Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tài liệu NGHỆ AN THỰC HIỆN NHỮNG LỜI CỦA HỒ CHỦ TỊCH DẠY TRONG HAI LẦN NGƯỜI VỀ THĂM QUÊ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.16 KB, 22 trang )

NGHỆ AN THỰC HIỆN NHỮNG LỜI CỦA HỒ CHỦ TỊCH DẠY
TRONG HAI LẦN NGƯỜI VỀ THĂM QUÊ
CHU TRỌNG HUYẾN
Chủ tịch Hồ chí Minh từ khi rời gia đình lần thứ hai để vào Huế học tập rồi đi tìm đường giải
phóng dân tộc và về nước lãnh đạo cách mạng, xây dựng đất nước cho đến khi vĩnh biệt chúng
ta, Người chỉ về thăm quê được hai lần là tháng 6-1957 và tháng 12-1961. Trong hai lần đó,
Người lưu lại trên đất Nghệ An nếu tính trọn ngày thì chỉ có 6 hôm. Nhưng hoài bão của Người
đối với tỉnh nhà là rất lớn lao. 43 ngày trớc lúc tạ thế tức ngày 21-7-1969 Người gửi Thư cho
1
Ban chấp hành Đảng bộ Nghệ An. Cuối Thư, Người vẫn mong chúng ta phấn đấu để làm cho
tỉnh nhà mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất miền Bắc. Chừng ấy đủ để cho mỗi một
chúng ta phải trăn trở, nghĩ suy và tin tưởng để xây dựng quê hương mình ngày một phát triển đi
lên.
Bác về thăm quê lần đầu khi các tỉnh Liên Khu IV đang tiến hành sửa chữa những sai lầm
trong Cải cách ruộng đất. Sự về thăm các tỉnh từ Thanh Hóa vào đến Quảng Bình của Bác lần
này có một ý nghĩa chính trị hết sức to lớn, củng cố lại tình đoàn kết hương thôn để cùng nhau
phấn đấu xây dựng các hợp tác xã nông nhiệp sau khi bà con nông dân nghèo đã được chia
ruộng, chia trâu.
2
Trong các lời khuyên bảo của Bác, nổi lên một điểm là Người đề nghị với cán bộ các cấp phải
tích cực thực hiện dân chủ với nhân dân nhiều hơn nữa.
Nhờ tinh thần đoàn kết của nhân dân mà sau đó, Nghệ An đã có được một phong trào xây
dựng hợp tác xã rất sôi nổi, rộng khắp. được đặt cơ sở từ năm 1955- 1969, đến năm 1967, toàn
tỉnh đã có 2100 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó 58,7% số hợp tác phát tiển ở bậc cao, thu hút
90% số hộ nông dân và chiếm 90% tổng diện tích canh tác. Các hợp tác xã Bản Đinh, Na Cọ ở
huyện miền núi Con Cuông cũng đã đạt 5 tấn thóc trên một héc-ta ruộng mỗi năm.
Ngày 6-8-1969, Nghệ An phát động phong trào Làm theo Thư Hồ Chủ tịch với nội dung Phát
huy quyền làm chủ của nhân dân,tăng cường dân chủ nội bộ,nâng cao tinh thần trách nhiệm ,ý
3
thức tổ chức kỷ luật của cán bộ đảng viên. Nghị quyết đó đã được biến thành những hành động
cụ thể. Trong Di chúc, khi nói về trách nhiệm của cán bộ, Hồ Chủ tịch dạy: Thực hành dân chủ


rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh phê bình và tự phê bình là cách tốt nhất để củng cố và
phát triển sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Về trách nhiệm phải có kế hoạch tốt để phát triển kinh tế , cấp uỷ và chính quyền tỉnh Nghệ
An tự ý thức được rằng, trước đây đời sống nhân dân tỉnh nhà luôn luôn khó khăn và hiện thời
Nghệ An còn là một tỉnh nghèo.Vì nơi đây đất đai kém màu mỡ,3/4 diện tích của tỉnh là rừng
núi, địa hình hiểm trở phức tạp, cơ sở vật chất hạ tầng chưa phát triển.Tài nguyên lâm,khoáng
sản tuy nhiều chủng loại nhưng trữ lượng không lớn.Thiên tai lại thường xuyên rình rập, đe doạ.
4
Nghệ An có 19 huyện thành thị thì 10 huyện là miền núi.10 huyện ấy gồm 215 xã trong đó 115
xã đời sống nhân dân còn rất khó khăn
2
. Mà việc phát triển kinh tế để cải thiện đời sống nhân dân
thì như Hồ Chủ tịch đã dạy:Thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ,thắng bần cùng và lạc
hậu còn khó khăn hơn nhiều
3
.Bởi vậy,các thế hệ cấp uỷ và đồng bào cả tỉnh luôn luôn ra sức
chăm lo phát triển kinh tế.Vì có ra sức khắc phục khó khăn, không ngừng cố gắng trong sản xuất
và tiết kiệm thì mới cải thiện được đời sống cho tự bản thân và cho đồng bào.
Không lâu sau ngày Hồ Chủ tịch qua đời, giặc Mỹ vì thêm thua đau ở miền Nam nên trở lại
đánh phá miền Bắc bằng không và hải quân với mức độ ác liệt hơn.Thực hiện Di chúc của
Người: Chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn, Nghệ An vừa tiếp tục
5
gửi con em vào Nam chiến đấu vừa cùng đồng bào từ Vĩ tuyến 17 trở ra sản xuát chống chiến
tranh phá hoại của không quân địch, bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và góp phần đấu tranh
thực hiện thống nhất đất nước.Quân dân trên địa bàn Nghệ An đã bắn rơi,bắn cháy hàng trăm
máy bay và tàu chiến của giặc Mỹ,giết chết và bắt sống nhiều giặc lái Hoa Kỳ.Để đánh thắng
cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, trên quê hương mình,Nghệ An đã phải chịu nhiều hy
sinh to lớn:15,030 người chết và 20.605 người bị thương vì bom đạn giặc.Cả thành phố Vinh và
rất nhiều thị trấn, xóm làng trong đó có cả nhà thương, trường học, nhà thờ đạo,xí nghiệp, kho
tàng, cầu cống bị máy bay địch tàn phá.

6
Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt ấy, Nghệ an có 240 Hợp tác xã nông nghiệp đạt 6 tấn thóc
trên 1 ha mỗi năm.Trong đó có 67 Hợp tác xã đạt từ 6 tấn trở lên.Riêng huyện Yên Thành ngoài
số lương thực phải nạp vì nghĩa vụ,huyện còn bán cho Nhà nước 22.000 tấn thóc.Tổng kết năm
1972,cùng với các tỉnh trọng điểm lúa:Thái Bình,Nam Hà,Hà Tây,Hải Dương,Nghệ An được ghi
tên vào Bảng vàng 5 tấn của cả nước.Sau 5 năm thực hiện Di chúc của Hồ Chủ tịch,năm
1975,Nghệ An đạt 431.459 tấn lương thực quy thóc,bình quân 17kg/tháng/đầu người.Về sản
phẩm từ cây công nghiệp,Nghệ An thu được 6.500 tấn lạc vỏ,82.680 tấn mía.Nghề rừng,Nghệ
An khai thác theo quy hoạch 90.000 mét khối gỗ.Tổng sản lượng công nghiệp năm đó,tỉnh nhà
đạt được 123,734 tỷ đồng.
7
Tuy nhiên,vẫn như lời nhận xét của Hồ Chủ tịch trong Thư Người gửi ngày 21-7-1969:Như thế
là có tiến bộ nhưng phải cố gắng nhiều vì kinh tế của Nghệ An tiến còn chậm.
Sau khi có Nghị quyết Đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đại
hội Đảng toàn quốc Khoá VII(1986) đề ra , thực hiện Di chúc của Hồ Chủ tịch, Nghệ An đã phấn
đấu không ngừng. Đến năm 1995 thì trên địa bàn tỉnh nhà,đồng ruộng được quy hoạch lại,mở ra
nhiều cơ sở sản xuát công nghiệp mới như Nhà máy đường Phủ Quỳ,Nhà máy xi-măng Hoàng
Mai và Nghi Sơn,tiến hành xây Trạm thuỷ điện Bản Cánh Kỳ Sơn,bảo vệ rừng nguyên sinh Pù
Mát 100.000ha...Năm đó,tỉnh đạt tổng sản lượng lương thực là 70 vạn tấn. Cùng với thu nhập từ
công nghiệp và các ngành nghề khác, GDP đạt 271 USD/ người dân, bằng 80% mức bình quân
8

×