Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Các kỹ năng, phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo trong bối cảnh toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.83 KB, 15 trang )

Tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................... 0
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................2
1. Cơ sở lý thuyết về tồn cầu hóa và kỹ năng lãnh đạo...............................................2
1.1.
Tồn cầu hóa......................................................................................................2
1.2.
Khái niệm về lãnh đạo........................................................................................4
2. Những kỹ năng phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo giỏi..........................................5
2.1.
Nhà lãnh đạo phải ... “lãnh đạo”.........................................................................5
2.2.
Tự tin, có chí hướng, có trách nhiệm và biết cách đối xử với nhân viên............5
2.3.
Nắm vững khoa học về tổ chức quản lý.............................................................5
2.4.
Biết quý trọng thời gian của nhân viên...............................................................5
2.5.
Nghiêm túc và địi hỏi cao..................................................................................6
2.6.
Phê bình và biết tiếp thu phê bình của nhân viên...............................................6
2.7.
Biết thưởng và phạt............................................................................................6
2.8.
Lịch thiệp, niềm nở, tế nhị.................................................................................6
2.9.
Tính hài hước.....................................................................................................7
2.10. Biết nói và nghe.................................................................................................7


2.11. Biết im lặng........................................................................................................7
2.12. Nhận biết đặc điểm của nhân viên......................................................................7
3. Những kỹ năng, phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo trong bối cảnh tồn cầu hóa....8
3.1.
Nhạy cảm về văn hóa.........................................................................................8
3.2.
Khả năng quản lý một đội ngũ nhân viên đa dạng..............................................8
3.3.
Khả năng thích nghi và tính sáng tạo.................................................................9
3.4.
Khả năng quản lý hiệu quả và lợi nhuận............................................................9
4. Doanh nhân Việt Nam cần phải làm gì trong bối cảnh tồn cầu hóa.........................9
4.1.
Bản chất của "sự thay đổi" đã có thay đổi........................................................10
4.2.
Dám nghĩ và dám làm......................................................................................11
4.3.
Dám mơ ước lớn..............................................................................................11
4.4.
Linh động nghĩa tư duy, hướng phát triển........................................................11
PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................14

Phạm Như Quỳnh – Lớp Cao học Quản trị kinh doanh K6.2

Page 0


Tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo


PHẦN MỞ ĐẦU
Quá trình tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, xóa đi các rào cản giữa các quốc gia
và biến thế giới thành một thị trường duy nhất. Các doanh nghiệp, lớn cũng như nhỏ, đều
có cơ hội để trở thành một đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khi đó, các nhà lãnh
đạo doanh nghiệp phải có những kỹ năng nhất định để điều hành một công ty có phạm vi
hoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia mình, đủ sức cạnh tranh với các cơng ty khác
trên tồn cầu. Có rất nhiều kỹ năng mà một nhà lãnh đạo doanh nghiệp tồn cầu có hiệu
quả cần phải có, nhưng làm thể nào để các nhà lãnh đạo có thể ứng dụng các kỹ năng đó
một cách hiệu quả để lãnh đạo doanh nghiệp của mình phát triển bền vững trong bối cảnh
hiện nay là vấn đề cần phải quan tâm đến.
Chính vì những lý do trên mà tiểu luận này bàn về đề tài: “Các kỹ năng, phẩm chất
cần có của nhà lãnh đạo trong bối cảnh tồn cầu hóa”.
Nội dung của tiểu luận ngồi phần mở đầu, mục lục, phần kết luận gồm có 2 nội
dung chính sau đây:
1. Cơ sở lý thuyết về tồn cầu hóa và kỹ năng lãnh đạo
2. Những kỹ năng, phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo trong bối cảnh tồn cầu hóa

Phạm Như Quỳnh – Lớp Cao học Quản trị kinh doanh K6.2

Page 1


Tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo

PHẦN NỘI DUNG
1.

