Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường THPT mường lát qua công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT MƯỜNG LÁT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA
DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT MƯỜNG
LÁT QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Người thực hiện: Phạm Văn Tuyển
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm

THANH HÓA NĂM 2019

0


MỤC LỤC
1. Mở đầu……………………………………………………………………….2
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………....2
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………..3
1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………3
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………3
2. Nội dung………………………………………………………………………3
2.1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………………3
2.2. Thực trạng…………………………………………………………………..4
2.3. Biện pháp, cách thức thực hiện……………………………………………..7
2.3.1. Giáo viên nghiên cứu tìm hiểu tâm sinh lí học sinh……………………....7
2.3.2. GVCN cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về vẻ đẹp văn hóa


của các dân tộc………………………………………………………………….8
2.3.3. Tổ chức hoạt động ngoài giờ, hoạt động tập thể………………………...11
2.3.3.1. Kết hợp lồng ghép tổ chức các phong trào thi đua cho học sinh
chào mừng các ngày lễ lớn có liên qua đến chủ đề bản sắc…………………...12
2.3.3.2. Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua sinh hoạt
đời sống thường ngày của các em học sinh………………………………… ..14
2.3.4. Kết hợp với gia đình trong việc giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc cho học sinh………………………………………………….15
2.3.5. Lồng ghép giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Trong một số bài giảng môn quốc phòng- an ninh…………………………….16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến…………………………………………………….17
3. Kết luận, kiến nghị…………………………………………………………..16
3.1. Kết luận……………………………………………………………………16
3.2. Kiến nghị…………………………………………………………………..18
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...19
PHỤ LỤC

1


1.Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Nước ta với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc xác
lập, mở rộng bờ cõi, xây dựng nhà nước độc lập tự chủ, phát triển kinh tế, ổn
định chính trị xã hội, các thế hệ cha anh từ đời này qua đời khác cũng không
ngừng xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng từ đó khẳng
định sự trường tồn vĩnh cửu của dân tộc qua lịch sử hàng nghìn năm cho đến tận
ngày nay. Nước ta có 54 dân tộc anh em, ngoài những nét văn hóa chung của cả
nước thì mỗi dân tộc lại có những bản sắc văn hóa riêng. Vấn đề đặt ra cho thế
hệ hôm nay là cần phải giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa đó.

Có thể nói, văn hóa giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của
mỗi quốc gia dân tộc. Nó mang bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng
đồng, một dân tộc, một quốc gia. Khiến cho cộng đồng ấy, quốc gia ấy, dân tộc
ấy mang trong mình những nét đặc thù riêng, không thể bị pha trộn. Chính vì
vậy, bản sắc văn hóa chính là linh hồn, là ngọn đuốc sống để phân biệt dân tộc
này với dân tộc khác.
Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế không
chỉ về kinh tế mà còn về chính trị, xã hội, văn hóa, lối sống… Hội nhập tạo ra
nhiều cơ hội mới để phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức. Trong
đó nguy cơ mất bản sắc văn hóa dân tộc là cấp bách nhất trước các dòng văn hóa
ngoại lai. Chính vì vậy làm thế nào để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc
trong thời kỳ hội nhập và mở cửa, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc, biến
văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước với phương châm “
hòa nhập mà không hòa tan” là một vấn đề quan trọng cần phải nghiên cứu để có
những định hướng đúng đắn trên con đường phát triển chung của đất nước.
Là một giáo viên trẻ đang công tác tại huyện vùng cao biên giới- Mường
Lát- Thanh Hóa, cư dân ở đây chủ yếu là các dân tộc thiểu số( có 6 dân tộc cùng
sinh sống là Thái , H’Mông, Dao, Khơmú, Mường, và một số ít người dân tộc
Kinh), ngoài những nét chung trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa mỗi dân
tộc lại có những sắc thái văn hóa riêng được hình thành từ thời kỳ lịch sử xa
xưa. Vì vậy giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc là một việc làm quan trọng và
thiết thực đối với thế hệ trẻ nơi đây.
Trường THPT Mường Lát đóng chân trên địa bàn vùng biên giới với
nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch không hề từ bỏ âm mưu phá hoại
chúng ta đặc biệt là văn hóa. Chính vì vậy giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc là một việc làm quan trọng. Trách nhiệm này đặt lên vai tất
cả các thầy cô nhưng quan trọng nhất là vai trò của người giáo viên chủ nhiệm
lớp.
Qua thực tế 8 năm giảng dạy tại trường cũng là từng ấy thời gian đảm
nhiệm công tác chủ nhiệm và quản lý khu ký túc xá nhà trường, tôi nhận thấy

được tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc cho thế hệ trẻ Mường Lát nói chung và học sinh trường THPT Mường
2


Lát nói riêng. Vì vậy trong những năm qua, tôi đã mạnh dạn đưa ra nhiều biện
pháp để giáo dục học sinh. Từ những kinh nghiệm của bản thân, tôi xin chia sẻ
cùng đồng nghiệp thông qua đề tài: “ Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc cho học sinh trường THPT Mường Lát qua công tác chủ nhiệm”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh nhận thức được các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc ta từ đó
hình thành ý thức trân trọng, giữ gìn.
- Hình thành cho học sinh ý thức thực hiện tốt nội qui qui định của trường, lớp
- Xây dựng môi trường học tập văn minh, mô phạm
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp giáo dục ý thức giữ gìn bản săc văn hóa dân tộc cho học sinh
trường THPT Mường Lát qua công tác chủ nhiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
-Phương pháp khảo sát thực tế: Nghiên cứu tâm sinh lí học sinh THPT, nghiên
cứu thực tế đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
- Phương pháp lí luận: Nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của giáo viên chủ nhiệm,
các văn kiện của Đảng, nhà nước về văn hóa dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc, nghiên cứu tài liệu văn hóa.
- Phương pháp thu thập hình ảnh, phân tích, so sánh, tổng hợp.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận.
Văn hóa là một khái niệm rộng có nhiều nghĩa khác nhau, có nhiều nội
hàm khác nhau. Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động
và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo
ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”[1].

Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa”[2]. Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa
cụ thể và đầy đủ hơn. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều
“vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải
qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán,
chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích
lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc
riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại.
Như vậy, có thể nói văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình
3


tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con
người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con
người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng
đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, là tổng hợp tất cả các khía cạnh của
cuộc sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang
những dấu hiệu của văn hóa. Văn hóa không phải mang trong mình những giá trị
cố định, bất biến mà văn hóa luôn phát triển theo lịch sử.
Bản sắc văn hóa dân tộc là những sắc thái gốc, những đường nét, màu sắc
riêng biệt không thể trộn lẫn của một nền văn hóa. có thể nói bản sắc văn hóa
chính là “ thẻ căn cước” cho mỗi dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc
khác.

