Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

HDNGLL9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.87 KB, 56 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 1 -2: CHỦ ĐIỂM THÁNG 9. TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG. Các hoạt động của chủ điểm: 1. Bầu cán bộ lớp. 2. Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối bậc Trung học cơ sở. 3. Thảo luận về kỉ vật lưu niệm nhà trường. 4. Thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường. Hoạt động thứ nhất. BẦU CÁN BỘ LỚP. A.Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: - Hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này. - Lựa chon được đội ngũ cán bộ lớp nămg động, sáng tạo để góp phần phát huy truyền thống của trường, của lớp. - Tự giác, tích cự hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp. B. Nội dung và hình thức hoạt động 1. Nội dung. - Tổng kết hoạt động của lớp, của cán bộ lớp trong năm học vừa qua và phương hướng hoạt động năm học mới. - Bầu cán bộ lớp. 2. Hình thức hoạt động: - Nghe báo cáo và thảo luận. - Bỏ phiếu hoặc lấy biểu quyết. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. a. Mỗi cán bộ lớp chuẩn bị một báo cáo về nhiệm vụ được giao trong năm và kết quả thực hiện. b. Câu hỏi thảo luận: - Bạn lớp trưởng đã thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm học qua như thế nào? - Bạn góp ý gì cho các bạn lớp phó của lớp? - Bạn có nhận xét gì về hoạt động của thư kí lớp? - Ý kiến của bạn về hoạt động của bạn tổ trưởng? - Cách thức bầu cán bộ lớp trong năm học này như thế nào? c. Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. 2. Chuẩn bị về tổ chức. GVCN họp cán bộ lớp để: - Thống nhất câu hỏi thảo luận. - Thống nhất chương trình hoạt động. - Phân công người điều khiển hoạt động. - Phân công người điều khiển văn nghệ. - Phân công trang trí..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động * Hoạt động mở đầu: Người điều khiển nêu lí do và giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động 1: - Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi nhằm định hướng dẫn dắt cả lớp thảo luận. - Một thư kí ghi lên bảng các ý kiến về yêu cầu, tiêu chuẩn đối với cán bộ lớp để mọi HS có thể theo dõi lựa chon đội ngũ các bộ cho năm mới. - Một thư kí ghi biên bản thảo luận và giúp lps trưởng bổ xung, hoàn thiện báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của lớp và phương hướng, tiêu chuẩn cán bộ lớp trong năm học mới. * Hoạt động 2:Chốt lại kết quả thảo luận. - Người điều khiển giới thiệu lớp trưởng chốt lại kết quả thảo luận và trình bày báo cáo tổng kết hoạt động lớp trong năm lớp 8. Sau đó lớp trưởng nêu phương hướng hoạt động của cán bộ lớp và tiêu chuẩn cán bộ lớp trong năm học mới. - HS phát biểu ý kiến bổ xung hoặc nêu thắc mắc, lớp trưởng sẽ trả lời hoặc giải đáp. * Hoạt động 3:Tổ chức bầu cán bộ lớp. -Sau khi thống nhất phương thức, người điều khiển tổ chức cho lớp tiến hành bầu hoặc lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp mới. - Đội ngũ cán bộ lớp mới ra mắt, cử đại diện phát biểu ý kiến. - Mời một bạn HS trong lớp phát biểu cảm tưởng. * Hoạt động 4: - GVCN phát biểu ý kiến. - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động. Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ hai THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ A. Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: - Hiểu được nhiệm vụ và quyền của HS cuối cápp THCS. - Tự xác định trách nhiêm bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó. - Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp THCS. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: - Nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS. - Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó. - Các biện pháp thực hiện. 2. Hình thức hoạt động. Trao đổi, thảo luận. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. a. Bản nội qui và nhiệm vụ năm học. b.Câu hỏi thảo luận: Câu1: Trong năm học cuối cấp này, bận phải thực hiện những nhiệm vụ nào? Câu 2: Thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS lớp cuối cấp có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào? Câu 3: Theo bạn, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp này, tập thể lớp và mỗi HS cần phải có những biện pháp gì? c. Chuẩn bị cho mỗi tổ một tờ giấy khổ to , bút dạ để ghi kết quả thảo luận của tổ. d. Một số tiết mục văn nghệ. 2. Chuẩn bị về tổ chức: - HS tự nghiên cứu trước nội qui và nhiệm vụ năm học. - GVCN hội ý với cán bộ để phân công chuẩn bị các công công việc cụ thể. - Cán bộ lớp bàn bạc chuẩn bị các công việc cho hoạt động. - Lớp trưởng tập hợp cán bộ lớp để bàn bạc, phân công công việc phải chuẩn bị. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. Người điều khiển nêu lí do và chương trình hoạt động. * Hoạt động 1: Thảo luận theo tổ. Người điều khiển yêu cầu các tổ thảo luận câu hỏi1 và câu hỏi 2. Thời gian cho mỗi tổ là 15 phút. Tổ trưởng điều khiển thảo luận. * Hoạt động2: Thảo luận chung cả lớp. - Mỗi tổ cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận của tổ mình, các tổ khác bổ xung. - Người điều khiển chốt lại kết quả thảo luận của các tổ. - Người điều khiển nêu câu hỏi 3 và 4 cho cả lớp thảo luận. - Kết quả thảo luận được ghi tóm tắt lên bảng. * Hoạt động 3: Chương trình văn nghệ. Người dẫn chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ của lớp mà cá nhân và các tổ đã đăng kí..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Kết thúc hoạt động. GVCN phát biểu ý kiến. Người điều khiển nhận xét hoạt động.. Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ ba. THẢO LUẬN VỀ KỈ VẬT LƯU NIỆM NHÀ TRƯỜNG A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Hiểu ý nghĩa của tặng kỉ vật lưu niệm cho trường của HS cuối cấp THCS. - Có tình cảm lưu luyến, gắn bó vpí trường, lớp, vố thầy cô giáo và bạn bè; mong muốn để lại kỉ niệm đẹp cho trường. - Tích cực học tập để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp THCS. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: - Lựa chọn phương án tặng kỉ vật lưu niệmcho nhà trường. - Xây dựng kế hoạch thực hiện. 2. Hình thức hoạt động - Thảo luận cả lớp. - Xây dựng kế hoạch tặng kỉ vật lưu niệm cho trường. I.Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động: a. Bản dự thảo phương án xây dựng kỉ vật lưu niệm nhà trường. b. Một số câu hỏi thảo luận: Câu hỏi 1: Theo ban, việc để lại kỉ vật lưu niệm nhà trường đối với lớp cuối cấp có cần thiết không?Vì sao? Câu hỏi 2: Trong tình hình thực tế của lớp và nhà trường, theo bạn lớp ta cần xây dựng kỉ vtj gì để lại cho nhà trường? Bạn hãy kể những kỉ vật bạn cho là cần thiết. Câu hỏi 3: Để xây dựng kỉ vật lưu niệm nhà trường mà lớp ta đã chọn, chúng ta cần phải tiến hành những công việc gì? Câu hỏi 4: Theo bạn, lớp ta nên có kế hoạch, thời gian chuẩn bị như thế nào? c. Một số tiết mục văn nghệ. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm: - Giao cho cán bộ lớp xây dựng bản dự thảo phương án về kỉ vật lưu niệm nhà trường. - Góp ý kiến cho bản dự thảo phương án. - Giúp lớp xây dựng các câu hỏi thảo luận. b. Cán bộ lớp: - Bàn bạc nội dung phương án xây dựng kỉ vật lưu niệm nhà trường. - Phân công người xây dựng phương án dự thảo. - Cử thư kí. - Phân công mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ. - Cử người điều khiển. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. - Hoạt động mở đầu: Người điều khiển: - Nêu lí do hoạt động; - Giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động 1: Thảo luận chung cả lớp về kỉ vật lưu niệm nhà trường. - Người điều khiển nêu câu hỏi yêu cầu cả lớp thảo luận. - Lớp phát biểu ý kiến. - Thư kí ghi biên bản thảo luận tổng hợp các ý kiến. * Hoạt động 2:Hoàn thiện phương án và phân công triển khai. - Người điều khiển mời lớp trưởng lên báo cáo toàn diện phương án xây dựng kỉ vật lưu niệm nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Các thành viên trong lớp bổ xung ý kiến và cả lớp biểu quyết. - Lớp trưởng phân công công việc cụ thể cho từng nhóm, tổ hoặc cá nhân HS. - Các tổ thảo luận đề ra được bản kế hoạch của tổ. - Các tổ trình bày kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch của lớp. - Lớp trưởng trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp. - Lớp thảo luận, bổ xung, hoàn thiện kế hoạch của lớp. * Hoạt động 3: Chương trình văn nghệ. Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của các tổ lên trình diễn. * Kết thúc hoạt động. - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động. Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ tư. THI VIẾT , VẼ CA NGỢI TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG A. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu về truyền thống của lớp, của trường. - Tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huỷtuyền thống tốt đẹp của lớp, của trường. - Phát triển tư duy ngôn ngữ, kĩ năng viết, vẽ, giao tiếp, hợp tác..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: Thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường. 2. Hình thức hoạt động. Thi viết, vẽ, làm thơ. Trò chơi. I.Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a. Phiếu ghi các chủ đề cho cuộc thi các thể loại như: viết văn, làm thơ, vẽ . b. Giấy khổ Ao, bút dạ, bút màu, băng dính. 2. Chuẩn bị về tổ chức: a. Giáo viên chủ nhiệm: - Nêu mục đích cuộc thi viết, vẽ về truyền thống nhà trường theo các chủ đề, yêu cầu mọi HS trong lớp đều tham gia. - Nêu phương thức cuộc thi giúp cả lớp định hướng tâm thể chuẩn bị và sẵn sàng hoạt động. - Giao cho cán bộ lớp hội ý, bàn bạc công tác chuẩn bị cho hoạt động. b. Cán bộ lớpbàn bạc: - Thống nhất lựa chọn chủ đề chocuộc thi. - Phân công một nhóm chuẩn bị phiếu, trên mỗi phiếu ghi các chủ đề khác nhau. Chuẩn bị hộp đựng phiếu để các đọi thi bốc thăm. - Cử người dẫn chương trình. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Cử ban giám khảo. - Nếu có điều kiện nê chuẩn bị quà tặng. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. Người dẫn chương trình: - Tuyên bố lí do; - Giới thiệu chương trình hoạt động thi; - Giới thiệu Ban giám khảo và cố vấn cuộc thi; - Giới thiệu hình thức thi và cách thức cho điểm. - Giới thiệu các đội thi. * Hoạt động 1: Sáng tác theo chủ đề. - Các đội thi nhận giấy, bút vẽ. - Người dẫn cho các đội bốc thăm. - Các đội lên bốc thăm và đọc to chủ đề dự thi của đội mình. - Các đội bàn bạc, phân công, khẩn trương xây dựng tác phẩm dự thi. * Hoạt động 2: Trưng bày và bình luận tác phẩm dự thi. - Các đội trưng bày tác phẩm của đội mình lên vị trí qui định - Các đội trình bày giới thiệu các sáng tác của đội mình. - Các đội khác có ý kiến nhận xét. - Ban giám khảo chấm điểm cho các đội. * Kết thúc hoạt động: - Người dẫn chương trình công bố kết quả cuộc thi..