Cơ sở lý thuyết về tồn cầu hóa và kỹ năng lãnh đạo

1.1. Tồn cầu hóa

a)

Định nghĩa

Tồn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền
kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng với quốc gia, các tổ
chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, … trên quy mơ tồn cầu. Đặc biệt trong
phạm vi kinh tế, tồn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói
chung và tự do hóa thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng.
b)

Lịch sử của tồn cầu hóa

Tồn cầu hóa theo nghĩa cổ điển, đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 15, sau khi có
những cuộc thám hiểm hàng hải quy mơ lớn. Do có hai khía cạnh kỹ thuật và chính trị,
“tồn cầu hóa” có nhiều lịch sử khác nhau. Trong phạm vi kinh tế, tồn cầu hóa chỉ là lịch
sử của việc trao đổi thương mại không ngừng giữa các nước dựa trên những cơ sở ổn định
cho phép các cá nhân và công ty trao đổi hàng hóa với nhau một cách trơn tru nhất.
Thuật ngữ “tự do hóa” xuất hiện để chỉ sự kết hợp của học thuyết kinh tế về thị
trường tự do tuyệt đối và sự hủy bỏ các rào cản đối với việc lưu thơng hàng hóa. Điều này
dẫn tới sự chun mơn hóa khơng ngừng của các nước trong lĩnh vực xuất khẩu, cũng như
tạo ra áp lực chấm dứt hàng rào thuế quan bảo hộ và các rào cản khác. Thời kỳ bắt đầu
dùng vàng làm tiêu chuẩn của hệ thống tiền tệ (bản vị vàng) và tự do hóa trong thế kỷ thứ
19 thường được chính thức gọi là “thời kỳ đầu của tồn cầu hóa”. Cùng với thời kỳ bành
trướng của đế quốc Anh và việc trao đổi hàng hóa bằng các loại tiền tệ có sử dụng tiền xu,
thời kỳ này cùng với giai đoạn cơng nghiệp hóa. “Thời kỳ đầu của tồn cầu hóa” rơi vào
thối trào khi bắt đầu bước vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và sau đó sụp đổ hẳn khi
xảy ra khủng hoảng bản vị vàng vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930.
Trong môi trường hậu Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thương mại quốc tế đã tăng
trưởng đột ngột do tác động của các tổ chức kinh tế quốc tế và các chương trình tái kiến

thiết. Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các vòng đàm phán thương mại GATT đã đặt
lại vấn đề tồn cầu hóa và từ đó dẫn đến một loạt các hiệp định nhằm gỡ bỏ các hạn chế

Phạm Như Quỳnh – Lớp Cao học Quản trị kinh doanh K6.2

Page 2


Tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo
đối với “thương mại tự do”. Vòng đàm phán Urugoay đã đề ra hiệp ước thành lập Tổ chức
thương mại thế giới hay WTO nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại.
c)

Ý nghĩa của tồn cầu hóa

Thuật ngữ tồn cầu hóa xuất hiện vào những năm 1950, và được chính thức sử dụng
rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ 20. “Toàn cầu hóa có thể có nghĩa là:
+ Sự hình thành nên một ngơi làng tồn cầu – dưới tác động của những tiến bộ trong
lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi
hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết
lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các “công dân thế giới”, dẫn tới một nền văn minh
tồn cầu.
+ Tồn cầu hóa kinh tế - “thương mại tự do” và sự gia tăng về quan hệ giữa các
thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới (tồn cầu
hóa một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm vi kinh tế.
+ Tác động tiêu cực của các tập đồn quốc gia tìm kiếm lợi nhuận – việc sử dụng
các phương tiên luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua giới hạn các tiêu
chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân công và dịch vụ của các vùng phát
triển chưa đồng đều lẫn nhau.
+ Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang

phát triển.
Tồn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụ thuộc qua lại
không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên
lĩnh vực kinh tế, cơng nghệ, mơi trường, văn hóa hay xã hội…
d)

Các dấu hiệu của tồn cầu hóa

Có thể nhận biết tồn cầu hóa thơng qua một số xu hướng, hầu hết các xu hướng đó
bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong số đó có lưu thơng quốc tế ngày càng
tăng đối với hàng hóa, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát triển các công nghệ,
tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông này. Các xu hướng biểu hiện
của tồn cầu hóa gồm có:
 Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
 Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Phạm Như Quỳnh – Lớp Cao học Quản trị kinh doanh K6.2

