRƯỜNG TH VĨNH THÀNH B Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..... .. ... .. ... .... ... ... ... Lớp: Năm .. . Điểm. Nhận xét. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I Môn: Lịch sử - Địa lí. Năm học 2011- 2012 Thời gian: 40 phút. Ngày /12/ 2011 (Không kể thời gian phát đề) Giám thị: Giám khảo: Duyệt:. Đề 1: A- Lịch sử Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng ( từ câu 1 đến câu 2) Câu 1 : Người chỉ huy cuộc phản công ở kinh thành Huế là:? A. Tôn Thất Thuyết B. Phan Đình Phùng C. Trương Định Câu 2: Vào đầu thế kỉ XX, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những gia cấp, tầng lớp mới : A. Trí thức, nông dân, nhà buôn, viên chức B. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức C. Viên chức, tư sản, đại chủ, tri thức Câu 3 : Điền các từ : ( độc lập, tự do, tinh thần ,tính mạng) thích hợp vào chỗ chấm: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng ……………………và …………………….và thực sự đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả …………… và lực lượng, ……………………và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Câu 4: Em hãy nêu kết quả của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… B- Địa Lí Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ( đối với các câu từ 1 đến 2 ) Câu 1: Ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta là : A. Dãy Hoàng Liên Sơn.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> B. Dãy Trường Sơn C. Dãy Núi Bạch Mã Câu 2: Trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta : A. Đà Nẵng B. Thành phố Hồ Chí Minh C. Hà Nội Câu 3: Ghép mỗi từ ở cột A với một từ ở cột B cho phù hợp A B Tên khoáng sản Nơi phân bố 1. Dầu mỏ a-Lào Cai 2. Sắt b- Biển đông 3. A-pa-tít c- Quảng Ninh 4. Than d-Thái Nguyên 1+ ……… ;. 2 + …………;. 3 + …………. ;. 4 +…………. Câu 4: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta ? Khí hậu miên Bắc và miền Nam khác nhau thế nào ? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Đáp án A- Lịch sử Câu 1A (0,5 đ) ; 2B (0,5 đ) Câu 3 : Điền các từ : ( độc lập, tự do, tinh thần ,tính mạng) thích hợp vào chỗ chấm: ( 2đ) “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thực sự đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”. Câu 7: Em hãy nêu kết quả của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ? - Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất , lấy tên Đảng cộng sản Việt Nam ( 1,0 điểm ) - Đề ra đường lối cách mạng nước ta ( 1,0 điểm ) B- Địa lí Câu : 1C (0,5đ) 2B(0,5 đ) Câu 5: Ghép mỗi từ ở cột A với một từ ở cột B cho phù hợp ( 2 điểm ) A B Tên khoáng sản Nơi phân bố 1. Dầu mỏ a-Lào Cai 2. Sắt b- Biển đông 3. A-pa-tít c- Quảng Ninh 4. Than d-Thái Nguyên 1+ b( 0,5đ ) ;. 2 + d (0,5 đ );. 3 + a ( 0,5 đ );. 4 + c ( 0,5 đ ). Câu 6: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta ? Khí hậu miên Bắc và miền Nam khác nhau thế nào ? - Nhiệt độ cao , gió và mưa thay đổi theo mùa ( 1 điểm ) - Miền Bắc có mùa đông lạnh , mưa phùng , miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. ( 1 điểm ).