Hiện nay nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, vì vậy phải
chuẩn bị cho mình đầy đủ những năng lực nội sinh cần thiết để “ hòa nhập mà
không bị hòa tan”. Trong đó nhiệm vụ quan trọng là vừa phải giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc, vừa phải tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Báo
cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII
trình trước Đại hội IX đã nhấn mạnh việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. Sự nghiệp giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Vậy giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh là giáo
dục những vấn đề gì?
- Là hình thành cho học sinh những nhận thức cơ bản các giá trị của văn
hóa, bản sắc văn hóa dân tộc, vai trò của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
-Từ đó hình thành cho các em thái độ trân quí những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của cha anh hình thành trong quá trình lịch sử. Từ đó từng
bước hình thành ở học sinh lòng tự hào dân tộc, thái độ tự tin khi giới thiệu về
những giá trị văn hóa của dân tộc mình.
- Khi các em có nhận thức đúng ,thái độ đúng, sẽ các tác động tích cực
đến hành động của các em. Như vậy sẽ hình thành cho các em ý thức chủ động
tự giác trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
2.2. Thực trạng.
Nước ta đang trong xu thế hội nhập quốc tế vì thế văn hóa dân tộc cũng có
những mặt tích cực như: Ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghã xã
hội, tinh thần trách nhiệm của các công dân được nâng cao lên một bước; nhiều
nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước được hình thành.
Tính năng động và tích cực công dân được phát huy, sở trường, năng lực các
nhân được khuyến khích; không khí dân chủ trong xã hội tăng lên; thế hệ trẻ tiếp
thu nhanh những kiến thức mới và có ý thức vươn lên lập nghiệp, xây dựng, bảo
4



vệ Tổ quốc, luôn luôn hướng về cuội nguồn, cách mạng, kháng chiến, tưởng nhớ
các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa, những người có công giúp đỡ
những người hoạn nạn… trở thành phong trào quần chúng góp phần giữ gìn bản
sắc dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế; sự nghiệp giáo dục cũng thu được
những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao trình độ học vấn của nhân dân.
Trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, các hoạt động sáng tạo cũng có bước phát
triển mới. Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được gìn giữ…
Bên cạnh những mặt tích cực trên, thì hội nhập quốc tế cũng có những tác
động tiêu cực đến sự giữ gìn bản sắc dân tộc của nước ta hiện nay như:
- Những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, nên có nhiều phần tử
phản động tuyên truyền nhảm tạo nên sự hoài nghi về con dường xã hội chủ
nghĩa, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phủ nhận những
thành quả của cha ông trong quá trình lịch sử, phủ nhận, xuyên tạc vai trò lãnh
đạo của Đảng… chính điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc ở nước ta, tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị
văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ… gây hại đến
thuần phong mĩ tục của dân tộc.
- Không ít trường hợp vì đồng tiền, danh lợi mà chà đạp lên tình nghĩa gia
đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp, suy thoái đạo đức lối sống..
- Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan… vẫn còn tồn
tại.
- Sự suy thoái đạo đức lối sống, nạn tham những, qua lưu cửa quyền..
Nhìn chung, thực trạng những năm gần đây không chỉ thành thị mà cả
những vùng nông thôn, điều kiện sinh hoạt và phong tục lối sống đang có những
thay đổi lớn, có những yếu tố được tiếp thu theo hướng tích cực nhưng có cũng
nhiều yếu tố tiêu cực, trái với thuần phong mĩ tục của cha ông. Vì vậy giáo dục
thế hệ trẻ ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm thiết thực và
quan trọng.
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người phát triển toàn diện chânthiện-mĩ, thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh, giáo dục cho người học thấm nhuần các nguyên tắc và chuẩn

mực đạo đức do xã hội qui định về lối sống, phong cách, thái độ ứng xử trong
cộng đồng như lòng yêu nước, ý thức dân tộc. Như vậy , trước tình trạng văn
hóa nước ta hiện nay, để giúp thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thì trọng
trách nặng nề đặt lên vai ngành giáo dục.
Trường THPT Mường Lát – đóng chân trên huyện vùng cao biên giới.
Học sinh trong trường chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số ( Thái, Mông,
Dao, Khơ mú, Mường). Các em phần lớn ở xa nhà nên ở lại khu kí túc xá trong
trường hoặc ở làng học sinh ( cách trường 500m). Vì vậy, mặc dù nhà trường
không phải là hình thức nội trú nhưng các em không chỉ học chung với nhau mà
còn sống chung với nhau trong suốt 3 năm học. Đây là điều kiện thuận lợi để
5


giáo viên chủ nhiệm giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc.
Trong các năm học vừa qua, nhà trường đã có nhiều biện pháp giáo dục
học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình, tiếp nhận và cung sống
hòa nhập với những nét đẹp văn hóa của dân tộc bạn, thông qua đó hình thành ở
các em tinh thần đoàn kết dân tộc, yêu thương, cảm thông chia sẻ lẫn nhau, giúp
nhau vượt qua khó khăn như: Qui định thứ 2 đầu tuần và các ngày lễ, học sinh
phải mặc sắc phục dân tộc, thứ 6 mặc đồng phục, tổ chức các trò chơi dân gian
vào các ngày lễ lớn như ném còn, ném pao, bắn nỏ…, tổ chức các phong trào
“nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách”… hoặc trong các hội thi văn nghệ nhà
trường luôn khuyến khích các em thể hiện các tiết mục hát múa của dân tộc
mình.
Tuy nhiên tôi nhận thấy thực trạng đáng buồn đang còn tồn tại ở học sinh
trường tôi nói riêng và thế hệ trẻ nói chung đó là: Sự mai một, lai tạp các giá trị
văn hóa truyền thống, đặc biệt là trong giới trẻ hiện nay, các em đáng đánh mất
dần thuần phong mĩ tục, chạy theo lối sống lai căn, đua đòi, hưởng thụ, thờ ơ
trước những giá trị văn hóa của dân tộc. Sau hơn 8 năm gắn bó với nhà trường,

với biết bao thế hệ học trò tôi nhận thấy càng các thế hệ sau sự hiểu biết về các
giá trị văn hóa truyền thống tinh thần ngày càng giảm sút: Vẫn còn tình trạng
học sinh trốn tránh việc mặc sắc phục dân tộc dưới mọi hình thức, các em không
biết hoặc rất mơ hồ về phong tục tập quán của dân tộc mình như lế hội, điệu
múa, hát, các trò chơi, đầu tóc, trang phục không phù hợp với học sinh, hút
thuốc, nói tục, thiếu văn hóa khi tham gia giao thông…
Trong quá trình giảng dạy và gắn bó với các em qua công tác chủ nhiệm
và quản lí khu kí túc xá học sinh tôi đã nắm được các nguyên nhân dẫn đến tình
trạng nói trên:
- Trước hết, các em chưa ý thức được tầm quan trọng, ý nghĩa thiêng liêng
của các bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình.
- Các em không thích mặc sắc phục dân tộc vì nó bất tiện, vướng víu lại
không mốt, không hiện đại. Mặt khác, để may được một bộ sắc phục tốn kém
không ít công sức và tiền bạc.
- Trong quá trình học tập và chung sống với nhiều dân tộc khác nhau nên
các em rất dễ ảnh hưởng cách sống, cách nghĩ của nhau ( một em không thực
hiện sẽ kéo theo nhiều em khác không thực hiện theo).
- Bản thân gia đình của các em cũng không coi trọng việc giáo dục con
em mình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Những ảnh hưởng, tác động quá lớn của lối sống hiện đại đặc biệt là
công nghệ thông tin, sự cám dỗ, hấp dẫn của mạng xã hội, trò chơi điện tử, phim
ảnh không lành mạnh.
- Môi trường giáo dục nhà trường chưa đồng bộ. Vì đặc thù không phải là
trường nội trú nên chưa có giáo viên chuyên biệt trong việc quản lí học sinh mà
6