Page 3


Tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo
 Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như
Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại
 Gia tăng trao đổi văn hóa quốc tế, chẳng hạn việc xuất khẩu các văn hóa phẩm như
phim ảnh hay sách báo.
 Tồn cầu hóa cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến
những vấn đề có ảnh hưởng tồn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn
lậu ma túy và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo
 Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hóa và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng
đến đa dạng văn hóa, mặt khác làm mất đi tính đa dạng văn hóa thơng qua sự đồng hóa,

lai tạp hóa, Tây hóa, Mỹ hóa hay Hán hóa của văn hóa
 Làm mờ đi khái niệm chủ quyền quốc gia và biên giới thông qua các hiệp ước quốc
tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO, OPEC
 Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế
 Gia tăng di cư bao gồm cả nhập cư trái phép
 Phát triển hạ tầng viễn thông tồn cầu
 Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
 Gia tăng thị phần thế giới của các tập đồn đa quốc gia
 Gia tăng vai trị của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các
giao dịch quốc tế
 Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu
1.2. Khái niệm về lãnh đạo
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc
của tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác,
quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự
tạo dựng ảnh hưởng.
House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng,
kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành
cơng của tổ chức họ trực thuộc.
Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng.
Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên ln ln có một người có
ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy, mỗi chúng ta đều gây ảnh hưởng và bị
Phạm Như Quỳnh – Lớp Cao học Quản trị kinh doanh K6.2

Page 4


Tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo
ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong
một vài lĩnh vực; ngược lại, ở một số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt.

Khơng ai nằm ngồi quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo.
Lãnh đạo là q trình ảnh hưởng đến một nhóm theo hướng thực hiện các mục tiêu
 Cung cấp những chỉ dẫn, hỗ trợ nhân viên
 Tạo động lực cho nhân viên để thực hiện mục tiêu đã xác định
 Tạo môi trường làm việc hợp tác, giải quyết các xung đột
2.

Những kỹ năng phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo giỏi

Quản lý học hiện đại coi lãnh đạo là một trong các chức năng quan trọng của quản
lý. Trong cộng đồng doanh nghiệp, các nhà điều hành luôn trọng dụng những người có
khả năng lãnh đạo. Nhà quản lý nào cũng đều mơ ước có trong doanh nghiệp của mình
một người lãnh đạo với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp. Vậy những kỹ năng nào cần
thiết để giúp người lãnh đạo hồn thành vai trị của mình?
2.1. Nhà lãnh đạo phải ... “lãnh đạo”
Như Gari Selfridje đã nói, người lãnh đạo phải “lãnh đạo” chứ khơng chỉ quản lý
điều hành. Có nghĩa là người lãnh đạo doanh nghiệp giữ vai trò hướng dẫn, lựa chọn mục
tiêu, xác định tầm nhìn, dẫn dắt và tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển.
2.2. Tự tin, có chí hướng, có trách nhiệm và biết cách đối xử với nhân viên
Người lãnh đạo thành công là người luôn đi thẳng, ngẩng cao đầu, bước những bước
chững chạc và tự tin. Tự tin là một trong những phẩm chất dẫn đến thành cơng. Ngồi ra,
người “cầm cân nẩy mực” ln phải giữ bình tĩnh và tự chủ trong mọi tình huống để đối
mặt với mọi sóng gió và thách thức trên thương trường.
2.3. Nắm vững khoa học về tổ chức quản lý
Người lãnh đạo doanh nghiệp khơng nên “hunh hoang” về trình độ, năng lực kinh
doanh của mình, càng khơng nên lạm dụng uy tín, vị thế để chèn ép, kìm hãm sáng kiến
của nhân viên dưới quyền. Biết động viên và khai thác năng lực, tính sáng tạo của nhân
viên là một trong những nghệ thuật sử dụng người mà không phải nhà lãnh đạo nào cũng
làm được.
2.4. Biết quý trọng thời gian của nhân viên

Người lãnh đạo không bao giờ được phép tạo ra khơng khí vơ cơng rồi nghề trong
doanh nghiệp của mình vì điều này sẽ làm rệu rạo khí thế làm việc của nhân viên. Việc
Phạm Như Quỳnh – Lớp Cao học Quản trị kinh doanh K6.2

