Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 12 vừa học vừa ôn thi tốt nghiệp đối với môn tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.07 KB, 102 trang )

SỞ GD& ĐT TỈNH NINH THUẬN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Độc Lập- Tự Do - Hạnh Phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
GIÚP HỌC SINH LỚP 12 VỪA HỌC VỪA
ÔN THI TỐT NGHIỆP ĐỐI VỚI MÔN
TIẾNG ANH
Người viết: NGUYỄN NHẬT BÍCH LÊ
Năm học: 2010-2011
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay việc học và kiểm tra môn tiếng Anh còn nhiều điều bất cập. Trong các
tiết học, các em được học theo phương pháp giao tiếp, được khuyến khích sử
dụng ngôn ngữ nhiều trong các tiết Reading, Listening, Speaking. Trong quá
trình giao tiếp bằng tiếng Anh, các lỗi sai về ngữ pháp đều lướt qua để khuyến
khích các em tự tin hoàn thiện phần trình bày của mình. Tuy nhiên, trong các bài
kiểm tra trên lớp và kỳ thi tốt nghiệp THPT , các em được kiểm tra từ vựng, ngữ
pháp, đòi hỏi độ chính xác cao. Điều này gây không ít khó khăn cho việc học
tiếng Anh. Kiến thức về ngôn ngữ quá đa dạng làm cho việc học của các em vô
cùng vất vả. Chỉ có các em ở lớp chuyên mới có động lực học, tự làm thêm bài
tập ở nhà. Các em thuộc các lớp cơ bản học một cách miễn cưỡng và kết quả học
tập không cao.
Đối với học sinh lớp 12, mặc dù đề thi tốt nghiệp không khó nhưng đòi hỏi các
em phải có nền tảng kiến thức vững chắc thì mới có thể tự tin trong quá trình
làm bài. Môn tiếng Anh cần sự ôn luyện nhiều hơn vì các em rất mau quên từ
vựng và ngữ pháp rất đa dạng. Nếu đợi đến cuối tháng 3, đầu tháng 4 mới bắt
đầu ôn tập cho các em thì quá muộn. Ngoài ra, hầu hết kiến thức ngôn ngữ của
chương trình Tiếng Anh 12 đã được học ở lớp 10, 11.Vì vậy, có thể vừa dạy vừa
ôn tập cho các em ngay từ đầu năm.

Trên cơ sở đó, giáo viên cần phải có kế hoạch vừa dạy vừa ôn tập cho các em


ngay từ đầu năm học. Kế hoạch này phải được thông báo cho các em biết ngay
từ đầu năm để các em hiểu được cách học, có tư thế chuẩn bị, chủ động sắp xếp
thời gian phù hợp để làm bài tập thêm ở nhà. Việc lên kế hoạch vừa học vừa ôn
tập ngay từ đầu năm giúp các em có đủ thời gian vừa học vừa khắc phục những
phần kiến thức còn chưa nắm chắc. Giúp các em tránh được sự quá tải, tạo tâm
lý thoải mái, không vội vã run sợ khi bước vào giai đoạn ôn thi cuối năm.Giúp
các em chủ động trong học tập và có trách nhiệm đối với việc học của mình.
Năm nay, tôi phụ trách lớp 12 chuyên Anh và 12 chuyên Văn. Lớp 12 chuyên
Văn tương đối học yếu môn Tiếng Anh. Kết quả của kiểm tra chất lượng đầu
năm của 12 chuyên Văn: TB: 20%, Yếu: 36, 7%, Kém: 43,3 %. Đối với lớp 12
chuyên Anh, không phải tất cả các em đều giỏi môn Tiếng Anh. Ngòai ra, cả hai
lớp đều học chương trình nâng cao. Tuy nhiên, từ vựng xuất hiện trong đề thi tốt
nghiệp thường ưu tiên cho chương trình chuẩn. Vì vậy, việc bổ sung từ vựng của
chương trình chuẩn cho các em là rất cần thiết. Để tránh thái độ chủ quan trong
học tập của các em, tôi đã lên kế hoạch vừa dạy vừa ôn tập cho cả 2 lớp ngay từ
đầu năm, mặc dù mức độ yêu cầu cho hai lớp có khác nhau. Việc ôn tập kiến
thức vững chắc cho kỳ thi tốt nghiệp sẽ là nền tảng tốt cho các em tiếp tục ôn thi
đại học.
2
II. CÁCH THỰC HIỆN
• Phạm vi đề tài: Hướng dẫn học sinh lớp 12 vừa học vừa ôn thi tốt nghiệp
môn Tiếng Anh.
• Đối tượng tham gia: 59 học sinh của 2 lớp 12 chuyên Anh và chuyên
Văn.
• Mục đích và tác dụng:
Giúp các em đạt được kiến thức cơ bản vững chắc cho kỳ thi tốt nghiệp.
Rèn luyện kỹ năng làm bài thi.
Rèn luyện tính tự giác trong học tập.
Giúp các em có được sự tự tin khi bước vào mùa thi.
A. TÌM HIỂU MA TRẬN ĐỀ CỦA CÁC ĐỀ THI NĂM TRƯỚC

Trong bài thi tốt nghiệp của ba năm gần đậy ( 2008-2010), đa số kiến thức được
kiểm tra là kiến thức ngôn ngữ ( ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) chiếm 35/ 50
câu, kỹ năng ngôn ngữ (đọc hiểu và đáp trả trong tình huống giao tiếp) chiếm
15/ 50 câu. Kỹ năng viết không được kiểm tra theo đúng bản chất của nó (viết
bài luận), mà cũng chỉ tập trung vào kiểm tra cấu trúc ngữ pháp, chiếm 5/50 câu.
Vì vậy chúng ta cần tập trung ôn tập từ vựng và ngữ pháp cho các em nhiều hơn.
Việc tìm hiểu ma trận đề rất quan trọng, giúp chúng ta có kế hoạch ôn tập đúng
hướng. Chúng ta cần hệ thống lại các phần kiến thức thường gặp trong bài thi
tốt nghiệp để có kế hoạch cho bài tập hợp lý.
B. NỘI DUNG ÔN TẬP CHO KỲ THI TỐT NGHIỆP
1. Kiến thức ngôn ngữ:
- Ngữ âm và dấu nhấn:
+ Cách đọc s, ed
+ Sự khác biệt giữa các nguyên âm và (hoặc) phụ âm gần kề.
+ Trọng âm trong từ đa âm tiết.
- Động từ (verbs):
+ Present Simple, Present Progressive, Present Perfect, Present Perfect
Progressive, Past Simple, Past Continuous, Past Perfect, Past Perfect
Progressive, Future Simple, Future Progressive, Future Perfect, Future
Perfect Progressive.
+ Dạng bị động (Passive Voice) của động từ với các thì nêu trên.
+ Định dạng của động từ khi đi sau một số động từ hoặc cụm từ khác như:
hate, like, enjoy, start, begin, stop, do you mind , I don’t mind…, be fed
up with, be afraid of, be fond of, have, let, help, see, keep, watch…
+ Ôn tập và nắm vững sự hòa hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ (subject-verb
concord).
+ Nắm vững cách sử dụng một số phrasal verbs đã học trong chương
trình.
- Modal verbs:
+ Nắm được dạng và cách dùng của các Modal verbs: can, may, must,

