Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực giải dạng đề đọc hiểu trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.76 KB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÚP HỌC SINH LỚP 12 NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢI
DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU TRONG CẤU TRÚC ĐỀ THI THPT
QUỐC GIA

Người thực hiện: Vũ Thị Cương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn


THANH HỐ NĂM 2019

1. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...
1.1. Lí do chọn đề tài. ………………………………………………………..
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………
1.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……………………………..
2.1. Cơ sở lí luận……………………………………………………………...
2.2. Thực trạng của vấn đề: ...………………………………………………
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Giúp học sinh lớp 12
nâng cao năng lực giải dạng đề đọc hiểu trong cấu trúc đề thi THPT
Quốc gia………………………………………………………………………
2.3.1. Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm và mục đích của đọc hiểu……..........
2.3.2. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu về mức độ, số lượng câu hỏi và thang
điểm của phần đọc hiểu ……………………………………………………..


2.3.3. Giúp học sinh nắm vững một số kiến thức phần Tiếng Việt để làm tốt
câu hỏi phần đọc hiểu …………………………………………………………
2.3.4. Giúp học sinh nắm vững cách làm bài phần đọc hiểu……………….
2.3.5. Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng thời gian hợp lí để làm bài
phần đọc hiểu ………………………………………………………………….
2.3.6. Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng giải một
số đề đọc hiểu ………………………………………………………………...
2.3.7. Giáo viên nhận xét, đánh giá năng lực làm bài phần đọc hiểu của học
sinh qua một số bài kiểm tra cụ thể……………………………………………
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………...
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………………………...
3.1. Kết luận………………………………………………..............................
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………………
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………...

2
2
3
3
3
3
3
4
5
5
5
8
11
13
13

17
17
19
19
20
21

MỤC LỤC

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thực trạng của việc dạy và học môn văn trong trường phổ thông hiện nay là
một vấn đề đang được ngành giáo dục và cả xã hội quan tâm. Có thể khẳng định,
từ khi tiến hành cải cách chương trình và sách giáo khoa bậc THPT đến nay,
nhiều giáo viên đã rất nỗ lực trong việc dạy - học để mang lại cho học sinh
những phương pháp học Văn tích cực cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện
công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, giúp các tiết học Văn đạt hiệu quả cao
hơn, song việc học sinh học yếu môn Văn hiện vẫn đang là một tồn tại mà bất cứ
ai quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà cũng có thể thấy. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng là do sự lên ngơi của cơng nghệ giải trí, kéo theo
cơng nghệ nghe nhìn, làm văn hóa nghe nhìn chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị suy
giảm, dẫn tới học sinh khơng thích học văn. Một ngun nhân nữa xuất phát từ
việc con người ngày nay dường như thực dụng hơn trước. Con cái định thi khối
nào, trường gì, bố mẹ đều định hướng. Thực tế nhiều thầy cô dạy văn cũng
không định hướng cho con thi vào Khoa văn bởi mơn này khơng hứa hẹn gì về
đời sống cao, cơng việc tốt. Trước thực trạng đó, để nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy học, cải thiện tình hình thực tế cùng với những đổi mới về phương

pháp giảng dạy thì việc đổi mới trong hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh là vô cùng quan trọng. Đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ tạo động
lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng, bảo
đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
Bắt đầu từ năm học 2016 - 2017, học sinh trung học phổ thơng tồn quốc
bắt đầu thực hiện kì thi THPT quốc gia với nhiều đổi mới, trong đó mơn Văn là
một trong ba mơn bắt buộc. Kết quả của kì thi là căn cứ giúp các em được cơng
nhận tốt nghiệp và cịn là cơ hội để xét tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng.
Cùng với những thay đổi lớn trong Đổi mới thi THPT quốc gia từ năm 2017,
mơn Ngữ văn cũng có một số điều chỉnh. Thời gian thi Ngữ văn đã rút xuống
còn 120 phút ( năm 2016 là 180 phút); thay bằng hai ngữ liệu ở phần Đọc hiểu,
thì đề thi từ 2017 sẽ còn một ngữ liệu; thay bằng viết bài văn Nghị luận xã hội
trong khoảng 400 chữ, thì nay chỉ viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng
200 chữ. Và cấu trúc đề thi năm 2019 nhìn chung cũng khơng có gì thay đổi lớn
so với năm 2017. Để giúp học sinh đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, hiện chưa
có một tài liệu tham khảo chuyên sâu nào, giáo viên chỉ biết bám vào cấu trúc đề
thi minh họa mơn Ngữ văn kì thi THPT quốc gia 2017, 2018, 2019 và cuốn Bộ
đề luyện thi THPT quốc gia năm 2017, 2018, 2019 môn Ngữ văn do Đỗ Ngọc
Thống ( chủ biên), NXB giáo dục Việt Nam, để xây dựng ma trận đề, tìm tòi
ngữ liệu, xây dựng hướng dẫn làm bài. Do vậy trong q trình giảng dạy giáo
viên cũng gặp khơng ít khó khăn, cịn bản thân các em học sinh khi làm bài
không tránh khỏi những lúng túng trong việc định hướng các nội dung trọng tâm
và cách thức làm bài.
2


Vì vậy, vấn đề làm thế nào để có thể nâng cao kết quả thi THPT quốc gia
môn Ngữ Văn đặc biệt là nâng cao năng lực giải dạng đề Đọc hiểu cho học sinh
lớp 12 thật sự là vấn đề cần thiết và đang được quan tâm hiện nay.
Trong q trình giảng dạy bản thân tơi đã khơng ngừng học hỏi, tích lũy

những kinh nghiệm hay để tìm ra những phương pháp tốt nhất nhằm mục đích
nâng cao chất lượng làm bài của học sinh trong kì thi THPT quốc gia.
Xuất phát từ lí do trên, tơi chọn đề tài “Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng
lực giải dạng đề đọc hiểu trong cấu trúc đề thi Trung học phổ thơng quốc gia”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi nghiên cứu đề tài này nhằm:
+ Giúp học sinh lớp 12 có thêm được các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong
ôn tập môn Ngữ văn phần Đọc hiểu, giúp các em ơn luyện, và có các phương
pháp tối ưu để làm dạng bài này.
+ Tìm cho mình một phương pháp để tạo ra các phương pháp giảng dạy phù
hợp với đối tượng học sinh nơi mình cơng tác, tạo ra khơng khí hứng thú, giúp
các em đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 và các năm tiếp theo.
+ Nâng cao chất lượng học tập bộ mơn, góp phần nâng cao kết quả trong kì
thi THPT quốc gia sắp tới.
+ Mong muốn được HĐKH các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết quả nỗ
lực của bản thân giúp cho tơi có nhiều động lực mới hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi vào nghiên cứu phần I: Đọc hiểu ( 3,0
điểm) trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia bộ môn Ngữ văn
- Đối tượng áp dụng: học sinh khối 12, cụ thể lớp 12B1, 12B2, 12B5.
- Thời gian áp dụng: giáo viên tiến hành áp dụng đề tài vào các buổi dạy
phụ đạo, bồi dưỡng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài“Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực giải dạng đề
đọc hiểu trong cấu trúc đề thi Trung học phổ thông quốc gia” tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Đây là phương pháp quan
trọng để khảo sát các nội dung mà đề thi hướng tới.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích những dạng đề cụ thể để

hướng dẫn học sinh cách làm bài. Phương pháp này được sử dụng như một
phương pháp chính trong q trình thực hiện đề tài.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Đối chiếu so sánh mức độ tiến bộ của
học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.
Những phương pháp trên sẽ được tơi sử dụng đan xen trong q trình
nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Cơ sở của việc dạy học bộ môn
Dạy học là một tác động hai chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó học
sinh là chủ thể của q trình nhận thức, còn giáo viên là người tổ chức các hoạt
3


