Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giáo dục ý thức giữ gìn biên giới quốc gia trong dạy học lịch sử cho học sinh trường THPT mường lát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.48 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN CHỦ QUYỀN BIÊN
GIỚI QUỐC GIA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CHO
HỌC SINH TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT

Người thực hiện: Lê Thị Tâm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử

THANH HÓA NĂM 2019
1


MỤC LỤC
MỤC LỤC ……………………………………………………………………..1
1. Mở đầu………………………………………………………………………...2
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………….2
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………..3
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….3
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………....3
2. Nội dung……………………………………………………………………....4
2.1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………………4
2.2.Thực trạng…………………………………………………………………...5
2.3. Biện pháp, cách thức thực hiện……………………………………………..7
2.3.1. Lồng ghép giáo dục nội dung chủ quyền biên giới quốc gia trong
các bài học lịch sử cụ thể…………………………………….....................8


2.3.1.1. Quá trình hình thành và mở rộng lãnh thổ,
biên cương Tổ quốc…………………………………………………….8
2.3.1.2. Các biện pháp giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia trong
lịch sử dân tộc…….................................................................................10
2.3.2. Giáo dục ý thức giữ gìn chủ quyền biên giới quốc gia thông qua
“ tiết học biên giới”,các hoạt động ngoại khóa của nhà
trường………….13
2.3.2.1. Giáo dục ý thức chủ quyền biên giới quốc gia thông qua “tiết học
biên giới”……………………………………………………………….14
2.3.2.2. Công tác tuyên truyền vấn đề chủ quyền biên giới …………………...18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến……………………………………………………20
3. Kết luận, kiến nghị…………………………………………………………..20
3.1. Kết luận……………………………………………………………………20
3.2. Kiến nghị………………………………………………………………… .21
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………22
PHỤ LỤC

2


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta đã viết nên khơng biết bao
nhiêu trang sử vẻ vang về thời kỳ “dựng nước” và “giữ nước”. Trang sử “dựng
nước” thật oai hùng, trang sử “giữ nước” cũng thấm đẫm bao nhiêu xương máu
và nước mắt của các thế hệ cha anh. Ngày hơm nay, trong cuộc sống hịa bình,
hội nhập và phát triển này, thế hệ trẻ chúng ta vẫn phải tiếp tục sự nghiệp “ giữ
nước”. Nhưng “giữ nước” khơng có nghĩa là chỉ đấu tranh chống giặc ngoại
xâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc hay phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…để
đưa nước ta sánh ngang với các cường quốc trên thế giới… “ giữ nước” còn

xuất phát từ những điều giản đơn như ý thức về chủ quyền biên giới lãnh thổ
quốc gia.
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam Châu
Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc theo bờ biển phía đơng của bán đảo này. Vì vậy
Việt Nam có cả vùng biên giới đất liền và biên giới biển đảo: Biên giới đất liền
tiếp giáp với Trung Quốc ( 1400 km), tiếp giáp với Lào ( 2100 km) và tiếp giáp
với Campuchia ( 1100 km). Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, tiếp giáp
với vịnh Bắc Bộ, biển Đơng và Vịnh Thái Lan[1]. Chính vì vậy, việc giữ gìn vấn
đề chủ quyền biên giới quốc gia trở thành một vấn đề trọng tâm trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Việt Nam là một quốc gia đất không rộng, người không đông nhưng lại
nằm ở vị trí thuận lợi, là đầu mối thơng thương của khu vực, châu lục và thế
giới; lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên nên luôn là đối tượng bị các nước
nhịm ngó, lấn chiếm, xâm lược, đang phải đối mặt với những nguy cơ và thách
thức rất lớn. Các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu can thiệp vào công
việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm chủ quyền biên giới
quốc gia đang có những diễn biến phức tạp.
Có thể nói biên cương, bờ cõi của Tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm
phạm, là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về chính trị, quốc phòng,
an ninh và đối ngoại, là “ phên dậu” của đất nước, phên dậu có vững thì đất
nước mới ổn định để phát triển.
Trong những năm qua, nhận thấy được tầm quan trọng của vùng biên
cương Tổ quốc, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp tích cực góp phần xóa đói
giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng khu vực biên giới đất liền,
biên giới biển đảo ngày càng vững mạnh. Biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác
và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đất nước, mở rộng giao
lưu hợp tác quốc tế.
Vì vậy giáo dục cho thế hệ trẻ nhất là học sinh THPT ý thức giữ gìn biên
cương Tổ quốc là một nhiệm vụ cần thiết và có ý nghĩa chiến lược. Nhưng thực
tế, trong chương trình giáo dục phổ thơng hiện nay, các mơn có nội dung kiến

thức đề cập đến vấn đề này chưa nhiều và chưa thật cụ thể. Khi được hỏi về các
vấn đề chủ quyền biên giới đất liền, biên giới biển đảo, cương vực quốc gia thì
hầu hết các em cịn đang rất mơ hồ.
3


Bản thân là một giáo viên trẻ đang công tác tại Trường THPT Mường Lát
đóng trên địa bàn huyện Mường Lát. Với đặc thù là một huyện vùng biên có
đường biên giới dài 97 km, giáp hai huyện Viêng Xay và Xốp Pâu tỉnh Hỏa
Phăn của nước bạn Lào, cư dân ở đây chủ yếu là các dân tộc thiểu số( Thái ,
H’Mơng, Dao, Khơmú...), trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, nên vấn đề biên
giới lãnh thổ và mối quan hệ giữa nhân dân hai nước luôn nhận được sự quan
tâm của các cấp ban ngành địa phương. Nằm ở trung tâm của một huyện đặc thù
vùng biên miền núi xa xơi- cách thành phố Thanh Hóa 260km về phía Tây, học
sinh trong trường chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số, với xuất phát điểm
thấp, bản thân còn bị ảnh hưởng nhiều hủ tục lạc hậu thì việc giáo dục cho các
em ý thức giữ gìn biên cương Tổ quốc lại càng được đặt ra một cách cấp thiết.
Trong những năm học qua tôi rất trăn trở về vấn đề này. Nhận thấy trọng
trách nặng nề của giáo viên dạy môn Lịch sử là không chỉ truyền đạt cho các em
kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới mà còn hình thành cho các
em tư tưởng, tình cảm, các kỹ năng sống thông qua lịch sử, thông qua cuộc sống
thực tiễn, học hỏi quá khứ, liên hệ hiện tại và áp dụng vào cuộc sống là trách
nhiệm đặt lên vai các thầy cơ giảng dạy bộ mơn Lịch sử. Vì vậy, cách đây 3 năm
tôi đã mạnh dạn lồng ghép giáo dục nội dung biên giới biển đảo thông qua các
bài học lịch sử cho các em học sinh trong trường, kết quả thu được rất khả quan.
Tuy nhiên, với đặc thù là học sinh dân tộc vùng cao biên giới, chỉ giáo
dục cho các em chủ quyền biên giới biển đảo là chưa đủ, chưa sát. Vì vậy trong
hơn một năm học qua, tôi đã mạnh dạn lồng ghép giáo dục một số nội dung về
chủ quyền biên giới lãnh thổ quốc gia nói chung, chủ quyền biên giới đất liền
nói riêng trong các bài học lịch sử nội khóa, các tiết học lịch sử địa phương, các

hoạt động ngoại khóa của nhà trường góp một phần hình thành cho các em ý
thức giữ gìn biên cương lãnh thổ Tổ quốc, từ đó góp phần ổn định phát triển
huyện Mường Lát nói riêng, tỉnh Thanh Hóa và cả nước nói chung, góp phần
bảo vệ vững chắc vùng “ phên dậu” quốc gia . Từ những kinh nghiệm thực tế,
tôi xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp thông qua đề tài “ Giáo dục ý thức giữ gìn
chủ quyền biên giới quốc gia trong dạy học lịch sử cho học sinh trường
THPT Mường Lát”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về biên giới lãnh thổ, chủ
quyền biên giới lãnh thổ đặc biệt là lãnh thổ đất liền, quá trình hình thành và
phát triển lãnh thổ trong lịch sử dân tộc, chính sách giữ gìn biên cương Tổ quốc
trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau.
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước từ đó hình thành cho các em ý thức
trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, quê hương, Tổ quốc.
- Tăng cường khả năng hứng thú học tập cho học sinh- Nhằm tạo cho học sinh
sự say mê, chủ động học tập bộ môn lịch sử, đạt kết quả cao.
- Giúp học sinh chủ động nắm bắt tri thức khoa học lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các phương pháp giáo dục ý thức giữ gìn chủ quyền biên giới quốc gia
trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Mường Lát.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
4