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Trao thưởng cho các tổ. - Nhận xét kết quả hoạt động.. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 3 – 4: CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI. Các hoạt động của chủ điểm: 1. Lễ đăng kí thi đua học tốt. 2. Thi tìm hiểu thư Bác Hồ. 3. Sh hoạt chủ đề ‘Em là nhà khoa học’’. 4. Thi tài năng văn nghệ. Hoạt động thứ nhất. LỄ ĐĂNG KÍ THI ĐUA HỌC TẬP TỐT. A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập tốt của lớp và xác định chỉ tiêu phấn đấu của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao. - Ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn để vươn lên. - Rèn luyện phương pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. - Đưa ra các chỉ tiêu thi đua học tập và dự thảo chương trình hành động của lớp, các biện pháp thực hiện. - Các tổ và cá nhân đăng kí thi đua. - Một số tiết mục văn nghệ tạo không khí sôi nổi, đoàn kết. 2. Hình thức hoạt động. Lễ đăng kí thi đua và văn nghệ. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Bản đăng kí thi đua của từng cá nhântheo các chỉ tiêu chính như: + Chuẩn bị tốt bài học, làm bài tập về nhà đầy đủ. + Thực hiện tốt trật tự, kỉ luật trong giờ học. + Tích cực tham gia xây dựng bài. + Đạt kết quả cao trong học tập. + Những biện pháp cơ bản thực hiện nội dung giao ước. - Bản giao ước thi đua của tổ, lớp. - Những câu hỏi thảo luận: Câu hỏi 1: Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, bạn thấy chỉ tiêu nào phù hộ, những chỉ tiêu nào không? Vì sao các bạn lại nghĩ như vây? Câu hỏi 2: Lớp, tổ, bản thân bạn có thể gặp những khó khăn gì trong việc thực hiện? Làm thế nào để khắc phục chúng? Câu hỏi 3: Lớp ta, tổ bạn và chính bản thân ban có thể làm những việc gì để thực hiện chỉ tiêu đè ra? - Một số tiết mục văn nghệ. - Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. GVCN : - Thống nhất với cán bộ lớp, tổ về chương trình, nội dung, yêu cầu tổ chức hoạt động. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, Đội, tổ phối hợp với nhau để xác định những chỉ tiêu thi đua, trên cơ sở đó viết bản dăng kí thi đua của tổ mình. - Phân công: + Người điều khiển chương trình. + Người điều khiển thảo luận. + Những người đọc đăng kí của các tổ. + Những người chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. + Trang trí lớp. - Dự kiến thời gian. b. Cán bộ lớp, tổ: - Bàn bạc với nhau thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao. - Xây dựng các bản giao ước thi đua của các tổ, lớp..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Đôn đốc, gợi ý các bạn viết bản giao ước thi đua cá nhân. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. a. Hát tập thể. b. Tuyên bố lí do. c. Giới thiệu đại biểu. d. Giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động1: Giao ước thi đua - Người điều khiển nêu thể lệ giao ước thi đua, lần lượt mời các tổ trưởng thay mặt tổ đọc giao ước thi đua. - Từng tổ đọc bản giao ước thi đua. - Một số HS đọc bản giao ước thi đua của mình. - Lớp trưởng trình bày “Chương trình thi đua của lớp”. * Hoạt động 2:Thảo luận kế hoạch hành động. - Người điều khiển nêu câu hỏi để các bạn thảo luận. - HS phát biểu ý kiến của mình, bổ xung, tranh luận; người điều khiển tổng hợp ý kiến theo từng nội dung. - Thông qua chương trình thi đua của lớp. * Hoạt động 3: Vui văn nghệ. Một số HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. * Kết thúc hoạt động: - Đại diện cán bộ lớp nêu nhận xét về sự chuẩn bị và thái độ của từng cá nhân tham gia báo cáo. - GV phát biểu động viên HS vận dụng những kinh nghiệm tốt của các bạn để nâng cao kết quả học tập của mình.. Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ hai. THI TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Nhận thức được sự quan tâm của Bác Hồ về quyền được hưởng giáo dục của HS và thấm nhuần ý nghĩa những lời dạy trong thư củ Bác. - Kính yêu Bác, trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác dành cho các em. - Biết thực hiện lời dạy của Bác Hồ đẻ thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. - Những lời dạy của Bác Hồ được thể hiện trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945 và Thư gửi ngành giáo dục ngày 16-10-1968. - Các quyền trẻ em được Bác Hồ quan tâm trong nội dung thư Bác. 2. Hình thức hoạt động: - Thi hỏi – đáp và thảo luận ý nghĩa những lời dạy trong thư của Bác Hồ. - Một số tiết mục văn nghệ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> I.. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. - Hai bức thư Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường năm 1945 và năm 1968. - Bản đăng kí thi đua của từng cá nhân, tổ. - Bản giao ước thi đua chung của cả lớp. - Những câu hỏi thảo luận. - Một số tiết mục văn nghệ, mẩu chuyện, tấm gương về chủ đề học tập. - Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn. 2. Chuẩn bị về tổ chức: a. Giáo viên chủ nhiệm: - Thống nhất với cán bộ lớp, tổ về chương trình, nội dung, yêu cầu tổ chức sinh hoạt lớp. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, Đội viết đăng kí thi đua của tổ mình và giao ước thi đua của cả lớp. - Dự kiến khách mời. b. Học sinh. - Cán bộ lớp bàn bạc thống nhất phân công: + Người điều khiển hoạt động. + người đọc đăng kí thi đua. + Người chuẩn bị tiết mục văn nghệ, kể chuyện. + Trang trí lớp. - Xây dựng các bản giao ước thi đua của tổ, lớp. - Viết bản thi đua cá nhân.. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. - Hoạt động mở đầu. a. Hát tập thể một bài hát về Bác Hồ. b. Tuyên bố lí do. c. Giới thiệu đại biểu. d. Giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động1:Nghe đọc thư Bác và thảo luận. - Cán bộ lớp đọc thư Bác. - Theo từng câu hỏi do ban giám khảo nêu. Đại diện các tổ lên trình bày;sau đó những HS khác có thể bổ xung, nêu ý kiến tranh luận. Ban giám khảo cho điểm. - Cán bộ lớp đọc lì hứa danh dự. * Hoạt động 2:vui văn nghệ. Các tiết mục văn nghệ được trình bày theo dự kiến. *Kết thúc hoạt động. - Đại diện cán bộ lớp nêu nhận xét về sự chuẩn bị của những cá nhân có trách nhiệm, về ý thức tham gia của các cá nhân trong giờ sinh hoạt. - Giáo viên phát biểu ghi nhận giao ước thi đua của từng tổ và của lớp. - Động viên HS cố gắng làm theo thư Bác..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ ba. Sinh hoạt chủ đề: EM LÀ NHÀ KHOA HỌC A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Nâng cao quyền được phát triển khả năng trí tuệ, vân dụng tri thức đã học để giải thíh một số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội, trong đời sống. - Từ đó càng yêu thích các môn học, hăng sy học tập, có thái độ học tập đúng đắn. - Rèn luyện các kĩ năng tham gia vào hoạt động, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: - Kiến thức các môn học như: Toán, lí, hoá, sinh… - Một số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên và đời sống, các bài toán vui, câu đó có nội dung khoa học… 2. Hình thức hoạt động. - Bắt thăm, hỏi – đáp. - Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ. I.Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Những câu hỏi, câu đố liên quan đến chủ đề cuôc thi. Câu hỏi 1: Điều 12 có ghi, trẻ em có quyền có quan điểm riêng, bày tỏ ý kiến của mình. Các em có thể làm gì để thực hiện quyền đó của mình trong học tập, tranh luận khoa học? Câu hỏi 2: Điều 15 có ghi, trẻ em có quyền tham gia các câu lạc bộ. Các em mong muốn tham gia những câu lạc bộ nào để phát triển năng khiếu, khả năng của mình? Câu hỏi 3: Điều 17 nêu rõ, trẻ em có quyền tiếp cận các thông tin, tư liệu có lợi. Các em biết gì về thư viện của trường ta? Theo các em, thư viện cần có những loại sách gì để phục vụ nhu cầu học tập và phát triển năng khiếu của HS? Câu hỏi 4: Điều 29 ghi, trẻ em có quyền được phát triển tối đa nhân cách, phát huy được những tiềm năng và khả năng trí tuệ của bản thân các em. Theo các em, HS phải làm gì, học tập như thế nào để hưởng quyền đó của mình? - Phiếu ghi các câu hỏi. - Hộp đựng phiếu. - Đáp án, thang điểm. - Một số lá cờ nhỏ hoặc chuông cho các tổ làm tín hiệu trả lời. - Một số tiết mục văn nghệ. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm: Họp cán bộ lớp để phổ biến kế hoạch hoạt động: - Nêu nội dung, yêu cầu, cách thức tổ chức hoạt động. - Yêu cầu mỗi tổ tự tổ chức việc tìm hiểu của mình theo các câu hỏi đã được gợi ý. - Hướng dẫn, gợi ý cho HS tìm nguồn tư liệu, cách trả lời những câu hỏi liên quan. - Gợi ý về cách tổ chức. - Nêu qui định về thời gian tổ chức, thời gian dành cho mỗi câu trả lời. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp xây dợng chương trình hoạt động. b.Nhiệm vụ của cán bộ tổ, lớp: - Hội ý thống nhất về công việc - Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu cho các tổ chuẩn bị trả lời câu hỏi. - Giao nhiệm vụ cho một số cá nhân chuẩn bị cho hoạt động. - Mỗi tổ cử một đội thi. c. Nhiệm vụ của HS trong lớp: - Sưu tầm tài liệu, câu đó khoa học. - Một số HS thực hiện nhiệm vụ của lớp giao cho: trang trí, văn nghệ… II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. a. Hát tập thể một bài hát. b. Tuyên bố lí do. c. Giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động 1: Thi hiểu biết. - Người điều khiển nêu thể lệ cuộc thi. - Giới thiệu ban giám khảo và thư kí cuộc thi. - Cuộc thi được tổ chức theo dự kiến. - Cuối cùng GVCN trao phần thưởng cho các đội. * Hoạt động 2: Vui văn nghệ. Một số tiết mục văn nghệ được trình bày..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> *Kết thúc hoạt động: - Đại diện BGK nêu nhận xét chung về quá trình chuẩn bị, chất lượng các câu trả lời của các tổ. - Lớp nhận xét về việc chuẩn bị, sự điều khiển của cán bộ lớp, tổ, sự đánh giá của BGK và sự tham gia của các bạn. - GVCN bày tỏ hi vọng các em sẽ học được nhiều điều bổ ích qua những tấm gương mà mình tìm hiểu được.. Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ tư. THI TÀI NĂNG VĂN NGHỆ A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Thể hiện tài năng văn nghệ trước lớp với các thể loại: hat, ngâm thơ, kể chuyện, tiểu phẩm… - Tạo không khí sôi nổi, vui tươi, yêu cuộc sống, yêu trường, yêu lớp. - Sẵn sàng tham gia các hội diễn, các hoạt động văn nghệ do nhà trường tổ chức. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: Các bài hát, bài thơ về nhà trường, về quê hương, về tuổi học trò. 2. Hình thức hoạt động. Thi trình diễn văn nghệ với các thể loại: đơn ca, song ca, tốp ca, đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm… I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. - Trang phục. - Nhạc cụ. - Phần thưởng. - Khăn trải bàn, lọ hoa… - Một số câu hỏi thi hát, đọc thơ theo chủ đề nhà trường và quê hương. 2. Chuẩn bị về tổ chức. - Giao cho mỗi tổ tự chuẩn bị tiết mục văn nghệ, đọc thơ theo chủ đề. - Thành lập ban tổ chức với nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Dự kiến khách mời. - Dự kiến ban giám khảo - Phân công cụ thể: + Người điều khiển chương trình. + Trang trí lớp. - Dự kiến thời gian. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. - Hát tập thể một bài hát. - Tuyên bố lí do. - Giới thiệu đại biểu - Giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu ban giám khảo. * Hoạt động1: Thi văn nghệ. - BGK nêu thể lệ cuộc thi: trình tự các tổ trình bày tiết mục của mình, tiêu chuẩn đánh giá về nội dung, phong cách, tác phong, sự hấp dẫn… - Các tổ lần lượt trình bày từng tiết mục của mình; ban giám khảo chấm điểm sau mỗi tiết mục. * Kết thúc hoạt động. - Ban tổ chức nhận xét chung về kết quả cuộc thi, về sự chuẩn bị, tham gia của các tổ, cá nhân. - Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi và trao phần thưởng. - Ban cán sự lớp cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia của các thầy, cô giáo..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 5 -6: CHỦ ĐIỂM THÁNG 11 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO. Các hoạt động của chủ điểm: 1. Lễ đăng kí “Tuần học tốt, tháng học tốt” 2. Thảo luận về chủ đề truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” 3. Tổ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt nam 20-11. 4. Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt nam 20-11. Hoạt động thứ nhất. LỄ ĐĂNG KÍ”TUẦN HỌC TỐT, THÁNG HỌC TỐT” A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Nhận thức được ý nghĩa của tuần học tốt, tháng học tốt để lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt nam 20-11. - Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua. - Đoàn kết, giúp đỡ nhau thực hiện tốt kế họach thi đua. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: - Các chỉ tiêu học tập và rèn luyện của cá nhân, tổ, lớp. - Kế hoạch thi đua. - Biện pháp thực hiện. 2. Hình thức hoạt động: - Trao đỏi, thảo luận. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. - Bản đăng kí thi đua của từng cá nhân, từng tổ theo các chỉ tiêu chính như:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> +Chuẩn bị tốt bài học, làm bài tập về nhà đầy đủ. + Thực hiện tốt trật tự, làm bài tập về nhà đầy đủ. + Tích cực tham gia xayy dựng bài. + Đạt kết quả cao trong học tập. - Bản giao ước thi đua chung của lớp. - Những câu hỏi thảo luận và đáp án dự kiến. Câu hỏi 1: Bạn hiểu thế nào là một tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt? Câu hỏi 2: Tác dụng của những tuần học tốt, tháng học tốt là gì? Câu hỏi 3: Để có những tuần học tốt, tháng học tốt, HS cần phải làm gì? - Một số tiết mục văn nghệ, mẩu chuyện, tấm gương về chủ đề học tập. - Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm: Họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động: - Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Tình thầy trò” - Yêu cầu mỗi cá nhân sưu tầm, tìm hiểu theo các câu hỏi được gợi ý. - Hướng dẫn HS tìm nguồn tư liệu, cách trả lời những câu hỏi liên quan. - Gợi ý về cách tổ chức. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động, cử người điều khiển. b. Học sinh. - Cán bộ lớp: + Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiện cần thiết. + Phân công HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. + Mời thầy cô giáo tham gia sinh hoạt. + Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu các bạn chuẩn bị. - Sưu tầm tài liệu. - Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi - Một số HS trang trí lớp. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. a. Hát tập thể một bài hát. b. Tuyên bố lí do. c. Giới thiệu đại biểu. d. Giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động 1: Thảo luận tuần học tốt, tháng học tốt. - Người điều khiển chương trình hướng dẫn lớp thảo luận những câu hỏi như đã chuẩn bị. - Sau khi lớp thảo luận xong, cán bộ lớp tổng kết ngắn gọn những nội dung chính và kết quả trao đổi. * Hoạt động 2: Đăng kí giao ước thi đua. - Đại diện từng tổ lên đọc đăng kí thi đua của tổ mình và treo cờ đăng kí lên bảng. - Các tổ viên nộp đăng kí cá nhân cho tổ trưởng. - Một cán bộ đọc bản giao ước thi đua của lớp. + Hoạt động3: Vui văn nghệ. * Kết thúc hoạt động - Đại diện cán bộ lớp nhận xét kết quả hoạt động, ý thức tham gia thảo luận của các bạn trong hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Giáo viên phát biểu. + Ghi nhận đăng kí thi đua của từng cá nhân, của các tổ, giao ước thi đua của lớp. + Động viên các em thực hiện tốt kế hoạch của mình. + Gợi ý các em về những biện pháp theo dõi, kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện bản đăng kí của các tổ.. Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ hai. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ TRUYỀN THỐNG “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” A. Yêu cầu giaó dục. Giúp học sinh: - Hiểu về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt nam. - Trân trọng, tự hào với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” - Kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. Phát huy truyền thống”Tôn sư trọng đạo” của dân tộc. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. - Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong lịch sử của dân tộc Việt nam. - Những dẫn chứng minh hoạ về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” xưa và nay. 2. Hình thức hoạt động. - Trao đổi, thảo luận. - Biểu diễn văn nghệ. I.Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. - Những tài liệu HS sưu tầm như: những quyển sách, bài báo, bài thơ, bài hát…về thầy cô giáo, về tình cảm thầy trò… - NHững câu hỏi dành cho thảo luận: Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết xuất xứ ngày 20-11 và ngày này được tổ chức ở Việt nam như thế nào? Câu hỏi 2: Bạn hãy cho biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ… về người thầy. Câu 3: Bạn hãy kể về một người thầy, cô giáo cũ của mình. Câu 4: Bạn nghĩ như thế nào trước sự so sánh “HS thiếu thầy giáo như cây xanh thiếu ánh mặt trời”? Câu 5: Bạn hãy đọc một bài thơ về thầy, cô giáo. Câu 6: Bạn hãy hát một bài hát về thầy, cô giáo. Câu 7: Bạn có biết những thầy giáo nào được đặt tên cho đường phố ở địa phương mình? - Tư liệu tham khảo cho HS. - Một số tiết mục văn nghệ về thầy cô giáo, về tình cảm thầy trò… 2. Chuẩn bị về tổ chức..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> a. Giáo viên chủ nhiệm: Họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động. - Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Tôn sư trọng đạo”. HS ôn lại những kỉ niệm về thầy cô giáo của mình, nói được vai trò của nghề dạy học, hát hay đọc những bài thơ ca ngợi tình cảm thầy trò…thông qua trao đổi, toạ đàm, biểu diễn văn nghệ. - Yêu cầu mỗi cá nhân tự sưu tầm, tìm hiểu theo các câu hỏi đã được gợi ý. - Hướng dẫn cho HS tìm ngưòo tư liệu, cách trả lời có liên quan. - Gợi ý về cách tổ chức. - Nêu quy định về thời gian tổ chức, thời gian dành cho mỗi câu hỏi. - Giao cho cán bộ lớp xây dựng chương trình chi tiết. - Yêu cầu cán bộ lớp: + Chuẩn bi trang trí lớp. + Chuẩn bị tiết mục văn nghệ. + Mời các thầy cô giáo cũ đến dự. b:Nhiệm vụ của cán bộ tổ, lớp: - Hội ý để phân công trách nhiệm cho nhau. - Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu cho các bạn chuẩn bị. - Giao nhiệm vụ cho một số cá nhân trang trí lớp. c. Nhiệm vụ của cá nhân HS mỗi tổ: - Sưu tầm tài liệu. - Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. a. Hát tập thể một bài hát. b. Tuyên bố lí do. c. Giới thiệu đại biểu. d. Giới thiệu chương trình của tiết. * Hoạt động 1: Thảo luận theo chủ đề “Tôn sư trọng đạo” Người điều khiển hướng dẫn lớp thảo luận những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Các bạn phát biểu theo từng nội dung câu hỏi. Cán bộ lớp tổng kết ngắn gọn những nội dung chính kết quả thảo luận. *.Hoạt động 2:Liên hoan văn nghệ. Người phụ trách văn nghệ lần lượt giới thiệu những tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. - Đại diện của từng tổ lên đọc giao ước thi đua của tổ mình. - Các tổ viên nộp đăng kí cá nhân cho tổ trưởng. - Một cán bộ lớp đọc bản giao ước thi đua của lớp. *Kết thúc hoạt động: Một thầy (cô) giáo cũ phát biểu. Đại diện cán bộ lớp nhân xét về kết quả của tiết sinh hoạt lớp..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ ba. TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM. A. Yêu cầu giáo dục. Giúp Hs: - Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt nam 20-11. - Có thái độ trân trọng, yêu quí và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô giáo. - Biết lễ pháp, nghe lời thầy cô giáo. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: - Tóm tắt ý nghĩa của ngày nhà giáo Việy nam 20-11. - Vị trí vai trò của thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và xây dựng, phát triển đất nước. - Lòng bíêt ơn các thầy cô giáo của các thế hệ HS. 2. Hình thức hoạt động. - Tặng hoa, chúc mừng thầy cô giáo. - Trao đổi, thảo luận , tâm sự những kỉ niệm tình thầy trò. - Văn nghệ chúc mừng thầy cô giáo. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. - Bản tóm tắt ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt nam. - Lịch sử ngày 20-11 trên thế giới và Việt nam. - Vị trí, vai trò của nhà giáo đối với sự phát triển xã hội. - Công lao của thầy, cô giáo đối với HS. - Giới thiệu một số nhà giáo tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Tất Thành, Võ Nguyên Giáp… - Lời chúc mừng các thầy, cô giáo. - Một số câu hỏi thảo luận: Câu hỏi 1: Bạn hiểu thế nào ý nghĩa câu “Tôn sư trọng đạo”? Câu hỏi 2: Nhân ngày nhà giáo Việt nam bạn hãy nói một dự định mình muốn thực hiên đối với thầy cô giáo mình. Câu hỏi 3: Bạn có đồng ý với câu tục ngữ “Không thầy đó mày làm nên” không? - Hoa tặng thầy, cô giáo. - Các tiết mục văn nghệ về công ơn, tình cảm thầy trò. - Trang trí lớp..