Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tho tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.27 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

THƠ TÌNH TỪ TIỀN CHIẾN ÐẾN TÂN HÌNH THỨC



Dân Việt là giống nịi tình, thơ nghiêng về cảm xúc và thường là thơ tình. Trước thời kỳ Thơ Mới, thơ
Việt khơng có thơ tình vì bị chi phối bởi nền văn hóa Nho giáo và chế độ phong kiến. Chỉ sau thời kỳ
Thơ Mới, ảnh hưởng bởi phong trào Lãng mạn Pháp, thơ Việt mới lấy lại bản chất đích thực của nó.
Những nhà thơ nổi tiếng đều làm thơ tình, từ Xuân Diệu, Huy Cận (Ngậm Ngùi), Bích Khê (Tranh Lõa
Thể), Hàn Mạc Tử (Tình Quê), đến Ðinh Hùng (Tự Tình Dưới Hoa), Vũ Hoàng Chương (Mười Hai Tháng
Sáu), Nguyên Sa (Áo Lụa Hà Ðông)... Những bài thơ trên chúng ta dễ tìm lại trên các website
về Văn học Việt Nam. Ai cũng có thể thuộc một vài bài một vài đoạn của những tác giả trên. Vần điệu
là phương tiện lý tưởng để chuyên chở những tình tự, đến nỗi người ta tưởng rằng thơ tình chỉ thành
công với vần điệu. Những bài thơ trên nội dung khơng có gì ngồi tâm tình u đương, êm ả với vần
điệu, dễ nhớ dễ thuộc, không cần phải suy nghĩ. Nhưng thơ tình mới xuất hiện một thời gian ngắn, tại
sao lại được mọi người ưa chuộng đến thế? Thành phần người đọc và sáng tác của Thơ Mới tiền chiến
là lớp người mới lớn, trên dưới 20, nên tình yêu là niềm say đắm và nguồn cảm hứng của họ. Ở vào
thời kỳ đó, chữ quốc ngữ mới được sử dụng, xã hội vừa thoát khỏi những ràng buộc khắt khe của thời
phong kiến, khuynh hướng nghiêng về phương Tây rất mạnh. Xã hội tương đối thanh bình, dù đang ở
thời Pháp thuộc. Một phần vì những phong trào chống Pháp bằng vũ lực đã thất bại, một phần vì
những nhà cách mạng đang chủ trương nâng cao dân trí. Những nhà thơ trẻ ở thời này, được đào
luyện trong nền giáo dục Pháp, tiếp nhận những ý tưởng của chủ nghĩa Lãng mạn và Tượng trưng nên
thơ tình gặp thời cơ thuận tiện để thăng hoa.


Tình trạng thanh bình đó chỉ kéo dài được hơn một thập niên thì chiến tranh bùng nổ. Toàn dân bị
cuốn hút trong khơng khí thời chiến, và thơ nhuốm thêm tâm tình khắc khoải, vừa lãng mạn vừa bi
tráng, Tây Tiến, Ðơi Bờ... của Quang Dũng chẳng hạn. Thơ tình thời tiền chiến mang tính ủy mị và sáo
mịn khơng cịn thích hợp. Ảnh hưởng thế chiến thứ II, những trào lưu chính trị cùng chiến sự và
những ưu tư về nền độc lập chi phối suy nghĩ của mọi thành phần xã hội. Nhưng khi chiến tranh chấm
dứt thì đất nước bị qua phân, miền Bắc cắt đứt liên lạc với thế giới phương Tây, miền Nam thuộc về
thế giới tự do. Những nhà thơ trẻ ở miền Nam, khao khát những hiểu biết mới, khi hịa bình lập lại,
tiếp nhận qua sách vở tâm trạng nổi loạn thời hậu chiến của xã hội phương Tây, thêm những trường
phái văn học như chủ nghĩa Siêu thực, Hiện sinh, phát động phong trào thơ tự do. Họ quan tâm tới
ngơn ngữ và bản chất của chính thơ hơn là những chủ đề của thơ, ngay cả những biến động thời thế


xảy ra chung quanh.