Page 5


Tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo
lãnh đạo không biết bố trí nhân viên và tổ chức cơng việc kinh doanh sẽ phá vỡ trình độ
văn minh của quản lý lao động và văn hoá doanh nghiệp.
2.5. Nghiêm túc và địi hỏi cao
Nghiêm túc và địi hỏi cao khơng đồng nghĩa với bắt bẻ hay hoạnh hoẹ nhân viên.
Những địi hỏi đúng mực và nghiêm túc khơng hề gây ra sự thiếu thiện cảm của nhân viên
dưới quyền, ngược lại, qua đó lãnh đạo sẽ nâng cao được uy tín của mình.
2.6. Phê bình và biết tiếp thu phê bình của nhân viên
Người lãnh đạo sợ phê bình thì không thể là người chèo chống con tàu được. Thay
cho việc khơng phê bình được nhân viên, nhà lãnh đạo sẽ lại luôn tự phàn nàn, và điều
này sẽ tạo nên ấn tượng khơng mấy tốt đẹp về mình trong con mắt của nhân viên.
Phê bình cần mang tính xây dựng nhằm giúp nhân viên sửa chữa khuyết điểm.
Người lãnh đạo giỏi là người không những chỉ cho nhân viên thấy được vi phạm mà còn
hướng dẫn, giúp họ nhận thức được sâu sắc sai lầm của mình và sửa chữa nó.
2.7. Biết thưởng và phạt
Người lãnh đạo khơng nên tiết kiệm lời khen. Hãy khen thưởng nhân viên khi họ
xứng đáng được khen. Ngược lại, khi phạt, cũng phải mang tính xây dựng, khơng nên
mắng mỏ. Cảnh cáo nên bắt đầu từ khen ngợi, sau đó chỉ cho nhân viên biết khuyết điểm
của họ.
Việc cảnh cáo nên chỉ được thực hiện giữa lãnh đạo và nhân viên vi phạm, sao cho
các nhân viên khác không biết được. Như vậy những nhân viên dưới quyền sẽ sợ nhưng
lại kính trọng lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu cảnh cáo thiếu công bằng, chưa xác đáng thì sẽ
gây ra sự phản cảm của nhân viên. Cảnh cáo công khai trước tập thể nhân viên được coi là

mức phạt cao nhất và chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt khi các biện pháp khác
không mang lại hiệu quả.
2.8. Lịch thiệp, niềm nở, tế nhị
Lịch thiệp, đó là sự nâng cao lịng kính trọng đối với bản thân và người khác. Những
mệnh lệnh được đưa ra trong doanh nghiệp dưới dạng lịch thiệp thường mang lại hiệu quả
cao hơn là mệnh lệnh không tơn trọng người khác. Con người, bao giờ cũng có xu hướng
chống lại sự thơ bạo - một tính chất trái ngược với lịch thiệp và niềm nở.

Phạm Như Quỳnh – Lớp Cao học Quản trị kinh doanh K6.2

Page 6


Tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo
Lãnh đạo doanh nghiệp phải tạo ra cho mình thói quen chủ động giao tiếp thân ái,
niềm nở và nhìn mọi người bằng con mắt thân thiện. Lịch thiệp khác hẳn với sự xun xoe,
nịnh bợ và tâng bốc.
2.9. Tính hài hước
Người lãnh đạo cần có tính hài hước. Hài hước khơng làm tổn hại danh dự của người
lãnh đạo. Hài hước là phẩm chất nói lên nhân sinh quan đúng đắn và tinh thần phấn khởi.
Trong môi trường kinh doanh đầy sức ép và căng thẳng như ngày nay, tinh thần phấn khởi
bao giờ cũng là nhân tố thúc đẩy sự năng động, sáng tạo và hiệu quả.
Hài hước là dấu hiệu của mối quan hệ hữu ái, tốt đẹp, là điềm báo dấu hiệu nổi tiếng
của con người.
2.10. Biết nói và nghe
Lãnh đạo doanh nghiệp phải biết nói hay, điều đó hồn tồn khơng có nghĩa là họ
phải là nhà hùng biện. Nói hay là biết nói ngắn gọn, rõ ràng, khúc triết, chính xác và trình
bày gãy gọn ý nghĩ của mình. Người lãnh đạo khơng thể khơng biết trình bày những điều
cần thiết bằng những câu nói rõ ràng, ngắn gọn và thơng minh.
Biết lắng nghe, nói cách khác, biết nghe người khác, cũng là một phẩm chất không

thể thiếu. Phải biết gọi người khác đến nói chuyện, biết cách giải trừ căng thẳng về tinh
thần, biết nêu ra câu hỏi và biết đặt các câu hỏi cảm thông, biết cách “tước được vũ khí”
của người đối diện.
2.11. Biết im lặng
Theo Warren Buffet, công thức thành công trong cuộc đời của mình là:
X + Y + Z = Thành cơng
X: Biết làm việc
Y: Biết nghỉ ngơi, giải trí
Z: Biết im lặng
Im lặng là một phẩm chất lớn, “Lời nói là bạc, im lặng là vàng”.
2.12. Nhận biết đặc điểm của nhân viên
Đây là điều rất quan trọng, đặc biệt là đối với những tổ chức lớn, nơi có khả năng
“không thấy được con người”.
Biết nhận biết con người, thấy được đặc điểm cá nhân của từng người, gọi họ theo
tên, hỏi họ về việc riêng tư, chào hỏi, chúc mừng ngày sinh nhật, lễ, Tết,... là một phương
Phạm Như Quỳnh – Lớp Cao học Quản trị kinh doanh K6.2