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn. 2. Chuẩn bị về tổ chức. - GVCN phối hợp với ban phụ huynh, cán bộ lớp bàn về chương trình buổi lẽ. - Thành lập ban tổ chức. - Mời đại diện phụ huynh phát biểu theo chương trình. - Mời một số thầy, cô giáo phát biểu theo chương trình - Phân công cụ thể: + Người điều khiển sinh hoạt; + Những người chuẩn bị văn nghệ; + Trang trí lớp. - Mời các thầy cô giáo cũ, bộ môn tới dự. - Dự kiến thời gian. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. a. Hát tập thể một bài hát về thầy cô giáo. b. Tuyên bố lí do. c. Giới thiệu đại biểu. d. Giới thiệu chương trình của tiết. * Hoạt động1: Chúc mừng thầy cô giáo. - Người điều khiển đọc tóm tắt lịch sử ngày nhà giáo Việt nam. - Đại diện HS đọc lời chúc mừng thầy cô giáo. - Đại diện các tổ HS tặng hoa cho các thầy cô giáo. - Đại diện ban phụ huynh phát biểu chúc mừng thầy cô giáo. - Các thầy cô giáo phát biểu về tâm tư, tình cảm của mình đối với nghề giáo, đối với HS. * Hoạt động 2: Văn nghệ chào mừng 20-11. - HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị - Xen kẽ là câu hỏi thảo luận như đã chuẩn bị. *Kết thúc hoạt động. Ban tổ chức cảm ơn sự có mặt của các thầy cô giáo, của đại diện ban phụ huynh trong buổi lễ. Chúc sức khoẻ các thầy cô giáo và các vị đại diện..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ tư. BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Nhận thức sâu sắc ý nghĩa về giá trị của truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt nam. - Tích cực tham gia và phát huy tính sáng tạo trong hoạt động văn hoá - nghệ thuật. - Rèn luyện kĩ năng hoạt động tập thể. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: - Một số tác phẩm viết về người giáo viên. - Sáng tác tự biên, tự diễn của học sinh. 2. Hình thức hoạt động: - Liên hoan văn nghệ. - Triển lãm. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. - Các bài của HS về thầy cô giáo, về tình cảm thầy trò…dưới dạng văn xuôi, bài thơ, tranh vẽ, ảnh chụp… - Lời bình đối với những bài thơ hay của mỗi tổ. - Những phương tiện để trưng bày báo tường: dây treo, đinh, kẹp. - Một số tiết mục văn nghệ. - Phần thưởng. - Khăn trải bàn, lọ hoa. 2. Chuẩn bị về tổ chức: - Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Biết ơn thầy, cô giáo” - Yêu cầu mỗi cá nhân tự sáng tác theo những vấn đề đã được gợi ý. - Hướng dẫn, gợi ý cho HS sáng tác. - Giao cho mỗi tổ, động viên mỗi cá nhân tự chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Thành lập ban tổ chức với nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện báo tường, nhận đăng kí tiết mục văn nghệ. - Dự kiến khách mời. - Phân công người điều khiển. - Dự kiến thời gian. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. a. Hát tập thể một bài hát. b. Tuyên bố lí do..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> c. Giới thiệu đại biểu. d. Giới thiệu chương trình của tiết. * Hoạt động 1:Triển lãm. - Người điều khiển giới thiệu thể lệ cuộc thi. + Từng tổ trưng bày báo tường hay tập san của mình. + Mỗi tổ thuyết trình về tác phẩm chung của mình. + Sau mỗi bài của mình, BGK cho điểm công khai. - Từng tổ thực hiện bài thuyết trình của mình. - BGK cho điểm. * Hoạt động 2: Văn nghệ. Một số tiết mục văn nghệ được trình bày. * Kết thúc hoạt động. - BGK công bố kết quả. - GVCN trao phần thưởng. - Nhận xét chung về quá trình chuẩn bị, kết quả - Ban cán sự lớp cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia của các thầy cô giáo..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 7 -8: CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN. Các hoạt động của chủ điểm: 1. Thảo luận chủ đề “Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc” 2. Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước. 3. Hội vui học tập. 4. Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng. Hoạt động thứ nhất. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ “THANH NIÊN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC” A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Hiểu truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc. - Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thống đó. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: - Truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân ta để giành độc lập, tự do. - Các gương chiến đấu tiêu biểu. - Nhiệm vụ của HS lớp 9 đối với truyền thống cách mạng dân tộc. 2. Hình thức hoạt động. - Giới thiêu truyền thống đấu tranh cách mạng. - Kể chuyện về gương chiến đấu của các anh hùng, liệt sĩ. - Thảo luận về nhiệm vụ của HS lớp 9 đối với truyền thống cách mạng dân tộc. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Những tư liệu. số liệu về truyền thống cách mạng của quê hương. - Các tư liệu, tranh ảnh về các anh hùng, liệt sĩ cảu quê hương, những bà mẹ Việt nam anh hùng ở địa phương. - Những chiến công tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến theo một số giai đoạn như Cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến chống Mĩ, công cuộc xây dựng đất nước hiện nay… - Sự đóng góp sức người, sức của cho quê hương trong các cuộc kháng chiến. - Hoạt động của các tổ chức Đoàn, của thanh niên trong các cuộc kháng chiến. - Những trận đánh xảy ra ở địa phương, những chiến công vủa quê hương. - Những thành tựu về kinh tế ở địa phương sau chiến tranh. - Công cuộc bảo vệ Tổ quốc trong thời bình hiện nay. - Một số bài thơ, bài hát về quê hương… - Những tấm gương thương binh, cựu chiến binh ở địa phương. - Phần thưởng. - Lọ hoa, khăn trải bàn..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm: Họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động: - Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động. - Yêu cầu các tổ tìm hiểu theo những nội dung đã được gợi ý. - Hướng dẫn, gợi ý cho HS tìm nguồn tư liệu. - Giao nhiệm vụ cho các bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động. b. Nhiệm vụ của cán bộ tổ, lớp: - Hội ý để phân công trách nhiệm cho nhau. - Mời đại biểu. - Giao nhiệm vụ cho một số cá nhân trang trí lớp. c. Nhiệm vụ của cá nhân HS mỗi tổ: - Phối hợp với nhau tìm hiểu những nội dung đã được giao. - Một số HS thực hiện nhiệm vụ của lớp giao cho. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. - Hát một bài hát liên quan đến chủ điểm. - Tuyên bố lí do. - Giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu chương trình của tiết. * Hoạt động1:Trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng của dân tộc. - Người điều khiển mời đại diện các tổ lên trình bày kết quả tìm hiểu của mình. - Lần lượt đại diện báo cáo kết quả. - Sau mỗi trình bày, lớp có thể nêu câu hỏi làm rõ những nội dung cần thiết. * Hoạt động 2: Văn nghệ. Các tổ lần lượt thực hiện các tiết mục văn nghệ của mình. * Hoạt động 3: Thảo luận lớp. Người điều khiển nêu câu hỏi cho các bạn HS lớp 9 cần làm gì và làm như thế nào để phát huy truyền thống cách mạng của cha anh? - HS trả lời tranh luận - Người điều khiển tóm tắt kết quả thảo luận. * Hoạt động 4:Phát biểu của đại diện cựu chiến binh địa phương. - Đại diện cán bộ địa phương phát biểu. - Cán bộ lớp tặng hoa cho cán bộ địa phương. *Kết thúc hoạt động: - Ban tổ chức nhận xét chung về kết quả tìm hiểu, về sự chuẩn bị, tham gia của các tổ. - Trao phần thưởng. - Ban cán sự lớp cảm ớn sự giúp đỡ, tham gia của các vị đại biểu.. Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ hai..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> THI VĂN NGHỆ CA NGỢI TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước. - Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương, đất nước, phát triển tình cảm thẩm mĩ. - Tích cực tham gia họat động văn nghệ của trường, của lớp. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. - Ca ngợi quê hương, đất nước. - Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân đội anh hùng. - Ca ngợi các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt nam anh hùng. 2. Hình thức hoạt động: - Thi hát cá nhân. - Thi trả lời câu đố vui, câu hỏi… - Thi hát giữa các tổ. - Thi sáng tác thơ, phổ nhạc cho bài thơ của mình… I.Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. - Những bài hat, bài thơ, câu chuyện ca ngợi quê hương, đất nước, quân đội ta, về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh… - Nhạc cụ. - Trang phục. - Một sốcâu đố vui. - Phần thưởng. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm: Họp cán bộ lớp để phổ biến kế hoach hoạt động: - Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Hát về quê hương, đất nước”. - Yêu cầu phân công cho các tổ tập dượt những bà, nội dung phù hợp với chủ đề. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động, cử người điều khiển, dự kiến ban giám khảo. b. Học sinh: - Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiện cần thiết. - Mời đại biểu. - Chuẩn bị trang trí lớp. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. a. Hát tập thể một bài hát. b. Tuyên bố lí do. c. Giới thiệu đại biểu..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> d. Giới thiệu chương trình hoạt động, e. Giới thiệu ban giám khảo. * Hoạt động1: Thi văn nghệ của các tổ. - Ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi, những tiêu chuẩn đánh giá các tiết mục dự thi. - Các tổ lần lượt thực hiện các tiết mục của mình; Ban giám khảo nhận xét, cho điểm. * Hoạt động 2: Đố vui. - Đại diện ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi. - HS tham gia dự thi theo dự kiến. - Ban giám khảo cho điểm. * Kết thúc hoạt động. - Ban tổ chức nhân xét chung về kết quả thi văn nghệ theo tổ, cá nhân, về sự chuẩn bị, tham gia của các tổ. - Ban giám khảo công bố kết quả. - Ban cán sự lớp cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia của các thầy, cô giáo.. Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ ba. HỘI VUI HỌC TẬP A. Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh:.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học. - Hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập để đạt kết quả cao. - Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng khoa học trong tự nhiên và trong xã hội. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: - Kiến thức cơ bản của một số môn học. - Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. - Giải thích một số hiện tượng khoa học tự nhiên và xã hội. 2. Hình thức hoạt động: Thi hỏi – đáp. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động: - Những câu hỏi, câu đố, bài tập… - Những tài liệu tham khảo cần thíêt. - Đáp án cho những câu hỏi, câu đố, bài tập. - Phương tiện làm tín hiệu xin trả lời. - Một số tiết mục văn nghệ. - Phần thưởng. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm: Họp cán bộ lớp,tổ để phổ bíên kế hoạch hoạt động: - Mỗi tổ cử 3,4 HS dự thi. - Dự kiến ban giám khảo và thư kí. - Phân công cụ thể: +Người điều khiển hoạt động. + Những người chuẩn bị văn nghệ. + Trang trí lớp. - Mời thầy cô giáo bộ môn giúp soạn câu hỏi, làm cố vấn, đến dự. - Dự kiến thời gian. b. Học sinh: - Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiện cần thiết, trang trí lớp học. - Phân công một số HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. a. Hát tập thể một bài hát. b. Tuyên bố lí do. c. Giới thiệu chương trình của tiết. d. Giới thiệu ban giám khảo, thư kí, cố vấn chuyên môn. * Hoạt động 1: Cuộc thi tài trí giữa các tổ. - Đại diện ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi. + Mỗi tổ có 3,4 người dự thi. + Nội dung thi gồm một số phần như “tiếp sức gải toán:, “ghép từ”, “lĩnh vực hay môn học ưa thích” mà mình muốn trả lời, sau đó được thảo luận với nhau trong khoảng thời gian cho phép, rồi trả lời..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> + Nếu không trả lời được thì tổ khác trả lời. + Quy định điểm dành cho câu trả lồ đúng. - Chọn những HS của mỗi tổ dự thi. - Các đôi thi với nhau, Ban giám khảo cho điểm công khai. - Ban giám khảo công bố điểm thi của mỗi đội. * Hoạt động 2: văn nghệ. Một số tiết mục văn nghệ được trình bày để chào mừng ngày 22-12 và dành tặng CCB. *Kết thúc hoạt động. - Ban tổ chức nhận xét chung về chất lượng cuộc thi, về sự chuẩn bị, tham gia của các tổ. - Chúc các bạn học tốt, thi học kì đạt kết quả cao. - Ban cán sự lớp cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia của các thầy, cô giáo.. Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ tư. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ CÁC GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG A. Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: - Biết được một số gia đình có công với cách mạng ở địa phương mình. - Quý trọng các gia đình có công với cách mạng. - Biết quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ gia đình và con em họ..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: - Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng ở địa phương em. - Xây dựng kế họch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng. 2. Hình thức hoạt động: - Báo cáo kết quả tìm hiểu về các gia đình có công với cách mạng ở địa phương. - Thảo luận, xây dựng đề án giúp đỡ. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. - Những thông tin, tư liệu về các gia đình có công với cách mạng ở địa phương như: + Những gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương em. + Những người ở địa phương em được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến. + Những gia đình thương binh, liệt sĩ gặp khó khăn cần giúp đỡ. - Một số tiết mục văn nghệ liên quan đến chủ điểm 22-12.. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm: - Họp cán bộ lớp, tổ, Đội để nêu chủ đề hoạt động, hướng dẫn HS chuẩn bị. - Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Giúp đỡ gia đình có công với cách mạng” - Gợi ý về cách tổ chức: Gợi ý với các bạn về việc tìm hiểu và đề nghị mỗi tổ, mỗi bạn dự kiến kế hoach giúp đỡ này. - Giao cho cán bộ lớp xây dựng chương trình chi tiếtcủu tiết hoạt động, cử người điều khiển. - Yêu cầu cán bộ lớp: + Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiên cànn thiết, trang trí lớp. + Phân công một số HS chuẩn bị tiết mục văn nghệ. + Phối hợp với GVCN mờì cựu chiến binh tham dự tiết hoạt động. b. Nhiệm vụ của cán bộ tổ, lớp: - Hội ý để phân công nhiệm vụ cho nhau. - Giao nhiệm vụ cho một số HS chuẩn bị cho tiết hoạt động. c. Nhiệm vụ của cá nhân HS: - Tìm hiểu về những gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương và bàn việc giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. a. Hát tập thể một bài hát. b. Tuyên bố lí do. c. Giới thiệu đại biểu. d. Giới thiệu chương trình của tiết. * Hoạt động 1: Báo cáo kết quả tìm hiểu về các gia đình có công với cách mạng ở địa phương. - Đại diện các tổ trình bày. - HS của lớp nêu những câu hỏi thắc mắ. - Người điều khiển tổng kết..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> * Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch giúp đỡ những gia đình có công với cách mạng ở địa phương. - Lớp thảo luận những vấn đề: + Lớp ta có thể giúp đỡ những gia đình nào? + Cần tổ chức việc giúp đỡ này như thế nào? - Các tổ lập dự án của mình và báo cáo trước lớp. - - Lớp góp ý, bổ xung. * Hoạt động 3: Văn nghệ. Một số tiết mục văn nghệ được trình bày. * Kết thúc hoạt động: - Đại diện lớp nhận xét về kết quả tìm hiểu của tổ, nhóm. - GVCN bày tỏ sự tin tưởng đối với việc thực hiện kế hoach của các em.. Ngày soạn: Ngày dạy: Chủ điểm tháng 1,2. MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN. Các hoạt động của chủ điểm: 1.Tìm hiểu về sự đổi mới và phát triển của đất nước. 2.Trồng cây lưu niệm với trường. 3. Giao lưu với đảng viên tiêu biểu ở địa phương. 4. Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân. Hoạt độngthứ nhất THI TÌM HIỂU VỀ SỰ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Hiểu quyền được tiếp nhận các thông tin, tư liệu về sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo. - Tự hào về Đảng, càng tin yêu Đảng hơn. - Không ngừng học tập và rèn luyên, biết phát huy những mặt tích cực trong thời kì đổi mới, biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh với những mặt tiêu cực trong đời sống hàng ngày. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. - Những nét chính của sự đổi mới đất nước trong một số lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội… từ 1986 đến nay. 2. Hình thức hoạt động. - Trao đổi, thảo luận. - Văn nghệ. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. - Tư liệu sách báo…liên quan đến sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo. - Thực tiễn đời sống, văn hoá, xã hội của đất nước mà HS được trải nghiệm, được nhận thức qua các thông tin khác. - Những bài thơ, bài hát ca ngợi Đảng. - Điều 12, 13, 17 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. - Một số câu hỏi gợi ý: Câu hỏi 1: Sự đổi mới của đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ năm nào? Câu hỏi 2: Bạn hãy kể tên những thành phần kinh tế của nước ta hiện nay. Câu hỏi 3: Trong thời kì bao cấp nước ta trước đay có những thành phần kinh tế nào? Câu hỏi 4: Bạn có thể bày tỏ cảm nhận của bạn với sự đổi mới đất nước về mặt văn hoá hiện nay? Câu hỏi 5: Bạn có thể bày tỏ cảm nhận của bạn với sự đổi mới đất nước trong mọi mặt như thế nào? Câu hỏi 6: Hãy bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn đối với những hiện tượng tiêu cực hiện nay cần phải đấu tranh, loại bỏ? 2.Chuẩn bị về tổ chức. – Yêu cầu HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, bài viết phản ánh sự đổi mới của đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội… - Yêu cầu HS đọc các Điều 12,13,17 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, liên hệ vận dụng để tham gia hoạt động. - Chuẩn bị câu hỏi thảo luận. - Chuẩn bị đáp án cho câu hỏi. - Mời GV làm cố vấn cho chương trình. - Phân công người dẫn chương trình văn nghệ. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. - Cả lớp hát tập thể bài “Lên đàng” - Người điều khiển nêu lí do và yêu cầu của hoạt động, giới thiệu Ban cố vấn hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> * Hoạt động 1: Thảo luận. - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, yêu cầu cả lớp suy nghĩ phát biểu ý kiến trao đổi. - Các thành viên trong lớp trao đổi, thảo luận và có thể nêu thắc mắc hoặc một số vấn đề cả lớp cùng trao đổi. - Vấn đề nào chưa rõ, xin ý kiến Ban cố vấn. - Người điều khiển chương trình chốt lại vấn đề thảo luận. * Hoạt động 2: Chương trình văn nghệ. - Người dẫn chương trình văn nghệ lần lượt giớí thiệu các tiết mục lên trình diễn. * Hoạt động cuối cùng. - Người điều khiển chương trình nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. - GVCN phát biểu ý kiến.. Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ hai. TRỒNG CÂY LƯU NIỆM VỚI TRƯỜNG A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh:- Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của HS lớp cuối cấp ở trường. - Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường. - Gợi ý thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. Cả lớp trồng một cây lưu niệm. 2 Hình thức hoạt động. - Trồng cây. - Phát biểu cảm tưởng. - Văn nghệ. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động: - Chuẩn bị một cây non đã được lớp lựa chọn. - Các dụng cụ cần thiết cho việc trồng cây..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Nước tưới cho cây. - Que rào bảo vệ cây. - Biển hiêu ghi rõ lớp, trường. 2. Chuẩn bị về tổ chức: a. Giáo viên chủ nhiệm: - Nêu mục đích, ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm nhà trường. - Giao cho cán bộ lớp tổ chức cho lớp bàn bạc công việc chuẩn bị. b. Lớp phó phụ trách lao động hội ý với lớp các công việc chuẩn bị: - Yêu cầu lớp trao đổi, bàn bạc lựa chọn cây. - Phân công người điều khiển hoạt động. - Phân công chuẩn bị dụng cụ, nước tưới cây, que rào… - Dự kiến mời đại biểu tham dự. II. Tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. Hoạt động được tiến hành trong lớp. Người điều khiển chương trình : - Yêu cầu cả lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết” - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu nhiệm vụ của các đội. * Hoạt động 1: Tiến hành trồng cây. - Người điều khiển yêu cầu đưa cây ra vị trí tập kết. - Nhóm trồng cây làm nhiệm vụ trồng cây. - Sau đó là nhóm làm nhiệm vụ bảo vệ cây. - Người điều khiển mời các đại biểu tưới nước cho cây. . * Hoạt động 2: Phân công chăm cây. - Người điều khiển nêu nhiệm vụ bảo vệ cây. - Phân công cho các tổ thực hiện theo lịch của lớp. - Người dẫn chương trình giới thiệu từng tổ trình bày tác phẩm dự thi của tổ mình. - Đại diện các tổ trình bày tác phẩm của mình. - Ban giám khảo chấm điểm cho các tác phẩm. *Kết thúc hoạt động. - HS phát biểu cảm tưởng về trồng cây lưu niệm. - Mời đại biểu phát biểu ý kiến. - Nhận xét kết quả hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ ba. GIAO LƯU VỚI ĐẢNG VIÊN TIÊU BIỂU Ở ĐỊA PHƯƠNG A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Hiểu những nét chính về vai trò của Đảng ở địa phương, về phẩm chất, thành tích của các đảng viên tiêu biểu ở địa phương. - Tin tưởng ở Đảng, tự hào về quê hương. - Học tập, rèn luyện tốt theo gương các đảng viên tiêu biểu. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. - Thành tích, phẩm chất của đảng viên tiêu biểu ở địa phương. - Những nét đổi mới ở quê hương do Đảng lãnh đạo. 2. Hình thức hoạt động. - Giao lưu. - Văn nghệ. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. a.Một bản báo cáo tóm tắt về hoạt động của tổ chức Đảng ở địa phương. b. Một bản báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động của lớp..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> c. Các câu hỏi giao lưu. - Hỏi về quá trình phấn đấu của đảng viên tiêu biểu. - Hỏi về thành tích của đảng viên tiêu biểu. - Hỏi về ước mơ, sở thích của đảng viên tiêu biểu. - Hỏi về các phong trào ở địa phương, vai trò lãnh đạo của Đảng trong các phong trào đó. d. Một số tiết mục văn nghệ về Đảng, về quê hương. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm: - Nêu mục đíc của hoạt đông, thông báo kế hoach, thời gian tổ chức hoạt động. - Liên hệ với địa phương mời một số đảng viên tiêu biểu tham gia giao lưu với lớp. - Yêu cầu các HS tự tìm hiểu về các phong trào ở địa phương. - Giao cho cán bộ lớp chuẩn bị các công việc cần thiết cho hoạt động. b. Cán bộ lớp: - Cử người dẫn chương trình. - Phân công người viết một bản báo cáo táom tắt tình hình và kết quả hoạt động của lớp. - Dự kiến thống nhất các hình thức giao lưu. - Chuẩn bị câu hỏi. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. - Thể hiện mtj vài tiết mục văn nghệ. - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động 1: Gới thiệu: - Người dẫn chương trình yêu cầu các thành viên tham gia giao lưu tự giới thiệu để hiểu biết và cùng chia sẻ. - Lớp trưởng giới thiệu các thành phần tham gi giao lưu. - Đại diện các đảng viên tiêu biểu của địa phươnggiới thiệu thành phần của đoàn đại biểu. * Hoạt động2: Giao lưu: - Ngươì dẫn chương trình đặt câu hỏi giao lưu, các đảng viên trả lời. - Trong quá trình giao lưu, các HS có thể trực tiếp đặt câu hỏi. - Các đảng viên tiêu biểu cũng có thể dtj câu hỏi với lớp để cùng trao đổi. * Hoạt động 3: Chương trình văn nghệ: Lớp và các đại biểu cùng giao lưu văn nghệ. * Kết thúc hoạt động. Người dẫn chương trình nói lời cảm ơn các đại biểu và tuyên bố kết thúc hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ tư. SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN. A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng ta đã mang lại mùa xuân tươi đẹp cho quê hương, đất nước. - Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn khả năng văn nghệ của lớp. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm…ca ngợi Đảng, ca ngộ mùa xuân và quê hương đất nước. 2. Hình thức hoạt động. - Trình diễn văn nghệ. - Trò chơi văn nghệ. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm, điệu múa, trò chơi văn nghệ liên quan đến chủ đề “Mừng Đảng, mừng xuân” - Một số nhạc cụ . - Trang phục, dụng cụ hoá trang. 2. Chuẩn bị về tổ chức. - Thống nhất chương trình hoạt động có biểu diễn văn nghệ và các trò chơi văn nghệ..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Cử người dẫn chương trình. - Giao cho các đội văn nghệ chuẩn bị một số tiết mục biểu diễn. - Yêu cầu các cá nhân và các tổ đăng kí tiết mục tham gia. - Chuẩn bị các trò chơi văn nghệ. - Chuẩn bị hoa tặng. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. - Cả lớp hát tập thể một bài hát có liên quan đến chủ đề. - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và chương trình hoạt động. * Hoạt động1:Biểu diễn văn nghệ: - Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các chương trình lên biểu diễn. - Sau mỗi tiết mục, khán giả cổ vũ và tặng hoa. * Hoạt động 2: Trò chơi văn nghệ: - Người dẫn chương trình nêu thể lệ chơi và giới thiệu các đội chơi. - Ngoài ra khán giả đều có quyền tham gia vào các trò chơi. * Kết thúc hoạt động: - Cả lớp hát bài “Nối vòng tay lớn” - Người dẫn chương trình nói lời cảm ơn và tuyên bố kết thúc hoạt động. Chủ điểm tháng 3. TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN Các hoạt động của chủ điểm. 1. Toạ đàm về vai trò của Đoàn và lí tưởng của thanh niên hiện nay. 2. Giao lưu với đoàn viên ưu tú. 3. Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3. 4. Thảo luận kế hoạch chuẩn bị Hội trại 26-3. Hoạt động thứ nhất. TOẠ ĐÀM VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN VÀ LÍ TƯỞNG CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Nhận thức được mục đích, lí tưởng của Đoàn và nhiệm vụ của đoàn viên, thanh niên hiện nay. - Tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn. - Rèn luyện đạo đức, tư cách người đoàn viên và phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đoàn. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. - HS phát biểu ý kiến của mình về mục đíc, lí tưởng, nhiệm vụ của Đoàn về vai trò, nhiệm vụ của người đoàn viên, thanh niên hiện nay; nhận thức về truyền thống vẻ vang của Đoàn; ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26-3… -Thảo luận các vấn đề trên và rút ra được những bài học bổ ích về đạo đức, tư cách người đoàn viên, về con đường phấn đấu để trở thành đoàn viên… 2. Hình thức hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Tổ chức diễn đàn và thảo luận. - Các tiết mục văn nghệ xen kẽ. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a.Những tài liệu, tư liệu liên quan nói về vai trò, nhiệm vụ của Đoàn và lí tưởng của thanh niên như: - Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Sổ tay bí thư chi đoàn. - Hỏi đáp lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Sổ tay đoàn viên trong trường học. b. Các câu hỏi dùng cho toạ đàm, thảo luận: Câu hỏi 1: Đoàn thanh niên là gì? Câu hỏi 2: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do ai sáng lập? Câu hỏi 3: Ý nghĩa của huy hiệu Đoàn? Câu hỏi 4: Mục đích, lí tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì? Câu hỏi 5: Tính chất của Đoàn Thanh niên Cộng sảnHồ Chí Minh là gì? Câu hỏi 6: Cức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là gì? Câu hỏi 6: Vai trò, vị trí và mối quan hệ của Đoàn trong xã hội như thế nào? c. Các điều 12,13,15 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 2. Chuẩn bị về tổ chức. Giáo viên chủ nhiệm. - Thông báo cho cả lớp biết về nội dung, yêu cầu của hoạt động. Hướng dẫn HS đọc các tài liệu cần thiết tìm hiểu về đoàn. - Hội ý cán bộ lớp, cán bộ đội trong lớp thống nhất chương trình, kế hoạch và phân công chuẩn bị: + Chuẩn bị nội dung diễn đàn. + Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị tham luận để tham gia diễn đàn, hoặc chuẩn bị theo nhóm, tổ… + Phân công người điều khiển hoạt động. + Phân công người điều khiển chương trình văn nghệ. + Mời đại biểu. + Phân công trang trí. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. Cả lớp hát bài “Đoàn thanh niên làm theo lời Bác”. Người điều khiển: - Tuyên bố lí do hoạt động. - Giới thiệu đại biểu. - Giới thiêu chương trình và cách thức hoạt động. * Hoạt động 1: Diễn đàn và thảo luận. - Người điều khiển lần lượt nêu các vấn đề và câu hỏi. - HS lên phát biểu tham luận của mình. - Người điều khiển gợi mở để động viên cả lớp trao đổi, thảo luận vấn đề tham luận của bạn nhằm bổ xung thêm để cùng làm sáng tỏ vấn đề. Người điều khiển tóm tắt những ý chính..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> * Hoạt động2: Chương trình văn nghệ. Do cán bộ văn nghệ điều khiển. *Kết thúc hoạt động: Người dẫn chương trình: - Mời một đại diện HS lên phát biểu cảm tưởng, những điều nhận thức được về đoàn sau khi tham gia hoạt động diễn đàn. - Mời đại biểu phát biểu ý kiến. - Nhận xét kết quả hoạt động.. Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ hai. GIAO LƯU VỚI ĐOÀN VIÊN ƯU TÚ A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Hiểu công tác đoàn và các phong trào của Đoàn ở địa phương, hiểu thành tích và các phẩm chết tốt đẹp của đoàn viên ưu tú. - Cảm phục, tôn trọng và yêu mến đoàn viên ưu tú. - Học tập, rèn luyện theo gương đoàn viên ưu tú. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. - Tình hình hoạt động của Đoàn ở địa phương. - Các gương đoàn viên ưu tú. - Tình hình và các thành tích của lớp. 2. Hình thức hoạt động. - Giao lưu. - Văn nghệ. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. - Đề nghị các đoàn viên ưu tú ở địa phương chuẩn bị một bản báo cáo tóm tắt về tình hình hoạt động của đoàn ở địa phương, những gương sáng đoàn viên thanh niên. - Một bản báo cáo tóm tắt của lớp về những thành tích học tập, rèn luyện của lớp. - Các nội dung, câu hỏi giao lưu. - Các tiết mục văn nghệ. 2. Chuẩn bị về tổ chức: a. Giáo viên chủ nhiệm: - Giúp HS liên hệ với tổ chức đoàn ở địa phương mời một số đoàn viên ưu tú có nhiều thành tích tham gi hoạt động giao lưu với lớp. - Thông báo nội dung, kế hoạch hoạt động với lớp. - Giao cho cán bộ lớp chủ trì hoạt động. b. Các công việc cán bộ, học sinh cần chuẩn bị cho hoạt động:.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Chuẩn bị nội dung giao lưu. - Chuẩn bị các câu hỏi giao lưu. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Cử người dẫn chương trình. - Mời đại biểu. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. Người dẫn chương trình: - Nêu mục đích, yêu cầu cuộc thi. - Giới thiệu ban giám khảo, ban cố vấn. - Giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động : Giao lưu và văn nghệ xen kẽ. - Người dẫn chương trình mời bí thư chi đoàn lên báo cáo tóm tắt tình hình lớp. - Các đoàn viên ưu tú báo cáo tóm tắt các hocạt động và thành tích của tổ chức Đoàn địa phương. - Sau đó là hoạt động giao lưu trực tiếp giữa HS của lớp và các đoàn viên ưu tú. - Các tiết mục văn nghệ xen kẽ. * Tổng kết hoạt động. - Mời đại biểu phát biểu ý kiến. - Người dẫn chương trình nói lời cảm ơn các đại biểu..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ ba. SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN 26-3 A. Yêu cầu giáo dục. Giúp HS: - Hiểu thêm nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện về Đoàn…; củng cố thêm nhận thức về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26-3 và lí tưởng của đoàn viên, thanh niên hiện nay. - Có kĩ năng phân loại bài hát theo chủ điểm về Đoàn. - Có tình cảm yêu mến, tôn trọng tổ chức Đoàn và người đoàn viên; sống lạc quan, gắn bó, đoàn kết trong tập thể lớp, trường. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: - CÁc bài hát về Đoàn. - Tên các bài hát, tên tác giả bài hát về Đoàn. 2. Hình thức hoạt động. Thi văn nghệ theo chủ đề mừng ngày thành lập Đoàn 26-3. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. a. Các bài hát mừng ngày 26-3. b. Xây dựng các câu hỏi, câu đố cho cuộc thi. - Nghe một đoạn bài hát, nói tên bài, tên tác giả bài hát đó. - Hãy kể tên những bài hát có chữ “Đoàn” mà bạn biết? Tác giả bài hát đó là ai? - Hát một câu hoặc một bài hát có chữ “Thanh niên”, nói tên bài hát và tác giả bài hát đó. - Hát liên khúc các bài hát về Đoàn, về thanh niên. 2. Chuẩn bị về tổ chức: - Thành lập các đội dự thi. - Các HS còn lại vừa làm khán giả, vừa làm cổ động viên. - Yêu cầu các tổ tập hợp, sưu tầm thêm các bài hát liên quan tới chủ đề hoạt động. - Xây dựng thêm các câu hỏi, câu đố. - Phân công người dẫn chương trình. - Cử ban giám khảo. - Mời GV nhạc làm cố vấn..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Mời đại biểu. 3. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. - Cả lớp hát bài “Lên đàng”. - Người dẫn chương trình : tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu ban giám khảo. * Hoạt động thi văn nghệ. - Các đội thi về vị trí của mình và tự giới thiệu. - Người dẫn chương trình đưa ra các câu hỏi, câu đố. - Đội nào có tín hiệu trước sẽ vào cuộc - Có phần thi dành cho các đội sẽ ra câu hỏi, câu đố. - Có phần thi dành cho khán giả. - Ban giám khảo cho điểm. * Tổng kết hoạt động: - Ban giám khảo công bố kết quả. - Trao thưởng cho các đội được giải..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ tư. THẢO LUẬN KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ HỘI TRẠI 26-3 A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Hiểu các nội dung, công việc phải chuẩn bị để tham gia hội trại 26-3 do nhà trường tổ chức. - Nhiệt tình, sẵn sàng tham gia. - Có quan điểm riêng của mình và biết bày tỏ những quan điểm đó trong thảo luận, bàn bạc, thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. - Các nhiệm vụ chuẩn bị hôi trại của lớp theo yêu cầu của nhà trường. - Các nội dung tham gia hoạt động trại như: thể thao, văn nghệ, trò chơi… - Các kế hoạch chuẩn bị. 2. Hình thức hoạt động. Thảo luận kế hoạch chuẩn bị Hội trại. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Nội dung. a. Bản thông báo của nhà trường về kế hoạch tổ chức hội trại 26-3, trong đó có những yêu cầu, nội dung tham gia của HS khối lớp 9. b. Những câu hỏi thảo luận chuẩn bị Hội trại của lớp: Câu hỏi 1: Là lớp cuối cấp tham gia hội trại, bạn có suy nghĩ gì? Câu hỏi 2: Chúng ta có thuận lợi, khó khăn gì khi tham gia hội trại của nhà trường năm nay? Câu hỏi 3: tham gia hội trại năm nay, lớp ta cần chuẩn bị như thế nào? Câu hỏi 4: Hình thức lều trại của lớp ta sẽ như thế nào? Câu hỏi 5: Cụ thể chúng ta phải chuẩn bị những gì? Câu hỏi 6: Lớp ta sẽ tham gia loại hình hoạt động nào trong ngày Hội trại của trường? c. Điều 12, 13, 31 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 2. Chuẩn bị về tổ chức: - GVCN thông báo nội dung, kế hoạch hội trại cho cả lớp biết; và giao cho cán bộ lớp, cán bộ đội trong lớp điều hành tập thể lớp xây dựng kế hoạch tham gia. - Phân công chuẩn bị: + Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận. + Cử người điều khiển hoạt động + Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. + Thư kí lớp ghi biên bản thảo luận. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> * Hoạt động mở đầu. Người điều khiển đọc to thông báo của nhà trường về kế họach tổ chức Hội trại. Người điều khiển nêu lí do và giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động1: Thảo luận nội dung chuẩn bị Hội trại. Người điều khiển nêu các nội dung hoạt động của Hội trại như: văn nghệ, thể dục thể thao, thi khéo tay…và nêu câu hỏi “Lớp ta có thể tham gia những nội dung nào?” - HS thảo luận đưa ra các khả năng của lớp, của cá nhân trong lớp. - Người điều khiển chốt lại và lấy biểu quyết. - Tổ chức đăng kí tham gia các nội dung theo yêu cầu, hứng thú của HS. - Thống nhất kế họach tập luyện. * Họat động2:Thảo luận về phân công chuẩn bị và kế hoạch thực hiện. - Từ kết quả thảo luận trên, người điều khiển từng nhóm công việc cụ thể và nêu câu hỏi “Tổ nhóm hoặc cá nhân nào nhận chuẩn bị công việc này”? - Các tổ, nhóm, cá nhân tuỳ thuộc vào khả năng, điều kiện của mình có thể xung phong nhận các công việc phù hợp hoặc đề xuất nên giao việc này cho ai hoặc nhóm nào. - Cuối cùng người điều khiển chốt lại kết quả thảo luận về phân công công việc chuẩn bị và nêu kế hocạh thực hiện, lấy biểu quyết. * Kết thúc hoạt động: - Thông qua biên bản thảo luận, lấy biểu quyết. - Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến. - Nhận xét chung kết quả hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Ngày soạn: Ngày dạy: Chủ điểm tháng tư. HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ Các hoạt động chủ điểm: 1.Diễn đàn thanh niên về chủ đề “Hoà bình và hữu nghị” 2.Hội vui học tập. 3.Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước 30-4. Hoạt động thứ nhất. DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VỀ CHỦ ĐỀ “HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ” A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Nâng cao hiểu niết về vấn đề hoà bình, ý nghĩa của hoà bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc. Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm như: môi trường, đói nghèo, chiến tranh.. - Có kĩ năng phân tích các sự kiện, các tình hu]ngs có liên quan đến hoà bình; biết bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nhiên về một vấn đề toàn cầu nào đó. - Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực, tôn trọng các giá trị dân tộc mình và các dân tộc khác. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. - Một số nội dung cơ bản trong Công ước Liên hợp quố về quyền trẻ em. - Hoà bình và sự cần thiết bảo vệ hoà bình trong bối cảnh hiện nay. Trách nhiệm của HS trong việc góp phần giữ gìn hoà bình. - Những biện pháp để thực hiện hoà bình trong một quố gia và giữa các dân tộc. - Trách nhiệm của thanh niên HS trong việc thực hiện hoà bình bằng hành động cụ thể, thiết thực. 2. Hình thức hoạt động: - Diễn đàn: trình bày những suy nghĩ và quan điểm của cá nhân, của nhóm. - Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ. I.Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. Một số nội dung cơ bản trong công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em áp dụng vào nhà trường. Công ước thể hiện tập trung vào tám nội dung cơ bản sau: - Bốn nhóm quyền. + Quyền được sống còn. + Quyền được bảo vệ. + Quyền được phát triển. + Quyền được tham gia. - Ba nguyên tắc cơ bản. + Trẻ em được xác định là tất cả những người dưới 18 tuổi..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> + Tất cả các quyền và nghĩa vụ được nêu trong công ước áp dụng một cách bình đẳng cho tất cả trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử. + Tất cả những hoạt động được thực hiện đều cần phải tính đến các lợi ích tốt nhất của trẻ em. - Một quá trình. 2. Chuẩn bị về tổ chức: a. Giáo viên chủ nhiệm. - Nêu yêu cầu của diễn đàn, định hướng HS chuẩn bị nội dung và các hình thức trình bày nội dung diễn đàn như: Viết trên giấy, các hình ảnh mô tả nội dung chủ đề. - Xây dựng một số câu hỏi có tính vấn đề để giúp HS có thể đưa ra trong diễn đàn. - Gợi ý một vài hình thức được thể hiện trong diễn đàn. b. Học sinh: - Cán bộ lớp xây dựng chương trình diễn đàn trên cơ sở gợi ý của GVCN. - Giao cho mỗi tổ chuẩn bị trình bày tại diễn đàn. - Phân công chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Cử ban giám khảo cuộc thi. - Cử người dẫn chương trình. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. *Hoạt động mở đầu. Người dẫn chương trình mời cả lớp hát một bài. Sau đó nêu lí do cuộc thi, giới thiệu chương trình, giới thiệu đại biểu. * Hoạt động1.Trình bày ý kiến. - Đại diện từng tổ trình bày phần chuẩn bị. - Sau phần trình bày ý kiến của từng tổ, người điều khiển tóm tắt những nét cơ bản được rút ra từ ý kiến của các tổ. * Hoạt động 2:Phát biểu tự do. Người điều khiển khéo léo gợi ý và động viên để các thành viên trong lớp có thể phát biểu ý kiến cá nhân của mình. Xen kẽ các tiết mục văn nghệ. * Kết thúc hoạt động. - GVCN tóm tắt một số nét cơ bản trong nội dung cuộc thi và yêu cầu của hoạt động tiếp theo. - Người dẫn chương trình nhận xét chung về kết quả hoạt động.. Ngày soạn: Ngày dạy:.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Hoạt động thứ hai HỘI VUI HỌC TẬP A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Thi đua học tập trong tháng cuối năm để đạt kết quả tốt nhất trong kì thi học kì. - Biết thêm được những cách thức mới trong học tập, trong ôn thi học kì. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. - Kiến thức của một số môn học mà kết qủ đạt được chưa cao; hoặc kiến thức của những môn học do lớp quyết định chọn để đưa vào hoạt động ôn tập. 2. Hình thức hoạt động: - Thi giải câu đố, thi giải nhanh bài tập, tình huống ứng xở, sự kiện lịch sử của dân tộc. - Hoạt động theo đội, nhóm. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. a. Gợi ý một số câu hỏi phục vụ cho hoạt động. Câu 1: Theo bạn, để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp cuối năm, chúng ta cần sử dụng những phương pháp và hình thức học tập như thế nào? Bạn hãy nêu một số phương pháp học tập có hiệu quả nhất của bản thân? Câu 2: Việc ôn thi tôta nghiệp cuối năm đòi hỏi mỗi HS chúng ta phải bố trí lịch học tập thật khoa học. Bạn hãy thử đưa lịch học tập của mình để lớp tham khảo. Câu 3: Có ý kiến cho rằng “Gần đến ngày thi học cũng được, lo gì?” Theo bạn, ý kiến đó là đúng hay sai? Hãy cho biết quan điểm của bạn. Câu 4: Đối với bạn, môn học nào là khó khăn hơn cả? Bạn có thể cho lớp biết dự định của mình về kế hoạch phấn đấu cho môn học đó? b. Một vài tình huống nói về việc ôn tập thi tốt nghiệp cuối năm như tình huống học tủ, học lệch, học vẹt không có đè cương chi tiết. c. Xây dựng một vài bài tập mang tính chất đố vui để đưa vào nội dung hoạt động. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm. - Họp cán bộ lớp nhằm: xác định những nội dung cụ thể của Hội vui học tập, lựa chọn những môn học còn yếu của lớp để xây dựng câu hỏi ôn tập. - Phổ biến yêu cầu của Hội vui học tập để HS có phương hướng chuẩn bị. - Tập hợp một số HS khá giỏi của lớp để xây dựng hệ thống câu hỏi cho Hội vui. b. Học sinh: - Nhờ GVCN trao đổi với với GV bộ môn để hoàn thành nội dung các câu hỏi, giúp các em đáp án trả lời. - hình thành nhóm dự thi. - Xây dựng biểu điểm. - Cử ban giám khảo. - Mời GV bộ môn cùng tham dự. - Cử người dẫn chương trình. - Phân công trang trí lớp. II. Hướng dẫn tiến hàmh hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> * Hoạt động mở đầu. Toàn lớp hát một bài. Sau đó người điều khiển nêu lí do hoạt động, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động và đề cử ban giám khảo. *Hoạt động 1:Thi trả lời đúng. - Người điều khiển mời 2 nhóm vào vị trí thi và phát lệnh thi. - Đại diện một nhóm lên hái hoa, đọc to câu hỏi. Nhóm trao đổi trong 1 phút. Nhóm nào giơ tay trước thì được trả lời. * Hoạt động 2:Thi giải nhanh tình huống. Tình huống được đưa ra bởi người dẫn chương trình. Nhóm nào có tín hiêu trước thì sẽ được trình bày cách giải quyết của mình. *Kết thúc hoạt động. - Người dẫn chương trình mời Ban giám khảo công bố kết quả thi của hai nhóm.. Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ ba SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30-4.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. - Rèn luyện kĩ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể. - Tự hào, phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động kỉ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. Ca ngợi giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước; ca ngợi những tấm gương hi sinh quên mình của những cá nhân và tập thể, của các binh chủng quân đội. 2. Hình thức hoạt động: - Biểu diễn văn nghệ. - Trình bày tiểu phẩm. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị đề phương tiện hoạt động. a. Một số bài hát phục vụ cho hoạt động. b.Một số câu đố vui. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm. - Gợi ý cho cán bộ lớp về hình thức tổ chức hoạt động này. Trên cơ sở đó, các em sẽ xây dựng chương trình hoạt động cụ thể, phù hợp với khả năng của lớp. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp tổ chức tốt buổi sinh hoạt văn nghệ này. b. Học sinh. - Cán bộ lớp họp và quyết định những hình thức tổ chức hoạt động sẽ diễn ra trong buổi sinh hoạt này. Đồng thời xây dợng chương trình cụ thể của buổi sinh hoạt. - Phân công chuẩn bị cho từng tổ.Cụ thể: mỗi tổ phải chuẩn bị từ 3 đén 4 tiết mục văn nghệ. - Từng tổ báo cáo cho cán bộ lớp về số tiết mục văn nghệ tham gi, về kết quả chuẩn bị. - Phân công trang trí lớp. - Cử người dẫn chương trình. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. - Tuyên bố lí do.Giới thiệu đại biểu. - Hát tập thể bài “Như có Bác trong ngàu vui đại thắng” * Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ. Dưới sự dẫn dắt của người điều khiển, lần lượt các tiết mục văn nghệ được trình diễn. Có thể xen kẽ giữa các tiết mục văn nghệ là một vài câu đố vui. * Hoạt động 2: Trình diễn tiểu phẩm. Các tiểu phẩm được trình diễn trước lớp. *. Kết thúc hoạt động. - Toàn lớp hát tập thể một bài. - Người điều khiển nói lời cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các tổ, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Ngày soạn: Ngày dạy: Chủ điểm tháng 5. BÁC HỒ KÍNH YÊU Các hoạt động của chủ điểm. 1. Thảo luận về chủ đề “Bác Hồ với thanh niên” 2. Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày sinh nhật Bác 19-5. Hoạt động thứ nhất.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> THẢO LUẬN VỚI CHỦ ĐỀ “BÁC HỒ VỚI THANH NIÊN” A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Hiểu được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ đối với thanh niên. - Xác định rõ trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần thực hiện lời di chúc của Bác Hồ. - Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi, qua đó thấy được trách nhiệm của người HS phải học tập tốt để đền đáp công ơn của Bác Hồ. - Có kĩ năng tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của chủ đề để có thể thực hành rèn luyện tốt trong học tập và cuộc sống hàng ngày. - Tự hào, phấn khởi là con cháu Bác Hồ, ra sức phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: HS tập trung tìm hiểu theo các nội dung sau: - Công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi. - Trách nhiệm của người HS THCS phải làm để đền đáp công lao của Bác. 2. Hình thức hoạt động: - Tổ chức cuộc thi tìm hiểu giữa các tổ HS trong lớp dưới hình thức bốc thăm. - Trình bày những hiểu biết của cá nhân theo nội dung của chủ đề dưới dạng một báo cáo thu hoạch. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. a. Một số Bác hồ dạy thanh niên:Sách hướng dẫn trang 90. b. Một vài câu chuyện ngắn nói lên tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ đối với thanh niên: Sách hướng dẫn trang 91, 92, 93, 94. c. Môti số bài hát về Bác Hồ. - Nhớ giọng hát Bác Hồ. - Hoa thơm dâng Bác. - Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác. - Hát bên lăng Bác. - Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm: - Nêu yêu cầu về việc sưu tầm những lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên. - Gợi ý HS chọn những câu chuyện ngắn nói về tình cảm của Bác Hồ với thanh niên. - Yêu cầu HS đọc trước một số điều trong công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em để chuẩn bị cho thảo luận. b. Học sinh. - Giao nhiệm vụ cho từng tổ, mỗi tổ phải sưu tầm từ 2-3 lời dạy của Babs đối với thanh niên, 1 câu chuyện nói về tình cảm của Bác đối với thanh niên..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> - Tập hợp sưu tầm của các tổ. - Xây dựng chương trình thảo luận - Cử người điều khiển chương trình, thư kí. - Phân công trang trí lớp. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. - Lớp hát tập thể. - Người dẫn chương trình nêu lí do, giới thiệu đại biểu và chương trình hoạt động. * Hoạt động 1: Thảo luận chung. - Người điều khiển giới thiệu kết quả sưu tầm của lớp, của từng tổ. Sau đó tóm tắt những nội dung chính được rút ra từ những sưu tầm trên. - Người điều khiển đưa ra một vài vấn đề để định hướng thảo luận cho lớp. * Hoạt động 2: Văn nghệ. Một vài tiết mục văn nghệ được trình bày làm cho không khí của thảo luận thêm hào hứng và hấp dẫn. Phần này giành cho cả lớp cùng tham gia.Người dẫn chương trình đặt câu hỏi, ai giơ tay trước thì người đó có quyền trả lời. Ai trả lời đúng thì được phần thưởng. * Kết thúc hoạt động. - Người điều khiển tổng kết, đánh giá kết quả thảo luận, biểu dương những cá nhân, nhóm, tổ có nhiều ý kiến tốt. - Nhắc nhở lớp chuẩn bị cho hoạt động cuối năm học.. Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động thứ hai. SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY SINH NHẬT BÁC 19-5 A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Biết thêm được nhiều bài hát, bài thơ về Bác Hồ để bổ xung cho vốn hiểu biết của mình. - Rèn luyện kĩ năng tham gia hoạt động văn nghệ với yêu cầu cao hơn, có tính nghệ thuật hơn. - Tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho những ngày tháng cuối cùng của cấp THCS. B. Nội dung và hình thức hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 1. Nội dung: Những bài hát ca ngợi công lao của Bác Hồ, ca ngợi tình cảm thân thiết của Bác Hồ đối với dân tộc, với thanh niên; lòng biết ơn và tự hào của người dânđối với với Bác Hồ kính yêu. 2. Hình thức hoạt động: - Thi hát theo tổ. - Biểu diễn các nhân. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a. Một số bài hát ca ngợ Hồ Chủ Tịch. b. Một số bài thơ. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp tổ chức tố buổi sinh hoạt văn nghệ mừng sinh nhật Bác 19-5. - Gợi ý HS một số hình thức hoạt động văn nghệ để các em lựa chọn. b. Học sinh. - Cán bộ lớp dự kiến về tiết mục văn nghệ, các thể loại văn nghêj sẽ được thể hiện trong chương trình này. - Phân công mỗi tổ chuẩn bị từ 3-5 tiết mục văn nghệ, tuỳ chọn thể loại. - Cử người điều khiển chương trình. - Chuẩn bị cây hoa có gắn bông hoa bài hát để thực hiện hoạt động. - Cử Ban giám khảo, phân công trang trí lớp. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. Người dẫn chương trình nêu yêu cầu hoạt động, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động 1: Thi hát giữa các tổ. - Người điều khiển nêu yêu cầu và cách thức thi hát giữa các tổ. - Đại diện từng tổ lên hái hoa và biểu diễn. * Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ. Phần biểu diễn văn nghệ do các cá nhân trình bày. Ban giám khảo cho điểm từng cá nhân. Trao phần thưởng. * Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ. Các tiết mục văn nghệ được trình diễn. *Hoạt động cuối cùng: - GVCN phát biểu ý kiến đánh giá về kết quả đạt được, tinh thần thái độ tham gia của HS. - Nhắc nhở HS chuẩn bị cho các hoạt động kết thúc năm học..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Ngày soạn: Ngày dạy: Chủ điểm các tháng 6-7-8 HÈ VUI, KHOẺ VÀ BỔ ÍCH I. Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu được hè là dịp để các em có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, đồng thời chuẩn bị những kiến thức để tiếp tục học lên THPT, vào các trường dạy nghề hoặc đi làm. - Có thái độ tích cực, nhiệt tình, tham gia vào các hoạt động ở địa phương. - Rèn luyện kĩ năng tham gia và tổ chức các hoạt động trong dịp hè. II. Gợi ý nội dung và kế hoạch hoạt động hè. * Cuối tháng 5: - Lễ tiễn HS lớp 9 ra trường. - Lễ bàn giao HS cho địa phương quản lí, phổ biến cho các em nắm được mục đích, nội dung và kế hoạch hoạt động hè ở địa phương. - Phát phiếu sinh hoạt hè chocác em, hướng dẫn các em cách ghi phiếu sinh hoạt hè. - HS lập thời gian biểu cho ba tháng hè..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> * Tháng 6. - HS lớp 9 cùng các em HS lớp 6,7,8 tham gia sinh hoạt tập thể ở địa phương. - Đăng kí tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ mìmh ưa thích. - Tham gia hoạt động tổng vệ sinh đường phố, làng xóm. - Hội thi “Khéo tay, hay làm” - Các hoạt động hưởng ứng Ngày Phòng chống ma tuý 26-6. - Các hoạt động tuyên truyền về quyền trẻ em. - Tổng kết hoạt động tháng 6. * Tháng 7. - Sinh hoạt theo các câu lạc bộ. - Tham quan, nghỉ mát, du lịch. - Trò chơi vui khoẻ. - Ôn tập văn hoá trong hè. - Kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27-7. - Hoạt động tư vấn về học tập, nghề nghiệp tương lai. - Tổng kết hoạt động tháng 7. * Tháng 8. - Tổng vệ sinh đường phố. - Trại hè. - Hội khoẻ thể dục, thể thao. - Văn nghệ: Hát về mùa hè. - Kỉ niệm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công 19-8. - Ôn tập văn hoá chuẩn bị vào năm học mới. - Viết phiếu nhận xét sinh hoạt hè. - Tổng kết hoạt động hè..

<span class='text_page_counter'>(57)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×