Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CẤP XÃ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 198 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH SANG

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CẤP XÃ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH SANG

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CẤP XÃ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS TRẦN KHẮC VIỆT
2. TS ĐẶNG ĐÌNH PHÚ

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng
được ai công bố ở bất kỳ công trình bào khác.
Tác giả luận án

Trần Thanh Sang


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các cơng trình nghiên cứu của nước ngồi

6

1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước

13

1.3. Tổng quan các kết quả nghiên cứu và những vấn đề cần tập trung
nghiên cứu


6

26

Chương 2: CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CẤP XÃ Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
2.1. Các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long; các xã, phường,
thị trấn và cán bộ cấp xã ở đồng bằng sông Cửu Long
2.2. Đào tạo, bồi dưỡng và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã ở
đồng bằng sơng Cửu Long - khái niệm, chương trình, nội dung, hình thức và
vai trị
Chương 3: CƠNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CẤP XÃ Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN
VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã ở đồng bằng
sông Cửu Long
3.2. Nguyên nhân và những kinh nghiệm

29
29

45

69
69
98

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CẤP

109
XÃ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030
4.1. Dự báo các yếu tố tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
cấp xã ở đồng bằng sông Cửu Long và mục tiêu, phương hướng
109
4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ cấp xã ở đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030
119
145
KẾT LUẬN
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ
147
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
165
PHỤ LỤC


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BCHTW

: Ban Chấp hành Trung ương

CB, CC

: Cán bộ, công chức

CBCX


: Cán bộ cấp xã

CHDCND

: Cộng hịa Dân chủ nhân dân

CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CTQG

: Chính trị quốc gia

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐT, BD

: Đào tạo, bồi dưỡng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTCT

: Hệ thống chính trị


KT-XH

: Kinh tế - xã hội

LLCT

: Lý luận chính trị

LLCT-HC

: Lý luận chính trị - hành chính

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

Nxb

: Nhà xuất bản

QLNN

: Quản lý nhà nước

TCT

: Trường chính trị

TTBDCT


: Trung tâm bồi dưỡng chính trị

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình lãnh đạo cách mạng và xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Đảng ta ln đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ. Người khẳng định: “Cán bộ là
cái gốc của mọi công việc” [123, tr. 309]; “công việc thành công hoặc thất bại đều do
cán bộ tốt hay kém” [123, tr. 313]. Trong Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, Đảng ta nhấn mạnh:
“Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của
Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [61,
tr. 66]. Đội ngũ cán bộ cơ sở, trong đó đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn (cấp xã),
có vai trị rất quan trọng, vì họ là những người gần dân nhất, lãnh đạo, quản lý, thực
hiện những nhiệm vụ chính trị tại cơ sở - nơi các đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước được triển khai, hiện thực hóa trong cuộc sống; là lực
lượng chủ yếu, nòng cốt trực tiếp quyết định kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của
từng xã, phường, thị trấn.
Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã (CBCX) được hình thành bằng nhiều con

đường khác nhau, trong đó đào tạo, bồi dưỡng (ĐT, BD) là con đường quan trọng
hàng đầu. Vì vậy, để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCX phải chăm lo
cơng tác ĐT, BD cán bộ, trong đó vấn đề chất lượng ĐT, BD là điều kiện quan trọng
góp phần thực hiện thắng lợi công tác ĐT, BD cán bộ nói chung, cơng tác ĐT, BD
đội ngũ CBCX nói riêng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Huấn luyện cán bộ là công việc
gốc của Đảng” [123, tr. 309]. Kết luận của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung
ương (BCHTW) Đảng khóa X khẳng định: “Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, chú
trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, coi đây là giải
pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới”
[65, tr. 275]. Quy định số 164-QĐ/TW ngày 01-02-2013 của Bộ Chính trị “về chế độ
bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” xác định: “Bồi
dưỡng, cập nhật thông tin, kiến thức mới và kỹ năng nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận
thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng


2
trong tình hình mới” [26, tr. 1]. Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26-5-2014 của Bộ
Chính trị “về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận
chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý” đã khẳng định: “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
về chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, góp phần xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và
năng lực, phong cách làm việc hiệu quả đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [27, tr. 3].
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hay cịn được gọi là vùng Tây Nam bộ,
có vị trí chiến lược quan trọng của cả nước, là vùng có nhiều tiềm năng về kinh tế và
tính đặc thù về dân tộc, tơn giáo. Tồn vùng có 01 thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh trực
thuộc Trung ương (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An,
Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long); có 134

đơn vị hành chính cấp huyện, 1.624 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có 1.293 xã,
211 phường, 120 thị trấn), với 16.984 CBCX. Dân số 17,66 triệu người, trong đó có
khoảng 1,4 triệu người dân tộc Khmer. Trong thời gian qua, được sự quan tâm của
Trung ương và của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, đội ngũ CBCX trong
khu vực đã có bước trưởng thành đáng kể, phát huy tốt vai trị và là nhân tố quan
trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), giữ vững ổn định chính trị, an
ninh và quốc phịng ở ĐBSCL. Tuy nhiên, đội ngũ CBCX ở các tỉnh, thành phố thuộc
khu vực này còn nhiều hạn chế, yếu kém, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của
nhiệm vụ chính trị mới đặt ra.
Trong những năm qua, công tác ĐT, BD CBCX đã được các cấp, các ngành ở
đồng ĐBSCL rất chú trọng, do vậy trình độ lý luận chính trị (LLCT), chuyên môn
nghiệp vụ của đội ngũ CBCX, được nâng lên một bước. Nhận thức của đội ngũ cán bộ,
công chức (CB, CC) cơ sở nói chung, CBCX nói riêng đã có sự chuyển biến rõ nét; họ
coi việc tham gia ĐT, BD là trách nhiệm, nghĩa vụ và là u cầu bắt buộc. Bên cạnh
đó, nhiều loại hình ĐT, BD như tập trung, vừa làm vừa học, dài hạn, ngắn hạn, với
nhiều nội dung lồng ghép đa dạng được mở ra tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ
CBCX tham gia học tập một cách phù hợp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ĐT, BD đội ngũ CBCX
của các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL vẫn cịn nhiều hạn chế. Các chủ trương, chính sách
cho ĐT, BD CBCX chậm đổi mới. Công tác quy hoạch, lựa chọn CBCX đưa đi ĐT,
BD chưa hợp lý, thiếu khoa học, một số cấp ủy thậm chí cịn bng lỏng công tác