chủ yếu là giáo viên làm công tác kiêm nhiệm. Mặt khác giáo viên chủ yếu đầu
tư vào vấn đề chuyên môn nên không chú trọng tìm hiểu các phong tục tập quán,
bản sắc văn hóa các dân tộc đẻ giáo dục học sinh. Chính vì vậy, có những lúc

vấn đề giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vẫn còn bị bỏ
ngõ.
Vì vậy trong hơn một năm học qua, kết hợp công tác chủ nhiệm cùng
quản lí khu kí túc học sinh, tôi đã mạnh dạn đưa ra nhiều giải pháp để giáo dục
học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Dưới đây là những chia sẻ từ
bản thân tôi, mong nhận được sự góp ý từ các đồng nghiệp.
2.3 Cách thức, biện pháp thực hiện.
2.3.1. Giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu tâm sinh lí học sinh trường THPT
Mường Lát.
Học sinh trường THPT Mường lát ngoài những đặc điểm tâm lí chung của
học sinh THPT còn có những đặc điểm tâm lí riêng: - Các em chủ yếu là con em
dân tộc thiểu số nên luôn có tính thẳng thắn, thật thà và rất tự trọng. Nếu không
đồng ý vấn đề gì đó các em thường tỏ thái độ ngay. Tính thật thà cùng với khả
năng diễn đạt bằng tiếng phổ thông còn hạn chế nên những lúc làm cho giáo
viên “ nóng mặt”. Nếu giáo viên không am hiểu tường tận và cảm thông sâu sắc
thì sẽ khép học sinh vào hành vi “ thiếu lễ độ”, hay “ vô lễ”.- Các em học sinh
có lòng tự trọng rất cao, nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề, gay
gắt trước mặt bạn bè hoặc đông người hoặc khi kết quả học tập kém…thì các em
rất dễ xa lánh thầy cô, bạn bè hoặc bỏ học.- Học sinh trong trường chủ yếu sống
xa gia đình, xa bố mẹ, ở cái tuổi mà đáng ra các em còn được sự giúp đỡ của bố
mẹ nhưng các em đã phải tự lập, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn còn phải tự lo
cho cuộc sống, cho học tập nên thầy cô là bố mẹ thứ hai của các em. Các em có
niềm tin sâu sắc vào giáo viên đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm, các em tin vào
những gì các em nhìn thấy từ thực tiễn cuộc sống. Khi các em đã tin, các em
thường quyết tâm thực hiện cho được những công việc mà giáo viên giao, nhiều
khi các em còn bắt trước tác phong, ngôn ngữ, chỉ chỉ của thầy cô.
Nắm bắt được những đặc điểm tâm lí này, tôi luôn cố gắng gần gũi, đi
sâu, tâm sự, giúp đỡ các em, cố gắng cảm hóa các em bằng sự tận tình,chăm sóc
của mình, là “bạn bè” của các em khi các em cần chia sẻ, chút bầu tâm sự.
Đồng thời trong công việc giảng dạy cũng như cuộc sống tôi luôn cố gắng

gương mẫu về mọi mặt để giành được sự tin yêu của các em, từ đó phát huy tác
dụng các biện pháp giáo dục của mình. Trong đó để giáo dục ý thức giữ gìn bản
sắc dân tộc cho học sinh, tôi cố gắng học tiếng của các em về các cách giao tiếp,
chào hỏi.
Tôi nhận thấy trong những năm qua, mặc dù nhà trường đã đưa ra nhiều
nội quy, quy định để học sinh thực hiện tốt nhằm xây dựng một môi trường học
tập thân thiện, văn minh. Phần lớn các em đều đã thực hiện rất tốt, nhưng vẫn
còn một bộ phận học sinh cố tình vi phạm như không thực hiện sắc phục vào thứ
2 đầu tuần và ngày lễ, nói tục, đầu tóc, trang phục, tác phong không đúng quy
định, hút thuốc lá, chưa thực hiện tốt văn hóa giao thông… Nắm bắt được đặc
7


điểm tâm lí của học sinh Mường Lát, tôi thường đưa ra các biện pháp mềm
mỏng, chủ yếu là giáo dục, khuyên răn, tuyên truyền, thuyết phục từ đó các em
tự nguyện làm theo.
2.3.2. Giáo viên chủ nhiệm cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về nét
đẹp văn hóa của các dân tộc, vai trò quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc.
Mỗi dân tộc đều có những nét riêng, nét đặc trưng về văn hóa. Nó không
đơn giản sinh ra và tồn tại đến ngày nay mà đó là cả quá trình trong lịch sử của
cha ông. Có khi phải trả giá bằng xương máu và tính mạng. Vì vậy các thế hệ
con cháu phải biết trân quí và gìn giữ. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng
nhận thấy điều đó ngay được mà phải giáo dục các em.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, trong các giờ sinh hoạt đầu tuần, tôi kể
cho học sinh nghe về các nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân
các dân tộc Thái, Mường, Dao, Khơ mú….
Bám sát các tiết sinh hoạt đầu giờ hàng ngày, tôi phân ra như sau: Thứ 3,
5, 7 tôi sẽ cung cấp cho học sinh một số kiến thức về trang phục truyền thống
của các dân tộc, điệu múa, điệu hát, trò chơi, lễ hội… Thứ 4, 6 tôi cho học sinh