Page 7


Tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo
pháp hữu hiệu nâng cao tinh thần, tạo bầu khơng khí hữu nghị, tốt đẹp trong hoạt động
của doanh nghiệp.
3.

Những kỹ năng, phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo trong bối cảnh tồn

cầu hóa
Trong thời đại tồn cầu hố, khoảng cách địa lý gần như bị là phẳng, biến động ở
một khu vực gây tác động gần như tức thì tới những khu vực khác. Tính tương tác cao

hơn bao giờ hết. Vậy trong kỷ ngun tồn cầu hố này, nhà lãnh đạo ngồi những kỹ
năng cần thiết kể trên thì cịn cần có những kỹ năng nào nữa? Có rất nhiều kỹ năng mà
một nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu có hiệu quả cần phải có, nhưng có thể tóm tắt
thành những kỹ năng sau đây
3.1. Nhạy cảm về văn hóa
Phẩm chất đầu tiên và có lẽ cũng là quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo toàn cầu
là sự nhạy cảm về văn hóa và khả năng bước ra khỏi nền văn hóa của mình để thích nghi
với nền văn hóa của những người khác. Các nhà lãnh đạo tồn cầu khơng ngại dành thời
gian để tìm hiểu điều gì nên làm và khơng nên làm trong văn hóa của người khác và tơn
trọng những điều đó. Sự nhạy cảm về văn hóa đóng vai trị rất quan trọng trong việc lãnh
đạo những người đến từ các nền văn hóa khác nhau, bởi vì kiểu quản lý, lãnh đạo rập
khuôn sẽ không tạo được sự thuyết phục từ thuộc cấp đến từ những nền văn hóa khác
nhau. Để có được sự nhạy cảm đó, nhà lãnh đạo phải có khả năng tìm hiểu con người ở
các nền văn hóa khác nhau đứng ở giác độ của họ. Việc hiểu và chấp nhận các nền văn
hóa khác nhau sẽ tạo ra cho nhà lãnh đạo một ưu thế lớn để cạnh tranh trên các thị trường
toàn cầu
3.2. Khả năng quản lý một đội ngũ nhân viên đa dạng
Hiện nay, hầu hết các tổ chức đều có sử dụng nhiều nhân viên thuộc các sắc tộc, văn
hóa, tơn giáo và địa vị xã hội khác nhau. Nếu không quản lý tốt sự đa dạng này, xung đột
nội bộ rất có thể xảy ra. Một nhà lãnh đạo tồn cầu có hiệu quả, vì vậy, khơng chỉ cần
phải tự học cách làm việc với những nhóm nhân viên đa dạng mà cịn phải giúp các nhóm
nhân viên như vậy làm việc đồn kết, phối hợp với nhau nhằm đạt được những mục tiêu
chung của tổ chức. Một trong những làm là tổ chức các khóa huấn luyện về sự đa dạng,
mục tiêu là tạo ra một mơi trường làm việc hịa hợp bằng cách hướng dẫn mọi người cách
Phạm Như Quỳnh – Lớp Cao học Quản trị kinh doanh K6.2