<span class='text_page_counter'>(15)</span> TRƯỜNG TH VĨNH THÀNH B Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..... .. ... .. ... .... ... ... ... Lớp: Năm .. . Điểm. Nhận xét. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I Môn: Lịch sử - Địa lí. Năm học 2011- 2012 Thời gian: 40 phút. Ngày /12/ 2011 (Không kể thời gian phát đề) Giám thị: Giám khảo: Duyệt:. Đề 2: A- Lịch sử Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng ( từ câu 1 đến câu 2) Câu 1: Cuối thế kỉ XIX dầu thế kỉ XX thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác khoáng sản, mở mang đường sá, xây dựng nhà máy lập các đồn điền …nhằm mục đích : A. Nâng cao đời sống cho nhân dân Việt Nam B. Làm cho kinh tế Việt Nam phát triển C. Cướp bóc tài nguyên, khoáng sản, bóc lột nhân dân rẻ mạt Câu 2: Nhân vật yêu nước tiêu biểu nhất của Việt Nam đầu thế kỉ XX là: A. Nguyễn Tất Thành B. Trương Định C. Phan Bội Châu Câu 3: Điền tiếp thời gian và sự kiện vào các ô trống trong bảng: TT 1 2 3 4. Thời gian Ngày 1/9/1858 Ngày 5/6/1911 Ngày ……/………/……… Ngày ……/………/………. Sự kiện lịch sử …………………………………………………… ……………………………………………………. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập. Câu 4 : Sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta đã làm gì để chống lại “ giặc đói” và “giặc dốt”? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(16)</span> ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………… B- Địa Lí Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ( đối với các câu từ 1 đến 2 ) Câu 1 : Phần đất liền của nước ta giáp với các nước : A.Trong Quốc, Lào, Thái Lan B. Lào, Trung Quốc, CamPuchia C. Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia Câu 2: Ở nước ta cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở : A. Đồng bằng B. Ven biển và hải đảo C. Vùng núi và cao nguyên Câu 3 : Chọn ý cho sẵn dưới đây rồi điền vào sơ đồ sao cho phù hợp. a. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. b. Trồng được nhiều loại cây. c. Ngành chăn nuôi phát triển. d. Nguồn thức ăn được đảm bảo.. a. d Câu 4: Điền từ ngữ vào chỗ chấm ( ….) cho phù hợp Dân cư nước ta, tập trung ………………tại các đồng bằng và ven biển. Vùng núi có dân cư ………………( từ cần điền : đông đúc, thưa thớt ) Câu 5: Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và hoạt động sản xuất ? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Đáp án A- Lịch sử Câu 1C (0,5 đ) ; 2A (0,5 đ) Câu 3: Điền tiếp thời gian và sự kiện vào các ô trống trong bảng: ( 2 điểm TT 1. Thời gian Ngày 1/9/1858. 2 3 4. Ngày 5/6/1911 Ngày 3/2/1930( 0,5đ) Ngày 2/9/1945( 0,5đ). Sự kiện lịch sử Thực dân pháp nổ súng mở đầu xâm lược nước ta. ( 0,5đ) Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ( 0,5đ) Đảng cộng sản Việt Nam ra đời Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập. Câu 4 : Sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta đã làm gì để chống lại “ giặc đói” và “giặc dốt”? - Cả nước lập “ hũ gạo tiết kiệm”, “ ngày đồng tâm” …..dành gạo cho người nghèo và đẩy mạnh sản xuất. ( 1 điểm ) - Phong trào xóa nạn mù chữ được phát động, trường học được mở thêm, trẻ em nghèo được đi học ( 1 điểm ) B- Địa lí Câu : 1B (0,5đ) 2C(0,5 đ) Câu 3 : Chọn ý cho sẵn dưới đây rồi điền vào sơ đồ sao cho phù hợp. ( 1 điểm ) a. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. b. Trồng được nhiều loại cây. c. Ngành chăn nuôi phát triển. d. Nguồn thức ăn được đảm bảo.. a. d. b. c. 0,5 đ. 0,5 đ. Câu 4: Điền từ ngữ vào chỗ chấm ( ….) cho phù hợp ( 1 điểm ) Dân cư nước ta , tập trung đông đúc ( 0,5 đ ) tại các đồng bằng và ven biển . Vùng núi có dân cư thưa thớt ( 0,5 đ )( từ cần điền : đông đúc , thưa thớt ) Câu 5: Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và hoạt động sản xuất ? ( 2 điểm ) - Khí hậu nước ta nóng, mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển. ( 1 điểm ) - Hằng năm thường có bão hoặc có mưa lớn gây lũ lụt, có năm lại có hạn hán. ( 1 điểm.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> TRƯỜNG TH VĨNH THÀNH B Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . ..... .. ... .. ... .... ... .. Lớp: Năm .. . Điểm. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I Môn: Tiếng Việt ( đọc hiểu). Năm học 2011- 2012 Thời gian: 40 phút. Ngày /12/ 2011 (Không kể thời gian phát đề) Nhận xét. Giám thị: Giám khảo: Duyệt:. Đọc thầm bài văn sau:. Dòng sông Tôi đã đi dọc con sông bao quanh làng tôi vào ban đêm và ban ngày. Dường như tôi không nghĩ đấy là một dòng sông đầy nước.Trong trí nhớ của tôi, đó là một dòng trời màu xanh điểm một vài đám mây trắng, đó là một dòng sao luôn nhấp nháy dưới tận đáy sâu, đó là một thời gian mãi chảy vào vô tận. Những con thuyền, những mảng bè, lá cây ….không phải chúng được dòng nước cuốn đi, mà chính chúng đã trượt trên nền trời, trên sao sáng và thời gian. Nhảy từ trên bờ xuống dòng sông, tôi thả mình vào khoái cảm do dòng nước mát trong mang lại. Nhưng tôi phải trụ lại như những ngôi sao dưới lòng sông, như bầu trời trong xanh dưới lòng sông. Tôi nhìn lên phía thượng nguồn dòng sông, lèn Hai Vai vẫn đứng nguyên chỗ cũ, vững chắc đến nỗi bóng của nó dưới lòng sông, dòng nước không mang đi được. Tôi nhìn xuống hạ lưu, chiếc cầu mang tên dòng sông, cầu Bùng - vẫn uốn khúc cong mình nối đôi bờ phù sa trù phú. Vậy mà có những cây gỗ quý đã bị dòng sông cuốn phăng ra biển. Dòng sông cuộn đi tất những gì không thắng sức chảy của nó. Tôi đã nghe những câu hát của dòng sông trong đêm tối trời. Có thể ai đó trên con thuyền xuôi ngược dòng sông đã cất lên câu hát, nhưng tôi không muốn tin đó là câu hát của con người. Tôi không trông thấy gì cả trong những đêm tối như bưng lấy mắt và bởi vậy đối với tôi, dòng sông, đã hát lên. Cả những lúc tĩnh mịch giăng đầy dòng sông tôi vẫn nghe dòng sông hát, tận đáy sâu. NGUYỄN TRỌNG TẠO Chú giải Lèn : núi đá có vách cao dựng đứng Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1.Dòng sông quê hương được tác giả miêu tả những hình ảnh nào ? A. Sông phản chiếu màu mây trời, những vì sao lấp lánh. B. Đầy nước, màu xanh điểm màu trắng như bông của mây trời. C. Dòng sao nhấp nháy tận đáy sâu.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 2. Theo tác giả, thuyền bè, lá cây trôi ở đâu? A. Trên mặt sông cuồn cuộn chảy về biển cả B. Trên dòng sông in sắc mây trời . C. Trên nền trời, trên sao sáng và thời gian 3. Ở đoạn thứ hai, tác giả cho biết những vật nào không bị dòng sông cuốn đi? A. Lèn Hai Vai, cầu Bùng, những cây gỗ quý B. Lèn Hai Vai, cầu Bùng, đôi bờ phù sa C. Bóng lèn Hai Vai, cầu Bùng 4. Tác giả nghe thấy gì trong những đêm tối trời ? A. Tiếng máy chèo trên dòng sông quê. B. Tiếng hát của dòng sông. C. Tiếng gió thổi, tiếng hò trên dòng sông quê 5. Tình cảm của tác giả đối với dòng sông quê hương như thế nào ? A. Tha thiết yêu quý B. Tự hào C. Cả A và B đúng 6. Dòng nào dưới đây có từ “dòng” đồng âm với từ “dòng” trong bài ? A. Dòng chảy, dòng nước, dòng suối. B. Dòng người, dòng xe cộ, dòng thác C. Dòng dây xuống, dòng thuyền đi men bờ sông 7. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? A. Nháp nháy, tĩnh mịch, sông sâu. B. Rác rưởi, nhấp nháy, lung linh C. Rác rưởi, sao sáng, tĩnh mịch 8.Câu “ Nhưng tôi phải trụ lại như những ngôi sao dưới lòng sông , như bầu trời trong xanh dưới lòng sông” có những hình ảnh so sánh nào ? A. Tôi phải trụ lại như ngôi sao B. Trụ lại như ngôi sao, bầu trời dưới lòng sông C. Những ngôi sao dưới lòng sông, bầu trời dưới lòng sông 9. Những từ nào trong câu “Tôi đã đi dọc con sông bao quanh làng tôi vào ban đêm và ban ngày” là quan hệ từ? A. Và B. Vào, và C. Đã, vào, và 10. Hình ảnh nào trong câu “ Tôi đã nghe những câu hát của dòng sông trong đêm tối trời” dã được nhân hóa? A. Dòng sông hát B. Nghe những câu hát C. Những câu hát của dòng sông.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Đáp án HS Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm : 1. A ( 0,5 điểm ) 2. C ( 0,5 điểm ) 3. C( 0,5 điểm ) 4. B( 0,5 điểm ) 5. C( 0,5 điểm ) 6. C( 0,5 điểm ) 7. B( 0,5 điểm ) 8. C( 0,5 điểm ) 9. B( 0,5 điểm ) 10. C( 0,5 điểm ).