3
này. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, cơ sở ĐT, BD thiếu nhịp nhàng, thậm chí
cịn chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, lấn sân lẫn nhau. Chương trình, nội dung cịn
nhiều trùng lắp, thậm chí lỗi thời, không phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; nội dung
còn nặng về lý thuyết, thiếu kiến thức kỹ năng, tác nghiệp, chú trọng nhiều vào tổng
quan, thiếu tính cụ thể, đặc thù. Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tham gia ĐT, BD
còn hạn chế; một số thiếu kiến thức thực tiễn, trong giảng dạy còn nặng về lý thuyết,

thiếu truyền thụ kỹ năng, nghiệp vụ. Việc xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên
LLCT ở ĐBSCL có được chú trọng, nhưng cịn chắp vá, khơng thường xun; nhiều
giảng viên, báo cáo viên thiếu chuẩn theo yêu cầu mới. Đội ngũ cán bộ quản lý, phục
vụ hoạt động ĐT, BD trình độ chun mơn hóa chưa cao; cơ sở vật chất - kỹ thuật
phục vụ ĐT, BD CBCX cịn nhiều thiếu thốn. Một số CBCX tuy có bằng cấp, nhưng
khơng đúng chun mơn với vị trí cơng tác; một bộ phận CBCX còn tâm lý e ngại
tham gia ĐT, BD; một số có tham gia học tập, nhưng tư tưởng cịn đối phó, học cốt
để có bằng chứ không cần kiến thức; một số CBCX không chú trọng việc tự học, tự
rèn, nhất là về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Cơng
tác kiểm tra, giám sát, tổ chức rút kinh nghiệm trong ĐT, BD khơng thường xun.
Chế độ chính sách cho cơng tác ĐT, BD CBCX của các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL
không thống nhất, chậm đổi mới, chưa tạo động lực cho CBCX tham gia ĐT, BD.
Khâu bố trí, sử dụng CBCX sau đào tạo và việc phát huy năng lực sau bồi dưỡng
chưa được quan tâm đúng mức, làm cho khơng ít CBCX chán nản, thậm chí nghỉ
việc... Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả chọn đề tài “Công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ cấp xã ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay” làm luận án nghiên
cứu của mình.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác ĐT, BD CBCX,
luận án đề xuất các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng công
tác ĐT, BD CBCX ở ĐBSCL.

2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Làm rõ các khái niệm và nội dung có liên quan về công tác ĐT, BD CBCX;
nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác ĐT, BD CBCX.



4
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng công tác ĐT, BDCBCX ở ĐBSCL, phân
tích nguyên nhân và rút ra các kinh nghiệm về công tác này.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác ĐT, BD
CBCX ở ĐBSCL đến năm 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác ĐT, BD CBCX ở ĐBSCL.

3.1. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu công tác ĐT, BD CBCX của 13 tỉnh, thành phố
ở ĐBSCL từ năm 2006 đến năm 2017.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cơng tác ĐT,
BD cán bộ nói chung, về cơng tác ĐT, BD CBCX nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

4.2. Cơ sở thực tiễn
Công tác ĐT, BD CBCX và công tác ĐT, BD CBCX ở ĐBSCL từ năm 2006
đến 2017.

4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: lịch sử và lơgíc, tổng kết thực
tiễn, khảo sát, phương pháp chuyên gia, phân tích và tổng hợp, so sánh.

5. Những đóng góp mới về mặt khoa học và ý nghĩa thực tiễn của

luận án
5.1. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Làm rõ các khái niệm có liên quan đến cơng tác ĐT, BD CBCX ở ĐBSCL.
- Chỉ ra tính đặc thù trong công tác ĐT, BD CBCX ở ĐBSCL.
- Rút ra một số kinh nghiệm trong công tác ĐT, BD CBCX ở ĐBSCL.
- Đề xuất hai giải pháp mang khả thi góp phần nâng cao chất lượng công tác
ĐT, BD CBCX ở ĐBSCL: một là, đổi mới cách thức tổ chức, quản lý ĐT, BD CBCX;
hai là, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên làm nhiệm vụ ĐT, BD
CBCX.


5

5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm cứ liệu khoa học cho các cấp
ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ban tổ chức, sở nội vụ, trường chính trị (TCT) của các
tỉnh, thành phố ở ĐBSCL trong việc xác định các chủ trương, giải pháp thực hiện
công tác ĐT, BD CBCX có hiệu quả.
Luận án cịn có thể góp phần bổ sung và hồn thiện chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước đối với công tác ĐT, BD đội ngũ CB, CC nói chung và đội ngũ
CBCX nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn hiện nay.
Luận án cũng có thể phục vụ việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy ở Học viện
Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh, các trường chính trị (TCT) tỉnh, thành phố,
các trung tâm bồi dưỡng chính trị (TTBDCT) cấp huyện ở ĐBSCL.

6. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, các cơng trình khoa học của tác giả đã công bố
liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án
gồm 4 chương, 9 tiết.



6

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Cơng tác ĐT, BD cán bộ nói chung và cơng tác ĐT, BD CBCX nói riêng trong
thời gian qua đã có rất nhiều cơng trình khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, địa
phương, nhiều đề tài luận án tiến sĩ và nhiều bài viết của các học giả đề cập đến công
tác ĐT, BD cán bộ không chỉ trong nước, mà cả ở nước ngoài. Tuy nhiên, tùy theo đối
tượng và phạm vi nghiên cứu mà từng cơng trình khoa học, từng bài viết có góc độ tiếp
cận, giải quyết các vấn đề riêng có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGỒI
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở
Trung Quốc
- Phùng Đại Minh, Quản lý hiệu năng và quản lý tự chủ trong nhà trường một cơ chế để phát triển [127]. Tác phẩm chỉ ra rằng, cải cách giáo dục cần quan tâm
phát triển giáo viên, trong đó nhấn mạnh: khuyến khích cá nhân giáo viên có thêm
động cơ và hăng say cơng tác; giúp đỡ giáo viên phát triển chuyên môn và tiềm năng,
tăng kiến thức, kỹ năng và sở trường.
- Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc,
Xây dựng đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc
[105]. Nhiều bài tham luận của các học giả Trung Quốc đã tập trung vào kinh nghiệm về
xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác ĐT, BD cán bộ như:
Tác giả Hạ Quốc Cường cho rằng: một trong những yếu tố quan trọng xây
dựng đảng cầm quyền thành công là xây dựng đội ngũ cán bộ có tố chất cao, tập trung
xây dựng được đội ngũ nhân tài, vì thế phải “khơng ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo
và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phịng biến chất và chống
rủi ro”.
Theo học giả Tôn Hiển Quần, cần “tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng

hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt”. Muốn đạt được
điều đó phải kiên trì học tập, nghiên cứu lý luận và rèn luyện thực tế; đồng thời, phải
chú trọng việc chọn, dùng người theo tiêu chuẩn khoa học, cải tiến tác phong, thắt