động nhận thức cho học sinh. Nếu giáo viên có phương pháp tốt thì học sinh sẽ
nắm kiến thức dễ dàng, có thể giải quyết tốt các dạng đề và ngược lại.
2.1.2. Cơ sở của việc nắm kiến thức, kĩ năng
- Về mặt kiến thức: Học sinh phải nắm được các đơn vị kiến thức cơ bản
Trong phần Tiếng Việt như: phương thức biểu đạt, phong cách chức năng ngôn
ngữ, biện pháp tu từ, thao tác lập luận, phép liên kết, thể thơ…. từ đó để nhận
diện tốt trong khi làm bài tập vận dụng.
- Về kĩ năng: Học sinh phải nắm được kĩ năng để trả lời câu hỏi phần đọc
hiểu sao cho trúng vấn đề, ngắn gọn, rõ ràng, tránh lan man. Đó là những kĩ
năng cần thiết các em cần phải nhớ khi làm bài dạng đề văn này.
2.2. Thực trạng của vấn đề
- Việc học của học sinh: Thực tế cho thấy, học sinh hiện nay ít mặn mà với
các mơn xã hội, trong đó có mơn Văn. Các em học văn chỉ với tính chất đối phó,
ít em có năng khiếu thực sự. Nhiều học sinh vốn kiến thức văn học quá nghèo
nàn nên trong quá trình học và làm bài các em gặp rất nhiều khó khăn, nguyên
nhân một phần do các em có lối học thụ động máy móc theo sách vở, ngại đọc,

ngại sưu tầm tài liệu thậm chí cịn ngại giao tiếp với những xung quanh.
- Việc thi cử: Trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia năm 2019 môn Ngữ
văn, phần Đọc hiểu là phần đã được đưa vào cấu trúc đề thi mấy năm gần đây.
Đây là phần chiếm 3,0 điểm/ tổng số 10 điểm với số lượng 4 câu hỏi được sắp
xếp từ dễ đến khó. Để làm tốt dạng đề này địi hỏi học sinh khơng chỉ trang bị
những kiến thức phong phú về Tiếng Việt mà còn phải biết cách vận dụng vào
từng đề thi cụ thể thì mới có thể đạt điểm cao ở phần này.
- Trong thực tế giảng dạy: Qua thực tế giảng dạy và qua một số bài kiểm
tra của học sinh lớp 12 khi tôi chưa áp dụng đề tài này, tôi nhận thấy phần Đọc
hiểu các em thường mắc các lỗi sau: lúng túng khi trả lời câu nhận biết, câu
thông hiểu và vận dụng các em thường trả lời khơng đúng trúng trọng tâm, dài
dịng, thiếu ý… và mất quá nhiều thời gian làm bài cho phần này.
Kết quả khảo sát một số bài kiểm tra của học sinh lớp 12 phần Đọc hiểu
( chiếm 3,0 điểm) khi tôi chưa áp dụng đề tài này là:
Lớp
Bài kiểm tra
Điểm 0 – < 1
Điểm 1- < 2
Điểm 2 – 3
( %)
( %)
( %)
12B1:
Bài số 1
5 ( 11,9%)
32 (76,2%)
5( 11,9%)
42 HS
Bài số 2
4 ( 9,5%)

31 (73,8 %)
7 ( 16,7%)
12B2:
43 HS

12B5:
42 HS

Bài số 3
Bài số 1

4 ( 9,5%)
4 ( 9,3%)

31 ( 73,8%)
35 ( 81,4%)

7 ( 16,7%)
4 ( 9,3%)

Bài số 2

3 ( 7%)

35( 81,4%)

5 ( 11,6%)

Bài số 3
Bài số 1


4 ( 9,3%)
4 ( 9,5%)

33 ( 76,7%)
32 ( 76,2%)

6 ( 14%)
6 ( 14,3%)

Bài số 2

3 (7,1%)

33 ( 78,6%)

6 (14,3%)
4


Bài số 3
3 ( 7,1%)
32 ( 76,2%)
7 ( 16,7%)
Qua kết quả khảo sát các lớp tôi nhận thấy điểm của phần Đọc hiểu rất
thấp: điểm từ 0 đến dưới 1,0 chiếm tỉ lệ tương đối thấp (chiếm từ 7,1% - 11,9%
sĩ số của các lớp); điểm từ 1,0 đến dưới 2,0 chiếm tỉ lệ rất cao ( chiếm từ 73,8%
- 81,4% sĩ số của các lớp), điểm từ 2,0 – 3,0 chiếm tỉ lệ rất thấp (chiếm từ
11,6% - 16,7% sĩ số của các lớp). Từ thực tế trên tôi nhận thấy rằng là giáo viên
trực tiếp đứng lớp 12 chúng ta cần trang bị cho các em những kiến thức và kĩ

năng cần thiết để các em tự tin làm bài đạt kết quả cao phần đọc hiểu trong kì thi
THPT quốc gia sắp tới.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Giúp học sinh lớp
12 nâng cao năng lực giải dạng đề đọc hiểu trong cấu trúc đề thi THPT quốc
gia
2.3.1. Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm và mục đích của đọc hiểu văn
bản
* Khái niệm:
- Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu
và dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng
bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đến người nghe.
- Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối
tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu cịn bao qt đến nội dung và
có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được câu hỏi Cái gì? Như thế
nào? Làm thể nào?
- Đọc –hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích,
khái qt, biện luận đúng – sai về lơgíc, nghĩa là kết hợp với năng lực tư duy và
biểu đạt
* Mục đích:
Trong văn bản văn học, đọc hiểu phải thấy được:
+ Nội dung của văn bản
+ Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng
+ Ý đồ, mục đích
+ Thấy được tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong văn bản
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản
+ Thể loại của văn bản? Hình tượng nghệ thuật?
2.3.2. Giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu về mức độ, số lượng câu hỏi và
thang điểm phần đọc hiểu
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tham khảo hai đề thi sau:

Ví dụ 1: Đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục năm học 2018 - 2019
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống
hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển
địi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự
5


thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu khơng thay đổi thì khơng
thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:
“Nếu không thay đổi thì sẽ khơng bao giờ phát triển. Nếu khơng phát triển
thì khơng phải là cuộc sống. Phát triển địi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an
toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối sống quen thuộc nhưng ln bị hạn chế
bởi tính khn mẫu, tính an tồn, những điều khơng bao giờ khiến cuộc sống
của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn khơng cịn tin tưởng vào các
giá trị khác, mọi mối quan hệ đều khơng cịn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói:
“Tiến thêm một bước, nói thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên
thực tế, “điều ngược lại mới là điều đáng sợ nhất.” Tơi nghĩ khơng có gì tồi tệ
hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, khơng bao giờ thay đổi và khơng bao
giờ phát triển.
(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã
hội, 2015, tr.130)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu
trong đoạn trích.
Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát
triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm khơng? Vì sao?