tập hát một số bài hát của các dân tộc: Thái, Mông, Dao…
Ví dụ 1: Tôi kể cho học sinh nghe về trang phục của người Thái ( chiếc
váy Thái, khăn piêu): “Trang phục nam của người Thái đơn giản, ít chứa đựng
sắc thái riêng. Đây cũng là đặc trưng nổi bật góp phần quan trọng tạo nên đặc
điểm giới tính của trang phục nam. Theo truyền thống, áo nam thường do các
mẹ, vợ cắt may. Muốn cắt may áo nam, người phụ nữ trong gia đình lấy 2 mảnh
vải gập đôi lại thành chiều dài của áo, sau đó họ can nẹp trước, lượn đường
nách, ghép tay áo khâu đường nách, sau cùng khoét, ghép cổ vai áo. Quanh cổ
áo được lót một miếng vải hình tròn bên trong cho phẳng, bền, đẹp. Nẹp áo, cổ
áo được khâu đột cho cứng. Các chỗ khác như ống tay, sườn, nách áo được
khâu vắt cho mềm. Quần là một kết cấu gồm 2 ống vải tách ra ở phần dưới,
chung nhau ở phần trên có tác dụng che phần nửa dưới cơ thể từ bụng xuống 2
chân. Muốn cắt quần thì người phụ nữ Thái xếp các miếng vải lên nhau rồi cắt
lượn ống, đũng, cạp quần. Sau đó tiến hành khâu nối ống, đũng (khâu vắt), cạp
(khâu đột) lại. Quần cơ bản thường chỉ có màu chàm. Khăn của nam giới chỉ
đơn giản là một miếng vải được nhuộm chàm đen.
Cơ bản, một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Thái gồm có áo
ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, khăn (piêu), nón, các loại hoa tai, vòng cổ, vòng
tay, xà tích.
Váy của phụ nữ Thái Thanh Hóa có thêm phần cạp váy, đầu váy cao
ngang nách, ôm lấy bộ ngực. Váy cũng được phân thành 2 loại: váy mặc khi lao
động, váy mặc đi chơi. Váy mặc khi lao động không có hoa văn hoặc váy cũ,
còn váy đi chơi được thêu hoa văn đẹp mắt. Váy người Thái Thanh Hóa phong
phú về màu sắc, hoa văn. Có loại thân váy màu đen, chất liệu vải tự dệt hoặc
vải láng, lụa, gấm vóc mua dưới xuôi, nối thêm một đoạn chân váy dài khoảng
8


25cm, thêu hoa văn rồng phượng, hoa lá rất tinh tế. Thân váy có các loại hoa
văn sọc ngang, xen kẽ hình hoa lá, động vật. Cạp váy, đầu váy của người Thái

Thanh Hóa có dệt hoa văn.
Thắt lưng của phụ nữ Thái Thanh Hóa đều làm bằng chất liệu tơ tằm
hoặc vải dệt, trang điểm thêm bằng chùm dây xà tích bạc trắng, đeo quả đào,
nhưng đuôi thắt lưng người Thái ở Thanh Hóa để vuông, dài hơn.
Chiếc khăn piêu của người Thái Thanh Hóa là sự kết hợp độc đáo, khéo
léo giũa màu sắc và hoa văn: màu xanh của núi rừng, vàng của ánh trăng,
nương lúa, màu trắng hồng của của hoa thơm”.( Phụ lục 1)
Sau đó tôi nhấn mạnh: Nhìn vào trang phục của người phụ nữ ( đặc biệt
là chiếc khăn piêu) người ta có thế đánh giá được tài năng và phẩm hạnh của
người phụ nữ, đánh giá được người phụ nữ đó có được dạy dỗ đàng hoàng hay
không, tính tình siêng năng hay không. Người phụ nữ Thái khi đi lấy chồng phải
có trang phục, chăn gối do tự tay thêu đặc biệt là chiếc khăn piêu. Trong đời
sống tình cảm, chiếc khăn piêu là minh chứng tình yêu đặc biệt của đôi lứa. Từ
đó giáo dục cho học sinh ý thức trân trọng và thực hiện nghiêm túc trang phục
truyền thống của dân tộc mình là thể hiện tình yêu của mình đối với bà, mẹ,
người phụ nữ đã dệt nên những trang phục này.
Ví dụ 2: Tôi kể cho học sinh nghe về trang phục truyền thống dân tộc
H'Mông: “Dân tộc H'Mông có trang phục truyền thống hết sức cầu kì và sặc sỡ,
thường làm bằng vải lanh với nhiều màu sắc nổi bật cùng hoa văn đa dạng, cầu
kì. Một bộ trang phục hoàn chỉnh thường gồm áo xẻ cổ, váy xòe xếp ly, xà cạp
và mũ đội đầu. Nữ phục H'Mông rất đẹp và nổi bật, họ thường đính kèm các
đồng xu, chuỗi hạt trên trang phục để tăng tính thẩm mỹ cũng như thể hiện các
ý chí tâm linh truyền thống. Trang phục người Mông Hoa và Mông Trắng thì
hoa văn chủ yếu tập trung trên lưng áo, đó là các họa tiết thổ cẩm hình chữ
nhật, hình thoi,... Còn trang phục phụ nữ Mông Đen, Mông Đỏ thì họa tiết tập
trung ở vùng tay áo và trước ngực. Váy của họ là váy xòe xếp ly, thường là màu
trắng, đai thắt lưng dài có màu nổi bật như xanh, hồng,... Đi kèm với váy là xà
cạp được thiết kế tỉ mỉ với các đồng xu bạc trang trí”.( Phụ lục 2).
Ví dụ 3: Trang phục truyền thống dân tộc Dao : “ Phụ nữ Dao rất coi
trọng ăn mặc, trang phục của họ được may tỉ mỉ từng đường kim mũi chỉ, từ

khâu dệt tới nhuộm vải rồi thêu hoa văn đều rất cầu kì và công phu. Một bộ
trang phục hoàn chỉnh gồm áo, mũ, quần, thắt lưng và xà cạp quấn chân. Áo
của họ là loại áo dài, cổ tay và viền áo là các hoa văn thổ cẩm màu đỏ được
thêu kì công trên nền vải đen chàm, quần màu đen tuyền phía dưới có thêu hoa
văn, muốn biết người phụ nữ có khéo tay hay không thì hãy dựa vào hoa văn
trên chân quần của họ. Khăn đội đầu màu đỏ nổi bật chính là điểm nhấn cho
toàn bộ trang phục cũng như là đặc điểm riêng của người Dao Đỏ”.( Phụ lục
3).
Ví dụ 4: Trang phục truyền thống dân tộc Mường: “Nữ phục của dân tộc
Mường khá đơn giản nhưng cũng không kém phần độc đáo. Áo pắn (áo ngắn) là
loại áo cánh khá ngắn, xẻ ngực, ở nhóm Mường Thanh Hóa thì áo được thiết kế
9


chui đầu, khá ngắn. Váy dài thường màu đen hay màu nâu nhạt, có cạp cao, ôm
lấy thân trên. Đầu váy và cạp váy được dệt thổ cẩm cầu kì. Phụ nữ Mường
thường đội khăn trắng hoặc xanh, thắt lưng màu xanh lá. Trang phục Mường
không cầu kì nhưng vô cùng thanh thoát, họ có quan niệm riêng về thẩm mỹ và
cái đẹp nó thể hiện rõ nét ngay trên bộ trang phục truyền thống”
Cuối cùng giáo viên nhấn mạnh : Việt Nam có 54 dân tộc anh em mỗi dân
tộc đều có trang phục truyền thống riêng, trong đó có những dân tộc có trang
phục rất đẹp và độc đáo. Mỗi bộ trang phục đều mang những nét đẹp và ý nghĩa
khác nhau, in dấu truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc đó, nó là hơi
thở, là linh hồn của một dân tộc. Mặc sắc phục dân tộc mình là thể hiện sự trân
trọng, yêu thương dân tộc của mình.
Ngoài ra tôi còn kể cho học sinh nghe về các điệu múa, điệu hát của người
Thái, người Mông.
Ví dụ 1 : Đối với dân tộc Thái có khặp Thái ( hay còn gọi là dân ca Thái):
“Khặp là một loại hình nghệ thuật diễn xương dân gian, là sự kết hợp giữa lời
ca, điệu thức và không gian trữ tình ở chính nơi được diễn xướng. Khặp còn là