7
chặt liên hệ máu thịt với quần chúng nhân dân, ngăn ngừa và khắc phục chủ nghĩa
hình thức, quan liêu.
Giả Cao Kiến cho rằng: “Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt
công tác giáo dục và đào tạo cán bộ”, cần thực hiện phân tầng cương vị lãnh đạo,
nhằm vào nhu cầu nhậm chức của cán bộ mà đào tạo phù hợp.
Bài viết “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội
ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” của Chu Phúc Khởi cho thấy: Đảng Cộng sản Trung
Quốc xem đội ngũ cán bộ dự bị là “nguồn quan trọng của ban lãnh đạo đạo các cấp”,
vì thế xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị là nhiệm vụ chiến lược quan trọng liên quan đến
đại cục, lâu dài. Theo tác giả, để xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao gồm ba
khâu: tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và quản lý cán bộ dự bị. Cách làm cụ thể: một là,
xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi đội ngũ dự bị; hai là, chế độ hóa, quy phạm
hóa chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu của công tác cán
bộ dự bị; ba là, mở rộng dân chủ trong tuyển chọn; bốn là, đào tạo đa dạng, theo
nguyên tắc “thiếu gì bù nấy”; năm là, quản lý động thái, đảm bảo số lượng và chất
lượng cán bộ; sáu là, kiên trì dự trữ, kết hợp với sử dụng, kịp thời tuyển chọn cán bộ
dự bị chín muồi vào ban lãnh đạo; bảy là, nắm đầu nguồn, tuyển cán bộ dự bị từ sinh
viên tốt, tốt nghiệp đạt loại giỏi ở các trường đại học và cao đẳng, sau đó đào tạo, rèn
luyện ở cơ sở một cách có kế hoạch.
Triệu Lý Văn có bài “Lý luận và tực tiễn cơng tác giáo dục cán bộ của Đảng
Cộng sản Trung Quốc”. Tác giả đã khái quát 5 nguyên tắc giáo dục, đào tạo (lấy con
người làm gốc, đào tạo theo nhu cầu; đào tạo toàn bộ, đảm bảo chất lượng; phát triển
toàn diện, chú trọng năng lực; liên hệ thực tế, học để sử dụng; tiến tới cùng thời đại,
cải cách sáng tạo), 4 mặt của chương trình giảng dạy (nền tảng lý luận; nhãn quan thế

giới; tư duy chiến lược; tu dưỡng tính đảng), 3 định hướng cải cách tư duy giảng dạy
(chia loại, chia tầng nấc - tùy theo tính chất giáo dục, đào tạo và tầng nấc cán bộ để bố
trí lớp và xác định nội dung; đào tạo theo nhu cầu; học viên là chủ thể). Ngoài ra, tác
giả cịn đề cập đến những vấn đề có liên quan đến công tác ĐT, BD cán bộ như: chú
trọng cải cách nội dung, phương pháp giảng dạy; đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng
năng lực cho cán bộ ở những vị trí nổi bật; việc thử nghiệm giảng dạy kiểu mô phỏng...
Những khái quát kinh nghiệm trên được tác giả đúc kết từ q trình tiến hành cơng tác
giáo dục, đào tạo cán bộ của Trung Quốc.


8
- Diêm Kiệt Hoa, Nghiên cứu tiến trình phát triển giáo dục lý luận chủ nghĩa
Mác ở Trung Quốc [86] chỉ ra: Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa (XHCN)
kiên trì lấy chủ nghĩa Mác làm tư tưởng chỉ đạo, tiến hành giáo dục lý luận chủ nghĩa
Mác. Từ góc độ tiến trình phát triển của giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác, tác giả nghiên
cứu quá trình hình thành, phát triển và hồn thiện việc giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác,
rút ra bài học kinh nghiệm từ việc giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác, qua đó thúc đẩy tốt
hơn sự phát triển của giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc.
- Charlotte P. Lee, “Training the Party: Party adaptation and elite training in
reform-era China”, (tạm dịch: “Đào tạo Đảng: Sự chỉnh đốn Đảng và đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ đứng đầu ở Trung Quốc thời kỳ cải cách”) [42]. Tác giả đã
trình bày các nghiên cứu về trường đảng, chủ yếu chia thành hai dòng nghiên cứu:
một là, những nhiệm vụ, chức năng của trường Đảng Trung ương Trung Quốc; hai
là, hệ thống trường đảng bên ngoài Bắc Kinh. Ban giám hiệu các trường này phải
theo đuổi nhiều phương thức tăng thu nhập khác nhau. Trong số đó có những phương
thức tồn tại thuần túy vì mục tiêu lợi nhuận và có cả những phương thức khác vừa
giúp nâng cao thu nhập, vừa tăng chất lượng đào tạo của nhà trường. Sự phong phú,
đa dạng trong hoạt động của trường đảng chứng tỏ sự phong phú về phương cách
thích nghi của tổ chức trong cơ chế thị trường có cạnh tranh. Các trường đã tự điều
chỉnh, tự thích ứng trước hai mục tiêu ra là phải tối đa hóa nguồn thu trong bối cảnh

kinh tế thị trường và phải cập nhật, đổi mới nội dung ĐT, BD cán bộ xứng tầm trong
nền kinh tế thị trường.
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Cộng
hòa Dân chủ nhân dân Lào
- Xỉnh Khăm Phom Ma Xay, Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay, [202]. Luận án
đã luận giải đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế trong quá trình hình thành và
phát triển nền kinh tế hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào hiện
nay; phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Đảng và Nhà
nước Lào và tình hình cơng tác ĐT, BD đội ngũ cán bộ này trong thời gian qua, chỉ
ra những thành tựu và hạn chế cùng những nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận án đề
xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác ĐT, BD cán bộ lãnh đạo quản lý
kinh tế của Nhà nước Lào. Những giải pháp cần chú ý là: nghiên cứu xác định một