should, … cho hiện tại và quá khứ.
- Danh từ (Nouns):
3
+ Danh từ số ít, số nhiều.
+ Danh từ đếm được và không đếm được.
+ Ngữ cảnh cho danh từ.
+ Một số cách hình thành danh từ bằng cách thêm các tiếp tố: -tion, -
ment, -er, the + tính từ…
- Tính từ (Adjectives):
+ Nhận biết được tính từ, cách dùng, vị trí của tính từ trong câu.
+ So sánh tính từ và các trường hợp đặc biệt.
+ Cách hình thành tính từ bằng các tiếp tố.
- Trạng từ (Adverbs):
+ Nhận biết được trạng từ, cách dùng, vị trí của trạng từ trong câu.
+ So sánh trạng từ và các trường hợp đặc biệt.
- Đại từ (Pronouns):
+Cách dùng của các đại từ quan hệ (Relative pronouns): which, who,
that,
- Mạo từ (Articles):
+ Cách sử dụng các mạo từ: a, an, the.
- Giới từ (Prepositions):
+ Cách sử dụng các giới từ: Giới từ chỉ thời gian, chỉ vị trí, phương
hướng, mục đích,
- Câu và mệnh đề:
+ Các loại câu đơn cơ bản với các dạng tường thuật, phủ định và nghi
vấn, trật tự từ trong các loại câu.
+ Cách sử dụng các câu phức, câu ghép với các liên từ, đại từ quan hệ đã
học.
+ Cách sử dụng các câu điều kiện loại I, II và III.
+ Câu hỏi trực tiếp và gián tiếp.

+ Nắm được một số dạng câu giả định.
2. Kỹ năng:
a) Đọc hiểu:
Đọc hiểu nội dung chính và nội dung chi tiết các đoạn văn có độ dài
khoảng 300 từ về các chủ điểm đã học trong chương trình, chủ yếu là chương
trình Tiếng Anh lớp 12.
Chủ điểm
1. Home life
2. Cultural diversity
3. Ways of socializing
4. School education system
5. Higher education
6. Future jobs
7. Economic reforms
8. Life in the future
9. Deserts
10.Endangered species
11.Books
4
12.Water Sports
13.The 22
nd
SEA GAMES.
14.International Organizations.
15.Women in society
16.The Association of Southeast Asian Nations
b) Viết:
+ Viết chuyển đổi câu sử dụng các cấu trúc câu đã học.
+ Viết nối câu, ghép câu.
+ Xây dựng câu từ ngữ liệu cho sẵn.

+ Hoàn thành câu.
Đa số kiến thức đều tập trung vào chương trình lớp 12. Vì vậy, chúng ta có thể
vừa dạy vừa ôn tập xuyên suốt cả năm học. Chúng ta cần phải chọn lọc để có sự
ưu tiên nên ôn phần nào trước. Chúng ta cần phối hợp giữa các dạng bài tập theo
từng chuyên đề và bài tập tổng hợp tùy theo đơn vị bài học trên lớp.
C. NGỮ ÂM:
Kiến thức về ngữ âm khó nhớ, nhưng luôn xuất hiện trong các bài kiểm tra 1 tiết
và đề thi tốt nghiệp. Cách đọc s, ed luôn xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp, cách
đọc s, ed có quy luật và các em cũng đã được học từ lớp 10, 11. Chúng ta cần
củng cố lại kiến thức ngay từ đầu năm cho các em vì trong quá trình học và
kiểm tra các em luôn gặp lại phần kiến thức này.
Để giúp việc học và làm bài tập về ngữ âm của các em có hiệu quả, chúng ta
phải cho các em nghe phần Reading, Listening trong sách giáo khoa. Sau khi
học xong, chúng ta nên cho các em nghe lại nhiều lần để cho các em nhớ được
cách phát âm các từ mới và một số từ khó. Trong quá trình sửa bài bài tập về
ngữ âm, chúng ta nên cung cấp cho các em một số quy luật về dấu nhấn và lưu ý
các em một số từ các em có khuynh hướng đọc sai vì đọc theo cảm tính.
D. NGỮ PHÁP
Đối với chương trình tiếng Anh lớp 12, phần lớn kiến thức về ngữ pháp mang
tính chất củng cố và chuyên sâu những gì mà học sinh đã được học từ lớp 10 và
11. Vì vậy, tôi đã chuẩn bị bài tập về từng chuyên đề ngữ pháp bám sát theo mỗi
đơn vị bài học.
Ví dụ: Ngữ pháp của bài 1 và bài 2 tập trung ôn về Tenses. Tôi chuẩn bị bài tập
ôn về Tenses phát trước cho các em tự ôn lại lý thuyết và làm bài ở nhà. Khi đến
lớp các em tập trung giải bài tập, tiết kiệm được thời gian phải ôn tập lý thuyết
lại từ đầu. Giáo viên cho các em giải bài tập và giúp các em giải đáp những
trường hợp khó.
Bài tập có kèm theo lý thuyết, các em sẽ tự xem lại lý thuyết và làm bài ở nhà.
Điều này giúp giảm tải đáng kể cho giáo viên, giáo viên chỉ giúp các em rà soát
lại kiến thức trọng tâm của bài, giải đáp thắc mắc những phần khó, hoặc những

phần dễ nhầm lẫn.
5
Bài tập gồm phần tự luận và trắc nghiệm để tránh trường hợp các em làm bài
một cách hên xui.
Mỗi phần bài tập chỉ chuyên sâu một chủ đề sẽ giúp các em dễ học, dễ làm bài,
học tập trung hơn, đào sâu kiến thức hơn., tạo tâm lý nhanh chóng hoàn tất công
việc được giao.
E. TỪ VỰNG
Kiểm tra từ vựng và cho bài tập về từ vựng cũng theo từng đơn vị bài học. Điều
này giúp các em dễ học vì khối lượng từ vựng chỉ tập trung vào một chủ điểm,
không quá tràn lan. Kiến thức vừa mới học trên lớp nên dễ nhớ và có động lực
để học.
Kiểm tra từ vựng cần đa dạng: học thuộc lòng các từ trong từng bài trong sách
giáo khoa, làm bài tập điền từ đúng tình huống, đúng từ loại, biết cách phân tích
vị trí của danh từ, động từ, tính từ, và trạng từ trong câu.
Kiểm tra học thuộc lòng từ vựng được ưu tiên cho 10 phút đầu giờ, kiểm tra trên
giấy đồng loạt cả lớp để tránh tình trạng các em thay phiên nhau học bài. Chúng
ta chỉ chọn khoảng 20 từ chủ yếu của bài để kiểm tra các em. Thực tế cho thấy
cách thức kiểm tra này gây thú vị nhưng không kém phần hồi hộp cho cả lớp.
Những em đạt yêu cầu được tuyên dương và ghi nhận điểm số, điều này giúp
kích thích các em chưa đạt yêu cầu lần sau phải cố gắng hơn.
Bài tập về điền từ được phát theo từng chủ điểm của bài học, cho các em làm ở
nhà và sửa trên lớp. Để tránh tình trạng các em sao chép đáp án từ các sách bài
tập, tôi yêu cầu các em dịch ý nghĩa của câu và lý giải cho phần chọn đáp án .
Việc dịch ý nghĩa từng câu giúp các em nhớ từ đã học và học thêm từ mới có
liên quan đến chủ điểm đang học. Khi gặp từ mới trong câu, tôi chỉ các em cách
suy luận nghĩa của từ theo tình huống hoặc tìm ra nghĩa của từ dựa theo ý nghĩa
của tiếp đầu ngữ và tiếp vĩ ngữ cấu tạo nên từ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường
hợp các em chỉ cần nhận xét về cấu trúc câu, mối quan hệ giữa các thành phần
trong câu là có thể suy luận được đáp án đúng.