Page 8


Tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo

làm việc và ứng xử với những đồng nghiệp có nền tảng về văn hóa, sắc tộc, tơn giáo khác
với mình.
3.3. Khả năng thích nghi và tính sáng tạo
Thay đổi là một thực tế khắc nghiệt mà các doanh nghiệp luôn phải chạy theo và tìm
cách đối phó. Một nhà lãnh đạo tồn cầu có hiệu quả phải có khả năng thích nghi cao
trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới xung quanh và phải có óc sáng tạo để theo
kịp với những thay đổi. Một ví dụ về tính thích nghi cao là hệ điều hành máy vi tính
Windows của Microsoft. Hệ điều hành này hiện có 24 ngơn ngữ khác nhau, từ Anh, Đức,
Nhật, Hoa (phồn thể và giản thể), Hàn Quốc, Ả Rập, Do Thái, Tây Ban Nha, Pháp, Ý,
Thụy Điển, Hà Lan, cho đến Brazil, Na Uy, Đan Mạch, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ… Hãy hình
dung phần mềm này đang có chỗ đứng như thế nào trên thế giới nếu Bill Gates quyết định
chỉ làm một phiên bản duy nhất là tiếng Anh?
3.4. Khả năng quản lý hiệu quả và lợi nhuận
Khả năng sinh lợi và hiệu quả sản xuất kinh doanh là hai tiêu chí hàng đầu mà một
nhà lãnh đạo nói chung cần phải quản lý tốt. Làm kinh doanh tất yếu phải hướng đến lợi
nhuận và làm sao để đầu ra càng nhiều đồng thời giảm thiểu đầu vào, tức tìm cách đạt
hiệu quả tối đa. Đây là một thử thách ngày càng lớn đối với tất cả các doanh nghiệp trên
thế giới, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay. Nhà lãnh đạo phải thực hiện
mọi nỗ lực để làm cho doanh nghiệp của mình sinh lợi và tăng trưởng thay vì bị lỗ lãi và
dần dần biến ra khỏi thị trường.
Khả năng duy trì sự tồn tại lâu dài và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là
những thực thể cần phải được tồn tại và phát triển lâu dài. Để điều đó xảy ra, nhà lãnh đạo
lớn một doanh nghiệp tồn cầu khơng những phải xây dựng được một tổ chức tốt khi
mình cịn đương nhiệm mà cịn phải đảm bảo rằng tổ chức đó vẫn tiếp tục tồn tại và phát
triển khi mình rời khỏi chức vụ. Vì mục đích này, các nhà lãnh đạo tốt phải là những
người biết phát triển đội ngũ những người kế thừa. Họ khơng ngại nhường lại vị trí cho
những người tuy trẻ nhưng có tài năng thật sự. Họ làm điều này thông qua việc thường
xuyên đào tạo, dẫn dắt thuộc cấp và giúp họ “tỏa sáng”.
4.


Doanh nhân Việt Nam cần phải làm gì trong bối cảnh tồn cầu hóa

Tồn cầu hóa đã phát sinh nhiều vấn đề mà chúng ta cần nhận diện và giải quyết.
“Chúng ta có dám suy nghĩ và làm như các doanh nhân thành công trên thế giới từng
Phạm Như Quỳnh – Lớp Cao học Quản trị kinh doanh K6.2

Page 9


Tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo
nghĩ”. Doanh nhân Việt Nam là ai và cần làm gì để tồn tại và phát triển trong mơi trường
tồn cầu hóa? Trước khi bàn về chuyện doanh nhân Việt Nam là ai, cần làm gì để tồn tại
và phát triển trong mơi trường tồn cầu hóa, chúng ta hãy nhận diện một số vấn đề mới
phát sinh do tồn cầu hóa mang lại.
4.1. Bản chất của "
sự thay đổi"đã có thay đổi
Biên giới kinh tế giữa các quốc gia đã được tháo gỡ sau khi Việt Nam chính thức gia
nhập WTO. Vấn đề này đã được đề cập rất nhiều trong thời gian gần đây. Điều này có
nghĩa, sự chuyển dịch tài nguyên giữa các quốc gia sẽ trở nên đa dạng hơn bao giờ hết.
Kết quả là chất lượng của hầu hết các sản phẩm, dịch vụ sẽ được cải thiện. Giá cả cũng sẽ
chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi các chuẩn mực quốc tế.
Cạnh tranh ngay tại sân nhà sẽ khắc nghiệt hơn rất nhiều. Điều đó cũng có nghĩa là
các Công ty Việt Nam không nên, đúng ra là không thể giữ nguyên cách kinh doanh kiểu
cũ nếu muốn tồn tại trong mơi trường kinh doanh có nhiều biến đổi. Sự thay đổi này chắc
chắn sẽ cộng hưởng và tăng tốc theo thời gian.
Ở bối cảnh như vậy, một trong những việc cơ bản nhất mà các doanh nhân Việt Nam
cần làm ngay là phải thay đổi tư duy, thốt khỏi cách suy nghĩ và cách làm truyền thống.
Ví dụ, từ một Công ty chỉ xuất khẩu vào các thị trường quen thuộc, chúng ta phải nâng
cấp thành Công ty quốc tế có khả năng phản ứng nhanh với các biến động của thế giới.
Đặc biệt là phải có khả năng giao thương một cách hiệu quả với các quốc gia có nền văn