9
cách đúng đắn mục tiêu ĐT, BD cán bộ phù hợp với tình hình của CHDCND Lào
hiện nay và những năm tới; xây dựng tốt công tác quy hoạch ĐT, BD đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý kinh tế; đẩy mạnh phong trào tự học tập nâng cao trình độ, năng lực
và rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ của Lào; xây dựng và kiện toàn
hệ thống trường, lớp và hoàn thiện các chế độ, chính sách về ĐT, BD đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý kinh tế; đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về ĐT, BD đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế; kết hợp chặt chẽ giữa ĐT, BD và quản lý, sử dụng
có hiệu quả những người đã qua ĐT, BD; bảo đảm những điều kiện cần thiết để tăng
cường công tác ĐT, BD đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế.
- Khăm Phăn Phôm Ma Thắt, Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân
dân Lào trong thời kỳ đổi mới, [111]. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận
về cơng tác ĐT, BD cán bộ theo quan điểm mácxít, đồng thời phân tích, đánh giá
thực trạng công tác ĐT, BD cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý

ở nước CHDCND Lào trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những
phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác ĐT, BD cán
bộ chủ chốt ở nước Lào trong thời gian tới.
- Khăm Phăn Vông Pha Chăn, Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống
chính trị ở Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay, [112]. Tác giả khẳng định: cán
bộ lãnh đạo có vai trị quan trọng đối với sự phát triển KT-XH. Đất nước Lào có phát
triển nhanh hay không một phần rất lớn phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo có tài
và đức trong hệ thống chính trị (HTCT). Vì vậy, việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo
của HTCT là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào hiện
nay. Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của HTCT ở CHDCND Lào là nói đến việc đào
tạo đội ngũ cán bộ giữ những chức vụ nhất định trong HTCT với các hoạt động đào tạo
cụ thể, biểu hiện chủ yếu ở nội dung, chương trình và phương thức đào tạo nhằm đáp
ứng những đòi hỏi về chất lượng cán bộ đảm bảo thực thi quyền lực chính trị của nhân
dân. Luận án đánh giá, trong những năm gần đây ở CHDCND Lào, việc đào tạo cán
bộ lãnh đạo trong HTCT đã được Đảng và Nhà nước Lào quan tâm, đổi mới cả về mặt
nội dung, chương trình và phương thức đào tạo, đáp ứng được một số yêu cầu về chất
lượng cán bộ cho sự nghiệp đổi mới ở Lào. Tuy nhiên, công tác đào tạo cán bộ lãnh
đạo của HTCT cịn nhiều hạn chế, chưa có bước đột phá và nâng cao hiệu quả đáp ứng


10
các đòi hỏi đặt ra từ thực tiễn yêu cầu chất lượng cán bộ lãnh đạo thời kỳ mới. Để nâng
cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của HTCT đáp ứng với yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới ở Lào hiện nay, tác giả đề xuất cần thực hiện đồng bộ các giải pháp
sau: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác đào tạo;
gắn đào tạo với quy hoạch và sử dụng cán bộ; đổi mới nội dung, chương trình, phương
thức ĐT, BD; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo; tăng
cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo; xây dựng chế
độ, chính sách đãi ngộ đối với người dạy và học, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế
trong đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo.

- Kham Bay Malasing, Vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở
và những người có uy tín ở thơn bản trong phát triển cộng đồng ở Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Lào, [109]. Tác giả đã phân tích vai trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản
lý cấp cơ sở và những người có uy tín ở thơn bản trong phát triển cộng đồng ở
CHDCND Lào, trong đó yếu tố tuổi tác động mạnh nhất. Luận án cũng cho thấy, sự
tham gia của khối cán bộ lãnh đạo, quản lý về các nội dung phát triển cộng đồng cịn
có sự khác nhau nhất định, trong đó khối cán bộ chính quyền thơn, bản thường có vai
trị tích cực nhất. Tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao
vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở và những người có uy tín ở
thơn, bản trong phát triển cộng đồng trong thời gian tới, trong đó có giải pháp nâng
cao công tác ĐT, BD đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở.
- Sai Kham Moun Na Ni Vong, Vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học
viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước Cộng hịa Dân chủ nhân
dân Lào hiện nay, [139]. Tác giả khẳng định: giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học
viên hệ cao cấp là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống giáo dục, đào tạo cán bộ lãnh
đạo, quản lý của các TCT - Hành chính ở Lào, hình thành thế giới quan khoa học, nhân
sinh quan cộng sản chủ nghĩa và trang bị phương pháp luận khoa học, biểu hiện chủ
yếu ở nội dung, chương trình và phương thức đào tạo nhằm đáp ứng những đòi hỏi về
chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở CHDCND Lào hiện nay. Luận án đánh giá những
vấn đề đặt ra đối với giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các TCT
- Hành chính nước CHDCND Lào hiện nay: một là, mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có
đội ngũ giảng viên chun nghiệp giỏi chun mơn, có phương pháp sư phạm tốt với
thực tế đội ngũ này còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; hai là, mâu thuẫn giữa


11
u cầu phải có chương trình, nội dung giáo dục lý luận Mác - Lênin đa dạng, linh hoạt,
phù hợp thực tiễn Lào với hiện trạng chương trình, nội dung còn nhiều bất cập; ba là,
mâu thuẫn giữa đòi hỏi tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo trong học tập của đội
ngũ học viên hệ cao cấp với thực tế cịn chưa tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo

trong học tập; bốn là, mâu thuẫn giữa lý tưởng trong giáo dục lý luận Mác - Lênin với
đời sống thực tế còn nhiều trái ngược. Luận án đề xuất bốn giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả cho học viên hệ cao cấp là: một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin và nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục lý
luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp; hai là, từng bước xây dựng đội ngũ giảng
viên các bộ môn khoa học Mác - Lênin đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng; ba là,
đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy các mơn khoa học
Mác - Lênin và tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất cho công tác giáo dục lý luận Mác
- Lênin; bốn là, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học viên trong việc tự
giáo dục lý luận Mác - Lênin.
- Kouyang Sisomblong, Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các
trường chính trị - hành chính tỉnh Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào, [115]. Tác giả chỉ
ra các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các TCT hành chính tỉnh ở CHDCND Lào giai đoạn hiện nay: một là, số lượng và cơ cấu đội ngũ
cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; hai là, phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của đội
ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; ba là, trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu,
giảng dạy của từng cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; bốn là, kết quả thực hiện nhiệm vụ
của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các TCT - hành chính tỉnh
CHDCND Lào giai đoạn hiện nay: một là, một số cán bộ lãnh đạo cấp trên cũng như cán
bộ lãnh đạo các nhà trường chưa quan tâm, chăm lo ĐT, BD năng lực cho đội ngũ cán
bộ nghiên cứu, giảng dạy; hai là, trình độ hiểu biết và việc tiếp thu khoa học, công nghệ
hiện đại của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy còn hạn chế; ba là, vốn đầu tư và kinh
phí cịn hạn chế; bốn là, do thiếu quy hoạch, cơ chế tuyển chọn, ĐT, BD, bố trí và sử
dụng; năm là, một số chế độ, chính sách chưa thật hợp lý. Luận án đã đề xuất những giải
pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các TCT hành chính tỉnh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay: một là, nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của đảng ủy và ban giám hiệu các nhà trường về sự cần thiết, tầm quan trọng về