Điều quan trọng nhất là chúng ta phải đôn đốc các em học thuộc từ vựng trong
sách giáo khoa và cả từ vựng trong quá trình làm bài tập. Thực tế cho thấy em
nào chịu khó học từ cũ, tự tra cứu từ mới và có khả năng dịch trôi chảy và có
thể giải thích hợp lý các câu bài tập thì đều tiến bộ đối với môn Tiếng Anh.
F. ĐỌC HIỂU
Ưu tiên cho bài tập đọc hiểu có cùng chủ điểm với bài học trên lớp. Các em dễ
dàng nhận diện lại từ vừa mới học và điều này phần nào trợ giúp khả năng suy
luận nghĩa của từ mới. Đối với những bài đọc khác với chủ đề vừa học trên lớp
thì phải chọn đoạn văn không quá khó, không có quá nhiều từ mới, việc này
giúp các em thích đọc hơn.
6
Chúng ta cần chỉ cho các em một số kỹ thuật làm bài đọc hiểu: đọc câu hỏi trước
khi đọc đoạn văn, để khi đọc đoạn văn vừa đọc vừa tìm câu trả lời, cách làm này
giúp làm bài nhanh chóng hơn; những từ được in đậm trong đoạn văn thường
được hỏi về từ đồng nghĩa hoặc những từ mà chúng thay thế; câu hỏi về ý chính
của đoạn văn nên được trả lời cuối cùng và ý chính thường xuất hiện ở câu đầu
tiên của đoạn văn . Chúng ta cũng cần minh họa cho các em thấy cách suy luận
nghĩa của từ mới trong tình huống để tránh tình trạng hốt hoảng khi gặp từ mới
trong bài đọc. Và cũng cần lưu ý các em không cần phải biết nghĩa của tất cả các
từ trong đoạn văn thì mới làm bài được. Lời lưu ý này giúp các em bình tĩnh và
kiên nhẫn khi gặp đoạn văn có nhiều từ mới.
Tuy nhiên, đoạn văn đọc hiểu yêu cầu học sinh phải có kiến thức về từ vựng và
cấu trúc câu tương đối cơ bản. Chúng ta phải chỉ rõ cho học sinh hiểu được điều
này để các em tích cực học từ vựng và làm bài tập về ngữ pháp. Thực tế cho
thấy, một số em biết hết từ vựng trong câu nhưng vẫn hiểu sai ý của câu vì các
em không nắm vững cấu trúc câu.

Đoạn văn đọc hiểu không những kiểm tra kiến thức về từ vựng và ngữ pháp tổng
quát mà còn cung cấp kiến thức về khoa học thường thức về cuộc sống rất đa
dạng và thú vị. Khi chúng ta sửa bài tập cho các em, chúng ta nên bắt đầu với

thông tin thực tế của đoạn văn. Điều này kích thích các em tham gia trả lời câu
hỏi nhiều hơn, và làm cho các em cũng muốn tự đọc và tìm hiểu thông tin của
những đoạn văn khác.
G. WRITING
Kiểm tra về khả năng viết của các em thực ra là kiểm tra về cấu trúc ngữ
pháp.Trong đề thi tốt nghiệp của những năm gần đây, phần Writing được kiểm
tra dưới dạng viết chuyển đổi cấu trúc nhưng không làm thay đổi nghĩa hoặc
hoàn thành câu. Các em đều nhận định bài tập biến đổi câu khó hơn là hoàn
thành câu.
Những cấu trúc ngữ pháp thường gặp trong bài tập Writing là Reported Speech,
Tenses, Verb forms, Adverbial clauses, Phrasal verbs, Passive voice, Modal
verbs. Tôi cung cấp cho các em bài tập về Writing theo từng chuyên đề ngữ
pháp.
Học sinh của lớp trung bình rất hay làm sai và mất nhiều thời gian cho bài tập
Writing, các em chưa đủ nhạy bén để nhận diện đáp án đúng vì các đáp án đều
tương tự nhau. Bài tập về Writing được xem như là hình thức kiểm tra về ngữ
pháp ở mức độ cao.
H .CHO BÀI TẬP TỔNG HỢP
Đan xen với các bài tập theo từng chuyên đề và chủ điểm, tôi cho thêm các bài
tập có tính tổng hợp, đầy đủ các phần( ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, đáp trả trong
tình huống giao tiếp, sửa lỗi sai, đọc hiểu, viết ) như bài kiểm tra 1 tiết và bài thi
tốt nghiệp, để giúp các em có kỹ năng xử lý kiến thức tổng hợp. Tôi đã cho các
7
em làm thử các đề thi tốt nghiệp của các năm 2007, 2008, 2009, 2010. Điều này
rất cần thiết vì các em sẽ được ôn lại kiến thức một cách tổng quát, làm quen với
dạng thức của đề thi thật, biết cách phân phối thời gian khi làm bài, rèn luyện kỹ
năng và tốc độ làm bài, rút được kinh nghiệm trong quá trình làm bài. Điều quan
trọng nhất là các em tự đánh giá khả năng của mình để có hướng khắc phục
những phần kiến thức mình chưa đạt.
I. TÀI LIỆU ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN TIẾNG

ANH 12- 2011
Bắt đầu từ ngày 25 / 2/ 2011, các em có thêm tài liệu ôn tập do tất cả các giáo
viên trong Tỉnh cung cấp dữ liệu và đã được Sở Giáo Dục chọn lọc. Đây là
nguồn tài liệu cung cấp lý thuyết và bài tập về những kiến thức cơ bản nhất,
thường gặp nhất trong bài thi tốt nghiệp, giúp các em rà soát lại toàn bộ kiến
thức một cách tổng quát .
Cuốn tài liệu này trợ giúp rất nhiều cho giáo viên và học sinh. Tôi đã yêu cầu tất
cả các em đều phải có tài liệu, tự học và làm bài ở nhà. Khi đến lớp, tôi sắp xếp
thời gian hợp lý để sửa bài và kiểm tra tiến độ làm bài tập ở nhà của các em.
Đối với lớp khá giỏi, tốc độ sửa bài có nhanh hơn. Tuy nhiên, trong lớp khá giỏi
vẫn có trường hợp làm sai. Vì vậy, tôi luôn cảnh báo các em không được chủ
quan đối với những kiến thức được cho là cơ bản nhất. Đối với lớp trung bình,
các em rất phấn khởi vì được hệ thống lại toàn bộ lý thuyết cơ bản. Tài liệu được
viết rất dễ hiểu, ngắn gọn, dễ học. Các em đánh giá cao những phần kiến thức
được bổ sung về ngữ âm, mạo từ, giới từ, và phrasal verbs. Cuốn tài liệu đối với
các em như một cuốn cẩm nang ôn tập, giúp các em tự tra cứu trong quá trình
giải bài tập. Các em có khuynh hướng làm bài tập trắc nghiệm nhiều hơn tự luận
vì các em cho rằng bài tập trắc nghiệm dễ hơn.