- Phương pháp khảo sát: Qua quá trình giảng dạy tôi khảo sát mức độ hiểu biết,
sự hứng thú của các em học sinh ở các lớp về vấn đề chủ quyền biên giới lãnh
thổ quốc gia.
- Nghiên cứu lý luận: Các văn bản tài liệu về vấn đề chủ quyền biên giới quốc
gia, sự hình thành, qúa trình đấu tranh giữ gìn biên cương đất nước, nghiên cứu
chương trình sách giáo khoa, tài liệu tham khảo có liên quan để xây dựng nội

dung giáo dục ý thức giữ gìn biên cương lãnh thổ đất nước.
- Phương pháp thực nghiệm, phân tích : tiến hành soạn và thực nghiệm các tiết
dạy cụ thể, trực tiếp triển khai các hoạt động ngồi giờ để khẳng định tính khả
thi, hiệu quả của đề tài.
- Phương pháp tổng hợp: Sau khi triển khai thực hiện vấn đề, tôi tổng hợp đánh
giá kết quả cuối cùng để thấy được thành công của đề tài. Từ đó tiếp tục triển
khai trong các năm học sau.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Giáo dục thế hệ trẻ luôn là mối quan tâm đặc biệt của mỗi dân tộc , bởi vì
“ mỗi thế hệ đi vào cuộc sống, hướng theo sự phát triển chung của nhân loại và
dân tộc khơng thể khơng mang theo mình nhưng giá trị của quá khứ. Cứ như
vậy, trong dòng phát triển của lịch sử, các thế hệ nối tiếp nhau sáng tạo và kế
thừa các di sản quí báu mà tiến lên…”. Dạy lịch sử là “ dạy chữ để dạy người”,
môn lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ một vốn kiến thức cần thiết về lịch
sử dân tộc, lịch sử thế giới mà cịn góp phần quan trọng bồi dưỡng tình yêu quê
hương xứ sở, tinh thần tơn trọng các giá trị lịch sử văn hóa của nhân loại.
Đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay, chúng ta cần phải hiểu quá khứ,
tìm một sức mạnh ở hiện tại làm bệ phóng bay vào tương lai. Với bối cảnh quốc
tế hiện nay,chúng ta không những giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống lịch sử
nói chung mà cịn phải giáo dục ý thức giữ gìn chủ quyền biên cương Tổ quốc
nói riêng.
“Biên giới” đồng nghĩa với “ biên cương”, “ biên thùy”. “Biên giới” hay
“ biên giới quốc gia” là đường phân định giới hạn lãnh thổ hay lãnh hải của một
nước với một nước tiếp giáp khác hoặc với hải phận quốc tế. Biên giới quốc gia
là xác định chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ (vùng
đất, vùng nước, vùng trời, lòng đất). Biên giới quốc gia được cấu thành bởi
đường biên giới quốc gia trên đất liền và đường biên giới quốc gia trên biển,
biên giới lòng đất, biên giới trên không.
Biên giới Việt Nam phân định lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam với các nước

khu vực chung quanh: Trung Quốc ở phía Bắc, Lào, Campuchia ở phía Tây,
vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đơng ở phía Đơng với tổng
chiều dài 4600 km trên bộ và 3444 km trên biển.
“Ý thức” là trạng thái hay đặc tính của sự nhận thức hoặc của việc nhận
thức vật thể bên ngồi hay điều gì đó bên trong nội tại.
Theo thuật ngữ từ điển Tiếng Việt, “ ý thức” là hình thức phản ánh tâm lý
cao nhất chỉ riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con
người hiểu được những tri thức mà con người đã tiếp thu.
5


Để giáo dục ý thức cho con người, cần phải giáo dục tổng hợp ba mặt:
Nhận thức, thái độ, hành vi. Thiếu nhận thức dẫn đến thái độ sai và hành động
mù quáng, thiếu những rung cảm sẽ dẫn tới sự máy móc và mất đi động lực
hành động, thiếu hành động thì nhận thức và thái độ sẽ trở nên vô nghĩa.
Vậy ở trường THPT, giáo dục ý thức giữ gìn chủ quyền biên cương lãnh
thổ quốc gia cho học sinh là giáo dục những vấn đề gì?
- Cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về chủ quyền biên giới quốc gia nói
chung, chủ quyền biên giới đất liền nói riêng, q hình thành và mở rộng lãnh
thổ của cha ơng trong lịch sử.
- Q trình đấu tranh để giữ vững bờ cõi, biên cương Tổ quốc.
- Mối quan hệ biên giới giữa Việt Nam- Lào, Thanh Hóa – Lào, Mường Lát –
Hủa Phăn từ đó giáo dục cho học sinh tinh thần bảo vệ cương vực quốc gia, ý
thức tơn trọng, giữ gìn, bảo vệ đường biên, mốc quốc giới.
- Tăng cường giao lưu chính trị, trao đổi hợp tác kinh tế, quốc phòng- an ninh,
văn hóa du lịch giữa hai nước Việt Nam- Lào.
- Giúp đỡ các lực lượng chức năng bảo vệ vững chắc biên giới.
- Nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, làm thất bại âm mưu hành
động phá hoại, vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội
trong khu vực biên giới đất liền.

- Phịng chống bn lậu, gian lận thương mại, chống tội phạm và các tệ nạn xã
hội.
- Giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức về nền quốc phịng tồn dân và an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới đất liền. Từ đó hình
thành cho các em tình yêu quê hương đất nước, xác định được trách nhiệm của
bản thân đối với quốc gia dân tộc trong thời bình.
Như vậy, giáo dục ý thức giữ gìn biên giới quốc gia cho thế hệ trẻ là nhiệm
vụ cấp bách, phù hợp với chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, hợp với lòng dân.
2.2. Thực trạng.
Lịch sử là một trong hệ thống các mơn học ở trường THPT, nó giúp các
em hiểu biết các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử đã xảy ra trong quá khứ.
Từ đó sẽ tác động đến nhận thức và cả tâm hồn của thế hệ trẻ, các em sẽ biết
ứng xử với quá khứ như thế nào và vận dụng quá khứ đó đối với cuộc sống hơm
nay ra sao. Vì vậy mơn lịch sử có vai trị rất quan trọng trong việc giáo dục nội
dung chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh, từ đó hình thành cho các em
tình u q hương đất nước, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với vận mệnh
quốc gia.
Trong những năm qua, nhận thấy được tầm quan trọng của biên cương tổ
quốc, Nhà nước đã có nhiều biện pháp góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng khu vực biên giới, biển đảo ngày càng
vững mạnh; biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển tạo điều kiện
thuận lợi để đất nước mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế.
Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển đảo,
vùng trời của Tổ quốc là một nội dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Dự thảo văn
6


kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: "Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống

nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo,
vùng trời của Tổ quốc; đồng thời giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để
phát triển bền vững đất nước. Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải
pháp hịa bình trên cơ sở tơn trọng luật pháp quốc tế"[2].
Chủ tịch quốc hội cũng khẳng định: Các địa phương tiếp tục thực hiện có
hiệu quả phong trào “toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh
biên giới quốc gia”. Vì vậy giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn chủ quyền biên
giới quốc gia là thực hiện đúng yêu cầu cấp thiết đặt ra của Đảng và Nhà nước.
Mường lát là một huyện vùng biên, có 7 xã giáp biên giới với nước bạn
Lào thì việc giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ nội dung chủ quyền biên cương Tổ
quốc được lãnh đạo huyện, các cấp, ban ngành đặc biệt quan tâm. Ngay từ đầu
năm học, nhà trường đã quyết tâm đưa ra những kế hoạch để xây dựng chương
trình tuyên truyền trong suốt năm học cho học sinh về chủ quyền biên cương Tổ
quốc nói chung, chủ quyền biên giới Việt - Lào nói riêng. Đồng thời Ban giám
hiệu nhà trường yêu cầu các thầy cô giảng dạy các bộ môn Ngữ văn, Lịch sử,
Địa lí, Giáo dục quốc phịng tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm
giáo dục nội dung biên giới quốc gia cho học sinh. Trong đó mơn Lịch sử có vai
trị quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc giáo dục nội dung biên cương Tổ quốc
trong dạy học Lịch sử còn tồn tại một số thực trạng sau:
Thứ nhất, mặc dù hầu hết các giáo viên đều nhận thức được sự cần thiết
của việc giáo dục ý thức chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy
học Lịch sử song nội dung này chưa được đề cập đến nhiều và cụ thể trong
chương trình sách giáo khoa và chương trình giảng dạy nên nhiều khi việc giáo
dục cho học sinh ý thức chủ quyền biên giới quốc gia còn bị bỏ ngỏ và giáo viên
chưa có phương pháp giảng dạy hiệu quả để nâng cao ý thức cho học sinh về
vấn đề này.
Thứ hai, đa số các em học sinh đều rất quan tâm đến chủ quyền biên giới
nhưng những kiến thức, hiểu biết về vấn đề này của học sinh nhìn chung cịn
yếu. Vì thế để cho học sinh có cái nhìn và hiểu biết chính xác hơn thì giáo viên
phải có sự lồng ghép kiến thức về chủ quyền biên giới đất liền nói riêng và chủ