hóa và hệ thống chính trị khác biệt với Việt Nam.
Như vậy, trong thế giới quản trị kinh doanh thời đại tồn cầu hóa, bản chất của sự
"thay đổi" đã có thay đổi! Thật vậy trước đây, sự thay đổi chỉ được hiểu như công cụ để
đối phó, thực hiện một nhu cầu hay chiến lược cụ thể trong khoảng thời gian nhất định.
Đến nay, sự thay đổi lại là năng lực thiết yếu để doanh nghiệp tồn tại. Nói cách khác, các
Cơng ty kinh doanh trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt của tồn cầu hóa phải xem việc
"thay đổi" như một q trình tiếp diễn liên tục. Lúc ấy, những ý tưởng mới xuất hiện cũng
có thể trở nên lỗi thời ngay sau khi áp dụng. Đây là xu thế mới của thế giới mà doanh
nghiệp Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Để có một tư duy mới, địi hỏi doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp phải có tầm nhìn
xa, chiến lược mang tiêu chuẩn quốc tế. Có mấy doanh nghiệp Việt Nam dám mạnh dạn
Phạm Như Quỳnh – Lớp Cao học Quản trị kinh doanh K6.2

Page 10


Tiểu luận mơn học Kỹ năng lãnh đạo
nhìn về tương lai với khởi đầu bằng những câu hỏi đại loại như. "Chúng ta cần làm gì để
trở thành một Cơng ty hàng đầu thế giới?".
4.2. Dám nghĩ và dám làm
Trong sân chơi toàn cầu, các doanh nhân Việt Nam phải "dám suy nghĩ như các
doanh nhân thành công trên thế giới từng nghĩ”.
Ai cũng biết làm nhà sản xuất hàng gia cơng lúc nào cũng ít lãi hơn so với nhà kinh
doanh thương hiệu, bán dịch vụ. Vậy tại sao doanh nghiệp Việt Nam khơng mạnh dạn đi
tìm cơ sở gia cơng tại các quốc gia có giá thành sản xuất rẻ hơn để kinh doanh tại Việt
Nam hay thậm chí xuất khẩu?
Chắc chắn sẽ có người nói rằng chúng ta không nên san sẻ việc làm và lợi nhuận ra
nước ngoài. Nhưng đã vào sân chơi lớn, chúng ta không thể không vận dụng sức mạnh và
lợi thế của tồn cầu hóa. Hơn nữa, nếu giá thành sản phẩm cao hơn phía đối thủ, làm sao
doanh nghiệp có thể tồn tại được, chứ chưa nói đến phát triển.

Đây chỉ là ví dụ để diễn đạt tư duy "outsourcing" (thuê làm bên ngoài) mà các đồng
nghiệp trên thế giới đã sử dụng quá quen thuộc.
4.3. Dám mơ ước lớn
Muốn ra biển lớn, chúng ta phải có suy nghĩ của người đi biển lớn. Chuyện làm
hàng gia cơng có cái hay, cái dở. Vấn đề ở chỗ, nếu phù hợp với thế mạnh và tầm nhìn
của doanh nghiệp thì vẫn tốt. Một doanh nghiệp chuyên làm hàng gia công của Việt Nam
cũng có thể mơ ước trở thành một doanh nghiệp hàng đầu thế giới về gia cơng.
Tầm nhìn như thế sẽ giúp toàn thể thành viên trong doanh nghiệp tự tin đi trong sân
chơi của tồn cầu hóa. Điều này rất quan trọng vì tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp
phải được sự ủng hộ và chia sẻ của các thành viên.
Ơng Rajendra Spawar, sáng lập Tập đồn cơng nghệ thông tin hùng mạnh NIIT của
Ấn Độ, cho rằng một trong những bí quyết thành cơng của ơng là dám mơ ước lớn, ước
mơ lớn này luôn được chia sẻ với từng thành viên trong tập đoàn.
4.4. Linh động nghĩa tư duy, hướng phát triển
Đó là nói về tư duy. Thực hiện thành cơng những tư duy mới, cần có kiến thức và
kinh nghiệm phù hợp. Nền kinh tế Việt Nam chỉ mới chập chững bước vào nền kinh tế
toàn cầu. Chúng ta khơng cịn cách nào tốt hơn là gấp rút lĩnh hội tinh hoa của thế giới.
Phạm Như Quỳnh – Lớp Cao học Quản trị kinh doanh K6.2