Sự chung tay góp sức của tất cả các trường giúp cho giáo viên và học sinh trong
tỉnh nhà có định hướng rõ ràng về khối lượng kiến thức cần phải đạt được, giúp
tránh bỏ sót kiến thức trong quá trình ôn tập và giúp đem lại hiệu quả đáng kể
cho quá trình ôn tập.
J. KIỂM TRA, ĐÔN ĐỐC, NHẮC NHỞ:
Trong quá trình vừa dạy vừa ôn tập cho các em, việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc
nhở kịp thời hết sức quan trọng. Đây là động lực thôi thúc các em hoàn thành
công việc được giao. Mỗi lần phát bài tập về nhà, chúng ta không nên cho quá
nhiều bài tập để tránh cảm giác ngán ngẫm vì làm hoài vẫn không hết; và phải
giải quyết hết bài tập cũ thì mới tiếp tục cho bài tập mới, giúp các em thấy được
từng phần kiến thức được hoàn thiện.

Chúng ta phải linh động sắp xếp thời gian để sửa bài tập cho các em. Lý thuyết
về ngữ pháp phải được phát trước cho các em tự đọc ở nhà, để khi sửa bài tập
trên lớp các em có thể đặt câu hỏi cho những phần mình chưa hiểu, lúc đó các
em sẽ nghe câu trả lời từ các bạn trong lớp và từ giáo viên. Cách học này giúp
8
cho các em có được thái độ tích cực đối với môn học và trách nhiệm về việc học
của mình, có khả năng làm việc độc lập và có khả năng tự kiểm soát kiến thức
của bản thân.
Thường xuyên kiểm tra 15’, chọn lại những câu trong tài liệu đã được phát
trước, nhằm kiểm tra sự chuyên cần cũng như kiến thức các em đã đạt được để
kịp thời cảnh báo một số em chưa tích cực tự làm bài ở nhà và chưa đạt yêu cầu.
Trong qúa trình sửa bài, chúng ta cần lưu ý cho các em các phần kiến thức dễ
nhầm lẫn cũng như kỹ thuật làm bài như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất.
Thái độ quan tâm của giáo viên luôn là nguồn động viên lớn đối với các em đặc
biệt là các em học yếu môn tiếng Anh. Sự phản hồi kịp lúc từ phía giáo viên
giúp các em thấy được những gì mình đã đạt được và những gì mình cần phải cố
gắng hơn. Sự quan tâm của giáo viên giúp các em tích cực hoàn thành bài tập
được giao.
Sau đây là ý kiến của các em về việc được phát tài liệu để tự làm bài tập ở
nhà
• Không tốn thời gian và công sức trong việc tự tìm kiếm tài liệu, có hướng
để ôn tập.
• Học tới bài nào được cung cấp tài liệu về bài đó, giúp nắm bắt kiến thức
dễ dàng.
• Có sẵn lý thuyết bên cạnh giúp dễ dàng làm bài tập.
• Chủ động trong việc sắp xếp thời gian để tự làm bài, trao đổi với các bạn
trong lớp để có thể tự đánh giá bản thân.
• Trau dồi kỹ năng làm bài trắc nghiệm , tự luận một cách nhanh nhất và
chính xác nhất
• Có thời gian rộng rãi để đọc và làm bài. Tự học lý thuyết, khi được sửa

những lỗi sai sẽ tự rút ra kinh nghiệm,sẽ nhớ lâu hơn.
• Giúp nắm vững kiến thức , nhớ sâu kiến thức mình đã tự tìm hiểu
• Làm quen được đa dạng bài tập
• Rèn luyện tính tự giác trong học tập, kiên nhẫn và bình tĩnh trước những
dạng đề khó.
K. HỘI THẢO TẠI LỚP VỀ VIỆC ÔN TẬP KIẾN THỨC TIẾNG ANH
CHUẨN BỊ CHO KỲ THI TỐT NGHIỆP
Để giúp việc ôn tập có hiệu quả hơn, tôi yêu cầu lớp 12 chuyên Anh chia ra
thành nhiều nhóm viết tóm tắt các phần kiến thức mà các em sẽ gặp trong đề thi
tốt nghiệp cũng như là cách làm bài hiệu quả cho các phần này. Bài viết của các
em được trình bày bằng chương trình power point rất sinh động, tái hiện lại
những phần kiến thức hay xuất hiện trong bài thi tốt nghiệp, cách học hiệu quả
và kỹ thuật làm bài cho các phần này. Thông qua buổi hội thảo ( 8/ 4/ 2011 ),
9
các em có dịp cùng nhau ôn tập kiến thức và chia sẻ kỹ thuật làm bài. Các em đã
tóm lượt kiến thức và kỹ thuật làm bài của các phần kiến thức như sau:
• Phonetics
• Speaking
• Error Identification.
• Reading comprehension and cloze test
• Writing
• Grammar ( Tenses, Articles, Passive voice, Modal verbs, Phrasal verbs )
( Bài viết của các em được đính kèm ở phần phụ lục )
Sau đây là một số ý kiến của các em về buổi hội thảo :
Kiến thức đạt được từ hội thảo
Đây là cơ hội giúp các em hệ thống lại kiến thức, tái hiện lại kiến thức giúp khắc
sâu trí nhớ. Phần trình bày của các bạn chủ yếu dựa trên cấu trúc của đề thi tốt
nghiệp nên khá logic và rõ ràng, dễ nắm bắt. Các bạn đã hệ thống kiến thức một
cách mạch lạc rõ ràng, ngắn gọn làm cho người nghe dễ tiếp nhận và ghi nhớ tốt
.Các bạn đã trình bày một cách cụ thể các phương pháp học và làm bài tốt. Giúp

các em nhớ lại những phần kiến thức mà các em có thể bỏ sót trong quá trình ôn
tập.
Chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật làm bài:
Các bạn đã trình bày khá đầy đủ và rõ ràng phương pháp làm bài cho mỗi phần
kiến thức.Những kỹ thuật làm bài mà các bạn trình bày rất thiết thực và hữu ích.
Các em tự bổ sung cho bản thân một số kinh nghiệm từ bạn bè. Một số lưu ý của
các bạn giúp tránh được bẫy trong bài thi. Các kỹ thuật làm bài của các bạn
không chỉ giúp làm bài hiệu quả mà còn giúp rút ngắn thời gian để làm những
câu khác.
Đa số các em đều đánh giá cao kỹ thuật làm bài của phần Reading, Speaking,
Error Identification, Writing.
Buổi hội thảo là hình thức ôn tập cho cả tập thể. Các em có dịp chia sẻ kiến
thức, kinh nghiệm học tập và kinh nghiệm làm bài cũng như được giải đáp
những thắc mắc mà lâu nay các em hay gặp trong quá trình làm bài.
III. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
Thông qua kỳ thi thử tốt nghiệp, kết quả môn Tiếng Anh của hai lớp như sau:
Lớp 12 Anh
Giỏi: 79,31 %
Khá: 20,69 %
TB: 0
Lớp 12 Văn
Giỏi: 3, 33%
Khá: 59,68%
TB: 30,33 %
Yếu: 6,66%
10
Trong lớp 12 Văn có 2 em đạt điểm 4 và 4.5. Đây là kết quả chưa đạt được như
yêu cầu đề ra là tất cả phải đạt từ điểm 5 trở lên. Tuy nhiên, nhìn chung lớp 12
Văn đã có sự tiến bộ ( so với kết quả của các bài kiểm tra 1 tiết trong lớp).
Trong quá trình ôn tập ở lớp 12 Văn, có 10 em luôn bị báo động về tình hình học

tập đối với môn tiếng Anh. Trong số này, có 8 em đạt được 5 điểm trở lên, điều
này giúp các em có được sự tự tin và có thái độ tích cực hơn đối với môn học.