quyền biên giới quốc gia nói chung qua các bài học lịch sử kết hợp với đồ dùng
trực quan sinh động và mong muốn giáo viên lịch sử tổ chức các hoạt động
ngoại khóa. Tuy nhiên ở các trường THPT hoạt động này còn nhiều hạn chế.
Mặt khác, hầu hết để trang bị kiến thức về vấn đề này cho mình, giáo viên
phải tự tìm tài liệu, nhưng tài liệu về vấn đề này lại rất ít, chưa thống nhất và
nhiều khi còn nhạy cảm. Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc giáo dục ý
thức chủ quyền biên giới quốc gia đến học sinh còn nhiều khó khăn.
Thứ ba, trường THPT Mường Lát là một trường miền núi nằm ở vùng biên
giới xa xôi nhất của tỉnh Thanh Hóa. Điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành của học
sinh cịn nhiều khó khăn, tỉ lệ học sinh có học lực trung bình, yếu, kém cịn
nhiều. Mặt khác, vì phần lớn là con em các dân tộc thiểu số nên hiểu biết của
các em về biên giới lãnh thổ, đặc biệt là biên giới biển đảo cịn nhiều hạn chế.
Đây là một thực trạng rất khó khăn cho giáo viên trong việc giáo dục cho học
sinh nội dung biên giới lãnh thổ quốc gia. Nhưng vì đặc thù là một huyện vùng
7


biên, nên giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn biên cương Tổ quốc là một làm
thiết thực và rất quan trọng không chỉ đối với quê hương Mường Lát nói riêng
mà cịn góp phần giữ vững độc lấp chủ quyền dân tộc nói chung. Đồng thời giữ
gìn mối quan hệ láng giềng ngày càng thân thiện, bền chặt với nước bạn Lào là
kế sách bền lâu của đất nước mà thế hệ trẻ Mường Lát phải giữ một phần trách
nhiệm trong đó.
Thứ tư, xuất phát từ thực tiễn q trình giảng dạy: Có một thực tế là trong
năm học vừa qua khi giảng dạy lớp 11, tôi hỏi các em về quá trình mở rộng lãnh
thổ của cha anh từ thời dựng nước cho đến thời hiện đại thì có rất ít học sinh trả
lời được, đặc biệt có nhiều em khơng lí giải được vì sao nước ta lại có lãnh thổ
rộng lớn như ngày hơm nay… em Vi Thị Long, học sinh lớp 11G hỏi : “Cô ơi,
em không hiểu trước đây trên lãnh thổ nước ta có nhà nước cổ Chăm Pa và Phù
Nam mà giờ lại khơng cịn nữa, thế các nước đó đi đâu rồi cơ”?, hay “ Vì sao

lãnh thổ nước ta hình chữ S như bây giờ hả cơ ?”, hay như cột mốc phân định
biên giới Việt Nam – Lào mà các em nhìn thấy hàng ngày nhưng nhiều em vẫn
chưa hiểu hết được ý nghĩa thiêng liêng của nó, hoặc hình ảnh những chú bộ đội
vùng biên dựng nhà cho dân, chữa bệnh cho dân, dạy chữ cho dân, nhận đỡ đầu
cho các em đi học… đẹp như thế nào?, có ý nghĩa như thế nào? các em chưa
hiểu hết được. Đó khơng chỉ là thực tế cịn tồn tại ở học sinh trường THPT
Mường Lát mà còn là thực tế chung cần phải khắc phục và bổ sung ngay cho thế
hệ trẻ và mọi tầng lớp nhân dân nơi này. Vì thế tơi thiết nghĩ cần phải giáo dục
ngay cho học sinh ý thức giữ gìn chủ quyền biên giới quốc gia để các em có cái
nhìn đầy đủ và ý nghĩa hơn về những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống
thường ngày của mình.
2.3. Cách thức, biện pháp thực hiện.
Tùy vào đặc điểm của từng địa phương và tình hình cụ thể của nhà
trường, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn nhiều hình thức để giáo dục nội dung
chủ quyền biên cương Tổ quốc cho học sinh. Trường THPT Mường Lát với đặc
thù là một trường đóng trên địa bàn của một huyện vùng cao biên giới của tỉnh
Thanh Hóa. Chính vì thế vấn đề biên giới lãnh thổ trên đất liền có ý nghĩa rất
quan trọng đối với địa phương nói chung và học sinh nói riêng. Trong q trình
giảng dạy, làm cơng tác chủ nhiệm cũng như các hoạt động khác của nhà
trường, để giáo dục cho học sinh nội dung chủ quyền biên giới lãnh thổ nói
chung, nội dung chủ quyền biên giới đất liền nói riêng tơi đã lồng ghép nội dung
trên trong các bài học lịch sử có liên quan, kết hợp với phần mềm power point
để giới thiệu về vẻ đẹp, sự đa dạng và vai trò vùng biên cương Việt Nam; Giáo
dục học sinh thông qua các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp( “ Tiết học
biên giới”) ở các khối lớp, tuyên truyền cho học sinh và giáo viên thông qua các
giờ sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa của tồn trường, vận dụng qui tắc
dạy học liên môn( kết hợp với kiến thức của các mơn Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục
cơng dân, Quốc phòng- An ninh...) để truyền đạt cho học sinh những kiến thức
về chủ quyền lãnh thổ một cách toàn diện nhất và có tính hệ thống nhất. Cụ thể
dưới đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện trong vòng một năm qua, xin

được chia sẻ cùng các đồng nghiệp.
8


2.3.1. Lồng ghép giáo dục nội dung chủ quyền biên giới lãnh thổ quốc gia
trong các bài học lịch sử cụ thể.
Trong sách giáo khoa lịch sử THPT hiện nay, vấn đề biên giới và phát
triển lịch sử lãnh thổ dân tộc đã có đề cập ít nhiều ở phần đất liền từ thời dựng
nước Văn Lang đến các triều đại phong kiến dân tộc nhất là từ thế kỷ XVI trở đi
với công cuộc khai hoang của chúa Nguyễn cho đến thế kỷ XIX hoàn thành sự
xác lập về pháp lí chủ quyền lãnh thổ nhưng đang cịn chung chung, chưa rõ
ràng, cụ thể. Vì vậy để truyền tải tới học sinh nội dung chủ quyền biên cương
đất nước thì giáo viên cần phải có sự lồng ghép khéo léo và linh hoạt trong các
bài học lịch sử cụ thể.
2.3.1.1. Quá trình hình thành và mở rộng lãnh thổ, biên cương Tổ quốc.
Trước hết, giáo viên cần hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản
về sự hình thành và quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Ví dụ 1: Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy ( lịch sử 10, cơ bản), khi dạy
mục 3: Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước. Giáo viên cần
nhấn mạnh sự ra đời của các nển văn hóa Phùng Ngun, Sa Huỳnh, sơng Đồng
Nai là cơ sở cho sự hình thành các quốc gia cổ đại trên đất nước ta sau này.
Ví dụ 2: Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam, sau khi
hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành ba nhà
nước cổ đại trên lãnh thổ nước ta: Quốc gia Văn Lang- Âu Lạc, quốc gia Chăm
Pa, quốc gia cổ Phù Nam. Giáo viên nhấn mạnh: Như vậy lãnh thổ cốt lõi phát
sinh ra người Việt là nhà nước Văn Lang của bộ tộc Lạc Việt trên vùng trung du
phía Bắc ( cụ thể ở Phú Thọ) sau đó mở rộng ra vùng Châu thổ sông Hồng. Thục
Phán- vua nước Tây Âu, sau khi chiếm được Văn Lang đã sáp nhập vào đất của
mình tạo thành Âu Lạc, nước Âu Lạc có lãnh thổ từ phía nam sơng Tả Giang
( Quảng Tây, Trung Quốc) kéo xuống dãy Hoành Sơn ( Hà Tĩnh). Sau các thế

kỷ chinh phục, khai hóa chúng ta đã chinh phục các quốc gia cổ Chăm-pa, Phù
Nam mà lãnh thổ của người Việt đã trải dài đến vùng đồng bằng sơng Cửu Long
ngày nay.
Ví dụ 3: bài 15, 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc ( từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) lãnh thổ của dân tộc Việt Nam thời
kì này, trong sự cai quản của chính quyền trung ương các triều đại Trung Hoa,
tiến về phía nam đến vùng Hà Tĩnh hiện nay, thi thoảng các quan cai trị Giao
Chỉ ( hoặc Giao Châu) tiến xuống phía nam đánh Chiêm Thành ( quốc gia Chăm
Pa cổ) và đưa thêm vùng đất từ Đèo Ngang đến đèo Hải Vân vào cai trị nhưng
khơng giữ được lâu vì sau đó Chiêm Thành lấy lại được.
Ở mục 2: Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, giáo viên nhấn mạnh lãnh thổ
của nhà nước Vạn Xuân của Lí Bí: Giành được thắng lợi trước quân Lương,
toàn bộ lãnh thổ đất Giao Châu ( bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt
Nam ngày nay và một phần đất Quảng Đông và quảng Tây của Trung Quốc) do
Lí Bí quản lí. Lãnh thổ này được bảo vệ suốt đến năm 602.
Ví dụ 4: Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong
kiến ( từ thế kỉ X đến thế kỉ XV). Giáo viên nhấn mạnh và bổ sung thêm một số
kiến thức sau cho học sinh:
9