sự kết hợp giữa âm nhạc và thi ca, chủ nhân của các làn điệu đó chính là những
nghệ nhân dân gian, là những lời ca gắn liền với ca dao, thơ, truyện thơ, đươc
dân gian sáng tác truyền miệng từ đòi này qua đời khác. Khặp Thái cơ bản là
thống nhất thế nhưng vẫn mang dấu ấn riêng của mỗi người Thái, địa bàn cư
trú, dân tộc mỗi vùng miền. Khặp Thái ở Thanh Hóa có hai dạng chủ yếu là
khặp truyền thống và khặp mới, thường được mở đầu nằng câu “ yêu đu nặng
ne lá noong ơi” . Đối với khặp truyền thống có nhiều dạng hát như hát thơ, hát
kể chuyện thơ, hát gọi, hát tiễn rể, đón dâu, hát trai gái giao duyên, hát đố, hát
ru con. Do sinh sống ở miền núi với đặc điểm tự nhiên, địa bàn cư trú, phương
thức sản xuất, tâm lí, tính cách con người và âm điệu ngôn ngữ mà sản sinh
những là điệu khặp phong phú và đặc sắc. Trong các bài khặp, thế giới tự nhiên
đã được người hát cảm nhận, phản ánh hồn nhiên trong sáng, giàu cảm xúc và
ngân lên thành lời hát. Ngoài ra khặp Thái còn dành nhiều lời ca ngợi về quê
hương, bản làng mà ông cha đã trãi qua nhiêu gian khó, bỏ ra nhiều công sức
để bảo vệ xây dựng”
Ví dụ 2: Dân ca H’Mông như: bình minh trên đỉnh núi, ru con, tình Bác
tỏa sáng núi rừng, dừng chân, đừng đi em ơi, người H’ Mông nhớ ơn Đảng, Bác
Hồ… Dân ca của dân tộc Mông là những bài hát do đồng bào tự sáng tác và
được lưu truyền từ lâu đời. Dân ca có nhiều loại, hiện nay còn lưu giữ được một
số loại hình dân ca như: Hát trong sinh hoạt có: hát ru, hát vui chơi của trẻ em;
hát mang tính nghi lễ có: Hát lên nhà mới, hát trong đám cưới, hát tiễn đưa
hồn..; hát giao duyên, hát than thân... Ngay từ lúc mới sinh ra, trẻ em người
Mông đã được đắm mình trong cái nôi văn hoá cộng đồng với những làn điệu
dân ca nói về cuộc sống, xây dựng bản làng. Những bài hát dân ca không chỉ
thể hiện bằng lời mà còn có thể giãi bày thông qua những nhạc cụ như: sáo,
khèn, kèn lá, đàn môi.
10


Trong các làn điệu dân ca Mông thì các làn điệu hát đối đáp của trai gái

đặc sắc hơn với hàng trăm bài. Khi trên nương, dưới ruộng, gặp nhau tại các
chợ phiên, đám cưới… các chàng trai dùng lời ca, tiếng hát để bày tỏ tình cảm,
ước nguyện của mình”.
Ngoài những ví dụ nêu trên, tôi còn hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các
trò chơi dân gian như : Ném kòn hay còn gọi là tó mắc lẹ ( dân tộc Thái), ném
pao ( dân tộc Mông), các lễ hội : lễ hội hoa ban của người Mông, các điệu múa
xòe, thổi khèn bè, cồng chiêng, múa sạp của người Thái, múa gậy sinh tiền của
người Mông, các nhạc cụ của dân tộc Mông như: Sáo, đàn môi, khèn lá… mỗi
một loại nhạc cụ có một ý nghĩa riêng.
Thứ hai, trong các giờ sinh hoạt thứ 4, thứ 6: Tôi cho học sinh tập hát các
bài hát của dân tộc mình: các điệu khặp của người Thái hay còn gọi là dân ca
Thái , các làn điệu dân ca của người Mông người Dao( mở loa cho học sinh
nghe bài hát có sẵn hoặc cử học sinh hát cho cả lớp cùng nghe).
Ngoài ra tôi còn yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm các bài thơ, bài hát, điệu
múa… của các dân tộc.
Với biện pháp trên sẽ giúp học sinh thấy được trang phục truyền thống,
làn điệu dân ca, lễ hội không phải ngẫu nhiên xuất hiện và tồn tại mà nó tạo ra
trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, qua chiều dài lịch sử dựng nước và giữ
nước. Nó là thứ văn hóa tinh túy được chắt lọc trong quá trình ứng xử của con
người, trong quan hệ tương tác với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, giữa
con người với con người. Việc cung cấp cho học sinh những kiến thức đó giúp
học hiểu rõ hơn nhờ có các yếu tố đó mà các dân tộc mới đủ sức tồn tại trong
cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, đủ sức vượt qua văn hóa ngoại lai, đủ bản
lĩnh để chiến thắng giặc ngoại xâm, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc.
Bên cạnh đó cũng giúp học sinh thấy được nếu dân tộc mình đánh mất bản sắc
văn hóa truyền thống thì sớm muộn gì cũng sẽ bị các dân tộc khác đồng hóa. Từ
nhận thức và thái độ đúng, các em học sinh sẽ có hành động đúng: Tự giác, vui
vẻ thực hiện việc lưu giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc mà không
nhất thiết phải ép buộc các em.
Qua quá trình thực hiện, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú khi được

nghe kể về các nét đẹp trong văn hóa truyền thống của chính dân tộc mình.
Những nét đẹp đó có thể các em được tiếp xúc, được nhìn thấy trong cuộc sống
thường ngày nhưng các em chưa nhận thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa thiêng
liêng của nó. Sau khi được tiếp nhận các kiến thức về các nét đẹp văn hóa đó các
em sẽ chú ý hơn, quan tâm hơn, tự hình thành cho mình ý thức trân trọng, giữ
gìn mà không cần phải dùng đến các nội qui qui định.
2.3.3. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ, hoạt động tập thể theo chủ đề giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Để giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong 15 phút
sinh hoạt đầu giờ hàng ngày và tiết sinh hoạt cuối tuần thì chưa đủ. Vì vậy để
hình thành cho các em những kiến thức những hiến thức về văn hóa một cách cơ
11


bản và có tính hệ thống nhất từ đó tác động mạnh đến thói quen, lối sống của các
em thì tôi thường lồng ghép nội dung ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động của nhà trường trong các
ngày lễ lớn…
Trong quá trình dạy học, hoạt động GDNGLL nói chung có một vị trí hết
sức quan trọng, nó có tác dụng mạnh tính tổng hợp, làm sâu sắc và phong phú
kiến thức của học sinh về các mặt khác nhau của đời sống xã hội, góp phần
mang lại hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Thông qua hoạt động
GDNGLL những cá tính, phẩm chất ý thức, khuynh hướng của học sinh được
bộc lộ rõ nét. Ví dụ có những học sinh thích chơi trò chơi, hát, diễn kịch…Có
những học sinh rất hứng thú, say mê với việc tìm tòi, nghiên cứu kiến thức. Đặc
biệt hoạt động GDNGLL đã gắn việc học tập với đời sống, tạo cho các em ý
thức trách nhiệm trong hoạt động phục vụ xã hội, đặc biệt là với các vấn đề
mang tính “thời sự. Đây là điều kiện quan trọng để giáo dục cho học sinh thế
giới quan khoa học, đạo đức tư tưởng và có cái nhìn đúng đắn hơn về bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, của dân tộc mình nói riêng, từ đó hình