Ví dụ 2: Đề thi Khảo sát chất lượng 2018 - 2019 của Sở GD – ĐT
Thanh hóa
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sơng Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xốy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đị khuya sạt cả đơi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hơi để ngồi câu hát
Giấc mơ tơi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ khơng cịn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18&19)
Câu 1 ( 0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2 ( 0,5 điểm). Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về q hương bình dị, gần gũi
trong kí ức của nhà thơ.
6


Câu 3 ( 1,0 điểm). Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hơi để ngồi câu hát/Giấc mơ tơi
ngọt hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 4 ( 1,0 điểm). Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc
đoạn thơ trên là gì? Vì sao?
* Từ hai đề thi trên, giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu được yêu cầu
về mức độ, số lượng câu hỏi và thang điểm phần đọc hiểu
- Phần đọc hiểu gồm 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng, tương

đương với 4 câu hỏi
- Cấu trúc đề thường có 1 hoặc 2 câu nhận biết ( tương ứng với câu 1 và 2),
1 hoặc 2 câu thông hiểu ( tương ứng với câu 2 và 3) và 1 câu vận dụng ( tương
ứng với câu 4).
- Căn cứ vào 2 ví dụ trên ta thấy: ở ví dụ 1: câu 1 là nhận biết, câu 2 và 3 là
thơng hiểu, câu 4 là vận dụng. Cịn ở ví dụ 2: câu 1 và 2 là nhận biết, câu 3 là
thông hiểu, câu 4 là vận dụng.
- Về thang điểm: Phần Đọc hiểu chiếm 3,0/ 10,0 điểm của đề thi: Câu hỏi
nhận biết thường dễ nên số điểm dành cho câu này thường là 0,5 điểm; câu
thông hiểu và vận dụng thường khó hơn nên mỗi câu thường từ 0,5 đến 1,0
điểm, tùy vào mức độ khó của từng câu cụ thể.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng bản chất, yêu cầu và đặc
trưng của từng mức độ.
- Nhận biết nghĩa là nhận ra được sự vật, hiện tượng, trả lời được câu hỏi:
Nó là gì? Mức độ nhận biết thường xoay quanh các yêu cầu sau:
+ Nhận diện thể loại/ phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách
ngơn ngữ của văn bản/ đoạn trích
+ Nội dung chính của văn bản, ý nghĩa của cụm từ, câu, đoạn cụ thể trong
văn bản…
+ Chỉ ra chi tiết/ hình ảnh/ biện pháp tu từ/ thơng tin… nổi bật trong văn
bản/ đoạn trích
+ Chỉ ra cách thức liên kết của văn bản/ đoạn trích
-> Yêu cầu: Nhận biết tức là chỉ cần dựa vào văn bản/ đoạn trích nêu trong
đề là có thể trả lời câu hỏi, khơng cần suy luận, phân tích và giải thích phức tạp.
- Thông hiểu nghĩa là nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng ( Thường
phải suy luận, khơng tìm thấy trực tiếp câu trả lời trong văn bản/ đoạn trích).
Một số yêu cầu thường gặp về thông hiểu là:
+ Khái quát chủ đề/nội dung chính/vấn đề chính mà văn bản/đoạn trích đề
cập
+ Nêu cách hiểu về một hoặc một số câu văn trong văn bản/ đoạn trích

+ Hiểu được quan điểm/ tư tưởng của tác giả
+ Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng / hiệu quả của việc sử dụng một số thể loại /
biện pháp tu từ, từ ngữ, chi tiết, hình ảnh…. trong văn bản/ đoạn trích
+ Giải thích vì sao? Tại sao?
+ Hiểu được một số nét đặc sắc về nghệ thuật theo đặc trưng thể loại hoặc
một số nét đặc sắc về nội dung của văn bản/ đoạn trích

7


->Yêu cầu: HS phải lí giải và lập luận nhằm chứng minh cách hiểu của
mình là có cơ sở chứ khơng phải là đốn mị, nhớ máy móc, hình thức.
- Vận dụng chính là biết thực hành tạo lập trong giao tiếp. Vận dụng là
biết làm theo, “bắt chước” những mẫu mã hay, đẹp để tạo ra sản phẩm của
mình.
Cụ thể, để đánh giá khả năng vận dụng của HS, có thể yêu cầu:
+ Nhận xét/ đánh giá về tư tưởng/ quan điểm/ tình cảm/ thái độ của tác
giả thể hiện trong văn bản/ đoạn trích
+ Nhận xét về một giá trị nội dung/ nghệ thuật của văn bản/ đoạn trích
+ Rút ra bài học về tư tưởng, nhận thức
+ Rút ra thông điệp cho bản thân
+ Nêu quan điểm/ ý kiến đánh giá của bản thân và lí giải vì sao
2.3.3. Giúp học sinh nắm vững một số kiến thức phần Tiếng Việt để làm
tốt câu hỏi phần đọc hiểu
2.3.3.1. Phương thức biểu đạt
- Học sinh cần nắm vững 6 phương thức biểu đạt cùng với đặc điểm nhận
diện và những thể loại thường gặp của từng phương thức biểu đạt
- Lưu ý khi làm bài có thể gặp các câu hỏi sau:
+ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản/ đoạn trích thì các em
cần lưu ý trong văn bản/ đoạn trích có thể có nhiều phương thức biểu đạt nhưng

chỉ được nêu 1 phương thức biểu đạt nổi bật nhất
+ Nếu câu hỏi yêu cầu là kể tên các phương thức biểu đạt hoặc sự kết hợp
của các phương thức biểu đạt trong văn bản/ đoạn trích thì các em có thể kể tên
2 hoặc 3 phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản/ đoạn trích
+ Các phương thức biểu đạt thường gặp trong các đề thi là: Tự sự, biểu cảm,
nghị luận
Phương thức
Đặc điểm nhận diện
Thể loại
biểu đạt
Tự sự
Trình bày các sự việc (sự kiện) - Bản tin báo chí
có quan hệ nhân quả dẫn đến - Bản tường thuật, tường
kết quả. (diễn biến sự việc)
trình
- Tác phẩm văn học nghệ
thuật (truyện, tiểu thuyết)
Miêu tả

Tái hiện các tính chất, thuộc
tính sự vật, hiện tượng, giúp
con người cảm nhận và hiểu
được chúng.

- Văn tả cảnh, tả người,
vật...
- Đoạn văn miêu tả trong
tác phẩm tự sự.

Biểu cảm


Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp
tình cảm, cảm xúc của con
người trước những vấn đề tự
nhiên, xã hội, sự vật...

- Điện mừng, thăm hỏi, chia
buồn
- Tác phẩm văn học: thơ trữ
tình, tùy bút.

Thuyết minh

Trình bày thuộc tính, cấu tạo, - Thuyết minh sản phẩm
8


ngun nhân, kết quả có ích - Giới thiệu di tích, thắng
hoặc có hại của sự vật hiện cảnh, nhân vật
tượng, để người đọc có tri thức - Trình bày tri thức và
và có thái độ đúng đắn với phương pháp trong khoa
học.
chúng.
Nghị luận
Trình bày ý kiến đánh giá, bàn - Cáo, hịch, chiếu, biểu.
luận, trình bày tư tưởng, chủ - Xã luận, bình luận, lời kêu
trương quan điểm của con gọi.
người đối với tự nhiên, xã hội, - Sách lí luận.
qua các luận điểm, luận cứ và - Tranh luận về một vấn đề
trính trị, xã hội, văn hóa.