Lãnh thổ Việt Nam thời kỳ đầu độc lập ( thời Ngô- Đinh- Tiền Lê) bao
gồm khu vực Bắc Bộ và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, tương đương với
lãnh thổ nhà nước Văn Lang của các vua Hùng trước đây.
Thời nhà Lý lãnh thổ Đại Việt mở rộng thêm lên phía bắc: năm 10141015 nhà lý đem qn đánh chiếm châu Vị Long, Đơ Kim, Bình Ngun sáp
nhập vào lãnh thổ Đại Việt nay thuộc Tuyên Quang, Hà Giang. Năm 1158-1159
thu phục vùng đất của các tù trưởng người Thái ( Châu Văn Bàn, Châu Thủy Vĩ
nay là Yên Bái, Lào Cai) vào lãnh thổ Đại Việt.
Ở phía Nam , Lý Thánh Tơng nam chinh đánh Chiêm Thành, bắt được
vua Chiêm là Chế Củ, đem về Thăng Long, để được tha, vua Chiêm đã cắt một

số vùng đất phía bắc của Chiêm Thành cho Đại Việt ( nay thuộc tỉnh Quảng
Bình và huyện Bến Hải của tỉnh Quảng Trị).
Thời nhà Trần, phía bắc, lãnh thổ Đại Việt mở rộng hết đạo Đà Giang nay
thuộc tỉnh Hịa Bình, châu Yên ( nay thuộc tỉnh Sơn La). Phía nam, năm 1306,
vua Chế Mân của Chiêm Thành cắt đất hai châu Ơ và Rí cho vua Trần Anh
Tơng để làm sính lễ cưới cơng chúa Huyền Trân của Đại Việt ( ngày nay là nam
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế). Biên giới phía nam của Đại Việt thời Trần đã
mở rộng tới đèo Hải Vân.
Đến thời Lê Sơ lãnh thổ thời đại này tiếp tục được mở rộng ra hơn nữa,
cực thịnh gấp mấy lần so với đời nhà Lý và nhà Trần. Cùng với quân sự hùng
mạnh, các đời Thái Tông đến Thánh Tông liên tiếp sáp nhập lãnh thổ các quốc
gia Bồn Man ( ngày nay thuộc lãnh thổ của Lào), Chiêm Thành ( Chăm Pa cổ
cũ) vào Đại Việt. Đến năm 1471, lãnh thổ phía nam của Đại Việt tiến đến đèo
Cù Mông ( ranh giới giữa Bình Định và Phú n ngày nay).
Ví dụ 5: Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế
kỉ từ XVI- VVIII, ở mục 4: Chính quyền ở Đàng Trong ( theo phân phối chương
trình là giảm tải) nhưng giáo viên cũng cần phải nhấn mạnh về chủ quyền lãnh
thổ quốc gia của dân tộc ta ở thời kì này: Thời kỳ Trịnh, Nguyễn phân tranh, do
áp lực tấn cơng của các chúa Trịnh ở Đàng ngồi và nhu cầu đất đai, các chúa
Nguyễn đã tiến hành những đợt nam tiến, mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phương
Nam chưa từng thấy: Năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng tiến chiếm vùng đất của
Chiêm Thành mà ngày nay là Phú Yên… Đến năm 1693 phạm vi đất đai Chăm
Pa cổ tương ứng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ ngày nay rộng
khoảng 8- 9 vạn km2 được tích hợp vào lãnh thổ của Đại việt.
Ví dụ 6: Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế văn hóa dưới triều Nguyễn
( nửa đầu thế kỉ XIX), giáo viên bổ sung thêm kiến thức sau cho học sinh sau
khi học hết mục 1: Sau khi vua Gia Long lên ngôi, nhà Nguyễn được xây dựng
rất mạnh mẽ, khiến các nước lân bang ở phía tây là Ai Lao và Campuchia đều
phải thần phục, mong nhận được sự bảo hộ từ Việt Nam.
Năm 1816, vua Gia Long chính thức cho cắm cờ, xác lập chủ quyền, giao

đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thay mặt quản lý hai quần đảo Hồng Sa và
Trường Sa. Trước đó khoảng 200 năm các chúa Nguyễn cũng đã lập đội Hoàng
Sa hằng năm đi ra các đảo tìm kiếm sản vật.
10


Năm 1835, dưới thời Minh Mạng diện tích Việt Nam vô cùng rộng lớn,
bao gồm vùng đất Ai Lao (tức Lào ngày nay), hầu hết phần đất của Chân Lạp
( tức Campuchia ngày nay), diện tích rộng 575.000 km 2, gấp 1,7 lần so với Việt
Nam bây giờ (diện tích Việt Nam hiện là 331.698 km2, theo cổng thông tin điện
tử chính phủ năm 2009)( Phụ lục 1).
Năm 1841, vua Thiệu Trị nhận thấy tình hình Chân Lạp bất ổn mãi nên đã
truyền cho quan quân Đại Nam rút quân về giữ An Giang ( từ đó đến nay, vùng
đất này thuộc về lãnh thổ của Campuchia). Vì vậy dưới thời Thiệu Trị, lãnh thổ
của nước ta thu hẹp gần giống như ngày nay.
Chương trình lịch sử khối 11:
Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược ( từ 1858 đến trước năm 1873), giáo viên cung cấp thêm cho học sinh
các kiến thức sau:
Năm 1870, pháp kí với Campuchia Hiệp ước phân định biên giới.
Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862 buộc triều đình nhà Nguyễn nhượng 3
tỉnh Nam kì là Gia Định, Định Tường, Biên Hịa cho Pháp. Tiếp đó, Hiệp ước
Giáp Tuất năm 1874, nhà Nguyễn nhượng luôn 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà
Tiên cho Pháp.
Với 2 bản Hiệp ước 1883, 1884, Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa
của Pháp.
Năm 1893, Pháp thành lập Liên Bang Đơng Dương, dựa theo địa hình đã
cắt tỉnh Hủa phăn, Xiêng Khoảng giao về lãnh thổ của Ai Lao ( Lào).
Năm 1859, công ước Pháp- Thanh đưa Lai Châu, Điện Biên và một phần
Lào Cai về xứ Bắc kỳ, cịn vùng đất bắc sơng Ln thuộc về nhà Thanh, Sâm

Châu và Xiêng Khoảng bị cắt cho Lào.
Năm 1904, Đắc Lắc được sáp nhập vào lãnh thổ của Việt Nam. Đến năm
1905 thì sáp nhập các tỉnh còn lại của Tây Nguyên ( Phụ lục 2)
Trong chương trình lịch sử khối 12, giáo viên cung cấp thêm các kiến
thức về bản đồ lãnh thổ Việt Nam đến năm 1945 ( Phụ lục 3).
Từ năm 1954-1975, Việt Nam bị chia đôi tại vĩ tuyến 17 sau hiệp định
Giơ-ne-vơ ( Phụ lục 4).
Từ sau ngày 30/4/1975 lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn thống nhất như ngày
nay ( Phụ lục 4).
Qua những nội dung đã cung cấp cho học sinh về quá trình hình thành và
mở rộng lãnh thổ quốc gia đồng thời với đó là sự thay đổi của đường biên giới
quốc gia vừa góp phần cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và có tính
hệ thống về lịch sử dân tộc vừa giáo dục cho học sinh, hình thành cho các em
lịng u nước, lịng biết ơn tổ tiên các bậc tiền bối đã hi sinh biết bao nhiêu
xương máu để mở rộng bờ cõi từ Bắc xuống Nam. Từ đó giáo dục cho học sinh
ý thức giữ gìn biên cương Tổ quốc, coi “mỗi tấc đất là tấc vàng”, là xương thịt
của cơ thể mình.
2.3.1.2. Các biện pháp giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia trong lịch sử
dân tộc.
Không chỉ dừng lại ở việc hình thành cho học sinh những kiến thức cơ
bản về quá trình xác lập và mở rộng lãnh thổ mà thông qua các bài học lịch sử
11


cịn giáo dục cho học sinh q trình đấu tranh để giữ vững lãnh thổ quốc gia của
cha ông .
Trước hết, trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, đặc biệt là các triều
đại phong kiến luôn nhận thấy được tầm quan trọng của vùng biên cương, biên
giới. Biên cương ổn định thì đất nước mới được bình yên nên đã kịp thời có
nhiều biện pháp để giữ gìn, ổn định và phát triển biên cương.