thành ý thức trách nhiệm của bản thân đối với đất nước hiện nay trong việc giũ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Muốn thực hiện được biện pháp này bản thân giáo viên phải có sự hiểu
biết sâu rộng về bản sắc văn hóa và phong tục tập quán của nhiều dân tộc khác
nhau trên địa bàn huyện. Do vậy để giáo dục học sinh một cách hiệu quả, giáo
viên chủ nhiệm phải tự nghiên cứu sách báo, mạng internet, tìm hiểu từ người
dân hoặc từ chính học sinh của mình…
Hoạt động GDNGLL có rất nhiều hình thức khác nhau, sau đây là những
hình thức mà tôi thường áp dụng để giáo dục cho học sinh:
2.3.3.1.Kết hợp lồng ghép tổ chức các phong trào thi đua cho học sinh chào
mừng các ngày lễ lớn liên quan đến các bản sắc văn hóa dân tộc.
Ví dụ 1: Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Kết hợp với kế hoạch của Đoàn trường tổ chức các phong trào thi đua
chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam . Bên cạnh việc đôn đốc, khích lệ các em thi
đua trong học tập, rèn luyện đạo đức, giáo viên chủ nhiệm còn kết hợp với Đoàn
tổ chức các tiết mục văn nghệ gây ấn tượng đồng thời thông qua đó giáo dục học
sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khuyến khích các tiết mục văn nghệ
có chủ đề về quê hương đất nước, làng bản, thầy cô, mái trường đặc biệt là các
bài hát múa có liên qua đến văn hóa dân tộc như các bài hát của người Thái, dân
ca người Mông, thổi khèn, thổi sáo, nhảy sạp…
Lớp tôi chủ nhiệm chuẩn bị 2 tiết mục:
- Tiết mục thứ nhất là điệu múa sôi động của người Mông với tựa đề: “
Xuân về trên bản Mông”: 8 em học sinh nữ mặc trang phục Mông thể hiện điệu
nhảy sôi động biểu thị sự lạc quan, niềm tin về một cuộc sống bình yên no đủ
của bản Mông, thể hiện lòng biết ơn của người Mông đối với Đảng, đối với Bác
Hồ.
12


- Tiết mục thứ 2 do các học sinh nam đảm nhiệm: 10 học sinh nam mặc

váy của các cô gái Bana thể hiên bài múa “ chiều lên bản thượng” thu hút sự
chú ý rất lớn từ khán giả
Các em học sinh rất hứng thú với các tiết mục văn nghệ, nhiệt tình, hăng
hái luyện tập. Qua các tiết mục đó tôi giáo dục học sinh thái độ trân quý và hành
động giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mình.
Ví dụ 2: Chào mừng ngày 26/3: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ chí
Minh.
Tháng 3 không chỉ là tháng trọng điểm của học kì II mà còn là tháng diễn
ra các hoạt động sôi nổi thi đua chào mừng ác ngày lễ lớn như ngày 8/3, 26/3.
Nên ngay từ đầu tháng, tôi không chỉ hướng dẫn lớp tham gia các hoạt động thi
đua do Đoàn trường phát động mà còn xây dựng chương trình cụ thể nhằm giáo
dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học
sinh như tổ chức cho học sinh ném kòn, ném pao, bắn nỏ cho học sinh.
Để tham gia cuộc thi mỗi lớp chuẩn bị 5 còn, 5 pao và cử 3 nam, 3 nữ thi
bắn nỏ
- Đối với môn ném kòn ( là trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc
Thái, thường được tổ chức trong các dịp lễ tết) : Học sinh nữ chuẩn bị 5 còn, học
sinh nam chuẩn bị dựng cây nêu ( làm bằng tre, cao 15m, phía trên có một vòng
tròn để làm đích ném. Địa điểm thi ném còn là sân trường, mỗi lớp ném 5 quả
còn, lớp nào ném trúng nhiều nhất thì chiến thắng.( Phụ lục 4)
- Ném pao được xem là trò chới dân gian truyền thống đặc sắc của dân
tộc Mông ở Thanh Hóa nói riêng, Tây Bắc nói chung. Ném pao được tổ chức ở
sân trường, mỗi lớp cử 5 nam, 5 nữ chia thành 2 đội đứng cách nhau 5m. Đội
nào có số lần ném và bắt pao được nhiều nhất sẽ là đội thắng cuộc ( Phụ lục 5).
- Bắn nỏ là môn thể thao truyền thống của các chàng trai, cô gái vùng cao,
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ( cả dân tộc Thái, Mông, Dao…).
+ Hình thức thi đấu 4 nội dung:
. Cá nhân nam: Đứng bắn
. Cá nhân nữ: Đứng bắn
. Cá nhân nam: Quỳ bắn.

. Cá nhân nữ: Quỳ bắn.
Mỗi vận động viên thi trực tiếp 1 lần bắn ở một tư thế ( đứng bắn, quỳ
bắn), cự li 20m, chiều cao bia là 1,5m tính từ tâm bia đến mặt đất.
Mỗi vận động viên bắn 2 tên thử và 3 tên bắn tính điểm mỗi tư thế
Điểm của mỗi lần bắn sẽ được tính théo điểm chạm của mũi tên vào các
vòng bia bắn.

13


Để chuẩn bị tốt cho cuộc thi, học sinh trong lớp tự giác phân công nhiệm
vụ cho nhau: Học sinh nữ nhận nhiệm vụ về nhà làm 5 quả còn, 5 quả pao. Học
sinh nam làm cây nêu và mũi tên bắn nỏ.
Các em rất hứng thứ và tích cực chuẩn bị tham gia trò chơi, vừa để thi đấu
giữa các lớp, vừa để tăng cường hơn nữa tình đoàn kết dân tộc và giũ gìn bản
sắc văn hóa của cha anh.
Ngoài các trò chơi nêu trên, Đoàn trường còn tổ chức thêm các trò chơi
vừa mang tính truyền thống, vừa pha chút hiện đại như: đẩy gậy, kéo co, đi cà
kheo, đánh bóng chuyền nam, đá bóng nữ… vừa có tác dụng giúp học sinh rèn
luyện sức khỏe, giáo dục tính đoàn kết dân tộc, nhớ về cội nguồn, giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc.
2.3.3.2. Giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa qua sinh hoạt đời sống
thường ngày của các em.
Trong 3 năm học vừa qua ngoài nhiệm vụ giảng dạy và công tác chủ
nhiệm, tôi còn được nhà trường giao nhiệm vụ quản lý ký túc xá học sinh. Ký
túc xá được xem là một xã hội thu nhỏ, những gì xảy ra ngoài xã hội cũng có thể
xảy ra trong ký túc xá. Qua quá trình quản lý học sinh, tôi nhận thấy các em hay
có suy nghĩ một chiều, dễ thừa nhận người khác nói. Trong quan hệ cộng đồng,
quan hệ xã hội, các em coi trọng tín nghĩa, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi, biểu
hiện tình cảm thầm kín. Trong lối sống ưa phóng khoáng, tụ do, không thích gò