Kết quả thi thử tốt nghiệp là lời nhắc nhở rất hiệu quả đối với 2 em chưa đạt
điểm 5, hai em cũng đang cố gắng hết sức để theo kịp các bạn. Toàn bộ các em
tiếp tục giải bài tập tổng hợp ở mức độ ôn thi tốt nghiệp với mục tiêu là tất cả
phải đạt điểm 5 trở lên.
Đối với lớp 12 Anh: 23/ 29 em đạt điểm 9 - 10; 6/ 29 em đạt điểm 8 - 8.5. Đây
là kết quả như mong muốn.Tuy nhiên, kỹ năng làm bài của các em chưa sắc nét,
các lỗi sai trong quá trình làm bài cho thấy các em còn chủ quan với kiến thức
và thiếu tự tin đối với bản thân. Lỗi sai của các em là phần chọn từ đúng tình
huống. Một lỗi cần phải rút kinh nghiệm nữa là sau khi làm bài xong các em
kiểm tra lại, sửa lại thành đáp án sai. Đề thi thử không khó đối với các em , lẽ ra
các em phải đạt kết quả cao hơn. Vì vậy, khi sửa bài cho các em, tôi đã chỉ cho
các em thấy những lỗi sai không nên có để các em tự rút kinh nghiệm và cố
gắng hơn cho kỳ thi thật sắp tới. Hiện nay, lớp 12 Anh tiếp tục giải bài tập ôn thi
đại học và phấn đấu đạt kết quả cao hơn nữa cho kỳ thi tốt nghiệp.
Kỳ thi thử tốt nghiệp rất quan trọng đối với tất cả các em, giúp các em tự đánh
giá được kiến thức, kỹ năng làm bài của bản thân để tự khắc phục và phấn đấu
đạt kết quả cao hơn, giúp các em có sự chuẩn bị về tâm lý cho kỳ thi thật sắp tới,
và nhắc nhở các em phải tích cực hơn trong 4 tuần ôn tập cuối năm.
Sau đây là một số ý kiến của các em về quá trình vừa học vừa ôn tập xuyên
suốt cả năm học:
• Giúp cho học sinh yếu kém lấy lại kiến thức căn bản đã mất, từ đó có
hứng thú làmbài.
• Nhờ ôn tập từ đầu năm một số học sinh yếu tự cảm thấy bản thân đạt được
kiến thức nhất định và vui hơn khi giải bài tập đúng.
• Quá trình vừa học vừa ôn thi giúp em vừa tiếp thu kiến thức mới vừa ôn
luyện kiến thức cũ.
• Không gây sự nhàm chán trong tiết học

• Bổ sung kiến thức liên tục, tránh tình trạng gấp gáp khi mùa thi tới.
• Làm nhiều bài tập giúp nhớ nhiều cấu trúc và từ vựng quan trọng và cần
thiết.
• Quá trình vừa học vừa ôn thi từ đầu năm giúp em biết cách làm bài, không
bở ngỡ với đề thi.
• Tài liệu giúp mở rộng vốn từ vựng.
11
• Vừa học vừa ôn thi giúp củng cố kiến thức, ôn lại từ vựng , ngữ pháp, mọi
lý thuyết liên quan đến bài thi.
• Có tài liệu làm cho em siêng học hơn trước
• Phải có sự chuẩn bị trước ở nhà thì khi được sửa bài cảm thấy hứng thú vì
biết được mình làm bao nhiêu câu đúng để cố gắng hơn.
• Tài liệu tự học giúp nhận định được những dạng bài thường xuất hiện
trong bài thi, xoáy sâu vào trọng tâm, giúp tiếp xúc nhiều với đề.
• Có thể tiếp cận với nhiều dạng bài tập.
• Làm thử các đề thi năm trước giúp học sinh có nhiều kinh nghiệm làm bài
và sửa chữa được nhiều lỗi thường mắc phải.
• Quá trình học tập có nhiều thuận lợi, tiến bộ hơn. Điểm số và kiến thức
được cải thiện. Giúp tự tin khi vào phòng thi.
• Hình thức ôn tập thông qua hội thảo rất thú vị vì các bạn cùng ngồi lại với
nhau, chia sẻ kiến thức và kỹ thuật làm bài, giúp học hỏi từ bạn bè rất
nhiều.
• Thông qua bài thi thử tốt nghiệp tự thấy mình làm bài được và có tiến bộ.
Mặc dù chưa đạt được kết quả như mong muốn, 2 lớp 12 Anh và 12 Văn đã trải
qua quá trình ôn tập từ đầu năm, các em đã đạt được nền tảng kiến thức nhất
định, các em hiểu được mình phải tiếp tục khắc phục những phần nào và học
như thế nào để đạt kết qủa cao hơn trong kỳ thi sắp tới. Các em đã được chuẩn
bị tâm lý, không còn bỡ ngỡ với dạng đề. Điều quan trọng nhất là các em đã có
khả năng tự học và không bị rơi vào trạng thái hốt hoảng, hay bị áp lực nặng
trong mùa ôn tập đối với môn Tiếng Anh.

IV. KẾT LUẬN
• Vừa học vừa ôn tập là phương án hiệu quả cho học sinh 12 vì vừa tiếp thu
kiến thức mới vừa ôn lại kiến thức cũ giúp học sinh nhớ bài nhanh và lâu
hơn.Tạo điều kiện cho học sinh làm nhiều bài tập với nhiều dạng đề khác
nhau, làm đa dạng vốn kiến thức, tránh những lỗi thường gặp, làm quen
với nhiều dạng bài.Trong quá trình làm bài học sinh có cơ hội học thêm từ
mới, trau dồi thêm vốn từ.Vừa làm bài vừa ôn lại lý thuyết giúp học sinh
hiểu sâu thêm lý thuyết và làm bài tập tốt hơn.Việc làm bài thường xuyên
giúp học sinh trau dồi kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm, tránh được sai sót
trong quá trình làm bài. Vừa học vừa ôn tập ngay từ đầu năm giúp cho các
em có được nền tảng kiến thức và tâm lý vững chắc cho kỳ thi tốt nghiệp
và đại học.
• Để giúp các em ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp có hiệu quả, vai trò hướng
dẫn của giáo viên hết sức quan trọng. Giáo viên phải lên kế hoạch và cho
các em biết ngay từ đầu năm học để các em có tinh thần vừa học vừa ôn
thi xuyên suốt cả năm. Giáo viên phải tích cực cung cấp tài liệu, bài tập
hỗ trợ cho chương trình học trên lớp; theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở kịp thời,
12
giúp các em nhanh chóng hoàn thiện từng phần kiến thức. Như vậy, đến
mùa ôn thi cuối năm, các em đỡ vất vả, các em chỉ tập trung giải bài tập
có tính tổng hợp. Điều quan trọng nhất là giáo viên giúp các em có được
thái độ tích cực đối với môn học và trách nhiệm về việc học của mình.
• Trên đây là là ý kiến của riêng tôi về cách giúp các em chuẩn bị cho kỳ thi
tốt nghiệp chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Ngoài ra, vì lý do khách quan,
số lượng học sinh tham gia chỉ có hai lớp, 59 em, giúp cho giáo viên dễ
kiểm tra, đôn đốc các em. Kính mong quý thầy cô cùng chia sẻ ý kiến để
chúng ta có cách tốt hơn nhằm giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất trong kỳ
thi tốt nghiệp của năm học này. Xin chân thành cám ơn.
13
PHỤ LỤC