Ví dụ : Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong
kiến ( từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) ở mục 3: Hoạt động đối nội và đối ngoại ở các
triều đại Lý- Trần- Lê Sơ củng cố chính quyền Trung ương bằng cách giữ vững
vùng biên cương Tổ quốc. Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh kiến thức sau:
Chính sách "nhu viễn" ở vùng núi, biên cương đó là ( giáo viên giải thích)
lơi kéo bằng quan hệ hôn nhân - bằng việc đem các công chúa, cung phi gả cho
các tù trưởng thiểu số được áp dụng khá phổ biến dưới thời Lý, đã trở thành một
"lệ thường" của thời Lý. Như vậy, quan hệ giữa triều đình và các tù trưởng thiểu
số được gắn kết với nhau bằng quan hệ "cha con", lãnh thổ và cư dân miền núi
trên thực tế đã giao cho các phị mã quản lý. Ví như Thân Thừa Q ở đất Châu
Lang ( nay là Bắc Giang) trở thành phò mã lang ( con rể vua Lý Thái Tổ). Thân
Thiệu Thái ( chồng của cơng chúa Bình Dương)…
Ngồi ra, các triều đại vẫn để các tù trưởng tự cai quản địa phương theo
luật tục, chính quyền trung ương ràng buộc họ bằng những chính sách, biện
pháp mềm mỏng để lơi kéo họ, nhằm thắt chặt mối đồn kết quốc gia dân tộc,
mở rộng ảnh hưởng của triều đình lên vùng miền núi biên giới. Giáo viên cần
cung cấp thêm kiến thức sau:
Ví dụ 1: Khi dạy bài 17 ( lịch sử 10): Vua Lý ban chức châu mục cho Giáp
Thừa Quý ở Lạng Châu, phiên thần tin cậy nhất trấn giữ nơi quan yếu
Vi Thủ An làm thủ lĩnh châu Tơ Mậu (Lạng Sơn). Hồng Kim Mãn- thủ
lĩnh Mơn Châu (Đông Khê). Nùng Tồn Phúc làm thủ lĩnh châu Thảng Do (Cao
Bằng). Nùng Tồn Lộc cai quản châu Vạn Nhai (Thái Nguyên)…đều do con em
dân tộc địa phương đảm nhiệm.
Thời nhà Trần cũng rất chú ý đến chính sách đồn kết dân tộc thơng qua
việc ban các phẩm tước quan trọng cho các tù trưởng dân tộc thiểu số: Hà Bổng
là một chủ trại châu Quy Hoá (bắc Phú Thọ) được phong tước hầu; Trịnh Giác
Mật ở đạo Đà Giang, sau khi quy thuận triều đình được phong tước thượng
phẩm; Hà Tất Năng và Lương Hiếu Bảo... đều được phong đến quan phục hầu.
Nếu như thời Lý việc quân và dân sự chủ yếu giao cho các châu mục cai quản,
thì sang thời Trần, triều đình cịn phân phong một số người trong hoàng tộc và

quan lại lên trấn giữ một số địa phương biên ải phía Bắc.
Những chính sách và biện pháp của các vương triều Lý - Trần nêu trên đã
phát huy tác dụng tích cực cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước thời bấy giờ.
Các dân tộc miền núi vùng biên cương luôn đảm nhận được vai trò "phên dậu”
của đất nước, các thổ mục thực hiện được nhiệm vụ là người bầy tôi giữ đất đai
của triều đình, chức phận là phải bảo tồn lãnh thổ, an toàn nhân dân, bẻ gãy
những mũi tấn cơng, chống lại những kẻ khinh rẻ nước mình.
Nhiều tù trưởng miền biên giới đã thực hiện tốt vai trò tai mắt của quốc
gia. Chính vì thế, trong đời nhà Trần, quân Nguyên ba lần xâm lược nước ta, lần
12


nào cũng vậy, địch chưa đến vùng biên giới, bộ chỉ huy của ta đã biết trước và
có biện pháp đối phó. Đó là do nhân dân vùng biên thuỳ thơng qua các tù trưởng
như Hà Khuất ở Quy Hố (Yên Bái), Lương Uất ở Lạng Sơn đã kịp báo cho
trung ương tình hình quân địch.
Với tâm thức là dân của nước Đại Việt, nhân dân các dân tộc thiểu số
miền biên giới phía bắc đã sát cánh cùng nhân dân cả nước chiến đấu dũng cảm
với quân xâm lược, lập nên những chiến công xuất sắc. Trong cuộc kháng chiến
chống Tống dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, nhân dân các tộc vùng Đông
Bắc đã giữ một vai trò quan trọng.
Dưới triều Lê Sơ, vấn đề biên cương Tổ quốc được đặc biệt quan tâm vì
“của báu của một nước khơng gì q bằng đất đai: nhân dân và của cải do đấy
mà sinh ra”, nên việc bảo vệ biên giới quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an
ninh biên giới là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước Lê Sơ. Ngay khi vừa mới
lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã nhắc nhở các tướng lĩnh: “Một thước núi, một
tấc sông của ta không nên vứt bỏ... Nếu các người dám lấy một thước, một tấc
đất của Thái Tổ để lại để làm mồi cho giặc, người ấy sẽ bị trừng trị nặng” .
Hình luật Lê Sơ quy định rõ tội vi phạm chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên
giới: “Những người bán ruộng đất bờ cõi cho người nước ngồi thì bị tội chém.

Nếu bán voi, ngựa và nơ tì cho người nước ngồi cũng bị xử tương tự” . Cịn
những người đẵn tre, chặt gỗ phá hoại sự hiểm trở nơi quan ải thì bị xử tội đồ,
quản trơng coi thì bị xử tội biếm. Những “kẻ phao tin ngoài biên thuỳ có giặc dã
để cho nhân dân sợ hãi thì xử tội chém”. Trách nhiệm của quan trấn giữ biên
giới, các tướng sĩ phịng giữ nơi quan ải nếu khơng phịng bị cẩn thận, dị la
khơng đích thực để qn giặc đến bất ngờ đánh úp thì đều xử chém…
Ví dụ 2: Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều
Nguyễn ( Nửa đầu thế kỉ XIX), giáo viên cung cấp thêm cho học sinh chính
sách của các vua triều Nguyễn đối với khu vực biên cương Tổ quốc:
Khác với các triều đại trước, nhà Nguyễn đã khẳng định chủ quyền quốc
gia ở mọi miền của lãnh thổ, có cơ sở quản lý dân cư chặt chẽ, đồng thời từng
bước mở mang giáo dục ở các vùng dân tộc, đây là thành công lớn nhất của triều
đại. Các chính sách kinh tế, chính trị, văn hố, giáo dục của triều Nguyễn đầu
thế kỷ XIX bước đầu góp phần ổn định được tình hình vùng biên cương của đất
nước, đặc biệt với chính sách "lưu quan" đã tăng cường hơn nữa sự khống chế
của trung ương đối với các dân tộc thiểu số vùng biên viễn, đẩy lùi và xoá bỏ
mưu đồ cát cứ của một số thổ tù có thế lực như từng xảy ra ở các triều đại trước
đây.
Thứ hai, thông qua các bài học lịch sử trong chương trình 10, 11,12, giáo
viên lồng ghép và nhấn mạnh những trang sử hào hùng của cha anh trong việc
giữ gìn bờ cõi biên cương quốc gia.
Ví dụ: Trong chương trình lịch sử 10 ( cơ bản) thơng qua các bài học:
Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
( tiếp theo).
Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV.
Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ Tổ
quốc cuối thế kỷ XVIII
13



Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước của đân tộc
Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
Trong chương trình lịch sử 11 từ bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến
chống pháp xâm lược ( từ 1858 đến 1873) đến bài 24: Việt Nam trong những
năm chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918) học sinh phải đạt được các
kiến thức cơ bản sau:
- Lập được bảng thống kê các cuộc kháng chiến giữ gìn chủ quyền quốc gia
từ thế kỷ X- XIX.
- Giáo dục cho học sinh thấy được ở bất kỳ thời kỳ lịch sử nào mỗi khi có
giặc ngoại xâm thì lịng u nước lại trỗi dậy, cuốn phăng bè lũ cướp
nước.
- Nhìn vào những hi sinh mất mát của các thế hệ cha ơng để hình thành cho
các em ý thức và trách nhiệm của bản thân trong cuộc đấu tranh giữ vững
chủ quyền biên giới quốc gia như giữ gìn từng bộ phận trên cơ thể mình.
Chương trình lịch sử 12, tồn bộ các bài từ bài 12 đến bài 26 đều là những
trang sử oai hùng về truyền thống “giữ nước” của dân tộc ta. Đặc biệt giáo viên
nhấn mạnh bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc ( 1976 – 1986) có mục II. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975 – 1979) có nội
dung về hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và bảo vệ biên giới phía
Bắc (nhưng khơng hiểu vì lí do gì mà mấy năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo
lại giảm tải nội dung của cả bài học). Rõ ràng “ tất cả những người Việt Nam
từng đổ xương máu để gìn giữ từng tấc đất, từng hòn đảo của nước Việt Nam
đều xứng đáng được các thế hệ con cháu vinh danh và tri ân. Sách giáo khoa
lịch sử, văn học và nhiều môn khoa học xã hội khác cần quan tâm đầy đủ công
việc này như chúng ta từng viết về 2 cuộc kháng chiến trước. Không khơi gợi
hận thù song nhắc lại q khứ để có cách ứng xử đúng đắn hơm nay và phòng
ngừa cho ngày mai là điều rất cần thiết và cấp thiết đối với sự nghiệp bảo vệ
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước nhà ”.( Theo Giáo sư Vũ Dương
Ninh). Vì vậy trong những năm qua tôi vẫn mạnh dạn cung cấp thêm cho học
sinh các kiến thức cơ bản về hai cuộc chiến tranh này, đồng thời cung cấp thêm

cho học sinh thấy được chúng ta không chỉ đấu tranh bảo vệ biên giới đất liền
mà còn đấu tranh giữ vững biên giới hải đảo: Cuộc chiến bảo vệ đảo Gạc ma
( tháng 3- 1988), các hịn đảo Hồng Sa làm bài học cho cuộc đấu tranh giữ
vững biên cương Tổ quốc hiện nay, đặc biệt là biên giới biển đảo đang còn
nhiều chuyển biến phức tạp.
2.3.2. Giáo dục ý thức giữ gìn chủ quyền biên giới quốc gia thông qua “tiết
học biên giới”, các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
Do nhà trường đóng chân trên địa bàn biên giới, cư dân chủ yếu sống ở khu
vực ven biên giới nên ngay từ đầu năm học nhà trường quyết tâm đưa ra những
kế hoạch để xây dựng chương trình tuyên truyền trong suốt năm học:
- Giao cho thầy cô phụ trách các bộ mơn: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục quốc
phịng lên kế hoạch, xây dựng, biên soạn thiết kế và giảng một số “tiết
học biên giới”. Trong đó mơn Lịch sử giữ vai trò quan trọng nhất.

14


- Tổ chức tuyên truyền về nội dung biên giới lãnh thổ quốc gia đến từng
học sinh thông qua chủ đề: “ Thế hệ trẻ Mường Lát với trách nhiệm bảo
vệ đường biên giới quốc gia Việt Nam”.
- Hàng năm vào các ngày lễ lớn của nước bạn Lào, nhà trường tổ chức
thăm hỏi chúc mừng, tăng cường hơn nữa mối quan hệ giao lưu học hỏi
nước bạn trên tất cả các lĩnh vực góp phần cùng cả huyện, cả tỉnh và cả
nước trong việc tăng cường thắm tình Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam.
Đối với bộ môn Lịch sử, vì nội dung biên giới lãnh thổ được ít nhiều đề cập
trong sách giáo khoa nhưng lại rời rạc, chưa có tính hệ thống. Bên cạnh đó, thời
lượng cho mỗi tiết học hạn chế mà lượng kiến thức cần truyền đạt cho học sinh
lại nhiều nên dù có lồng ghép nội dung chủ quyền biên giới trong một số tiết học
vẫn không thể cung cấp đủ cho học sinh những kiến thức phong phú đa dạng về
vấn đề này. Vì thế, để cho học sinh có cái nhìn và hiểu biết toàn diện hơn về

biên giới lãnh thổ, chủ quyền lãnh thổ quốc gia thì địi hỏi giáo viên phải triển
khai nội dung này thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp( GDNGLL), qua các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa của nhà
trường.
Trong q trình dạy học, hoạt động GDNGLL nói chung có một vị trí hết
sức quan trọng, nó có tác dụng mang tính tổng hợp, làm sâu sắc và phong phú
kiến thức của học sinh về các mặt khác nhau của đời sống xã hội, góp phần
mang lại hứng thú cho học sinh trong q trình học tập. Thơng qua hoạt động
GDNGLL những cá tính, phẩm chất ý thức, khuynh hướng của học sinh được
bộc lộ rõ nét. Ví dụ có những học sinh thích chơi trị chơi, hát, diễn kịch…Có
những học sinh lại say mê với việc tìm tịi, nghiên cứu kiến thức. Đặc biệt hoạt
động GDNGLL đã gắn việc học tập lịch sử với đời sống, tạo cho các em ý thức
trách nhiệm trong hoạt động phục vụ xã hội, đặc biệt là với các vấn đề mang
tính “thời sự” như vấn đề biên cương Tổ quốc hiện nay. Thơng qua hoạt động
này, học sinh sẽ có hứng thú tìm hiểu tài liệu lịch sử liên quan đến chủ quyền
lãnh thổ quốc gia, đặc biệt là mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Lào trong
lịch sử dân tộc. Đây là điều kiện quan trọng để giáo dục cho học sinh thế giới
quan khoa học, đạo đức tư tưởng chính trị và có cái nhìn đúng đắn hơn về lịch
sử dân tộc, từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước hiện
nay trong đó có vấn đề giữ gìn chủ quyền biên giới quốc gia.
Hoạt động GDNGLL có rất nhiều hình thức khác nhau, sau đây là những
hình thức mà tơi thường áp dụng để giáo dục cho học sinh nội dung chủ quyền
biên giới đất nước.
2.3.2.1. Giáo dục ý thức giữ gìn chủ quyền biên giới quốc gia thông qua các
“ tiết học biên giới”.
Thực hiện kế hoạch, chủ trương của nhà trường, tôi đã thiết kế tiết học
biên giới thông qua việc tìm hiểu các nguồn tài liệu của các đồn biên phòng
trong huyện về biên giới Việt – Lào, Thanh Hóa- Hủa Phăn, các tài liệu trên
mạng, kết hợp kiến thức liên mơn( các mơn Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân,
hiểu biết xã hội…), tôi lồng ghép giáo dục cho học sinh ý thức về chủ quyền

biên giới quốc gia thông qua “ tiết học biên giới”. Nội dung cụ thể như sau( Nội
15


dung bài giảng được tiến hành trên phần mềm power point với thời lượng 2 tiết),
kết hợp hình ảnh ( phần phụ lục 5, 7).
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV hình thành cho học sinh một số
khái niệm:
+ Biên giới quốc gia
+ Chủ quyền biên giới quốc gia

Kiến thức cơ bản
I. Biên giới quốc gia và chủ quyền
biên giới quốc gia.
1. Khái niệm.
- Biên giới hay biên giới quốc gia là
đường phân định giới hạn lãnh thổ hay
lãnh hải của một nước với một nước
tiếp giáp khác, hoặc với hải phận quốc
tế.
- Biên giới Việt Nam là đường là
đường và mặt phẳng thẳng đứng theo
đường đó để xác địnhlãnh thổ đất liền,
vùng biển, vùng trời, lòng đất.
- Chủ quyền biên giới quốc gia….
- GV hỏi HS: Bảo vệ chủ quyền biên 2. Ý nghĩa của việc bảo vệ chủ quyền
giới quốc gia có ý nghĩa như thế nào? biên giới quốc gia.
- HS: Trả lời


Hoạt động 2: Cá nhân
- Gv cho HS quan sát lược đồ về sự
thay đổi của lãnh thổ quốc gia qua
từng thời kỳ.
Hs: Quan sát lược đồ và chỉ ra sự thay
đổi lãnh thổ nước ta.

- Gv: Em có nhận xét gì về quá trình
mở rộng bờ cõi lãnh thổ của cha anh?
- Hs: Suy nghĩ trả lời
Hoạt động 3: Cá nhân, nhóm
- Gv: Các triều đại phong kiến đã có
các biện pháp gì để giữ vững vùng
biên cương Tổ quốc?
- Hs: suy nghĩ trả lời.

II. Quá trình hình thành mở rộng
lãnh thổ quốc gia trong tiến trình
lịch sử dân tộc.
1.Thời kỳ dựng nước đầu tiên.
2. Thời kỳ Bắc thuộc.
3. Thời kỳ phong kiến ( Thế kỷ XXIX).
4. Thời kỳ thuộc Pháp
5. Thời kỳ sau cách mạng tháng Tám
đến nay.

III. Biện pháp giữ gìn biên giới lãnh
thổ quốc gia trong thời kỳ lịch sử.
1. Quan tâm chăm lo đời sống của

nhân dân vùng núi biên giới.
- Liên minh hôn nhân.
- Cử người dân tộc thiểu số làm quan
lại.
- Cử con em quan lại lên làm quan
vùng biên ải.
16


2. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ quốc gia.
Gv: Yêu cầu Hs lập bảng thống kê các
cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc
gia trong các thời kỳ lịch sử.
Hs: Thảo luận, cử đại diện lên bảng lập
bảng thống kê.