lập luận thuyết phục.
Hành chính – Trình bày theo mẫu chung và - Đơn từ
cơng vụ
chịu trách nhiệm về pháp lí các - Báo cáo
ý kiến, nguyện vọng của cá - Đề nghị
nhân, tập thể đối với cơ quan
quản lí.
2.3.3.2. Phong cách chức năng ngôn ngữ
- Học sinh cần nắm được 6 phong cách chức năng ngôn ngữ cùng đặc điểm
nhận diện
- Các phong cách chức năng ngôn ngữ thường gặp trong các đề thi: Phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngơn ngữ báo chí, phong cách ngơn
ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ khoa học
Phong cách ngôn ngữ
Đặc điểm nhận diện
Phong cách ngôn ngữ Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên
khoa học
cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các
mục đích diễn đạt chuyên môn sâu
Phong cách ngôn ngữ Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh
báo chí (thơng tấn)
vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời
sự.
Phong cách ngơn ngữ Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao
chính luận
tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ cơng khai quan
điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề
thời sự nóng hổi của xã hội
Phong cách ngôn ngữ Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, khơng chỉ
nghệ thuật

có chức năng thơng tin mà còn thỏa mãn nhu cầu
thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh
luyện…
Phong cách ngôn ngữ Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều
hành chính
hành và quản lí xã hội.
Phong cách ngơn ngữ Sử dụng ngơn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang
sinh hoạt
tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…
trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp
9


với tư cách cá nhân
2.3.3.3. Thao tác lập luận
- Học sinh cần nắm vững 6 thao tác lập luận cùng đặc điểm nhận diện các thao
tác lập luận đó
- Các thao tác thường gặp trong các đề thi: giải thích, bình luận, bác bỏ
Thao tác
lập luận

Đặc điểm nhận diện

Giải thích

Giải thích là vận dụng tri thức để cắt nghĩa, giảng giải vấn đề nghị
luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.

Phân tích


Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ
phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên
hệ bên trong của đối tượng.

Chứng
minh

Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm
sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe
tin tưởng vào vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa
dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng
minh thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn
chứng sau.)

Bác bỏ

Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận
định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

Bình luận

Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng
hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng,
cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.

So sánh

So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự
vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét
giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật

hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh
tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương
phản.

2.3.3.4. Biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ

Hiệu quả nghệ thuật ( Tác dụng nghệ thuật)

So sánh

Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động
đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

Ẩn dụ

Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cơ đọng, giá trị biểu đạt
cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc

Nhân hóa

Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng
10


và có hồn gần với con người
Hốn dụ

Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên

tưởng ý vị, sâu sắc

Điệp từ/ ngữ/
cấu trúc

Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm
hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.

Nói giảm

Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm
thể hiện sự trân trọng

Thậm xưng

Tơ đậm, phóng đại về đối tượng

Câu hỏi tu từ

Bộc lộ, xốy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý
khẳng định…)

Đảo ngữ

Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên

Đối

Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa


Im lặng

Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc

Liệt kê

Diễn tả cụ thể, toàn diện nhiều mặt

2.3.3.5. Phép liên kết
- Học sinh cần nắm vững một số phép liên kết và đặc điểm nhận diện
Phép liên kết

Đặc điểm nhận diện

Phép lặp từ ngữ

Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước

Phép liên tưởng
(đồng nghĩa / trái
nghĩa)

Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái
nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở
câu trước

Phép thế

Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế
các từ ngữ đã có ở câu trước


Phép nối

Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối
kết)với câu trước

2.3.3.6. Thể thơ
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu rõ luật thơ: những quy tắc về số
câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp…
- Căn cứ vào luật thơ, người ta phân chia các thể thơ Việt Nam thành 3
nhóm chính:
+ Các thể thơ dân tộc: luc bát, song thất lục bát, hát nói
+ Các thể thơ Đường luật: ngũ ngơn, thất ngôn
+ Các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, tự do, thơ – văn
xuôi
2.3.4. Giúp học sinh nắm vững cách làm bài phần đọc hiểu
2.3.4.1. Đọc kĩ văn bản
11


- Cấu trúc đề phần Đọc hiểu gồm 2 nội dung chính: văn bản/ đoạn trích cần
đọc hiểu và các yêu cầu ( câu hỏi, nhiệm vụ) đọc hiểu
- Do thời gian làm bài không nhiều nên văn bản/ đoạn trích đọc hiểu thường
ngắn gọn ( khoảng 150 – 300 chữ) và vì thế cũng khơng mất nhiều thời gian cho
việc đọc.
- Khi đọc văn bản/ đoạn trích cần lưu ý một số nét sau:
+ Không nên đọc vội, đọc qua loa, nếu cần đọc lại vài lần
+ Trong khi đọc, cần chú ý bố cục; những câu văn, từ ngữ, hình ảnh quan
trọng ( gạch chân hoặc đánh dấu vào những chi tiết ấy); tên vản bản và tranh ảnh
minh họa ( nếu có)

2.3.4.2. Đọc kĩ các yêu cầu của câu hỏi, trả lời trực tiếp, ngắn gọn, rõ
ràng và đúng trọng tâm
- Với mức độ nhận biết: cần dựa vào văn bản/ đoạn trích để trả lời câu hỏi,
khơng cần suy luận, phân tích, giải thích phức tạp.
Ví dụ 1: Đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục năm học 2018 - 2019
Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc
được nêu trong đoạn trích?
Hướng dẫn trả lời:
Khơng dám từ bỏ lối sống quen thuộc là không chịu thay đổi. Nếu khơng thay
đổi thì sẽ khơng bao giờ phát triển. Nếu khơng phát triển thì khơng phải là cuộc
sống
Ví dụ 2: Đề thi Khảo sát chất lượng 2018 - 2019 của Sở GD – ĐT Thanh hóa
Câu 1 ( 0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích?
Hướng dẫn trả lời:
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2 ( 0,5 điểm). Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về q hương bình dị, gần gũi
trong kí ức của nhà thơ.
Hướng dẫn trả lời:
Các từ ngữ/ hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai,
rơm, rạ…
- Với mức độ thơng hiểu: Học sinh cần đọc kĩ câu hỏi, bám vào ngữ liệu
trong văn bản/ đoạn trích để suy luận, cắt nghĩa, giải thích vấn đề theo cách hiểu
của mình. Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng câu trả lời phải đúng
ý trọng tâm, phù hợp với nội dung văn bản/ đoạn trích.
Ví dụ 1: Đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục năm học 2018 - 2019:
Câu 2 ( 0,5 điểm). Theo anh/ chị “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn
trích là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Điều ngược lại ở đây chính là khơng chịu tiến thêm một bước, là dậm chân tại
chỗ, tự đóng khung mình vào những khn khổ có sẳn, khơng chịu thay đổi để

phát triển.
Câu 3 ( 1,0 điểm). Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng
gì?
Hướng dẫn trả lời:
12


Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng: một mặt phát triển,
làm rõ thêm ý kiến của mình nêu ở phần đầu, mặt khác việc dẫn ý kiến của
người khác giúp bạn đọc tin hơn vào các ý kiến của người viết.
Ví dụ 2: Đề thi Khảo sát chất lượng 2018 - 2019 của Sở GD – ĐT Thanh hóa
Câu 3 (1,0 điểm). Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hơi để ngồi câu hát/Giấc mơ tôi
ngọt hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Hình ảnh người mẹ lạc quan, u đời
- Kí ức về tuổi thơ gắn bó với q hương, xóm giềng và người mẹ u q. Kí
ức đẹp đẽ sẽ theo mãi cuộc sống con người
- Với mức độ vận dụng: Là yêu cầu ở mức độ cao hơn, là câu hỏi dạng
mở, học sinh phải rút ra, tự liên hệ, suy ngẫm về bài học tư tưởng, nhận thức và
hành động hoặc rút ra thông điệp – điều mà người viết muốn nhắn gửi và phải
phát biểu ý kiến của mình về vấn đề đặt ra trong văn bản/ đoạn trích và giải
thích lí do…
Ví dụ 1: Đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục năm học 2018 - 2019
Câu 4 (1,0 điểm). Anh/ chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc
để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm khơng? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh phải trả lời không đồng ý với ý kiến từ bỏ lối sống an toàn, quen
thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự liều lĩnh, mạo hiểm
Học sinh có thể nêu lên một số lí do sau:
+ Từ bỏ lối sống an tồn, quen thuộc có nghĩa là cần phải thay đổi. Thay đổi là