1. Một số bài viết của các em:
• Phonetics
• Speaking
• Error Identification
• Reading
• Writing
• Grammar ( Tenses, Articles, Passive voice, Modal verbs, Phrasal
verbs )
2. Một số bài tập đã được cung cấp cho các em
• Mixed Exercises on word forms, word choice, articles, verb forms,
phrasal verbs.
• Reading comprehension & Cloze tests
• Writing
14
PHONETICS
I. Đặt vấn đề:
Đối với các dạng bài thi hiện nay: Thi học kì, thi tốt nghiệp, đại học,… ta đều
bắt gặp những câu hỏi về phần ngữ âm, số lượng câu chiếm từ 6 đến 8 câu.Vậy
nên để lấy trọn điểm số của phần này cũng chẳng phải dễ dàng gì, chúng ta phải
có một cách học tốt và ôn luyện vững chắc.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Các phương pháp học
 Học theo nguyên tắc và những trường hợp đặc biệt.
 Nghe theo cách phát âm của băng; đĩa; các bài đọc trong sách giáo khoa;
bài
listening, nghe nhạc, xem phim nước ngoài
Khi học từ mới, ghi phiên âm của từ bên cạnh việc ghi nghĩa
2. Trọng Âm
Từ có hai âm tiết:
Danh từ: đa số trọng tâm rơi vào âm tiết thứ nhất: ‘present, ‘measure, ‘method,

‘export, ‘master, ‘doctor
Động từ: đa số trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai: pre’sent, be’gin, per’mit,
a’llow, re’duce
Từ có 3 âm tiết trở lên:
Các từ tận cùng: IC, TION, CIAN, SION, ATION, TAL trọng âm rơi vào âm
tiết đứng trước nó:economic,continental, pessimistic, enviromental,…
 Các từ tận cùng: PHY, GY, TRY, CY, FY, AL, METER, ATE trọng tâm
rơi vào âm tiết thứ ba từ sau tới:biology electrical, chemistry, sociology…
 Khi thêm các prefixes: dis, un, im,… hoặc các hậu tố: LY,
MENT, ING, ABLE,… thì không làm thay đổi dấu nhấn của
các từ: mislead, apartment, unhappy, appalling,…
Các từ ghép:
 Danh từ ghép trọng âm rơi vào âm thứ nhất: riverbank, bookself,…
 Động từ ghép và tính từ ghép: trọng âm rơi vào phần thứ hai:
oldfashioned, overlook
3. Cách đọc s, ed
Có hai dãy phụ âm( âm tắt và âm vang ), các phụ âm đứng từng đôi vì có cùng
vị trí phát âm; còn các âm l, m,n, η đứng riêng lẻ
Voiceless
sounds
p t k f θ s ∫ t∫
Voiced sounds b d g v ð z z ʤ l m n η
Cách đọc ed:
Các động từ có phụ âm tận cùng là t, d khi thêm ed vào sẽ đọc là / id / : wanted,
needed
Các động từ có phụ âm tận cùng thuộc dãy âm tắt ( voiceless sounds) ( ngoại trừ
t) khi thêm ed vào sẽ đọc là / t / : helped, walked, laughed, missed, washed,
watched
15
Các động từ có phụ âm tận cùng thuộc dãy âm vang ( voiced sounds ) ( ngoại trừ

d) khi thêm ed vào sẽ đọc là / d /: robbed, begged, loved, used, changed, judged,
called, named, trained, banged
Các động từ không kết thúc bằng phụ âm nào cả sẽ có cùng quy luật như dãy
âm vang: khi thêm ed vào sẽ đọc là / d /: played, poured
Cách đọc s:
Các động từ hoặc danh từ có phụ âm tận cùng thuộc dãy âm tắt (ngoại trừ s, ∫,t∫ )
khi thêm s sẽ đọc là / s / : hopes, bats, works, coughs, months.
Các động từ hoặc danh từ có phụ âm tận cùng thuộc dãy âm vang ( ngoại trừ z,
z, ʤ ) khi thêm s sẽ đọc là / z / : robs, needs, bags, loves, breathes, travels,
names, bans, songs.
Các động từ hoặc danh từ có phụ âm tận cùng thuộc nhóm hissing sounds (s,
∫,t∫,z, z, ʤ) khi thêm s, hoặc es sẽ đọc là / iz /: misses, washes, watches, uses,
changes, judges.
4. Cách làm bài tập trọng âm và phát âm:
Trọng âm:
 Áp dụng các nguyên tắc đã học: xét thể loại của từ, nếu đó là từ
quen thuộc có thể nhận biết được trọng tâm của từ ở đâu để phân
biệt với các từ khác
 Đánh dấu nhấn vào mỗi từ để có sự lựa chọn chính xác
 Nếu gặp những từ không thuôc kiến thức, chúng ta có thể dùng
phương pháp loại trừ ( làm những từ biết trước sau đó suy ra những
từ còn lại)
* Phát âm
 Ghi phiên âm của các phần được gạch chân bên cạnh từ, như thế sẽ giúp
ta nhớ từ được lâu hơn và phân loại từ vựng.
 Đối với những từ khó, chúng ta dùng khả năng suy đoán. Nếu làm bài
tập thường xuyên bạn sẽ có khả năng suy đoán đúng.
 Bên cạnh đó, chúng ta có thể phát âm những từ đó để phân biệt các âm
trong từ hoặc giữa các từ: âm nào mạnh, âm nào nhẹ.
KẾT LUẬN

Với sự luyện tập thường xuyên và tự trau dồi kiến thức, hoặc tự đề ra cho mình
một phương pháp học tập thích hợp, các bạn sẽ đạt kết quả tốt hơn với phần ngữ
âm.
16
SPEAKING
Chức năng giao tiếp là một phần bài tập thường được đưa vào kì thi tốt
nghiệp và tuyển sinh ĐH-CĐ của bộ GD&ĐT dưới dạng trắc nghiệm trong
những năm qua. Đề thi TNTHPT thường có khoảng 5 câu chức năng giao tiếp /
50 câu và ở đề ĐH-CĐ là 5 / 80 câu. Mặc dầu thế, để làm đúng 5 câu ở các kì thi
quan trọng này cũng là mong muốn của bất kì thí sinh nào. Tuy nhiên, đây lại là
một phần thí sinh cảm thấy lúng túng và làm sai khá nhiều.
Sau đây là phương pháp làm bài tổng quát. Mong rằng nhờ nó, các bạn có
thể nắm được phương pháp làm bài cụ thể để làm nhanh và dễ dàng.
1. Nhận dạng câu hỏi
Nếu chức năng giao tiếp là hỏi thông tin, bạn hãy xem đó là dạng câu hỏi gì,
yes-no hay wh, vì mỗi dạng câu hỏi có câu đáp lại riêng. Ví dụ, câu hỏi với
when thường có câu trả lời chứa các cụm từ chỉ thời gian như five day ago, last
year, in 2008, v.v
Chú ý: câu hỏi yes-no thì câu trả lời thường bắt đầu bằng yes- hoặc no
nhưng nếu câu hỏi có or thì ko thể trả lời bằng yes hoặc no.
Ví dụ:
Linda: Excuse me. Where is the post office?
Maria: …………………………………….
A. It’s over there B. I’m afraid not.
C. Don’t worry D. Yes, I think so.
Câu hỏi với where để hỏi về nơi chốn. Vậy A là câu trả lời đúng nhất.
Has an announcement been made about the eight o’clock flight to Paris?
A. Not yes. B. Yes, it was
C. I don’t think that. D. Sorry, I don’t.
A là câu trả lời đúng. Chọn lựa B có vẻ đúng vì đáp lại một câu hỏi yes-no