bó. Về tác phong thì lề mề, chậm chạp, thiếu ngăn nắp. Chính vì vậy để giáo dục
ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong trang phục, tác phong, cuộc sống
hàng ngày, tôi thường gặp gỡ , trò chuyện trao đổi, nhắc nhở các em trong cách
đi đứng, chào hỏi, ăn mặc, giữ gìn vệ sinh chung.
Tôi lên thời gian biểu cho các em như sau: Từ 17h đến 19h30 là thời gian
các em được phép xem ti vi các nội dung văn hóa, phim ảnh, thời sự…tại phòng
sinh hoạt chung, sau đó tổ chức cho các em tự học ở nhà: đúng 19h30, học sinh
ngồi vào bàn học, 22h30 đi ngủ. Sáng mai 5h, các em dạy vệ sinh cá nhân, tâp
thể dục và dọn dẹp vệ sinh khu vực ký túc xá.
Thường xuyên tổ chức cho các em hát các bài hát của dân tộc mình, thăm
và dọn dẹp vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ huyện, thăm cột mốc biên giới Việt – Lào,
tổ chức các chuyến đi thực tế xuống các bản để các em hiểu thêm về cuộc sống
của nhân dân các bản khác mình, tìm hiểu về đời sống phong tục của người dân,
nghề dệt vải, chăn tằm, ươm tơ,…( Phụ lục 6).
Từ những chuyến đi ấy, học sinh thêm tự hào và yêu thương những phong
tục vốn có của mình.
Đối với những học sinh cố tình vi phạm nội quy nhà trường về trang phục,
đầu tóc, nếp sống, tác phong, lời nói thô tục, tôi kết hợp với Ban nề nếp nhà
trường giáo dục các em bằng cách xiết chặt hơn nữa nội quy, nề nếp đã qui định
( thứ 2 đầu tuần và các ngày lễ mặc sắc phục dân tộc, không được cắt tóc kiểu,
không nhuộm tóc, trang điểm đến trường, không nói tục chửi bậy, yêu thương
bạn bè, lễ phép với thầy cô…).
14


2.3.4. Kết hợp với gia đình trong việc giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc.
Gia đình, nhà trường, xã hội là ba môi trường liên kết, gắn bó chặt chẽ với
nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Gia
đình giữ vai trò quan trọng quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội của

mỗi con người. Thông qua gia đình, mỗi cá nhân sẽ tự hoàn thiện hơn cả về mặt
tự nhiên và xã hội.
Gia đình không chỉ là nơi sinh ra các em, thực hiện chức năng chăm sóc
hoàn thiện thể lực cho các em mà còn là môi trường đầu đời cho các em phát
triển, hoàn thiện yếu tố xã hội trong con người: dạy các em cách ăn mặc giao
tiếp, tiếp thu văn hóa dân tộc, hình thành nhân cách gốc rễ. Gia đình cũng là nơi
lưu giữ, bảo tồn, truyền dạy cho các em thêm các giá trị văn hóa vừa truyền
thống, vừa hiện đại. Đặc biệt là người già ở các bản làng ( gọi là già làng) với
nhiều kinh nghiệm sống rất có tiếng nói và được thế hệ trẻ coi trọng.
Chính vì lẽ đó, trong quá trình giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc, giáo viên phải hết sức coi trọng vai trò của gia đình, phối hợp
nhịp nhàng cùng gia đình trong việc giáo dục các em.
Đối với trường THPT Mường Lát, việc gặp gỡ phụ huynh học sinh để tra
đổi về các vấn đề học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh còn gặp nhiều khó
khăn vì hầu hết các phụ huynh đều đến từ những bản làng xa xôi, cách trường
vài chục cây số, đường xá đi lại còn nhiều khó khăn. Vì vậy ngay trong buổi họp
phụ huynh đầu năm học, tôi đã yêu cầu nhà trường phối hợp trong việc giáo dục
học sinh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một mặt nhằm xây dựng môi trường sư
phạm văn minh lịch sự, mặt khác còn bồi dưỡng ý thức, tình yêu quê hương làng
bản cho các em. Cụ thể như sau
Trước hết, tôi nêu ra hiện trạng của học sinh nhà trường trong các năm
học vừa qua về tác phong ăn mặc, lời nói, lối sống… chạy theo hướng hiện đại
một cách tùy tiện, buông thả từ đó làm mai một đi bản sắc văn hóa dân tộc.
Tiếp đó, tôi giải thích để phụ huynh thấy được vai trò, ý nghĩa của bản sắc
văn hóa của mỗi dân tộc đối với việc giũ gìn và phát triển đất nước nói chung.
Đồng thời cũng phân biệt cho cha mẹ hiểu đâu là những bản sắc văn hóa cần
được khôi phục, bảo tồn ( Tiếng nói, lời ca điệu múa, lễ hội…) đâu là hủ tục lạc
hậu cần phải xóa bỏ ( tảo hôn, cúng bái mê tín dị đoan, theo đạo trái phép, thách
cưới tốn kém, ma chay lạc hậu…).
Từ đó, tôi đề nghị phụ huynh cần chú ý giáo dục bản sắc văn háo dân tộc

cho các em bằng những hành động thiết thực của chính mình và người thân
trong gia đình như: Sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hàng ngày, dạy cho các
em viết chữ, mặc trang phục của dân tộc mình, dạy cho các em ít nhất một nghề
truyền thống như: dệt vải, làm gốm, thêu thùa, đan lát, trồng dâu nuôi tằm…,
dạy cho các em các bài hát điệu múa của dân tộc mình, đưa các em tham gia lễ
hội, chợ tình hàng tháng…
15