12
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; hai là, đổi mới các khâu

trong xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; ba là, phát huy tính tự giác của
đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy trong việc tu duỡng rèn luyện phẩm chất chính trị,
đạo đức cách mạng và nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dược giao;
bốn là, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp ĐT, BD đội ngũ cán bộ nghiên cứu,
giảng dạy; năm là, tăng cường đầu tư kính phí, cơ sở vật chất và đổi mới chế độ đãi ngộ
đối với đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; sáu là, tăng cường sự lãnh đạo, chi đạo,
giúp đỡ của tỉnh ủy, chính quyền tỉnh và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào
trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; bảy là, tăng cường
sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước; thường xuyên giao lưu và phối hợp
với các cơ quan chức năng tồ chức các cuộc thi giảng viên giỏi giữa các TCT - hành
chính tỉnh ở Lào.
- Vilay Philavong, Giáo dục pháp luật cho công chức hành chinh ở nước Cộng
hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay, [196]. Tác giả cho rằng: cơng chức hành chính
là người đại diện cho Đảng và Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể
trong quan hệ với nhân dân. Cơng chức hành chính là đối tượng giáo đục pháp luật
đặc biệt, bởi vì họ vừa là đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể giáo dục. Vì thế, cần coi
trọng công tác giáo dục pháp luật cho cơng chức hành chính nhằm đạt ba mục tiêu
như: về nhận thức, về thái độ tình cảm, về hành vi. Luận án chỉ ra những hạn chế,
yếu kém của công tác nêu trên: một là, chủ thể giáo dục pháp luật chưa được quan
tâm, vừa thiếu vừa yếu; hai là, cơng chức hành chính chưa nhận thức đầy đủ, đúng
mức về việc trang bị cho mình những kiến thức hiểu biết pháp luật, chưa có ý chí tự
phấn đấu, thái độ học tập chưa nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm chưa cao; ba là, nội
dung chương trình giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu câu thực tiễn, việc thể
chế hóa pháp luật cịn chậm, quy định khơng rõ ràng, chồng chéo mang tính đơn lẽ,
manh mún chậm đổi mới; bốn là, công tác tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật chưa
đồng bộ, thiếu sự phối hợp trao đổi kinh nghiệm, phương pháp chưa khoa học. Để
bảo đảm được chất lượng giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Lào
hiện nay, tác giả đưa ra 9 giải pháp giải pháp: một là, tăng cường trách nhiệm của
các cấp ủy đảng, chính quyền về cơng tác giáo dục pháp luật cho cơng chức hành
chính; hai là, tăng cường công lác ĐT, BD pháp luật cho công chức hành chính; ba

là, đổi mới, hồn thiện, nội dung, chương trình giáo dục pháp luật cho cơng chức


13
hành chính; bốn là, đa dạng hóa hình thức giáo dục pháp luật cho cơng chức hành
chính; năm là, tăng cường giáo dục pháp luật cho cơng chức hành chính ở Lào kết
hợp với các hình thức giáo dục khác; sáu là, nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất
đội ngũ giảng viên, báo cáo viên trong giáo dục pháp luật cho cơng chức hành chính;
bảy là, phối hợp giữa hệ thống các cơ quan Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - Thơng tin và
truyền thơng, Đài Truyền hình, Đài Phát thanh xây dựng hệ thống tư liệu thông tin,
tạo điều kiện cho cơng chức hành chính tiếp cận với pháp luật một cách kịp thời,
chinh xác; tám là, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, tài chính và
thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm về giáo dục pháp luật đối với cơng chức hành
chính; chín là, tăng cường công tác quan hệ quốc tế trong việc giáo dục pháp luật
cho cơng chức hành chính.
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.2.1. Những nghiên cứu về hệ thống chính trị và cán bộ, cơng chức cấp xã
- Huỳnh Văn Long, Xây dựng đội ngũ bí thư huyện ủy, chủ tịch ủy ban nhân
dân huyện ở đồng bằng sơng Cửu Long ngang tầm địi hỏi của thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, [118]. Luận án phân tích thực trạng đánh giá đội ngũ bí
thư huyện ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) huyện vùng ĐBSCL từ năm 1996
đến năm 2003. Trong đó, tác giả khẳng định: trên cơ sở đổi mới quan điểm đánh giá
đội ngũ bí thư huyện ủy, chủ tịch UBND huyện, các tỉnh ủy ở vùng ĐBSCL đã đánh
giá đội ngũ này khơng đơn thuần căn cứ vào q trình công tác, học vị, lý lịch, thành
phần xuất thân, vị thế xã hội, mà chủ yếu căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, vào hiệu quả
thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời cịn căn cứ vào mức độ tín nhiệm của nhân
dân. Các ban tổ chức tỉnh ủy đã phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy ở cơ sở nơi cán bộ
sinh hoạt và bản thân từng đồng chí tự đánh giá. Các cấp ủy lãnh đạo chặt chẽ, nghiêm
túc quy chế đánh giá, bảo đảm chế độ tự phê bình và phê bình, nguyên tắc tập trung
dân chủ, công khai, kết luận rõ ràng theo đa số. Luận án đã trình bày tiêu chuẩn chức

danh bí thư huyện ủy, chủ tịch UBND huyện trong thời kỳ mới. Luận án nhấn mạnh
một số tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị qua lời nói và việc làm cụ thể trên cương vị
đứng đầu huyện ủy và UBND huyện; kiên định đường lối đổi mới theo đúng mục tiêu
đã định và thể hiện gương mẫu bằng hành động cụ thể của bản thân, gia đình, thực hiện
thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh trên địa bàn
huyện; có ý chí, quyết tâm và năng lực làm giàu cho huyện, biến ý chí đó thành ý chí