thường bắt đầu bằng yes hoặc no nhưng sai ngữ pháp (Yes, it has), C và D
không phù hợp trong tình huống nên sai.
2. Nhận dạng loại chức năng giao tiếp
Thường thì đề thi TNPTTH và ĐH-CĐ có nhiều câu hỏi yêu cầu bạn chọn
câu đáp lại đúng cho các chức năng giao tiếp cho sẵn, mang đậm văn phong nói
và văn hóa của người bản xứ hơn là các câu trả lời cho các câu hỏi thông tin. Và
đây là loại câu hỏi khó, nếu bạn không học được cách đáp lại riêng của người
bạn xứ, bạn sẽ thấy lúng túng, không biết chọn phương án nào. Để chọn được
câu đáp lại đúng, hãy làm theo các bước sau:
_Tìm ra chức năng giao tiếp của mỗi câu nói. Đó có thể là lời đề nghị, lời
khuyên, lời chảo hỏi, khen tặng, hay cảm ơn…
_Nghĩ đến các cách đáp lại mà bạn đã được học vì có nhiều các đáp lại khác
nhau đối với mỗi chức năng giao tiếp khác nhau trong tiếng Anh.
_ Đọc qua các câu trả lời rồi lựa chọn phương án phù hợp với chức năng giao
tiếp đó nhất.
17
Văn nói khác hẳn so với văn viết, và văn hóa các nước nói tiếng Anh khác
với văn hóa Việt nam. Vì thế, nếu không làm quen được với các cụm từ đáp lại,
bạn sẽ cảm thấy lúng túng và khó chọn ra được cậu trả lời đúng.
Ví dụ:
Jane: Do you feel like going to the cinema this evening?
Susan: ……………………………………………
A. I don’t agree, I’m afraid. B. You are welcome.
C. That would be great. D. I feel very bored.
Chọn lựa A và D có vẻ đúng, nhưng nếu từ chối một lời mời trong tiếng Anh,
người ta không nói thẳng thừng như thế mà phải nói là: I’m afraid I can’t
because…/I’d love to but… Chọn lựa B là đáp lại một lời cám ơn nên sai. Vậy C
là lựa chọn đúng.
Tương tự, hãy xem câu này:
Laura: What a lovely house you have!

Susan:……………………………
A. Of cause not, it’s not costly
B. Thanks. I hope you will drop in.
C. I think so.
D. No problem.
What a lovely house you have! Là một lời khen. Để đáp lại lời khen thường là
một lời cám ơn. Vậy bạn có thể chọn ngay đáp án chính xác: B.
3. Dùng kiến thức ngữ pháp
Đôi lúc các chọn lựa sai là các câu sai ngữ pháp. Ví dụ:
‘Don’t you like folk music?’ ‘……………………’
A. Yes, I don’t. B. No, I like it a lot.
C. Yes, I love it. D. It’s nice
Đối với câu hỏi yes-no phủ định, câu trả lời diễn tả sự đồng ý bắt đầu bằng No
và ngược lại là Yes. Với câu hỏi trên, nếu đồng ý, bạn sẽ nói là: ‘No, I don’t like
it,’, và nếu không đồng ý, bạn nói là: ‘Yes, I love it.’ C
‘Could I go out with Tom, Mom?’ ‘………………………….’
A. Yes, of course. B. Yes, you could.
C. Yes, you can. D. A and C.
Đáp án đúng là D. ‘Could I go out with Tom, Mom?’ là một lời xin phép và ta
không dung could trong câu đáp lại cho câu hỏi xin phép với could.
4. Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Thỉnh thoảng, bạn phải để ý đến ý nghĩa câu nói để chọn câu đáp lại đúng vì các
lựa chọn sai đôi khi được viết với ý nghĩa ngược lại, dùng từ lặp lại, từ đồng
nghĩa, từ cùng nhóm, từ trái nghĩa hay cấu trúc tương phản.
‘Mary dances beautifully’ ‘………………… ’
A. Yeah, she is a wonderful dancer. B. True. She dances badly.
C. Right. She’s a clumsy dancer. D. Yeah, so terribly.
Rõ ràng đáp án A (Vâng, cô ấy là người nhảy tuyệt vời) gần nghĩa nhất với câu
gốc (Mary nhảy đẹp). các lựa chọn B, C, D đều có nghĩa ngược lại: B (Dúng thế.
Cô ấy nhảy thật tồi), C (Đúng thế, cô ấy là người nhảy vụng về), D (Vâng, quá

tệ).
18
‘Jack was hit by a car last night’ ‘……………………….’
A. It’s great B. Congratulation
C. Poor Jack D. How terrific
C là câu trả lời chính xác. Nhưng nếu bạn không nắm vững nghĩa của các từ
trên, có thể bạn sẽ nhầm rằng D là đáp án đúng bởi vì từ terrific (tuyệt vời) rất
dễ nhầm với terrible (tồi tệ).
19
ERROR IDENTIFICATION
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hầu hết các đề thi, để kiểm tra, phần bài tập nhận diện lỗi sai
trong câu đểu có mặt. Phần này thông thường chiếm đến 10% số điểm
toàn bài nhưng lại là phần rất dễ sai. Hôm nay,tôi xin được chia sẻ một số
cách học và làm dạng bài này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
• Trước hết rất dễ nhận thấy rằng nền tảng kiến thức của dạng bài
này rất rộng, bao gồm tất cả các điểm ngữ pháp và từ vựng. Vì thế
để có thể làm tốt dạng bài này chúng ta phải ôn tập thật kĩ.
• Về cách làm, đầu tiên, đọc cả câu đề, sau đó xác định các thành
phần của câu: đâu là subject, đâu là verb, đâu là object. Kế tiếp,
xem xét các phần gạch chân có liên quan thế nào với ba thành phần
đó của câu hay loại từ đó có phù hợp với chức năng của nó trong
câu hay không.
Ví dụ 1 : Diseases, pollute (A), and limited distribution are (B)
factors (C) that threaten (C) various plant and animal species.
Ở câu này, sau khi xác định các thành phần trong câu, cụm từ “
diseases, pollute ang limited distribution” là chủ ngữ. Trong đó, từ gạch
chân “pollute” là động từ nên không phù hợp với chức năng chủ ngữ. Từ
loại đúng phải là danh từ “pollution”.

• Kĩ năng chủ yếu được vận dụng khi làm dạng bài tập này là loại
suy.
Ví dụ 2: Within (A) the last 100 years, deserts have been growing
(B) with (C) a frightening (D) speed.
Ở đây, phần sai là phần C. Giới từ “at” mới là giới từ phù hợp với
danh từ “speed”. Các đáp án A, B, D không sai, chỉ có đáp án C là
chưa xác định được đúng hay sai. Vậy ta chọn C. Vậy là ngay cả khi
không biết đáp án sửa cho lỗi sai C ta vẫn có thể xác định được lỗi sai
thông qua các dấu hiệu khác trong câu. Cũng có thể rút ra rằng để loại
suy chính xác, cần phải nhìn bao quát hết cả câu, phải đọc toàn bộ câu
cho kĩ.
20
Tuy nhiên, kĩ năng này sẽ gặp khó khăn nếu như có hơn một đáp án
gây nghi ngờ. Tức là ta không thể loại triệt để được. Khi đó giải pháp
tối ưu hơn là hãy học thuộc những giới từ đi với danh từ, động từ và
tính từ phổ biến. Đối với phần này thì English Grammar in Use của
Raymond Murphy có đề cập và giải thích rất kĩ. Một điều rất quan
trọng là chúng ta phải thuộc hết những trường hợp mà sách giáo khoa
có vì đây là căn bản và trọng tâm của các đề thi.
• Sau đây là một số kinh nghiệm làm bài:
o Có trường hợp ta thấy các thành phần đều đúng, nghĩa của câu
cũng không sai nhưng cấu trúc tổng quát của câu lại không
đúng.
Ví dụ 3:Although he had worked (A) very hard (B) but (C)he
failed (D).
Chúng ta có thói quen dịch nghĩa của câu đề ra tiếng Việt. Trong ví
dụ này, ta thấy ý nghĩa của câu trong văn phong tiếng Việt không có gì
sai nhưng cấu trúc “although” + Clause trong tiếng Anh không dùng
với “but”.
Tương tự ví dụ 3, đã dùng “because” không dùng “so”.