- Thời kỳ Bắc thuộc
- Thời kỳ độc lập tự chủ ( thế kỷ X –
XIX)
Thời kỳ 1858 – 1918
Thời kỳ 1918 – 1945
Thời kỳ 1845– 1954
Thời kỳ 1954 – 1975

IV. Mối quan hệ Việt Nam – Lào,
Hoạt động 4: Cá nhân
Thanh Hóa – Lào.
Gv: Cung cấp cho Hs kiến thức về lịch 1. Mối quan hệ Việt Nam- Lào.
sử mối quan hệ Việt Nam – Lào

- Hai nước có chung đường biên giới
với tổng chiều dài khoảng 2.100 km
-10 tỉnh biên giới của Việt Nam là
Điện Biên, Sơn La, Thanh Hố, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon
Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh biên giới
của Lào là Phông-sa-lỳ, Luổng-phạbăng, Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô-lykhăm-xay, Khăm-muộn, Sa-vẳn-nạkhệt, Sa-la-van, Xê-kông và Ăt-tạ-pư. - Điểm khởi đầu của đường biên giới ở
vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào Trung Quốc (Điện Biên), kết thúc ở vị
trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào Căm-pu-chia (Kon Tum).
- Phía Việt Nam có 153 xã, 36 huyện
biên giới, 94 đồn biên phòng.
- Mối quan hệ giữa hai nước qua các
thời kỳ:
+ Trước 1930
+ 1930- 1945
+1945- 1954
+ 1954- 1975
- Gv cung cấp cho Hs kiến thức về mối + Hiên nay.
quan hệ Thanh Hóa- Hủa phăn ( kết 2. Mối quan hệ Thanh Hóa, Việt
hợp hình ảnh – Phần phụ lục).
Nam – Hủa Phăn, Lào
+ 1930- 1945
+1945- 1954
+ 1954- 1975
+ Hiện nay.
17


Hoạt động 5: Nhóm.

Gv: Tuổi trẻ nói chung và tuổi trẻ
Mường Lát nói riêng có trách nhiệm gì
trong việc giữ gìn biên cương Tổ
quốc?
Hs thảo luận, trả lời
Gv nhận xét, kết luận

- Gv giao nhiệm vụ về nhà cho Hs:
Trong tâm trí em hình ảnh đẹp nhất
của anh bộ đội biên phịng là gì? Sưu
tầm thơ văn về hình ảnh này?

V. Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong
việc giữ gìn biên cương Tổ quốc hiện
nay.
- Nắm được các kiến thức cơ bản về
biên giới, chủ quyền biên giới
- Kiến thức về quá trình hình thành và
mở rộng lãnh thổ qua quá trình lịch sử
dân tộc
- Nêu cao tinh thần cảnh giác, , chủ
động phòng ngừa, làm thất bại âm mưu
hoạt động phá hoại, vi phạm chủ
quyền, an ninh quốc gia và trật tự an
toàn xã hội trong khu vực biên giới đất
liền.
- Giáo dục tư tưởng, nâng cao ý thức
trách nhiệm về nền quốc phịng tồn
dân, an ninh nhân dân.
- Giúp đỡ các lực lượng chức năng bảo

vệ biên giới, phịng chống bn lậu,
gian lận thương mại, tội phạm và các tệ
nạn xã hội.

“Tiết học biên giới” của học sinh lớp 11A.
Qua “tiết học biên giới”, tôi đã thu được rất nhiều kết quả có ý nghĩa: Các
em học sinh rất có hứng thú với tiết học, có ảnh hưởng rất sâu sắc đến nhận
thức, tư tưởng, tình cảm của các em. Đa số các em học sinh đều được tiếp thu
một cách có hệ thống các nội dung, văn bản tuyên truyền về an ninh biên giới,
18


khơng có học sinh nào trong trường có biểu hiện tiêu cực, vi phạm các tệ nạn xã
hội, các em đã ý thức được sâu sắc về các hoạt động tuyên truyền của nhà
trường, cũng như quy chế phối hợp giữa các đồn biên phòng với nhà trường. Em
Hơ Văn Công- học sinh lớp 11H bày tỏ cảm xúc sau khi tham gia tiết học: “
Qua tiết học biên giới em hiểu thêm về trách nhiệm cần phải năng cao ý thức
bảo vệ đường biên, cột mốc của những cư dân biên giới như em để rồi mỗi khi
nhìn cột mốc biên giới như thấy được, cảm nhận được Tổ quốc thiêng liêng, em
thấy thương và tự hào về các chú bộ đội đang ngày đêm canh giữ biên cương,
vì thế em phải cố găng học đi học chuyên cần hơn…”.
2.3.2.2. Công tác tuyên truyền về chủ quyền biên giới lãnh thổ quốc gia
thơng qua hoạt động ngoại khố, sinh hoạt tập thể của nhà trường.
Trong thời kỳ đất nước, quê hương đang phát triển, công tác tuyên truyền
luôn được xem là công tác quan trọng hàng đầu không thể thiếu trên các lĩnh
vực. Thực tiễn cho thấy hiệu quả của cơng tác tun truyền đã có tác động mạnh
đến tâm tư, tình cảm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và học sinh trong nhà
trường: Từ chỗ băn khoăn, lo lắng đến đồng tình ủng hộ chủ trương của Đảng và
Nhà nước ta trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến chủ quyền biên giới Tổ
quốc, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tạo sự đồng thuận cao trong

toàn xã hội đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Có các hình thức rất phong phú như: Tổ chức giao lưu, tăng cường mối
quan hệ giữa các trường trên địa bàn huyện Sôp Bao- tỉnh Hủa Phăn của nước
bạn Lào; treo băng zôn, khẩu hiệu, viết bảng tin, báo học tập, tuyên truyền qua
lễ chào cờ đầu tuần về các câu truyện lịch sử, những tấm gương anh dũng đã ngã
xuống khi giữ gìn biên cương Tổ quốc, những tấm gương hi sinh thầm lặng của
các anh bộ đội biên phòng trong thời hiện đại; tổ chức cho học sinh tham quan
cột mốc biên giới 281 Việt – Lào đồng thời giáo dục học sinh để các em nhận
thấy được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn cột mốc, cương vực ( Phụ
lục 6), tổ chức cho học sinh dọn khu nghĩa trang liệt sĩ huyện để giúp học sinh
thấy được sự hi sinh của các thế hệ cha anh trong việc giữ gìn biên cương bờ
cõi... hoặc tổ chức các cuộc thi lịch sử về chủ đề: “ Thế hệ trẻ Mường Lát với
trách nhiệm bảo vệ đường biên giới quốc gia”…
Xác định mục tiêu ngay từ đầu năm học, tổ Văn- Sử- GDCD đã tham mưu
với Ban giám hiệu nhà trường về công tác tuyên truyền nội dung biên giới lãnh
thổ quốc gia cho học sinh nhà trường, tổ chức hoạt động ngoại khóa tháng 2 vào
ngày 26-2-2019 với chủ đề “Thế hệ trẻ Mường Lát với trách nhiệm bảo vệ
đường biên giới quốc gia”
Tham dự ngoại khóa có Ban giám hiệu, các thầy cơ trong tổ Văn- Sử Giáo dục cơng dân, cùng tồn thể các thầy cơ giáo và hơn 700 học sinh trong
tồn trường. Buổi ngoại khóa diễn ra trong tiết chào cờ đầu tuần với tiến trình
như sau:
- Mở đầu chương trình, thầy giáo Trần Anh Văn- hiệu trưởng nhà trường giới
thiệu khái quát về biên giới lãnh thổ, chủ quyền biên giới Việt Nam, mối
quan hệ giữa Mường Lát- Thanh Hóa và Hủa Phăn - Lào, những khó khăn
của nước ta hiện nay trước những tranh chấp biên giới lãnh thổ đặc biệt là
biên giới trên biển trong thời gian vừa qua.
19