14
của đảng bộ và nhân dân huyện; có tầm nhận thức sâu sắc đối với những diễn biến
chính trị, có tinh thần cảnh giác cao, nhanh nhạy giải quyết mọi tình huống chính trị...
Luận án khẳng định và đề xuất những vấn đề có tính ngun tắc và quy trình xây dựng
đội ngũ bí thư huyện ủy, chủ tịch UBND huyện ở ĐBSCL.
- Nguyễn Thái Hòa (Chủ nhiệm), Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ người dân tộc Khmer ở cơ sở xã, phường, thị trấn khu vực Tây Nam bộ, [89]. Đề tài
nhận định: trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong
giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hội nhập kinh tế quốc
tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền, cần tiếp tục nâng cao về số lượng và chất lượng
đội ngũ cán bộ dân tộc người Khmer, nhất là cán bộ đang công tác ở cơ sở xã, phường,
thị trấn. Mặt khác, mở cửa, hội nhập quốc tế, sự chống phá của các thế lực thù địch lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo kích động ly khai… cũng tác động đến đồng bào và đội
ngũ cán bộ người dân tộc Khmer ở vùng đất Tây Nam bộ. Vì vậy, bảo đảm sự ổn định
chính trị, trật tự, an tồn xã hội để phát triển, chăm lo xây dựng và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ cấp cơ sở từ cơ sở là một trong những công việc rất cấp thiết. Đề tài tập
trung phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer trong HTCT ở
cơ sở xã hiện nay, qua đó chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân và bài học từ
thực tiễn; từ đó, xây dựng mơ hình cán bộ người dân tộc Khmer phù hợp với yêu cầu,
nhiệm vụ đặt ra; đề ra phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ này theo tiêu
chuẩn của từng chức danh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đó ở Tây Nam Bộ đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương trong giai đoạn mới.

- Hội thảo khoa học, Hệ thống chính trị cấp cơ sở các tỉnh, thành khu vực Tây
Nam bộ - thực trạng và giải pháp, [92]. Hội thảo đã đề cập tổng quát về HTCT cấp cơ
sở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam bộ và những giải pháp khả thi để nâng cao chất
lượng của HTCT cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, trong đó có
cơng tác ĐT, BD đội ngũ cán bộ ở cơ sở.
- Nguyễn Huy Kiệm, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ sở vùng
đồng bằng sông Cửu Long, [114]. Sau khi thống kê những có số tác giả đi đến đánh giá:
hiện nay đội ngũ CB, CC xã, phường, thị trấn ở các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL
nhìn chung cịn yếu kém, bất cập về nhiều mặt, phần lớn chưa được đào tạo một cách bài
bản, chính quy về chuyên môn, nghiệp vụ, tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp so với yêu cầu. Năng
lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Nhận thức trong đội ngũ CB, CC


15
không đồng đều... Bên cạnh sự thiếu hụt, bất cập về số lượng và yếu kém về chất lượng,
việc xây dựng quy hoạch ĐT, BD CB, CC chưa được các địa phương trong vùng quan
tâm chỉ đạo một cách thỏa đáng. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém
nêu trên, để nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC cơ sở nhằm đáp ứng với tình hình,
nhiệm vụ phát triển KT-XH của vùng, tác giả đã đưa ra 7 giải pháp tập trung vào công
tác ĐT, BD CB, CC cơ sở.
- Bùi Công Tường, Mấy suy nghĩ và kiến nghị về đội ngũ cán bộ cơ sở, [167].
Tác giả đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém của đội ngũ cán bộ cơ sở và nhu cầu cần có
bước “đột phá” trong việc ĐT, BD nâng cao năng lực cho đội ngũ này. Những nội dung
bài báo có thể tham khảo, vận dụng, kế thừa: những kiến nghị của tác giả về đẩy mạnh
ĐT, BD đội ngũ cán bộ cơ sở thơng qua việc mở các khóa huấn luyện ngắn ngày theo
từng chuyên đề, từng nghiệp vụ cụ thể, đồng thời cung cấp sách “cẩm nang” về các
mặt công tác đảng và quản lý nhà nước (QLNN) cho cán bộ cơ sở.
- Đinh Ngọc Giang, Chuẩn hóa chủ tịch ủy ban nhân dân xã các tỉnh đồng
bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, [77]. Tác giả đưa ra quan điểm: chuẩn hóa chủ
tịch UBND xã các tỉnh đồng bằng sông Hồng là tổng thể các hoạt động của cấp ủy,

tổ chức đảng, các cơ quan tham mưu giúp việc của cấp ủy, các tổ chức trong HTCT
từ tỉnh đến cơ sở xã và các cơ quan có liên quan trong việc cụ thể hóa tiêu chuẩn chủ
tịch UBND xã và tiến hành những công việc cần thiết để những chủ tịch UBND xã
chưa đạt tiêu chuẩn và những cán bộ trong quy hoạch chủ tịch UBND xã đạt tiêu
chuẩn đã đề ra, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chuẩn hóa chủ tịch UBND xã là
một bộ phận rất quan trọng của công tác cán bộ đối với chủ tịch UBND xã. Để thực
hiện mạnh mẽ chuẩn hóa chủ tịch UBND xã các tỉnh đồng bằng sơng Hồng cần tập
trung giải quyết những vấn đề chủ yếu như: phát huy mạnh mẽ trách nhiệm, tính chủ
động của các cấp ủy trong thực hiện chuẩn hóa kết hợp chặt chẽ với việc tạo điều kiện
thuận lợi để cán bộ thực hiện quy trình chuẩn hóa và động viên họ tự chuẩn hóa; hạn
chế những tác động tiêu cực của quan hệ huyết thống, truyền thống làng xã và tâm lý
truyền thống cho rằng chủ tịch UBND xã phải là người của xã đó, để luân chuyển
mạnh mẽ, thực hiện có hiệu quả chuẩn hóa về năng lực tổ chức thực tiễn đối với
những cán bộ trong quy hoạch chủ tịch UBND xã; nâng cao chất lượng hoạt động
của các TCT tỉnh, các cơ sở ĐT, BD cán bộ.