Page 11


Tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo
Những gương thành công, bài học kinh nghiệm của doanh nhân trong và ngồi nước rất
đáng để nghiên cứu, từ đó sáng tạo cho riêng mình. Điều này nghe có vẻ dễ nhưng không
phải ai cũng biết vận dụng.
Chủ tịch American Airlines từng phát biểu rằng: “Ơng ln nằm lịng kinh nghiệm
của người tiền nhiệm, mượn tiền khi bạn có thể chứ khơng phải lúc bạn cần"!
Ở một khía cạnh nào đó nó cùng là tư duy kinh doanh đáng suy nghĩ. Quan trọng là
ông Chủ tịch của một Hãng Hàng không lớn đã tự hào xác nhận mình đã lĩnh hội tinh hoa

của người khác. Một vấn đề quan trọng nữa mà chúng ta phải đương đầu ở thời kỳ hậu
WTO là cuộc chiến tuyển dụng kiểu săn đầu người. Nhiều Công ty có vốn đầu tư nước
ngồi, các Tập đồn đa quốc gia sẽ ồ ạt nhảy vào Việt Nam. Thị trường lao động cấp cao
sẽ bị khuấy động dữ dội. Trong bối cảnh đó, Cơng ty Việt Nam phải làm gì để chiêu mộ
và giữ nhân tài khi ln "lép vé" so với đối thủ ngoại về lương bổng lẫn tính chuyên
nghiệp?
Xây dựng thương hiệu mạnh của Việt Nam cũng là một trong những giải pháp. Chi
phí cho việc này không tốn kém như nhiều người tưởng. Theo điều tra gần đây của
M.Booth and Associates (Mỹ), 90% trong 100 Giám đốc thương hiệu của các Công ty
hàng đầu ở Mỹ cho rằng, họ không nhất thiết sử dụng quảng cáo để xây dựng thương
hiệu. PR (Public Relation) mới là công cụ chủ lực và gần như miễn phí.
Có nhiều cách khác để xây dựng thương hiệu nhưng không quá tốn kém. Hơn nữa,
doanh nghiệp Việt có một lợi thế lớn mà các đồng nghiệp nước ngồi khơng có đó là khả
năng thấu hiểu người tiêu dùng cùng dòng máu. Vấn đề ở chỗ, lãnh đạo doanh nghiệp
phải cam kết và quyết tâm đi theo hướng xây dựng thương hiệu, cho dù là thương hiệu gia
cơng. Vì cuối cùng, thương hiệu vẫn là tài sản đắt giá nhất của một doanh nghiệp.

Phạm Như Quỳnh – Lớp Cao học Quản trị kinh doanh K6.2

Page 12


Tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo

PHẦN KẾT LUẬN
Quá trình tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, xóa đi các rào cản giữa các quốc gia
và biến thế giới thành một thị trường duy nhất. Các doanh nghiệp lớn cũng như nhỏ có
thêm nhiều cơ hội nhưng cũng đứng trước nhiều thử thách lớn, gánh nặng đặt lên vai
những người lãnh đạo doanh nghiệp. Chính vì thế các nhà lãnh đạo trong thời kỳ tồn cầu
hóa cũng cần có những kỹ năng và phẩm chất mới.

Tiểu luận đã nêu được những đặc điểm của tồn cầu hóa và nêu được các kỹ năng
cần thiết của nhà lãnh đạo giỏi nói chung và nhà lãnh đạo trong bối cảnh tồn cầu hóa nói
riêng. Các kết quả thu được giúp cho tơi có được các mục tiêu rèn luyện để có thể trở
thành nhà lãnh đạo trong tương lai.

Phạm Như Quỳnh – Lớp Cao học Quản trị kinh doanh K6.2

Page 13


Tiểu luận môn học Kỹ năng lãnh đạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng “Kỹ năng lãnh đạo”, TS.Lê Thị Thu Thủy, Đại học Ngoại thương Hà
Nội
2. Phát triển kỹ năng lãnh đạo, John C.Maxwell, Nhà xuất bản lao động xã hội
3. www.eqvn.net
4. />5. />
Phạm Như Quỳnh – Lớp Cao học Quản trị kinh doanh K6.2

Page 14



×