Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

thuc hanh vat ly 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.83 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BẢN BÁO CÁO THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM</b>


Họ và tên: Tạ Quang Ngọc


Khối lớp 7B


Đơn vị trường THCS Mai Trung


<b>Câu hỏi: Nêu mục đích và biểu diễn thí nghiệm bài Ảnh của một vật tạo bởi </b>
<b>gương cầu lồi.</b>


I. Về mục tiêu của bài thực hành:


<b>1. Kiến thức:</b>


- Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi


- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phảng có
cùng kích thước


- Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi


<b>2. Kỹ năng</b>:


- Bài thực hành rèn cho chúng em biết làm thí nghiệm và quan sát ảnh của một vật
tạo bởi gương cầu lồi, đưa ra các kết luận


<b>3. Thái độ:</b>


<b>- </b>Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận


<b>II. Dụng cụ thí nghiệm</b>



- 01 gương cầu lồi; 01 gương phẳng có cùng kích thước với gương cầu lồi; 02 cây
nến giống nhau; 01 màn chắn


<b>III. tiến hành thí nghiệm: </b>


1. Làm thí nghiệm với gương cầu lồi


Bước 1- Đặt vật ( vật em dùng là cây nến) trước gương cầu lồi:


Bước 2- Em sẽ di chuyển màn chắn ở phía sau gương từ xa lại gần gương xem có
hứng được ảnh trên màn chắn khơng ghi kết quả vào báo cáo thí nghiệm.


2. Làm thí nghiệm với gương phẳng và gương cầu lồi:


- Vì chúng ta đã biết ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo lớn bằng vật.
Bước 1/ Đặt 02 cây nến giống nhau thẳng đứng lần lượt trước gương phẳng và
gương cầu lồi sao cho chúng cách gương những khoảng bằng nhau.


Bước 2/ So sánh độ lớn ảnh của hai cây nến tạo bởi hai gương và ghi kết quả vào
báo cáo thí nghiệm


3. Tiếp theo ta làm thí nghiệm so sánh bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
và gương phẳng có cùng kích thước


Bước 1: Đặt một gương phẳng thẳng đứng trước mặt để xác định bề rộng vùng
nhìn thấy của gương phẳng


Bước 2: Thay gương phẳng bằng một gương cầu lồi có cùng kích thước và đặt
đúng vị trí của gương phẳng xác định bề rộng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi



Bước 3: So sánh bề rộng nhìn thấy của hai gương và ghi kết quả vào báo cáo thí
nghiệm


Vậy qua 03 thí nghiệm trên ta có thể kết luận ảnh của một vật tạo bởi gương cầu
lồi có những tính chất sau:


- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật


- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có
cùng kích thước


<b>IV. Kết luận về kết quả thí nghiệm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Là ảnh………không hứng được trên màn chắn
-Ảnh ……… hơn vật


*Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng ……….. so với khi nhìn vào
gương phẳng có cùng kích thước


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>BẢN BÁO CÁO THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM</b>


Họ và tên: Nguyễn Văn Hải


Khối lớp 8A


Đơn vị trường THCS Mai Trung


<b>Câu hỏi: Nêu mục đích và biểu diễn thí nghiệm bài thực hành: đo cường độ </b>
<b>dòng điện và hiệu điện thế với đoạn mạch mắc song song.</b>



I. Mục tiêu của bài thực hành:


<b>1.Kiến thức:</b>


<b>- </b>Biết mắc song song hai bóng đèn


- Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện
trong mạch điện mắc song song hai bóng đèn.


<b>2. Kỹ năng</b>:


- Bài thực hành rèn cho chúng em biết mắc mạch điện, sử dụng Ampe kế để đo
cường độ dịng điện và Vơn kế để đo hiệu điện thế


<b>3. Thái độ:</b>


<b>- </b>Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận


<b>II. Dụng cụ thí nghiệm</b>


- 01 Ampe kế có GHĐ …... và ĐCNN…..
- 01 Vơn kế có GHĐ …... và ĐCNN…..
- 01 nguồn điện 3V


- 02 bóng đèn pin cùng loại như nhau
- 01 cơng tắc


- 09 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện mỗi đoạn dài 30 cm
- Một mẫu báo cáo



<b>III. Sau đây em tiến hành làm thí nghiệm: </b>


1. Mắc song song hai bóng đèn:


Bước 1- Mắc song song hai bóng đèn vào nguồn điện


Bước 2 - Đóng cơng tắc và quan sát độ sáng của các bóng đèn.


Bước 3- Tháo một bóng đèn sau đó đóng cơng tắc. Quan sát độ sáng của bóng đèn
cịn lại và nêu độ sáng của nó so với trước đó


- Qua thí nghiệm ta thấy khi tháo bớt một trong hai bóng đèn mắc song song, bóng
đèn cịn lại sáng mạnh hơn(so với khi cả hai đèn đều sáng).


2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song.
Bước 1- Mắc Vơn kế vào 2 đầu của bóng đèn số1


Bước 2- Đóng cơng tắc, đọc và ghi số chỉ của Vơn kế là U12=…….


Bước 3- Làm tương tự với bóng đèn số 2 ta sẽ thu được kết quả U34 =……..


Bước 4- Cuối cùng ta mắc Vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung
(hay giữa hai cực của nguồn điện ) ta thu được kết quả U= ………


<b>Lưu ý</b>: Mỗi phép đo đóng cơng tắc 3 lần, lấy 3 giá trị và tính giá trị trung bình
cộng và ghi kết quả vào mẫu báo cáo, rút ra nhận xét.


3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc song song.
Bước 1- Mắc Ampe kế nối tiếp với đèn số 1



Bước 2- Đóng cơng tắc, đọc và ghi giá trị I1 =……… của cường độ dòng điện qua


mạch rẽ này vào bảng 2 của bản báo cáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Bước 4- Cuối cùng ta mắc Ampe kế nối tiếp với nguồn điện ta thu được kết quả
dịng điện qua đoạn mạch chính I =……..


<b> Lưu ý</b>: Mỗi phép đo đóng cơng tắc 3 lần, lấy 3 giá trị và tính giá trị trung bình
cộng và ghi kết quả vào mẫu báo cáo, rút ra nhận xét.


- Như vậy qua kết quả của thí nghiệm ta thấy I = I1 + I2=………….


<b>IV. Kết luận về kết quả thí nghiệm</b>


<i><b> - Hiệu điện thế giữa 2 đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện</b></i>
thế giữa 2 điểm nối chung: U12= U34 =U


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×