Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.96 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>SỞ GD&ĐT NGHỆ AN HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THCS</b>
<b> NĂM HỌC 2012 – 2013 </b>
<b>HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC</b>
<b>PHẦN THI KIỂM TRA NĂNG LỰC</b>
<b>Môn: NGỮ VĂN</b>
<b>Ngày thi: 28/12/2012</b>
<i> (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)</i>
<b>A. YÊU CẦU CHUNG</b>
- Có kiến thức và kĩ năng vững chắc, nhuần nhuyễn.
- Nắm vững và vận dụng được những yêu cầu đổi mới của môn Ngữ văn, đặc biệt là đổi mới
phương pháp (phương pháp dạy - học, phương pháp kiểm tra đánh giá)…
- Có tư duy độc lập, sáng tạo trong đọc - hiểu văn bản, tổ chức hoạt động dạy - học, kiểm tra,
đánh giá; kỹ năng diễn đạt tốt.
- Chấp nhận, khuyến khích những bài viết sáng tạo, những kiến giải khác nhau nhưng có sức
thuyết phục.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu định tính chứ khơng định lượng.
- Điểm toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,5 điểm. Thang điểm cơ bản mang tính định
hướng, trên cơ sở đó giám khảo linh hoạt quyết định những thang điểm chi tiết.
<b>B. YÊU CẦU CỤ THỂ</b>
<b>Câu 1. </b>(5,0 điểm)
<i><b>1. Yêu cầu về kiến thức:</b></i>
a. Nêu cách hiểu sơ lược về khái niệm đề mở và hướng dẫn chấm mở.
b. Trình bày quan điểm về đề mở và hướng dẫn chấm mở:
* Tình hình thực tế:
(Ví dụ: Việc triển khai, thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá ở cơ sở; ý thức, thái độ của giáo
viên, học sinh đối với đề mở và hướng dẫn chấm mở…)
* Bàn luận, đánh giá:
- Ưu điểm:
+ Với giáo viên: (Ví dụ: Có cơ hội phát huy tính sáng tạo khi làm đề, rèn luyện tư duy, kĩ
năng mở trong làm hướng dẫn chấm; phát hiện được học sinh có năng lực, tạo hứng thú đối với
việc học văn…)
+ Với học sinh: (Ví dụ: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi làm văn…)
- Nhược điểm:
+ Với giáo viên: (Ví dụ: Ra những vấn đề q xa với chương trình, khơng sát với tâm lí lứa
tuổi, hướng dẫn chấm quá sơ lược…)
+ Với học sinh: (Ví dụ: Trong khi viết có những suy diễn khơng cần thiết…)
* Ý kiến đề xuất:
- Với giáo viên: (Ví dụ: Tăng cường việc ra đề và làm hướng dẫn chấm theo hướng mở nhưng
cần bám sát chương trình, gắn với những vấn đề trọng tâm, bức xúc của của cuộc sống và những
yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời có sự phân hóa khi cần thiết…)
- Với học sinh: (Ví dụ: Chủ động rèn luyện, khơi dậy năng lực thể hiện chính kiến cá nhân,
<i><b>2. Yêu cầu về kĩ năng:</b></i>
- Người làm bài có kĩ năng tạo lập văn bản với bố cục chặt chẽ, tư duy mạch lạc.
- Ngơn từ trong sáng, dùng từ, đặt câu chính xác.
5,0 điểm: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, có cái nhìn tổng qt khi nhận
xét vấn đề và kiến nghị, đề xuất.
3,0 - 4,0 điểm: Người viết trình bày ý kiến tương đối rõ ràng, thể hiện sự hiểu biết đúng đắn,
phù hợp với thực tế của vấn đề, đã có ý thức đưa ra được những kiến giải nhưng chưa đầy đủ và
sâu sắc.
1,0 - 2,0 điểm: Bài viết chỉ mới nêu được một số ý sơ lược, mắc nhiều lỗi về kĩ năng.
<b>Câu 2. </b>(7,0 điểm)
<i><b>1. Yêu cầu về kỹ năng:</b></i>
- Đề thi nhằm kiểm tra năng lực đọc văn (cảm thụ) của giáo viên đối với một đoạn trích văn
bản truyện ngắn hiện đại.
- Có kĩ năng viết một bài văn cảm nhận (kết hợp hài hịa trí tuệ và cảm xúc).
- Bố cục rõ ràng, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm,
khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
<i><b>2. Yêu cầu về kiến thức:</b></i>
Đây là một đề mở, do vậy bằng những suy nghĩ độc lập, sáng tạo, người viết có thể cảm nhận
a. Vài nét về tác giả Lê Minh Khuê, văn bản Những ngôi sao xa xơi và đoạn trích.
b. Cảm nhận về đoạn trích:
- Cảm nhận về hình thức nghệ thuật:
Người viết có thể phát hiện khơng giống nhau về các yếu tố nghệ thuật nhưng điều cần đánh giá là
dấu ấn cá nhân trong cảm nhận (ví dụ: có thể cảm nhận từ góc nhìn thời gian, khơng gian, có thể từ
những đặc sắc về bút pháp, ngơn từ, hình ảnh, giọng điệu, ngơi kể, nghệ thuật miêu tả tâm lí…), từ đó
rút ra phong cách nghệ thuật Lê Minh Khuê, đặc trưng truyện ngắn thời chống Mĩ…
- Cảm nhận về nội dung:
Tôn trọng những cảm nhận về nội dung của đoạn trích mang dấu ấn cá nhân của người viết
nhưng hợp lí và có sức thuyết phục (ví dụ: cơn mưa đá gợi nhớ về kí ức tuổi thơ, gia đình, quê
hương, một miền bình yên, một điểm tựa tinh thần, một niềm khao khát cuộc sống hịa bình…;
diễn biến tâm trạng bộc lộ tâm hồn trẻ trung, thơ mộng, nhạy cảm…), từ đó cảm nhận về vẻ đẹp
của nhân vật “tôi” và vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
- Trân trọng các giá trị của dân tộc trong quá khứ.