16
- Hồ Ngọc Trường, Xây dựng phong cách chủ tịch ủy ban nhân dân xã ở đồng
bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay, [163]. Tác giả đã nêu lên khái niệm xây dựng
phong cách chủ tịch UBND xã ở ĐBSCL là toàn bộ hoạt động của ban thường vụ cấp
ủy cấp ủy, các tổ chức, lực lượng có liên quan và của bản thân từng chủ tịch UBND xã
về ĐT, BD, giáo dục, quản lý, kiểm tra, giám sát việc hình thành, phát triển phong cách
tư duy, phong cách làm việc, phong cách sinh hoạt của chủ tịch UBND xã ở ĐBSCL
giai đoạn hiện nay, đảm bảo cho chủ tịch UBND xã thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ
được giao. Tác giả cũng đã chỉ ra 5 kinh nghiệm về xây dựng phong cách chủ tịch
UBND xã ở ĐBSCL, trong đó có kinh nghiệm: đẩy mạnh cơng tác đào tạo, đào tạo
lại chủ tịch UBND xã và thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho chủ tịch
UBND xã; tăng cường quản lý quá trình tự học, tự rèn luyện của chủ tịch UBND xã.
Từ đó tác giã đã đề xuất những giải pháp quan trọng xây dựng phong cách chủ tịch

UBND xã ở ĐBSCL, trong đó giải pháp hàng đầu, mang tính chất chi phối tồn bộ là:
tạo bước chuyển biến căn bản về tạo nguồn, công tác quy hoạch, để có nguồn nhân lực
và tố chất mới xây dựng phong cách chủ tịch UBND xã trong giai đoạn hiện nay.
- Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, [165]. Cuốn sách gồm 03
chương, đi sâu phân tích tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ; quan
điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước;
đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ. Trên cơ
sở phân tích các nội dung này, cuốn sách đề cập việc tiếp tục đổi mới đồng bộ các
khâu trong công tác cán bộ, nhấn mạnh việc tập trung thực hiện có chất lượng, hiệu
quả từng khâu, sự đổi mới mang tính đột phá, tạo bước chuyển căn bản về công tác
cán bộ trong giai đoạn hiện nay: xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; đánh giá cán bộ; quy
hoạch cán bộ; cán bộ; chính sách đãi ngộ cán bộ. Đồng thời, cuốn sách đề cập việc
nghiên cứu khoa học, xây dựng tổ chức và con người làm công tác tổ chức, cán bộ
với việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tổ chức, công tác tổ chức và con người làm
công tác tổ chức, cán bộ của Đảng giai đoạn hiện nay. Cuốn sách đề cập khá sâu sắc
phương pháp, cách thức tiến hành các khâu trong công tác cán bộ, đây là tài liệu tham
khảo tốt để tác giả luận án nghiên cứu thực hiện đề tài.
- Phạm Phi Hùng (Chủ nhiệm), Cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị xã, phường,
thị trấn ở thành phố Cần Thơ - thực trạng và giải pháp, [107]. Đề tài đã khảo sát,


17
điều tra, phân tích, tổng hợp thực trạng cán bộ chủ chốt của HTCT cơ sở xã, phường,
thị trấn thành phố Cần Thơ, cụ thể hóa được tiêu chuẩn các chức danh bí thư đảng
ủy, chủ tịch UBND, chủ tịch ủy ban MTTQ và người đứng đầu các tổ chức chính trị
- xã hội ở cơ sở, đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chủ
chốt của HTCT cơ sở.
1.2.2. Những cơng trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Hồng Ngọc Hịa, Cơng tác giáo dục đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học

ở các trường đảng Trung Quốc [88]. Tác giả đã nghiên cứu về công tác giáo dục, đào
tạo cán bộ tại trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và một số trường
đảng tỉnh, thành phố, trong đó nhấn mạnh: mục đích thực tiễn của công tác giáo dục,
đào tạo được xác định ngay trong nội dung, chương trình sát hợp với đối tượng học
viên của từng loại lớp, đảm bảo sự nhất quán trong các khâu: từ biên soạn giáo án
đến tổ chức giảng dạy - học tập - nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, vận dụng lý luận
vào thực tiễn, bố trí, sử dụng cán bộ; nội dung giáo dục, đào tạo ln đổi mới, bám
sát u cầu nhiệm vụ chính trị và thực tiễn phát triển của công cuộc cải cách, mở cửa
đã thúc đẩy nghiên cứu khoa học phát triển.
- Trần Ngọc Uẩn (chủ nhiệm), Phương thức đào tạo cán bộ ở các trường
chính trị tỉnh, thành phố trong thời kỳ mới, [168]. Đề tài đã tập trung phân tích
những phương thức đã và đang được áp dụng trong việc đào tạo cán bộ ở các TCT
tỉnh, thành phố ở nước ta hiện nay, bao gồm đào tạo tập trung và đào tạo tại chức;
đồng thời xác định những ưu điểm và hạn chế trong từng phương thức đào tạo này.
Trên cơ sở những phân tích đó, đề tài đề xuất các phương hướng và giải pháp chủ
yếu khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo cán bộ ở các trường chính trị
tỉnh, thành phố.
- Nguyễn Hữu Cát, Mai Hồng Anh, Cơng tác đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị
chủ chốt trong hệ thống trường đảng ở Trung Quốc hiện nay [41]. Bài viết đã xác định:
chấn hưng đất nước bằng khoa giáo, trong đó hệ thống trường đảng đóng vai trị chủ
chốt. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có nghị quyết về tăng cường và cải
tiến công tác trường đảng, tạo nên bước đột phá mới trong công tác giáo dục - đào tạo cả
về nội dung và hình thức, trong đó đề cập nội dung về đào tạo đội ngũ làm công tác lý
luận, giáo dục chủ nghĩa Mác chất lượng cao.


18
- Lê Hanh Thông, Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong
hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ (qua khảo sát một số trường chính
trị trong khu vực), [149]. Luận án đã đi sâu phân tích vai trị và những nét đặc thù của

giáo dục LLCT đối với cán bộ chủ chốt cấp xã ở các tỉnh khu vực Nam bộ hiện nay.
Tác giả đã đề xuất những giải pháp tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình
thức giáo dục LLCT đối với các TCT tỉnh khu vực Nam bộ trước yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới đất nước.
- Trần Hậu Thành (chủ nhiệm), Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay (qua khảo sát ở một số tỉnh,
thành phố phía Bắc nước ta, [144]. Đề tài đi sâu tìm hiểu những động lực của ĐT, BD
LLCT của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã qua việc khảo sát, phân tích, đánh
giá thực trạng, nhu cầu ĐT, BD LLCT của đội ngũ cán bộ này. Trên cơ sở những phân
tích đó, đề tài đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu ĐT, BD
LLCT của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở nước ta hiện nay.
- Huỳnh Thanh Quang, Đào tạo cán bộ người dân tộc Khmer ở các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long, [132]. Theo tác giả, vừa qua công tác đào tạo cán bộ người Khmer
ở các tỉnh ĐBSCL còn mang tính chắp vá, hiệu quả chưa cao. Do đó, tỷ lệ cán bộ là
người dân tộc Khmer, nhất là trong cấp ủy các cấp, chưa đạt theo quy định. Tác giả đưa ra
một số giải pháp chủ yếu để xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer ở các tỉnh
ĐBSCL, trong đó đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ người dân tộc
Khmer ở các tỉnh ĐBSCL, coi trọng công tác tạo nguồn cán bộ là người dân tộc; có chính
sách ưu đãi đối với cán bộ là người dân tộc Khmer.
- Cầm Thị Lai, Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính cho đội ngũ
cán bộ chuyên trách cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc giai đoạn hiện nay, [117]. Tác giả khẳng
định: ĐT, BD lý luận chính trị - hành chính (LLCT - HC) cho đội ngũ cán bộ chuyên
trách cấp xã các tỉnh Tây Bắc nước ta hiện nay là quá trình trang bị kiến thức cơ bản
và cập nhật, bổ sung những kiến thức mới về LLCT - HC cho những cán bộ này, nhằm
nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành và thực thi cơng vụ, hồn thành
chức trách, nhiệm vụ được giao, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp
xã chuyên nghiệp, có phẩm chất và năng lực đáp ứng tốt yêu cầu phát triển KT-XH của
địa phương. Từ đó, tác giả rút ra bốn kinh nghiệm và đề cập hai giải pháp quan trọng
đẩy mạnh ĐT, BD LLCT, HC cho đội ngũ CBCX ở các tỉnh Tây Bắc đến năm