Ví dụ 4: Because she has (A) a toothache, so (B) she goes (C) to
the (D) dentist.
Và người Anh không phủ định hai lần trong cùng một mệnh đề.
Ví dụ 5: Unless you don’t go to the school soon, you won’t be
purnished.
Ở đây “Unless” đã làm mệnh đề đầu mang ý phủ định nên không
dùng phủ định một lần nữa. Vì thế, để diễn đạt ý này có thể viết:
“Unless you go to school soon, you will be purnished” hay “If you
don’t go to school soon, you will be purnished”.
o Một lỗi rất phổ biến nhưng chúng ta vẫn thường không nhận ra
là “Of”theo sau “inspite” nhưng không theo sau “despite”.
Ví dụ 6: Despite of being tired, she still goes to work.
o Một số danh từ đếm được và không đếm được mà ta hay bị lừa
như “work”(với nghĩa là công việc) không bao giờ ở dạng số
nhiều, nhưng “job” thì có “jobs”
21
“information” là danh từ không đếm được nên không bao giờ tồn
tại ở dạng số nhiều. Ngoài ra, nếu bạn thấy “an information” trong
câu thì lỗi sai là mạo từ “an”
“suggestion” là danh từ đếm được còn “advice” là danh từ không
đếm được.
Ví dụ 7: It was a good sugestion./ It was good advice.
o Động từ “to make”:
Chủ động: ta có cách dùng như sau
To make + Obj + bare-infinitive
Ví dụ 8: He makes me laugh.
To make + Oneself + P.P
Ví dụ 9: She has to shout to make herself heard.
Bị động:
To be made + to-infinitive

Ví dụ 10: He was made to get up early.
o Ngoài ra cũng cần phải học thuộc một số expression của “make”
và “do”. Chúng ta có hai lưu ý nhỏ để nhớ các expression này.
Make: thường được dùng để nói về việc xây dựng, thiết lập, tạo
thành
Do: thường được dùng để nói về công việc hoặc nhiệm vụ.
MAKE
Make a list
Make the bed
Make a
mistake
Make noise
Make a
decision
Make lunch
Make a phone
call
Make money
Make friends
DO
Do a good job
Do a course
Do homework
Do the shopping
Do the crossed
puzzles
Do
sth/anything/nothing
Do one’s best
Do exercises

Do cooking
22
Ví dụ 11: Mai do (A) the bed after getting (B) up (C) every
morning (D).
Doing(A) exercise (B) every morning will make (C) you
good (D).
o Hòa hợp chủ ngữ động từ:
Để giúp mọi người lưu ý về phần này, tôi đã lập bảng sau:
S1 and S2
Both S1 and S2
Động từ chia ở số
nhiều
Both my brother and
my sister are here
S1 as well as S2
S1 with/ together with
S2
Động từ chia theo chủ
ngữ thứ nhất
My mother as well as
my sisters is here.
My mother together
with my sisters is here.
Not only S1 but also
S2
Either S1 or S2
Neither S1 or S2
Động từ chia theo chủ
ngữ thứ hai
Not only my sisters but

also my mother is here.
Either my mother or
my sisters are here.
Ví dụ 12: Bread and butter is my favourite choice. (Bread and
butter được hiểu như một món ăn)
o Các động từ advice/allow/permit/recommend/forbit/encourage +
V-ing ( không có Object)
Các động từ advice/allow/permit/recommend/forbit/encourage +
Object + to-inf
Ví dụ 13: He advised (A) not to go (B) out (C) because of (D)
the rain.
Ví dụ 14: She doesn’t (A) allowed (B) us smoking (C) in the (C)
house.
Nhưng ở dạng bị động thì các động từ này được theo sau bởi to-inf.
Ví dụ 15: We aren’t allowed to smoke in the house.
o Các động từ tri giác ( verbs of senses) như: see, hear, listen,
smell, look, taste, watch.
S + V + O + bare inf: khi S chứng kiến toàn bộ hành động
S + V + O + V-ing: khi S chứng kiến một phần hành động.
23
o Subjuntive( thể giả định hay thể bàng thái):
Ví dụ 16: Our advice(A) is that the company invests(B)in(C)
new eqqipment.(D)
Ví dụ 17: We felt it was(A) important that Susan writes(B) to(C)
her mother as soon as possible.(D)
Ví dụ 18: We considered it is(A)desirable that he doesn’t(B)
leave(C) school before having finished (D)his exams.
Ở ví dụ 16, lỗi sai là B. Dấu hiệu là từ advice và theo sau là
mệnh đề that thì động từ chia theo thể bàng thái, tức là động từ
nguyên mẫu không thêm “s”. Chúng ta không thường nhận ra lỗi

này vì khi quan sát câu chúng ta không để ý các dấu hiệu như
“advice” và “that” mà chia động từ theo chủ ngữ ngôi trước nó.
Ở ví dụ 17, lỗi sai cũng là B. Dấu hiệu là:
It + be + important/ necessary/ vital/ essential + that + S + bare
inf.
Ở ví dụ 18, lưu ý là không dùng “do” trong thể bàng thái phủ
định. Như vậy lỗi sai cũng là B. Phải sửa lại là “not leave”.
o Người ta thường dùng V-ing hoặc V-ed để rút gọn mệnh đề
quan hệ:
Dùng V-ing với ý nghĩa chủ động.
- Do you know the man who is talking to Tom?
Chúng ta dùng “talking” để rút gọn mệnh đề quan hệ bổ nghĩa
cho “the man”.
- Do you know the man talking to Tom?
- The road which joins the two villages is very narrow.
Ở đây mệnh đề quan hệ cũng mang nghĩa chủ động nên ta rút
gon tương tự ví dụ trên, dùng “joining”.
- The road joining the two villages is very narrow.
Dùng V-ed với nghĩa bị động:
- The boy( who was) injured in the accident was taken to
hospital.
- Most of the goods( which are) made in this factory are
exported.
Ví dụ 19: There’s no cake (A) leaving (B) in (C) the box (D).
Lỗi sai là B. Ở đây mang ý nghĩa bị động. Đáp án đúng là “Left”.
Ví dụ 20: I live (A) in a (B) room overlooked (C) the (D) garden.
24
Căn phòng trông ra vườn mang ý nghĩa chủ động nên ta không
dùng V-ed. Sửa lỗi này ta phải dùng V-ing “overlooking”.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Trên đây là cách học và làm dạng bài nhận diện lỗi sai cũng như
một số kinh nghiệm tôi rút ra được khi làm bài. Tôi hy vọng những chia
sẻ trên có thể giúp ích được các bạn.
25

×