-


Phần 2: phần thi “ Thế hệ trẻ Mường Lát với trách nhiệm bảo vệ đường
biên giới quốc gia”, 3 đội thi đại diện cho 3 khối 10,11,12 phải trải qua 3
vịng thi:
+ Vịng 1: Mỗi đội sẽ trình bày một tiết mục văn nghệ về chủ đề về anh bộ
đội cụ hồ canh giữ vùng biên cương.
+ Vòng 2: Tìm hiểu kiến thức chung: Các đội thi sẽ trả lời 20 câu hỏi liên
quan đến chủ quyền biên giới đất liền, biên giới biển đảo, lịch sử địa lý của
huyện Mường Lát nói riêng, Thanh Hóa nói chung.
+ Vịng 3: phần thi hùng biện: 3 đội cử đại diện bốc thăm chủ đề và thứ tự
lượt thi với các chủ đề sau:
Chủ đề 1: Đại diện cho thế hệ trẻ của một huyện vùng cao biên giới giáp
nước bạn Lào, em sẽ có những hành động gì để tăng cường hơn nữa tinh
thần đoàn kết giữa nước ta với nước bạn?
Chủ đề 2: Vai trị của việc giữ gìn biên cương Tổ quốc ?Tuổi trẻ cần phải
làm gì để giữ vững biên cương đất nước?
Chủ đề 3: Vai trò của biển đảo Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc?Là chủ nhân tương lai của đất nước em sẽ có những hành động gì để
bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia?
Buổi hoạt động ngoại khóa “Thế hệ trẻ Mường Lát với trách nhiệm bảo
vệ đường biên giới quốc gia”đã trang bị cho các em học sinh những kiến thức
về biên giới quốc gia, sự quí trọng những thành quả mà thế hệ cha anh đã bảo vệ
và giữ gìn, tình cảm của các em với những người chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ
biên cương, cho các em thêm ý chí nghị lực trong học tập cũng như rèn luyện
đạo đức để trở thành những con người có ích cho xã hội. Mục đích của đợt hoạt
động ngoại khóa là nhằm tăng cường đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, giáo dục
sâu rộng, có hệ thống nội dung biên giới lãnh thổ quốc gia cho các em học sinh.
Từ đó nâng cao nhận thức, tình cảm trong cán bộ, giáo viên, học sinh đối với
vấn đề chủ quyền quốc gia, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên
truyền vấn đề biên giới lãnh thổ cho một huyện vùng biên với nhiều vấn đề nhạy

cảm như huyện Mường Lát. Thông qua công tác tuyên truyền về chủ quyền biên
giới sẽ giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, giữ vững chủ quyền
biên giới giữa nước ta với nước bạn Lào, tránh những hành động lôi kéo của các
thế lực thù địch.
Nhà trường cịn có các hình thức khác nhằm giới thiệu và giáo dục cho
các em học sinh tầm quan trọng của biên giới Tổ quốc, vai trò của một huyện
vùng biên ví như kết nghĩa với các đồn biên phịng trên địa bàn huyện, giao lưu,
kết nghĩa và tuyên truyền đến các em học sinh hình ảnh đẹp về anh bộ đội biên
phòng…
Để phát huy truyền thống yêu nước, mỗi cán bộ giáo viên trong nhà
trường phải nhận thấy được trách nhiệm của bản thân là tuyên truyền giáo dục
cho học sinh trong trường biết được thế nào là biên giới quốc gia, là quyền và
chủ quyền quốc gia, nhất là chủ quyền biển đảo nước ta hiện nay? Giáo dục cho
học sinh thấy được trách nhiệm của bản thân mình là phải làm gì trước những
hành động xâm phạm chủ quyền của của các thế lực thù địch nói chung, hành
động của Trung Quốc nói riêng. Mỗi người cần có hành động ý nghĩa nhất và
20


đóng góp trí tuệ, sức lực cụ thể của mình, góp phần xây dựng các vùng biên
cương xa xơi của đất nước thành vùng kinh tế giàu, mạnh, vùng quân sự vững
chắc trong phịng tuyến an ninh giữ gìn và bảo vệ sự thống nhất toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc, bảo vệ các quyền lợi của quốc gia. Đó là mỗi chúng ta đã góp
phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn
mới, giai đoạn cần phải giữ vững ổn định và bảo vệ môi trường sống cho sự phát
triển, cho công cuộc CNH - HĐH đất nước trong hội nhập quốc tế.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một năm nghiên cứu và thực hiện đề tài: Giáo dục ý thức giữ gìn chủ
quyền biên giới quốc gia trong dạy học lịch sử cho học sinh trường THPT
Mường Lát” tôi đã bước đầu thu được những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể như

sau:
- Học sinh rất có hứng thú trước những kiến thức mà bấy lâu gắn liền với cuộc
sống thường ngày của các em mà các em khơng để ý đến.
- Các em học sinh rất tích cực, chủ động và tham gia đầy đủ trong các “ tiết học
biên giới” , các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, thăm quan.
- Các em đã ý thức được vai trò của vùng biên cương Tổ quốc trong phát triển
kinh tế, trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc.
- Các em còn ý thức được chủ quyền biên giới quốc gia đặc biệt là biên giới
biển đảo đã và sẽ tiếp tục bị đe dọa, là những chủ nhân tương lai của đất nước
các em sẽ có những hành động đúng đắn và thiết thực như thế nào để bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ quốc gia.
- Kết quả của bài viết 1 tiết với đề bài liên quan đến vấn đề chủ quyền biên giới
quốc gia giữa học kì I và học kì II của các lớp 11A, 11B, 11C, 11H có sự thay
đổi như sau:
LỚP
11A ( sĩ số 35) 11B( sĩ số 37)
11C( sĩ số 38)
11H( sĩ số 37)
Học
HK 1 HK 2 HK 1 HK 2 HK 1 HK 2 HK 1 H K 2
kỳ
Giỏi
1
5
0
3
0
3
0
4

Khá
5
15
4
15
2
16
3
17
Trung 20
15
18
17
15
16
16
15
Bình
Yếu
7
0
10
2
13
3
12
1
Kém
2
0

5
0
8
0
6
0
Đây là kết quả 4 lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy và áp dụng các phương pháp
nêu trên. Qua đó có thể thấy được tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên đáng kể trong
học kì 2 so với học kì 1.
3.Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận
- Hầu hết các bài hoc Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa THPT cịn dài,
lượng kiến thức cho mỗi tiết học nhiều vì thế để lồng ghép giáo dục nội dung
chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh thì cả giáo viên và học sinh đều phải
“gắng sức”sẽ gây khó khăn cho việc đổi mới phương pháp dạy học.Vì thế, tơi
mong trong những năm tới đây trong đề án đổi mới chương trình SGK, Bộ Giáo
21


dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hố có hướng mới trong việc
giải quyết khó khăn này.
- Việc đưa nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biên giới đặc biệt là biên giới
biển và hải đảo của Tổ quốc vào chương trình sách giáo khoa là đặc biệt quan
trọng và mang tính cấp thiết. Tuy nhiên việc điều chỉnh chương trình sách giáo
khoa cần phải có thời gian và sự nghiên cứu của các nhà giáo dục có chun
mơn. Vì thế trước khi làm việc đó, Bộ giáo dục và Đào tạo, các Sở giáo dục cần
phải có những cơng văn hướng dẫn việc dạy và học về chủ quyền biên giới, có
thể tăng thêm các tiết dạy học về vấn đề này, đặc biệt là chủ quyền biển đảo
hoặc hướng dẫn hoạt động ngoại khóa cho cả giáo viên và học sinh.
- Giáo dục cho học sinh nội dung chủ quyền biên giới là trách nhiệm của các nhà

trường, trong đó quan trọng nhất là các mơn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục
cơng dân, Quốc phịng- An ninh. Vì thế để đảm bảo cung cấp cho học sinh
những kiến thức đầy đủ nhất, toàn diện nhất về chủ quyền biển đảo Tổ quốc đòi
hỏi giáo viên phải vận dụng qui tắc dạy học liên mơn một cách hợp lí, khoa học
- Thanh Hóa là tỉnh có đường biên giới dài cả đất liền và biển, vì vậy giáo dục
cho các em nội dung chủ quyền biên giới là việc làm thiết thực địi hỏi phải có
sự quan tâm của các Sở, ban ngành.
- Giáo viên lịch sử cần phải trang bị cho mình những kiến thức vững vàng,
chuyên sâu về chủ quyền biên giới; phải đóng vai trị chủ động phối hợp với nhà
trường, Đồn thanh niên, giáo viên các mơn khác tổ chức các hoạt động học tập
trong giờ nội khóa và ngoại khóa để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh.
3. 2. Kiến nghị.
- Nhà nước cần có nhiều chính sách quan tâm hơn nữa đến đời sống nhân dân
vùng cao biên cương như huyện Mường Lát đặc biệt là đời sống của cán bộ giáo
viên như chúng tơi.
- SGK cần có sự thay đổi theo hướng tăng cường hơn nữa nội dung chủ quyền
biên giới quốc gia, đặc biệt là chủ quyền biên giới biển đảo.
- Bộ giáo dục cần đưa nội dung về hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và
biên giới phía Bắc vào chương trình học. Khơng chỉ vậy, cần phải cung cấp
thêm cho học sinh những kiến thức đầy đủ hơn về hai cuộc chiến tranh này để
các em có cái nhìn tồn diện trong q khứ từ đó biết định hướng cho tương lai.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 04 năm 2019
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác

Lê Thị Tâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
22


[1] Địa lý 12, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016
3. Mạng Internet.
4. Lịch sử lớp 10, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016.
5. Lịch sử lớp 11, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016.
6. Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016.

23


24



×