Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu 7 câu hỏi trước khi chuyển sang Windows 7 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.07 KB, 4 trang )

7 câu hỏi trước khi chuyển sang
Windows 7
Việc chuyển sang một hệ điều hành mới thực sự không phải là việc quá khó, nhưng
vẫn còn đó 7 câu hỏi quan trọng các doanh nghiệp cần tìm ra câu trả lời trước khi
đến với HĐH Windows 7 mới toanh.
Việc cân nhắc chi phí và lợi ích của việc chuyển đổi sang Windows 7 có lẽ là những vấn
đề được quan tâm hàng đầu đối với các tổ chức hiện đang vận hành trên những nền tảng
hệ điều hành (HĐH) Windows cũ. Mọi doanh nghiệp đều cần xem xét những câu hỏi
quan trọng dưới đây:
1. Tại sao tôi cần chuyển đổi?
Chuyển đổi là điều không thể tránh khỏi bởi
vì các HĐH sẽ trở nên lỗi thời và chu trình
vòng đời của chúng sẽ kết thúc – do đó tất cả
các tổ chức đều sẽ phải trải qua giai đoạn
chuyển đổi này.
Hơn nữa, Windows 7 có sự cải thiện lớn về
khả năng quản lý, bảo mật và hiệu suất mà
các doanh nghiệp có thể tận dụng. Microsoft
cũng đã cố gắng xử lý giải quyết nhiều vấn
đề về chuyển đổi và triển khai trong HĐH
mới mà đã từng nảy sinh trước đây và thậm
chí cả trong HĐH mới nhất này.
Chuyển đổi hệ thống là cơ hội lớn giúp dọn dẹp sạch mọi thứ tồn đọng và đảm bảo bạn sẽ
có những công nghệ và các mối quan hệ thực sự phù hợp với hoạt động kinh doanh của
mình. Doanh nghiệp nên đầu tư thời gian đánh giá lại các hệ thống CNTT hiện có của
mình, cân nhắc xem liệu các hệ thống đó có đáp được ứng nhu cầu kinh doanh của bạn
trong hiện tại và trong tương lai hay không.
2. Làm sao để biết được tôi đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi?
Không nên vội vàng thực hiện việc chuyển đổi chỉ để có được HĐH mới nhất và tân thời
nhất. Hãy dành thời gian lên kế hoạch nhằm tái đánh giá lại phần cứng và phần mềm của
bạn, đồng thời đảm bảo bạn có được những sản phẩm tốt nhất từ các mối quan hệ đó. Bạn


cũng cần phải xác định xem phần cứng và phần mềm nào của bạn được Windows 7 hỗ
trợ, và phần nào cần được nâng cấp.
Hãy nhân cơ hội chuyển đổi này xem xét lại những chiến lược quản lý dài hạn và chiến
lược bảo mật để biết liệu chúng có đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp bạn không.
Chuyển đổi sang Windows 7 cũng là giai đoạn lý tưởng nhằm kiểm chứng hiệu quả kinh
doanh của bạn với việc cải thiện hiệu quả hoạt động, khả năng quản lý và hiệu quả về chi
phí của hệ thống CNTT trong doanh nghiệp bạn. Đây là cơ hội để áp dụng những cấu
hình chuẩn và các quy trình quản lý việc thay đổi về cấu trúc nhằm giúp doanh nghiệp gặt
hái được những thành công lâu dài từ một môi trường CNTT bền vững và có thể quản lý
tốt.
3. Tôi cần làm gì trước khi bắt đầu?
Hãy bắt đầu với việc đánh giá kỹ lưỡng những tài sản hiện có trong doanh nghiệp. Thu
thập thông tin về phần cứng, những ứng dụng và hệ thống bảo mật trong doanh nghiệp.
Điều này sẽ giúp bạn xác định được khi nào và điều gì bạn cần để tiến hành thay đổi. Quy
trình này sẽ mang đến bạn cơ hội để nhận dạng mọi rủi ro đối với doanh nghiệp mình và
bao gồm những chi phí nào.
Làm việc với những người ở cấp đưa ra quyết định trong tổ chức trong suốt toàn bộ quy
trình đó. Việc chuyển đổi này cần được vạch kế hoạch chi tiết với những mục tiêu và
định hướng rõ ràng. Bạn cần phải có khả năng xác định mức độ thành công của kế hoạch
sau khi việc chuyển đổi được hoàn thành.
Gói giải pháp Quản lý trình khách Altiris (Altiris Client Management) của Symantec cho
phép bạn bao quát toàn bộ các hệ thống của doanh nghiệp mình, do đó bạn có thể biết bạn
có những thông tin gì, chúng được lưu trữ ở đâu và chúng đang ở trạng thái nào.
Hãy bắt đầu với những ứng dụng kinh doanh quan trọng và sau đó là với những ứng dụng
có độ ưu tiên thấp hơn. Điều này có nghĩa là bạn có thể đánh giá được cái gì cần được
cập nhật/nâng cấp, những gì cần được thay mới. Đây cũng là giai đoạn thích hợp để cân
nhắc, đánh giá những lựa chọn khác như ảo hóa ứng dụng. Bạn không những có được sự
chuẩn bị tốt nhất cho việc chuyển đổi mà còn có thể tiết kiệm được chi phí.
Nhờ thực hiện việc đánh giá này, bạn sẽ có thể chuẩn hóa ảnh đĩa cứng (cho sao lưu) mà
bạn dùng đến trong quá trình chuyển đổi. Đây là phương thức nhanh nhất, phù hợp nhất