để phát triển không phải là liều lĩnh, mạo hiểm
+ Không phải sự thay đổi nào cũng là liều lĩnh, mạo hiểm
+ Sự liều lĩnh, mạo hiểm là hành động của người khơng biết dự liệu, khơng tính
tốn trước, bất chấp hậu quả có thể xảy ra… cịn thay đổi, từ bỏ lối sống an tồn,
quen thuộc khơng phải là sự liều lĩnh, mạo hiểm mà chỉ là sự cải thiện, làm thay
đổi những cái đã cũ mòn một cách từ từ, kĩ lưỡng, thấu đáo…
Ví dụ 2: Đề thi Khảo sát chất lượng 2018 - 2019 của Sở GD – ĐT Thanh hóa
Câu 4 (1,0 điểm). Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc
đoạn thơ trên là gì? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau nhưng cần lí giải vấn đề
phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
Một số bài học: - Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình;
- Gần gũi, gắn bó với quê hương, coi đó là nguồn cội quan
trọng đối với bản thân mình...
2.3.5. Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng thời gian hợp lí để làm
bài phần đọc hiểu
- Theo cấu trúc đề thi minh họa năm 2019 của Bộ GD – ĐT môn Ngữ văn
thì thời gian làm bài là 120 phút, phần đọc hiểu chiếm 3,0 điểm/ 10,0 điểm
tương đương với 4 câu hỏi nên các em chỉ nên làm bài trong khoảng 20 - 23
phút, sau đó dành thời gian 2 phút đọc lại câu hỏi và câu trả lời để có sự sửa
chữa bổ sung nếu thấy cần thiết.
13


- Căn cứ vào thời gian đó giáo viên cần cho các em ôn luyện một số đề chỉ
làm phần đọc hiểu trong khoảng 20 - 25 phút để các em tập làm quen, tránh
trường hợp đi thi khi làm bài chỉ sa đà vào một phần nào đó mà khơng cịn thời
gian để làm các phần, các câu cịn lại.
2.3.6. Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng để

giải một số đề đọc hiểu
Sau khi trang bị cho các em một số kiến thức và kĩ năng cần thiết về cách
làm bài phần đọc hiểu, giáo viên hướng dẫn học sinh giải một số đề cụ thể
phần
đọc hiểu để các em được vận dụng và hiểu sâu hơn kĩ năng làm dạng bài này.
Ví dụ 1:
Đọc hiểu ( 3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Quán hàng phù thủy
Một phù thủy
Mở quán hàng nho nhỏ
“Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!”
Tơi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thủy ló ra nhìn:
“Anh muốn gì?”
“Tơi muốn mua tình u
Mua hạnh phúc, sự bình n và tình bạn…”
“Hàng chúng tơi chỉ bán cây non
Cịn quả chín, anh phải trồng. Khơng bán!”
( K. BadjadjoPradip – Thái Bá Tân dịch)
Câu 1. Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Câu nói: “Mời vào đây - Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở
phù thủy?
Câu 3. Mong muốn của vị khách: “Tơi muốn mua tình u - Mua hạnh phúc,
sự bình yên và tình bạn…” cho thấy vị khách là người như thế nào?
Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của phù thủy ở hai câu thơ cuối bài
thơ khơng? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:

Câu 1 ( 0,5 điểm). Bài thơ trên có sự kết hợp của phương thức biểu đạt: biểu
cảm và tự sự
Câu 2 ( 0,75 điểm). Câu nói: “Mời vào đây - Ai muốn mua gì cũng có!” cho
thấy phù thủy là người có quyền năng vơ hạn, có thể đáp ứng mọi nhu cầu,
mong muốn của “khách hàng”
Câu 3 ( 0,75 điểm). Mong muốn của vị khách: “Tơi muốn mua tình u - Mua
hạnh phúc, sự bình yên và tình bạn…” cho thấy vị khách:
14


+ Là người đang khao khát có được những điều tốt đẹp nhất trên đời này như
tình yêu, hạnh phúc, sự bình n và tình bạn…
+ Song, cũng có thể hiểu vị khách – trong tình huống này - là một người khá
khơn ngoan và hóm hỉnh, đang muốn “thử” xem phù thủy có khả năng đáp ứng
tất cả các nhu cầu, mong muốn của “ khách hàng” hay không
Câu 4 ( 1,0 điểm).
- HS có thể bày tỏ sự đồng tình hay phản đối với quan điểm đó của phù thủy và
có sự lí giải thuyết phục
- Đây là một gợi ý: Đồng tình với quan điểm của phù thủy vì: Tình yêu, hạnh
phúc, sự bình yên, tình bạn … là những thứ “quả chín” mà quán hàng phù thủy
lại chỉ bán “cây non”. Muốn có được những thứ “ quả chín” ấy thì “ khách
hàng” phải có thời gian, công sức, để “trồng”, ngay cả phù thủy – người có
quyền năng vơ hạn cũng khơng thể tạo ra những giá trị ấy.
Ví dụ 2:
Đọc hiểu ( 3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Xây cầu nối, đừng xây hàng rào
Tơi có một buổi nói chuện với một nhân vật rất thú vị. Ba mươi tuổi. Sống
ở vùng Caribbean. Hành nghề làm hàng rào. Là một triết gia trong tâm hồn. Ơng
nói rằng dạo gần đây ai cũng lo xây hàng rào. Để che tầm nhìn của hàng xóm.

Để bảo vệ cho bản thân. Để có sự riêng tư. Để tạo sự cách biệt. Ông kể: “Tơi lớn
tại St. Vincent, và trên hịn đảo nhỏ bé ấy chúng tơi sống như một gia đình lớn.
Mọi đứa trẻ thực sự đều được cả làng nuôi dưỡng. Ai cũng nói chuyện với nhau.
Người ta quan tâm đến nhau. Chúng tôi là thành phần trong cuộc sống của nhau
– một cộng đồng thật sự”.
Cộng đồng. Một từ đẹp đẽ. Mỗi người chúng ta đều khao khát trong thẳm
sâu về nhu cầu cộng đồng. Ai cũng khao khát thuộc về một nơi nào đó. Để biết
rằng mình là thành phần của một thứ rộng lớn hơn. Nó cho ta cảm giác an toàn.
Hạnh phúc. Tổ chức tốt nhất là tổ chức biết tạo nên một cộng đồng và xây dựng
một nơi làm việc mà người ta cảm thấy an tâm khi thể hiện bản thân. Một gia
đình tốt nhất cũng tương tự - tôn trọng lẫn nhau và tạo nên những giây phút chia
sẻ phong phú. Vậy có lẽ ta nên bớt lo lắng chuyện xây hàng rào đi, và bắt đầu
tạo dựng cảm giác an toàn thực sự - bằng cách dựng nên những nhịp cầu nối.
( Theo Đời ngắn, đừng ngủ dài, RobinShrma, NXB Trẻ, 2015, tr. 184 -185)
Câu 1. Theo bài viết, việc xây hàng rào của nhiều người, nhiều nhà nhằm mục
đích gì?
Câu 2. Theo quan niệm của tác giả, thế nào là tổ chức tốt nhất?
Câu 3. Chỉ ra ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh hàng rào trong văn bản?
Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến của Robin Sharma hay khơng khi ông
cho rằng chúng ta nên dựng nên những nhịp cầu nối hay khơng? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1 ( 0,5 điểm). Theo bài viết, việc xây hàng rào của nhiều người, nhiều nhà
nhằm mục đích che tầm nhìn của hàng xóm, bảo vệ bản thân, có sự riêng tư, tạo
sự cách biệt.
15


Câu 2 ( 0,5 điểm). Theo quan niệm của tác giả, tổ chức tốt nhất là tổ chức biết
tạo nên một cộng đồng và xây dựng một nơi làm việc mà người ta cảm thấy an
tâm khi thể hiện bản thân.