19
2020: một là, có chủ trương, chính sách và tạo môi trường thuận lợi cho công tác ĐT,
BD cho cán bộ ở các tỉnh Tây Bắc, gồm: bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ
cho cơng tác ĐT, BD cán bộ chuyên trách cấp xã; nâng cao chất lượng của đội ngũ
giảng viên ở các TCT tỉnh; thực hiện đồng bộ các chế độ, chính sách đối với đội
ngũ CBCX; hai là, đề cao việc tự ĐT, BD, rèn luyện của mỗi CB, CC cấp xã gồm:
đẩy mạnh phong trào tự học tập nâng cao trình độ, năng lực và rèn luyện đạo đức
cách mạng trong đội ngũ CB, CC cấp xã; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của
đội ngũ cán bộ, đảng viên về tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện gắn với cuộc vận động
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Lê Cơng Quyền, Nên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo nhu cầu công
tác, [137]. Tác giả đã chỉ ra những hạn chế về công tác ĐT, BD CB, CC như: nội dung,
chương trình, hình thức và phương pháp ĐT, BD còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn
lãnh đạo, quản lý, nhất là trong lĩnh vực QLNN. Một số chương trình ĐT, BD cịn nặng
về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thông, kế thừa, cịn trùng lặp về nội dung, thiếu tính
thiết thực, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ cơng tác cho CB, CC… Chính
việc ĐT, BD với những nội dung, chương trình khơng sát hợp đã phát sinh lãng phí,
kém hiệu quả, người học khơng hứng thú, vì nội dung không đáp ứng nhu cầu công
việc. Mặc dù đã được ĐT, BD, một số CB, CC vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện
nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt
ra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Những nội
dung có thể tham khảo, vận dụng, kế thừa: những hạn chế, yếu kém trong công tác ĐT,
BD cán bộ gây ra nhưng hậu quả rất nghiêm trọng trong sử dụng, đánh giá cán bộ; chất
lượng cán bộ không đúng với bằng cấp yêu cầu của ĐT, BD. Giải pháp đưa ra là ĐT,
BD CB, CC cần phải xuất phát và gắn liền với nhu cầu công tác của CB, CC nhằm
khắc phục sự lãng phí, kém hiệu quả.
- Vĩnh Trọng, Sóc Trăng quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ người dân tộc
Khmer, [160]. Bài viết phản ánh, là tỉnh có đơng đồng bào dân tộc Khmer, nên cơng
tác củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT cơ sở nơi có đơng đồng bào dân

tộc, nhất là việc xây dựng lực lượng cốt cán trong đồng bào dân tộc, xây dựng đội ngũ
cán bộ, đảng viên là người dân tộc Khmer, luôn được cấp ủy các cấp của tỉnh Sóc Trăng
quan tâm. Theo tác giả, việc đào tạo cán bộ người dân tộc Khmer cũng gặp khơng ít
khó khăn. Tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng ĐT, BD cán bộ là


20
người dân tộc Khmer, trong đó tập trung quan tâm xây dựng lực lượng cốt cán, thực
hiện tốt công tác quy hoạch, ĐT, BD, sử dụng cán bộ người dân tộc Khmer là nhân tố
quyết định trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về công tác dân tộc, công tác tôn giáo.
- Phạm Huy Kỳ (chủ biên), Lý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận
chính trị, [116]. Tác giả trình bày một số vấn đề lý luận chung về nghiên cứu, giáo dục
LLCT và phương pháp nghiên cứu, giáo dục LLCT. Cuốn sách nhấn mạnh vai trò của
phương pháp giảng dạy LLCT mà người giảng viên LLCT cần quan tâm nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục LLCT của Đảng. Những yêu cầu, các nguyên tắc
và phương pháp giáo dục LLCT đề cập trong cuốn sách cho tác giả nhiều gợi ý đối với
xây dựng đội ngũ giảng viên LLCT ở các TCT.
- Trần Thị Anh Đào (chủ biên), Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ
làm công tác tư tưởng, [58]. Cuốn sách đã làm rõ một số nội dung, khái niệm liên
quan đến công tác tư tưởng; những yếu tố tác động đến công tác tư tưởng cũng như
giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng hiện nay. Đặc
biệt, cơng trình đã đề cập đến vấn đề nâng cao phẩm chất và năng lực cán bộ làm
công tác tư tưởng.
- Phạm Thị Hạnh, Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho
cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay, [84]. Trên cơ sở làm rõ bản chất,
đặc trưng, tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chủ chốt cấp cơ sở và từ thực trạng trình độ LLCT cũng như cơng tác đào tạo nâng
cao trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ này, tác giả đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở, trong

đó nhấn mạnh giải pháp rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức cho
đội ngũ giảng viên và chú trọng chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm cơng tác
giáo dục LLCT, từng bước đổi mới, hiện đại hóa cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả giáo dục LLCT.
- Trần Ngọc Hiên, Nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị - những vấn
đề cần đổi mới, [85]. Tác giả đã chỉ ra những tiêu chí hợp thành chất lượng đào tạo
LLCT phù hợp: một là, chất lượng LLCT làm cơ sở cho việc soạn giáo trình giảng dạy;
hai là, chất lượng của học viên được đào tạo thành giảng viên LLCT; ba là, chất lượng
của hoạt động quản lý đào tạo giảng viên LLCT nhằm tạo ra môi trường chủ động,


×