để cài đặt một HĐH mới. Phương pháp tốt nhất là giữ những ảnh này càng nhỏ và có
nhiều điểm chung nhất có thể. Hình ảnh cơ sở chỉ nên chứa những ứng dụng cần phải
được cài đặt trên tất cả các máy tính. Những ứng dụng khác có thể được cài đặt theo cùng
quy trình đó nhưng được cài tách riêng ra với ảnh của HĐH.
4. Nếu có gì đó trục trặc thì sao?
Hãy hi vọng những điều tốt nhất và chuẩn bị
cho những điều xấu nhất có thể xảy ra. Bên
cạnh việc tập hợp các nguồn lực về vật chất
cũng như con người cần thiết cho việc
chuyển đổi, bạn nên có sẵn một giải pháp sao lưu và phục hồi trong trường hợp xấu nhất
hoặc bạn gặp phải sự cố hệ thống, thảm họa hoặc sự cố do người dùng gây ra.
Sự thiếu hụt giải pháp bảo vệ dự phòng và khôi phục phù hợp cho các máy để bàn và máy
xách tay có thể khiến cho các tổ chức gặp phải nguy cơ mất các dữ liệu kinh doanh quan
trọng hoặc tổn hại tới hiệu suất làm việc trong quá trình chuyển đổi. Symantec Backup
Exec System Recovery là một lựa chọn lý tưởng cho việc này.
5. Tôi cần trang bị cho người dùng cuối thế nào trong việc chuyển đổi?
Chúng ta đều biết rằng hầu hết mọi người đều không thích thay đổi vì vậy doanh nghiệp
cũng cần quan tâm tới người dùng cuối của họ. Hầu hết người dùng đều muốn khởi động
máy tính và nhìn thấy đúng những gì mà họ đã quen dùng – hình nền, những trang web
ưa thích của họ (Internet favourites) và tất cả những tùy biến mà họ đã thiết lập cho
những ứng dụng hay sử dụng nhất.
Vì sự chuyển đổi sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ công ty nên công tác thông tin truyền thông là
chìa khóa then chốt. Mọi người cần phải được cảnh báo trước về những gì sẽ diễn ra, khi
nào điều đó sẽ xảy ra, kỳ vọng đạt được và nó ảnh hưởng tới họ như thế nào.
Việc chuyển những thiết lập và tùy biến riêng biệt của người dùng cuối trên từng máy
tính một có thể là điểm khác biệt tạo ra giữa thành công và thất bại khi chuyển sang hệ
điều hành mới. Nếu việc chuyển đổi đó càng ít gây gián đoạn tới người dùng cuối, thì họ
sẽ càng dễ chấp nhận thay đổi hơn, điều này sẽ tốt cho hoạt động kinh doanh của bạn.
Hãy đảm bảo bạn có lưu lại những thiết lập tổng thể (ví dụ như thiết lập mạng, thiết lập
Microsoft Outlook hoặc Outlook Express, mật khẩu và những đánh dấu bookmarks). Hãy

chuyển các thiết lập trong một ứng dụng cũng như các tệp tin dữ liệu của những ứng
dụng doanh nghiệp chung trước, rồi mới thực hiện việc chuyển đổi những ứng dụng khác
hoặc ứng dụng riêng. Nhớ lưu riêng những tệp tin và những thư mục hiện có trong máy
tính của người dùng.
Đừng quên trao đổi thông tin thường xuyên trong suốt quá trình chuyển đổi. Cần có kế
hoạch chi tiết về thời gian và cách thức mà doanh nghiệp bạn sẽ thông báo cho nhân viên
và đảm bảo họ tham gia vào toàn bộ quy trình chuyển đổi.
6. Tôi cần quản lý việc chuyển đổi như thế nào?
Trước khi bạn tiến hành việc chuyển đổi, bạn cần kiểm thử đầy đủ hệ thống mới nhằm
đảm bảo rằng hệ thống này hoạt động tốt và xem xét liệu bạn có cần phải điều chỉnh gì
không.
Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức của bạn, có thể bạn sẽ muốn thử nghiệm Windows 7
với một số lượng người dùng nhất định thuộc các phòng ban khác nhau nhằm đảm bảo
rằng hệ thống mới hoạt động tốt đối với một nhóm người dùng khác nhau. Khi việc thử
nghiệm thành công và bạn đã kiểm định kĩ càng hệ thống của mình, đó là thời điểm thích
hợp cho việc chuyển đổi đầy đủ.
Symantec có một loạt các giải pháp giúp đảm bảo quy trình chuyển đổi sang Windows 7
sẽ ít gây ảnh hưởng nhất có thể. Giải pháp triển khai Altiris (Altiris Deployment
Solution) của Symantec giúp giảm thiểu thời gian và chi phí triển khai cũng như quản lý.
Giải pháp của Symantec sau đó sẽ đóng gói dữ liệu đó thành các tệp tin có khả năng tự
giải nén (self-extracting file) cho phép dễ dàng triển khai trên hệ điều hành mới.
7. Làm thế nào để đánh giá sự thành công của việc chuyển đổi lên Windows 7
Một khi bạn hoàn thành việc chuyển đổi, có một bước quan trọng cần thực hiện đó là:
phân tích và báo cáo, nhờ đó bạn có thể đánh giá mức độ thành công của dự án.
Giải pháp Symantec bao gồm các báo cáo và các bảng điều khiển (có thể tuỳ biến) giúp
thực hiện việc này một cách dễ dàng. Bạn có thể dễ dàng xác định bao nhiêu máy đã tiến
hành chuyển đổi xong cũng như quá trình đó diễn ra bao lâu, theo dõi và báo cáo với bất
kỳ vấn đề nào. Những số liệu này có thể giúp bạn khẳng định được rằng việc chuyển đổi
đã được hoàn thành đúng thời hạn và trong ngân sách cho phép.

×