Câu 3 ( 1,0 điểm). Ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh hàng rào trong văn
bản: hình ảnh hàng rào gợi đến khoảng cách, sự ngăn cách, tách biệt.
Câu 4 ( 1,0 điểm). Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm đồng tình hay khơng đồng
tình với ý kiến của Robin Sharma, tuy nhiên phải đưa ra được lĩ lẽ hợp lí, thuyết
phục. Ở đây, có thể thấy việc dựng nên những nhịp cầu nối có nghĩa là xây dựng
các mối quan hệ tốt đẹp. Sự kết hợp giữa người với người sẽ tạo nên cộng đồng
có sức mạnh đồn kết và khi có sức mạnh đồn kết, cộng đồng sẽ lớn mạnh, sự
chung tay góp sức giữa các thành viên có thể giải quyết tất cả những vấn đề nan
giải của cộng đồng, nhân loại…
Ví dụ 3:
Đọc hiểu ( 3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Nước mắt lưng tròng , Lucky thuật lại tất cả mọi thứ mà Matthew đã nói
với nó. Zorba liếm khơ nước mắt của Lucky và bỗng nhiên nhận ra mình đang
giảng giải cho con hải âu nhỏ, điều mà nó chưa từng làm trước đây:
“Con là một con hải âu. Gã đười ươi đúng ở điểm đó, nhưng chỉ điểm đó
thơi. Tất cả chúng ta đều u con, Lucky. Và chúng ta yêu con bởi vì con là một
con hải âu. Một con hải âu xinh đẹp. Chúng ta chưa từng phủ nhận khi nghe con
nói con là con mèo, bởi điều đó an ủi chúng ta rằng con muốn giống chúng ta,
nhưng con khác với chúng ta và chúng ta vui với sự khác biệt đó. Chúng ta đã
khơng cứu được mẹ con, nhưng chúng ta có thể giúp con. Chúng ta đã bảo vệ
con từ khoảnh khắc con mổ vỡ lớp vỏ trứng ra đời. Chúng ta đã dành cho con sự
chăm sóc mà khơng hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo. Chúng ta yêu
con như yêu một con hải âu. Chúng ta cảm thấy con cũng yêu quý chúng ta như
vậy, chúng ta là bạn con, là gia đình của con, và chúng ta muốn con biết rằng
nhờ con, chúng ta đã học được một điều đáng tự hào: chúng ta học được cách
trân trọng, quý mến và yêu thương một kẻ không giống chúng ta. Thật dễ dàng
để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để u thương ai
đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó.
Con là chim hải âu, và con phải sống cuộc đời của một con hải âu. Con phải bay.

Khi con đã học hành tử tế, Lucky, ta hứa với con rằng con sẽ thấy hạnh phúc
lắm, và sau đó tình cảm của chúng ta dành cho nhau thậm chí cịn sâu sắc và đẹp
đẽ hơn, bởi đó là tấm chân tình giữa hai loài vật hoàn toàn khác nhau”.
“Con sợ lắm”, Lucky léc quéc, đứng dậy.
“Khi con tập bay, ta sẽ ở đó với con”, Zorba thầm thì, liếm đầu Lucky.
“ Ta hứa với mẹ con rồi”.
Con hải âu nhỏ và con mèo mun to đùng, mập ú cùng bước đi – con mèo
dịu dàng liếm đầu con hải âu và con chim duỗi một cách vắt ngang lưng con
mèo.
( Trích Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Luis Sepulveda, NXB Hội
nhà
văn, 2009)
16


Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Theo tác giả, điều mà con hải âu Lucky cần nhận thức và thực hiện được
là điều gì?
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói: Chúng ta đã dành cho con
sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo
Câu 4. Trong đoạn trích trên, thơng điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh /chị?
Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1( 0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật
Câu 2 ( 0,5 điểm). Theo tác giả, điều mà con hải âu Lucky cần nhận thức và
thực hiện được là: Con là chim hải âu, và con phải sống cuộc đời của một con
hải âu. Con phải bay.
Câu 3 ( 1,0 điểm). Câu nói: Chúng ta đã dành cho con sự chăm sóc mà không
hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo có nghĩa là: những con mèo trên

bến cảng đã yêu thương hải âu với tất cả tấm chân tình nhưng khơng ích kỉ mù
qng. Chúng vẫn ý thức rõ chúng là những giống loài khác nhau và con hải âu
phải được ni dưỡng để trở thành chính nó.
Câu 4 ( 1,0 điểm). HS dựa vào đoạn trích lựa chon một thơng điệp tác giả gửi
gắm có ý nghĩa nhất với mình. Và đồng thời, phải lí giải được vì sao thơng điệp
đó lại có ý nghĩa với bản thân.
Dưới đây là một vài gợi ý:
- Con là chim hải âu và con phải sống cuộc đời của một con hải âu. Con phải
bay. Hãy sống cuộc đời của chính mình, hãy trở thành chính mình. Phải biết
vươn tới và đạt được những ước mơ. Chính những điều này làm cho cuộc sống
của chúng ta hạnh phúc và có ý nghĩa.
- Tình yêu thương là điều quý giá trong cuộc sống. u thương những người
giống mình và hãy mở lịng u thương cả những người có quá nhiều khác biệt.
Bởi đó là cách ứng xử nhân văn của những người có văn hóa.
2.3.7. Giáo viên nhận xét, đánh giá năng lực làm bài phần đọc hiểu của
học sinh qua một số bài kiểm tra cụ thể
- Sau khi hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng giải dạng đề
đọc hiểu, hướng dẫn học sinh giải một số đề tại lớp và ở nhà, giáo viên tiến hành
cho học sinh kiểm tra một số đề tại lớp phần đọc hiểu trong khoảng 25 phút, sau
đó giáo viên chấm bài và trả bài cho học sinh có nhận xét ưu điểm và nhược
điểm của từng bài, đánh giá mức độ tiến bộ qua từng bài của các em để các em
rút kinh nghiệm làm tốt hơn ở các bài sau.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Đối với hoạt động giáo dục:
Học sinh được trang bị một cách hệ thống những kiến thức, kĩ năng cơ bản
để phục vụ cho việc làm bài phần đọc hiểu. Vì vậy đứng trước đề thi THPT quốc
gia phần đọc hiểu , học sinh hồn tồn có thể tự tin bởi vì các em đã có một nền
tảng kiến thức và kĩ năng cơ bản để có thể làm bài tốt. Từ khi thực hiện sáng
kiến kinh nghiệm “Giúp học sih lớp 12 nâng cao năng lực giải dạng đề đọc