<span class='text_page_counter'>(21)</span> TRƯỜNG TH VĨNH THÀNH B Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . ..... .. ... .. ... .... ... .. Lớp: Năm .. . Điểm. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KỲ I Môn: Tiếng Việt ( đọc hiểu). Năm học 2011- 2012 Thời gian: 40 phút. Ngày /12/ 2011 (Không kể thời gian phát đề) Nhận xét. Giám thị: Giám khảo: Duyệt:. Đọc thầm bài văn sau:. Triền đê tuổi thơ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận. Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn... Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm. Theo Nguyễn Hoàng Đại. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả “ như hình với bóng”? A. Con đê B. Đêm trăng thanh gió mát. C. Tết Trung thu..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Câu 2: Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn? A. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu. B.Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng. C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. Câu 3: Hình ảnh con đê được tác giả miêu tả như thế nào? A.Tạo thành một đường viền như sợi chỉ mỏng manh quanh làng. B. Quanh co uốn lượn theo sườn núi. C. Sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng, phủ một màu xanh của cỏ mượt mà. Câu 4: Nội dung bài văn này là gì? A. Kể về sự đổi mới của quê hương. B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương. C. Kể về những kỉ niệm trong những ngày đến trường. Câu 5: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ tuổi thơ”? A. trẻ em B. thời thơ ấu. C. trẻ con. Câu 6: Từ “ chúng” trong câu văn: “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai? A. Trẻ em trong làng. B. Tác giả. C. Trẻ em trong làng và tác giả. Câu 7: Câu “Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận”. Từ “ Trung thu” thuộc từ loại gì ? A. Tính từ. B. Danh từ. C. Động từ. Câu 8: Từ “chân” ở dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? A. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. B. Cái bàn này có bốn chân. C. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Đáp án Đề 2 HS Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng 1. A ( 0,5 điểm ) 2. A ( 0,5 điểm ) 3. C ( 0,5 điểm ) 4. B ( 1,0 điểm ) 5. B ( 1,0 điểm ) 6. A ( 0,5 điểm ) 7.B ( 0,5 điểm ) 8. C ( 0,5 điểm ).

<span class='text_page_counter'>(24)</span> ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN : TIẾNG VIỆT (Đọc tiếng ) GV cho HS bốc thăm và trả lời 1- 2 câu hỏi các bài sau 1. Chuyện một khu vườn nhỏ ( Trang 102) 2. Mùa thảo quả ( Trang 113) 3. Người gác rừng tí hon ( Trang 124) 4. Trồng rừng ngập mặn ( Trang 128) 5. Chuỗi ngọc lam ( Trang 134) 6. Buôn Chư Lênh đón cô giáo ( Trang 144) 7. Thầy thuốc như mẹ hiền ( Trang 153) 8. Thầy cúng đi bệnh viện ( Trang 158) 9. Ngu Công xã Trịnh Tường ( Trang 164). Giáo viênđánh giá ghi điểm HS dựa vào các yêu cầu sau : - Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng :0,5 điểm, đọc sai 5 tiếng trở lên : 0 điểm ) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm ( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm ; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm ) - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5 điểm ; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm ) - Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm ( Đọc quá 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm ; đọc quá 2 phút : 0 điểm ) - Trả lời đúng các câu hỏi do giáo viên nêu : 1 điểm ( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm ).

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×