<i><b>3. Cách cho điểm:</b></i>
7,0 điểm: Có thể cảm nhận chưa trọn vẹn các yêu cầu trên nhưng để lại dấu ấn cá nhân trong
bài viết, còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
<i> 5,0-6,0 điểm: Toát lên một cách tương đối dấu ấn cá nhân trong bài viết, còn mắc lỗi về diễn</i>
đạt.
3,0-4,0 <i>điểm: Xác định được kiến thức trọng tâm nhưng chưa để lại dấu ấn cá nhân trong cảm</i>
nhận, còn mắc lỗi về diễn đạt.
1,0 điểm: Sa vào phân tích toàn bộ văn bản; mắc nhiều lỗi diễn đạt.
<b>Câu 3. </b>(8,0 điểm)
<i><b>1. Những lưu ý chung:</b></i>
- Ở phần hướng dẫn đọc - hiểu Kiều ở lầu Ngưng Bích, người viết chỉ cần nêu những định
hướng chính (có kèm theo ví dụ).
- Ở phần rút ra phương pháp đọc - hiểu cần lưu ý:
+ Bài viết thể hiện được ý thức <b>giúp học sinh</b> hình thành phương pháp đọc - hiểu đoạn trích
+ Những vấn đề về phương pháp thể hiện trong suốt quá trình tổ chức giờ dạy (thơng qua
những định hướng chính).
+ Đáp ứng yêu cầu về kĩ năng dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản…
<i><b>2. Những lưu ý cụ thể:</b></i>
a. Những định hướng chính hướng dẫn đọc - hiểu văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích:
Bước 1. Tìm hiểu chung:
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời được những vấn đề:
- Đoạn trích thuộc tác phẩm nào? Hồn cảnh ra đời? Vị trí của trích đoạn trong tác phẩm?
- Tác phẩm thuộc thể loại gì? (truyện nơm - tức là loại truyện thơ viết bằng chữ nơm).
- Đoạn trích nặng chất tự sự hay trữ tình?
<i> Bước 2. Tìm hiểu cụ thể văn bản:</i>
- Nghệ thuật của đoạn trích:
+ Đoạn trích chủ yếu miêu tả tâm trạng Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích (từ một cơ gái non tơ
bán mình chuộc cha rơi vào lầu xanh…).
+ Tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và độc thoại nội tâm (ví dụ).
- Nội dung chính của đoạn trích: Tâm trạng cơ đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu
thảo của Thúy Kiều… Sự đồng cảm, dự cảm… của tác giả.
b. Người dạy giúp học sinh nắm phương pháp đọc - hiểu đoạn trích thơng qua q trình tổ chức
giờ dạy:
- Đặt đoạn trích trong chỉnh thể tác phẩm, từ đó tìm hiểu các vấn đề: những thơng tin cần thiết
ngồi văn bản, vị trí của đoạn trích trong tác phẩm, đặc trưng thể loại của tác phẩm và nét nổi
trội của thể loại đó trong đoạn trích.
- Tìm hiểu đoạn trích từ các biện pháp nghệ thuật chính và những vấn đề nội dung dưới góc
nhìn thể loại.
- Trả đoạn trích về với tác phẩm nhằm đánh giá giá trị của trích đoạn trong tổng thể tác phẩm,
đánh giá tài năng tác giả. Liên hệ với cuộc sống trong quá trình tổ chức giờ dạy.
<i><b>3. Các thang điểm:</b></i>
- 8,0 điểm: Người viết có thể trình bày, lập luận bằng nhiều cách miễn sao đáp ứng yêu cầu
thông qua định hướng chính hướng dẫn học sinh đọc - hiểu đoạn trích tốt lên ý thức dạy
phương pháp (giúp học sinh nắm được cách đọc - hiểu một đoạn trích) chứ khơng u cầu trình
- 6,0-7,0 điểm: Người viết trình bày định hướng tương đối cụ thể (chứ không nêu những nét lớn
như lưu ý chung) hoặc thiết kế một giáo án sơ lược, từ đó tốt lên ý thức giúp học sinh đọc - hiểu
văn bản theo đặc trưng thể loại nhưng chưa thật sự chú ý giúp học sinh hình thành cách đọc - hiểu
đoạn trích như lưu ý chung. Kĩ năng dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản… khá.
- 4,0-5,0 điểm: Bài viết sa vào thiết kế giáo án quá cụ thể, chi tiết nhưng vẫn có ý thức rút ra
phương pháp đọc - hiểu (có thể là đoạn trích, có thể là tác phẩm nói chung). Kĩ năng dùng từ,
đặt câu, tạo lập văn bản… trung bình.
- 2,0 điểm: Lạc đề.
<b> Lưu ý:</b> Các thang điểm khác, giám khảo tự quyết định.