17


hiểu trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia” giáo viên không phải mất nhiều thời
gian hướng dẫn các em giải từng đề cụ thể mà chỉ cung cấp cho các em “chìa
khóa” để các em có thể tự làm. Chìa khóa đó là một hệ thống những kiến thức,
kĩ năng cần thiết mà học sinh phải có để sử dụng trong quá trình làm bài phần
đọc hiểu. Và khi học sinh đã có một nền tảng kiến thức và kĩ năg cơ bản thì giáo
viên chỉ cần minh họa bằng một số đề cơ bản. Từ đó học sinh hồn tồn có thể
chủ động, tự tin làm bài khi đứng trước bất cứ một đề thi THPT quốc gia nào.
- Đối với bản thân:
+ Sáng kiến đúc kết những kinh nghiệm quý báu trong thực tiễn dạy học
của bản thân.
+ Sáng kiến nhận được sự đánh giá cao và đồng thuận của nhóm chun
mơn bởi sự đầu tư cơng phu và tâm huyết của tác giả.
- Đối với đồng nghiệp và nhà trường:
+ Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi đối với học sinh toàn trường thuộc cả
ba khối 10, 11, 12 đặc biệt là học sinh khối 12. Đồng thời sáng kiến cũng có thể
nhân rộng áp dụng cho những trường THPT có nét tương đồng với trường THPT
Yên Định 3.
+ Việc thực hiện giải pháp của sáng kiến đưa ra chắc chắn sẽ góp phần nâng
cao năng lực giải dạng đề đọc hiểu trong kì thi THPT quốc gia cho học sinh khối
12 trường THPT Yên Đinh 3. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
mơn Ngữ văn nói chung và từng bước cải thiện tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT và ĐH
- CĐ nói riêng.
Khảo sát năng lực làm bài phần đọc hiểu qua các bài kiểm tra tại lớp, tôi
đã thu được kết quả như sau: ( Đọc hiểu: 3,0 điểm)
Trước khi áp dụng đề tài:
Lớp
Bài kiểm tra

Điểm 0 – < 1
( %)
12B1:
Bài số 1
5 ( 11,9%)
42 HS
Bài số 2
4 ( 9,5%)
12B2:
43 HS

12B5:
42 HS

Điểm 1- < 2
( %)
32 (76,2%)

Điểm 2 – 3
( %)
5( 11,9%)

31 (73,8 %)

7 ( 16,7%)

Bài số 3
Bài số 1

4 ( 9,5%)

4 ( 9,3%)

31 ( 73,8%)
35 ( 81,4%)

7 ( 16,7%)
4 ( 9,3%)

Bài số 2

3 ( 7%)

35( 81,4%)

5 ( 11,6%)

Bài số 3
Bài số 1

4 ( 9,3%)
4 ( 9,5%)

33 ( 76,7%)
32 ( 76,2%)

6 ( 14%)
6 ( 14,3%)

Bài số 2


3 (7,1%)

33 ( 78,6%)

6 (14,3%)

Bài số 3

3 ( 7,1%)

32 ( 76,2%)

7 ( 16,7%)

Sau khi áp dụng đề tài:
18


Lớp

Bài kiểm tra

12B1:
42 HS

12B2:
43 HS

12B5:
42 HS


Bài số 10

Điểm 0 – < 1
( %)
0

Điểm 1- < 2
( %)
8 (19%)

Điểm 2 – 3
( %)
34(81%)

Bài số 11

0

7 (16,7 %)

35 ( 83,3%)

Bài số 12
Bài số 10

0
0

6 ( 14,3%)

9 ( 20,9%)

36 ( 85,7%)
34( 79,1%)

Bài số 11

0

7( 16,3%)

36 ( 83,7%)

Bài số 12
Bài số 10

0
0

6 ( 14%)
8 ( 19%)

37 ( 86%)
34 ( 81%)

Bài số 11

0

6 ( 14,3%)


36 (85,7%)

Bài số 12

0

5 ( 11,9%)

37 ( 88,1%)

Qua khảo sát tôi thấy sau khi được ôn luyện một cách bài bản, khoa học,
học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt trong làm bài. Cụ thể ở đề 1, đề 2, đề 3 do chưa
được ô luyện nhiều, khả năng nhận diện các u cầu của đề cịn yếu, do đó tỉ lệ
điểm từ 0 đến dưới 1,0 chiếm tỉ lệ tương đối thấp; điểm từ 1,0 đến dưới 2,0
chiếm tỉ lệ rất cao; điểm từ 2,0 đến 3,0 chiếm tỉ lệ rất thấp. Qua q trình ơn
luyện, học sinh dần củng cố và nâng cao về kiến thức và kĩ năng làm bài nên
điểm các bài làm có sự tiến bộ rõ rệt. Cụ thể qua khảo sát một số đề 10, 11, 12
tôi thấy điểm từ 0 đến dưới 1,0 khơng cịn; điểm từ 1,0 đến dưới 2,0 chiếm tỉ lệ
thấp ( chiếm từ 11,9% - 20,9% sĩ số của các lớp); điểm từ 2,0 – 3,0 chiếm tỉ lệ
rất cao ( chiếm từ 81% - 88,1% sĩ số của các lớp). Để có được kết quả đó là cả
một q trình nỗ lực khơng ngừng của cả thầy và trị trong suốt thời gian ơn
luyện, từ đó giúp học sinh đủ tự tin để làm bài phần Đọc hiểu trong đề thi THPT
quốc gia săp tới. Tất nhiên để giành được điểm cao trong kì thi này học sinh
không chỉ phải làm tốt phần đọc hiểu mà tất cả các phần trong đề thi đều phải
giải quyết tốt.
Bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn chế:
Trong q trình triển khai đề tài, bên cạnh những em chăm ngoan, có ý thức
học tập, có khả năng thực sự đã đạt được những số điểm rất cao qua các bài
kiểm tra, các em đủ tự tin để giành được kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia

sắp tới, thì vẫn còn một số em chưa thực sự chăm ngoan, ý thức học tập chưa tốt
nên chưa đáp ứng được kì vọng của bản thân và thầy cơ.
Bài học kinh nghiệm:
- Việc hướng dẫn học sinh giải dạng đề đọc hiểu trong đề thi THPT quốc
gia bộ môn Ngữ Văn mang lại kết quả tương đối tốt, phù hợp với việc đổi mới
phương pháp dạy học, phương pháp thi cử.
- Việc phân dạng bài và hướng dẫn học sinh làm tốt các dạng bài đã giúp
cho giáo viên nắm vững mục tiêu chương trình, từ đó cũng nâng cao chất lượng
19


giảng dạy mơn văn.
- Giúp giáo viên khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo, từ đó nhằm nâng cao trình
độ chun môn nghiệp vụ của giáo viên để tránh nguy cơ tụt hậu.
- Rèn cho học sinh phương pháp học tập tích cực, chủ động kiến thức dưới
sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh phải có tinh thần học tập nghiêm túc, phải
nhận thức rõ ràng sự khác biệt giữa học để biết và học để thi như thế nào
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong cấp học THPT: Các kỳ thi ln được coi trọng vì nó phản ánh được
chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh, là thước đo để đánh giá sự nỗ
lực, phấn đấu của thầy và trị.
Muốn có kết quả tốt phải bắt đầu từ người thầy trước. Khơng có học trị
dốt, chỉ có thầy chưa giỏi. Trong q trình giảng dạy người thầy phải biết bắt
đầu từ những kỹ năng đơn giản nhất như dạy bài mới như thế nào cho tốt, ôn tập
như thế nào để bồi dưỡng được các kiến thức, kỹ năng…Kiến thức, sự hiểu biết,
kinh nghiệm và tư cách của người thầy có sức lan tỏa lớn đối với học sinh.
Đề tài của tôi không bắt nguồn từ những ý tưởng lớn lao mà xuất phát từ
thực tế mà tơi đã được trải nghiệm trong q trình ôn tập nhiều năm. Nội dung,
kiến thức của để tài giúp cho học sinh hiểu rộng hơn, học tốt hơn, rèn tốt hơn và

vận dụng vào thực tế cuộc sống cũng tốt hơn. Vì vậy tơi cũng tin tưởng rằng: Đề
tài của tôi sẽ được áp dụng rộng rãi, nhất là đối tượng học sinh ôn thi THPT
quốc gia.
3.2. Kiến nghị
Sau đây, tôi cũng xin nêu một số kiến nghị để việc dạy học Ngữ văn ở
Trường THPT ngày càng hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay:
+ Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về các phương pháp dạy học tích cực và
về đổi mới kiểm tra đánh giá một cách sâu rộng và hiệu quả hơn.
+ Tôi hi vọng rằng với đề tài này của tôi sẽ được đồng nghiệp ủng hộ và áp
dụng vào thực tế giảng dạy Ngữ văn không chỉ riêng khối 12 mà cả khối 10, 11
để góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh THPT trong những năm tới.
+ Tôi mong muốn nhận được sự quan tâm từ phía BGH nhà trường, từ phía
đồng nghiệp, các tổ chức chun mơn để tơi có thể triển khai đề tài của mình
một cách có hiệu quả.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Vũ Thị Cương

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn, Đỗ Ngọc Thống
( chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam.

- Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn, Đỗ Ngọc Thống
( chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam.
- Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia năm 2019 môn Ngữ văn, Đỗ Ngọc Thống
( chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam.
- Đề thi minh họa THPT quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn của Bộ GD – ĐT
- Đề thi minh họa THPT quốc gia năm 2018 môn Ngữ văn của Bộ GD – ĐT
- Đề thi minh họa THPT quốc gia năm 2019 môn Ngữ văn của Bộ GD – ĐT
- Đề thi khảo sát chất lượng kì thi THPT quốc gia năm 2017 của Sở GD – ĐT
Thanh Hóa
- Đề thi khảo sát chất lượng kì thi THPT quốc gia năm 2018 của Sở GD – ĐT
Thanh Hóa
- Đề thi khảo sát chất lượng kì thi THPT quốc gia năm 2019 của Sở GD – ĐT
Thanh Hóa
- Tham khảo các tài liệu từ nguồn Internet
- Tài liệu tập luấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT về xây dựng ngân hàng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên mạng của Sở GD – ĐT Thanh Hóa ( Trịnh
Trọng Nam chủ biên)

21


PHỤ LỤC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LÀM BÀI CỦA HỌC SINH PHẦN ĐỌC
HIỂU TRONG CẤU TRÚC ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
I. Trước khi áp dụng đề tài: khảo sát đề số 1, 2, 3 phần Đọc hiểu
Đề số 1:
Phần Đọc- hiểu: ( 3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
NHỮNG ĐIỀU NHỎ BÉ
Những giọt nước bé nhỏ,

Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này.
Cũng thế, giây và phút,
Ta tưởng ngắn, không dài,
Đã làm nên thế kỷ,
Quá khứ và tương lai.
Những sai lầm nhỏ bé,
Ta tưởng chẳng là gì,
Tích lại là tai họa,
Làm ta chệch hướng đi.
Những điều tốt nhỏ nhặt;
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp,
Đẹp như chốn thiên đường.
( Thái Bá Tân dịch từ Tiếng Anh)
Câu 1. Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ đặc sắc trong bài thơ?
Câu 3. Nội dung chính mà tác giả muốn thể hiện trong hai khổ thơ đầu là gì?
Câu 4. Anh / chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3 Những sai lầm
nhỏ bé…..Tích lại là tai họa khơng? Vì sao?
Hướng dẫn chấm:

Câu
1
2

Nội dung
ĐỌC HIỂU
- Bài thơ có sự kết hợp những phương thức biểu đạt: biểu cảm

và nghị luận
- Học sinh có thể chỉ ra và nêu tác dụng của một trong các biện
pháp tu từ sau:
+ Điệp cấu trúc qua bốn khổ thơ
–> Tác dụng nhấn mạnh nội dung diễn đạt: những điều tưởng
như nhỏ bé lại là nguyên nhân tạo ra kết quả lớn lao.

Điểm
3,0
0,5
0,75

22


3

4

+ Biện pháp so sánh: Làm trái đất thành đẹp/ Đẹp như chốn
thiên đường
-> Tác dụng: nhấn mạnh những điều tốt đẹp làm cuộc sống tươi
đẹp hơn, con người thấy hạnh phúc hơn như chốn thiên đường.
+ Nghệ thuật đối trong từng khổ thơ
-> Tác dụng: thể hiện mối tương quan giữa những điều nhỏ bé
và những điều to lớn.
Nội dung chính mà tác giả muốn thể hiện trong hai khổ thơ đầu
là: chỉ ra mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé ( giọt nước, hạt
bụi, giây, phút) và những điều to lớn ( biển cả, trái đất, thế
kỉ…), từ đó đi tới luận điểm chính những điều nhỏ bé vụn vặt

lại là nguyên nhân dẫn tới những kết quả to lớn.
- Học sinh thể hiện quan điểm của mình theo hướng đồng tình
với quan điểm của nhà thơ bởi những sai lầm nhỏ bé nhưng nếu
không sửa chữa, khắc phục kịp thời thì lâu dần sẽ thành thói
quen, tính cách xấu và là nguyên nhân của mọi tai họa.

0,75

1,0

Đề số 2:
Phần Đọc- hiểu: ( 3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập - bóng tối và
ánh sáng. Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ
nhận mặt xấu trong con người mình. Khi khơng dám đối diện với nỗi sợ hãi và
cơn ác mộng dày vị tâm trí, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp
đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao
phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại nếu ta can đảm đương đầu
và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tối tăm, bóng tối sẽ lùi lại và tan biến.
Thật vậy, sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối
mặt với thử thách- những thử thách khơng chỉ ở thế giới bên ngồi mà cịn ở thế
giới nội tâm. Bóng tối sẽ khơng thể tồn tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng
của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào
trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.
(Tian- Dayton, Ph, D, Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp
TPHCM, Tr 129)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

23



Câu 2. Theo tác giả Để hạnh phúc luôn mỉm cười ta phải làm gì? Điều gì sẽ
xảy ra nếu con người không dám đối mặt với nỗi sợ hãi?
Câu 3. Anh / Chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “ta cần phát huy mặt tốt và
không phủ nhận mặt xấu trong con người mình”?
Câu 4. Sự trưởng thành của mỗi con người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối
mặt với thử thách?
Anh/Chị có đồng tình với quan điểm trên khơng? Vì sao?
Hướng dẫn chấm:

Câu
1
2

Nội dung
ĐỌC HIỂU
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Theo tác giả:
- Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và
không phủ nhận mặt xấu trong con người mình.
- Khi “khơng đối diện với nỗi sợ hãi” , ta sẽ gián tiếp khước từ
những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ
thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời
ta đang có.

3

Điểm
3,0

0,5

Ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con

0,25
0,25

0,5

người mình nghĩa là ta phải ln phát huy những mặt mạnh, mặt
tốt của bản thân và dám thừa nhận và đối mặt với những thói

4

xấu cũng như khuyết điểm trong con người mình.
 Câu nói trên khun con người biết phát huy mặt mạnh và
nhận ra cái xấu trong con người mình để có ý thức đấu tranh
loại bỏ nó, hồn thiện bản thân.
- Học sinh có thể đồng tình hoặc khơng đồng tình nhưng lập
luận phải bảo vệ được quan điểm của mình có sức thuyết phục

0,5

1,0

Đề số 3.
Phần Đọc- hiểu: ( 3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường gặp người cho mình quyền được phán
xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người khơng bao giờ chấp

nhận sự khác biệt. Đó khơng phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng
ta chấp nhận bng mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của chúng ta
nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều
khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không
thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình? Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc
24


×