Ngoài ra, tôi còn tổ chức cho học sinh trong lớp đến thăm đại diện gia
đình học sinh ở một số bản người Thái ở Quang Chiểu, người Mông ở bản Pá
Hộc- Pù Nhi, người Dao ở Hạ Sơn- Pù Nhi, người Khơ Mú ở Đoàn Kết- Tén
Tằn…ngoài mục đích tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em tôi còn hướng cho
học sinh tìm hiểu thêm về phong tục, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa
của từng gia đình để các em được quan sát thực tế, giáo viên cũng được hiểu biết
thêm về bản sắc văn hóa chung của mỗi dân tộc thông qua các gia đình. Hoặc
giáo viên có thể nhờ ban đại diện phụ huynh học sinh giới thiệu về nét đẹp trong
văn hóa truyền thống của từng dân tộc. Mỗi một dân tộc sẽ cử đại diện phụ
huynh để thực hiện nhiệm vụ này.
Bên cạnh đó tôi nhờ các già làng làng kể cho học sinh, con cháu nghe về
các câu chuyện trong bản, những anh hùng liệt sĩ đã xả thân vì làng bản quê
hương, câu chuyện về dựng làng, dựng bản, câu chuyện về chiếc khăn piêu, áo
gấm…
Qua quá trình thực hiện, tôi thấy biện pháp này rất có hiệu quả, tác động
đến tâm lí học sinh từ nhiều phía. Các em nhận thấy trọng trách của mình trong
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng như yêu thương chính gia đình của
mình.
2.3.5. Lồng ghép giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong một
số bài giảng thuộc chương trình giáo dục quốc phòng- an ninh.
Mặc dù chương trình sách giáo khoa môn giáo dục quốc phòng không thể

hiện rõ nội dung văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc nhưng rõ ràng để giữ vững
chủ quyền biên giới quốc gia, giữ vững nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân
dân… thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc giũ một vai trò vô cùng quan
trọng. Vì vậy để tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho
học sinh, tôi thường lồng ghép nội dung văn hóa trong một số bài học lý thuyết
như sau:
Ví dụ 1: Trong bài 1:“Truyền thống đánh giữ nước của dân tộc Việt
Nam” ( Giáo dục quốc phòng- an ninh 10),giáo viên có thể lồng ghép cùng với
truyền thống đánh giặc giữ nước, cha ông ta còn xây dựng và phát triển nền văn
hóa dân tộc qua các thời kỳ lịch sử:
- Thời kỳ dựng nước , cư dân Việt cổ đã xây dựng cho mình một nền văn hóa
Đông Sơn rực rỡ.
- Trong thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta ra sức chống “đồng hóa”, “ Việt hóa các
yếu tố văn hóa từ phương Bắc
- Trong thời kỳ độc lập tự chủ, bên cạnh việc kiện toàn bộ máy nhà nước, phát
triển kinh tế, nhân dân ta còn xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc với những
thành tựu đặc sắc: Tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật…

16


Việc giữ gìn và phát triển văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc là biện
pháp giữ nước của cha ông mà ngày nay chúng ta cần phải phát huy. Đó là nội
dung cần truyền tải tới học sinh.
Ví dụ 2: Trong bài 9: “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an
ninh tổ quốc”( Giáo dục quốc phòng- an ninh 12) ở mục I: Những vấn đề chung
về an ninh quốc gia trong đó có bảo vệ an ninh văn hóa, tư tưởng, an ninh tôn
giáo…Tôi lồng ghép giáo dục cho học sinh trách nhiệm của học sinh trong việc
bảo vệ an ninh văn hóa tư tưởng:
- Hiểu về các nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc.

- Thực hiện tốt việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua tư tưởng, lối
sống, tác phong, thực hiện tốt nội quy quy định của trường của lớp.
- Nhanh chóng tố giác tư tưởng lệch lạc về văn hóa, tôn giáo.
- Tiếp thu chọn lọc các yếu tó văn hóa từ bên ngoài.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một năm nghiên cứu và thực hiện đề tài: “ Giáo dục ý thức giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường THPT Mường Lát qua công tác
chủ nhiệm”. tôi đã bước đầu thu được những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể như
sau:
- Học sinh rất có hứng thú trước những kiến thức mà bấy lâu gắn liền với cuộc
sống thường ngày của các em mà các em không để ý đến.
- Các em học sinh rất tích cực, chủ động và tham gia đầy đủ các buổi hoạt động
ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, thăm quan.
- Các em đã ý thức được vai trò việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong việc
bảo vệ vững chắc chủ quyền biên cương Mường Lát, từ đó giữ vững biên cương
Tổ quốc và nền hòa bình, độc lập nước nhà.
- Các em rất có tinh thần tự giác trong việc thực hiện sắc phục dân tộc vào thứ 2
đầu tuần và các ngày lễ, thực hiện tốt nội qui của lớp, của nhà trường, xây dựng
nếp sống văn hóa trong môi trường học tập và sinh hoạt ở khu ký túc xá, làng
học sinh.
- Lớp chủ nhiệm của tôi đã có sự chuyển biến trong rèn luyện đạo đức:Từ lớp
liên tục đứng tốp cuối về nề nếp các em đã có sự tiến bộ vươn lên là một trong 5
lớp đứng tốp đầu.
3.Kết luận, kiến nghị
3.1.Kết luận.
- Mặc dù chỉ là một trường bán trú nhưng học sinh trường THPT Mường Lát bao
gồm nhiều dân tộc khác nhau, được học tập và sinh sống cùng nhau sẽ là môi
trường thuận lợi để giáo dục sự thân thiện và hòa hợp cho các em. Giáo viên chủ
nhiệm kết hợp tốt với nhà trường tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động văn hóa,
văn nghệ giúp giữ gìn bản sắc dân tộc.

17


- Cùng với việc giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giáo viên có thể
kết hợp hình thành kĩ năng sống cho học sinh: nếp sống văn minh lịch sự trong
giao tiếp với bạn bè, thầy cô, giữ gìn vệ sinh chung, tinh thần đoàn kết các dân
tộc, tình yêu và trách nhiệm của bản thân với gia đình, bản làng.
- Giáo dục ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc đồng nghĩa với việc hình thành ở học
sinh ý thức giữ gìn sạch sẽ các khu tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ, cột mốc biên
giới.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ là nhiệm vụ cảu giáo viên chủ
nhiệm, của tổ chức Đoàn mà nó là nhiêm vụ chung cho cả trường. Vì vậy các
bộ môn ( đặc biệt môn ngữ văn, lịch sử, địa lý, ….) cần tăng cường kết hợp lồng
ghép hoặc thực hiện liên môn kiến thức đề giáo dục học sinh giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc.
3. 2. Kiến nghị.
- Trong thời gian tới, nhà trường cần kêu gọi các khoản đầu tư xây dựng nhà
truyền thống cho cho học sinh, thư viện nhà trường cần phải được mở rộng hơn
để lưu giữ, quảng bá các sản phẩm văn hóa dân tộc do học sinh sưu tầm hoặc
sáng tạo.
- Đoàn trường cần liên kết phối hợp với các cơ quan chuyên môn như Phòng văn
hóa thông tin của huyện, các tổ chức, cá nhân liên quan để tăng cường hơn nữa ý
thức giữ gìn bản sắc dân tộc cho học sinh.
- Trong quá trình giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phải kiên quyết loại bỏ những
hủ tục lạc hậu không còn phù hợp, gây cản trở sự phát triển của xã hội.

XÁC NHẬN CỦA
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

THỦ


Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác

Phạm văn Tuyển

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.78,126.
[2] Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.3. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 431.
3. Mạng Internet.

19


PHỤ LỤC
1. Trang phục dân tộc Thái

2. Trang phục của dân tộc Mông

20


3. Trang phục dân tộc Dao.

4. Ném kòn.


21


5. Ném Pao

22


6. Nghề truyền thống: Dệt vải, nuôi tằm

7. Chợ tình Mường Lát vào ngày 15 dương lịch hàng tháng.

23



×