Thật ra thơ tự do không phải là phương tiện thuận lợi để chuyên chở thơ tình. Chúng ta biết rằng bài
thơ tự do đầu tiên, Tình Già của Phan Khơi, là một bài thơ tình thất bại. Ngay cả bài thơ tự do thành
cơng của Hữu Loan, Màu Tím Hoa Sim, mang rất nhiều âm hưởng của thơ vần điệu, được biết đến
nhiều nhờ phổ thành nhạc. Ngay bản chất của thơ tự do cũng là một động lực phủ nhận vần điệu tiền
chiến, chẳng khác nào thơ tự do phương Tây phủ nhận truyền thống thơ của họ. Thơ phương Tây, khi
phủ nhận những thể thơ và nghệ thuật truyền thống, họ tìm cách thay thế tận gốc những quan điểm
về thơ. Cái hay trong tiến trình phân tích thay thế cái hay của vần nhịp và nhạc điệu. Người đọc tham
dự vào tiến trình đó, giải thích theo nhiều cách khác nhau. Ða tầng đa nghĩa nằm trong tiến trình đọc
chứ khơng phải nơi cách suy diễn trên mặt chữ. Tìm ra được cái hay mới để hoán chuyển cái hay cũ,
quả là một thành công lớn của thơ hiện đại. Sở dĩ như vậy vì nềnvăn minh phương Tây đặt căn bản
trên lý luận, có một truyền thống học thuật lâu đời, bất cứ lãnh vực nào họ cũng muốn tìm hiểu tới nơi
tới chốn. Lý luận phân tích đã nằm sâu trong tâm thức, trở thành thói quen và bản chất văn hóa của
họ. Nhưng suốt gần một thế kỷ, thơ tự do thật sự đa dạng với nhiều trường phái khác nhau. Dada,
Siêu thực dựa vào sự tình cờ, ngẫu nhiên, tìm kiếm những ý tưởng và hình ảnh mới, làm ngạc nhiên
người đọc, tạo nên tiến trình lạ hóa. Từ thơ tới họa, hai đặc điểm trên phù hợp với tiêu chí làm mới,
trở thành phương tiện của thời hiện đại.


Và hết trường phái này đến trường phái khác, phủ nhận nghệ thuật và thi pháp, hiểu theo nghĩa
truyền thống, người nghệ sĩ chỉ chăm chú đi tìm những đường nét, màu sắc hay câu chữ không ai ngờ
tới để tạo ý tưởng và cảm xúc. Lập thể, Trừu tượng, Pop Art hay Conceptual Art trong hội họa là một
điển hình. Cái hay khơng nằm trong kỹ năng của người nghệ sĩ mà nằm nơi những đường nét, màu
sắc, và ý tưởng khác thường. Trong thơ, dù theo cách phân tích để tìm ý nghĩa hay dùng chữ để lạ
hóa, thì cuối cùng, đỉnh cao của nó cũng như hội họa trừu tượng, là diễn đạt cái vô nghĩa của đời
sống. Ðời sống vốn vô nghĩa, nghệ thuật nhập vào đời sống, thể hiện chính nó, sự vơ nghĩa. Thật
đáng kinh ngạc, những nhà hiện đại đã tìm ra cách thực hành và biểu lộ điều đó trong nghệ thuật.
Và dù ghê gớm đến thế nào, thì đến lúc cũng phải biến đổi. Khơng phải nghệ thuật thời


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trong khi tại Việt nam, sau chiến tranh người đọc nhàm chán với thơ tình tiền chiến. Nhưng vì văn học


quốc ngữ cịn non trẻ, khơng có nền tảng học thuật hàng ngàn năm như phương Tây, nên trong thơ
chỉ có thể rút ra yếu tố lạ hóa kết hợp với nghệ thuật tu từ, làm thành một dòng thơ tự do đặc biệt
Việt Nam (Thơ Thanh Tâm Tuyền chẳng hạn). Ảnh hưởng chủ nghĩa Siêu thực, cái hay của thơ tiền
chiến, với những âm điệu du dương, tạo bởi tài năng của từng nhà thơ, được thay thế chỉ với chữ. Khi
vần điệu và nghệ thuật tu từ cơ đọng lại nơi con chữ thì cũng khơng khác gì quan điểm của họa sĩ Piet
Mondrian (1872-1944), ở đầu thế kỷ, hội họa (trừu tượng) tự diễn đạt chính nó, qua sự liên hệ giữa
đường nét và màu sắc. Ðường nét và màu sắc giải phóng khỏi nội dung tác phẩm, không thể hiện bề
mặt thực tại hay cuộc đời mà chủ yếu thể hiện bản chất thực tại và cuộc đời chúng ta đang sống. Chữ
đóng lại và mở ra một thế giới đầy hình ảnh bí ẩn và mộng ảo, có tác dụng làm mới lạ cảm xúc, đưa
người đọc tới một thực tại khác. Cũng giống như trừu tượng, thơ từ chối sự diễn dịch, và là hiện thân
của chính nó. Nhưng tính nổi loạn trong văn học ở thời bình (1957-1960) chẳng bao lâu được thay thế
bởi tính tàn phá và khổ đau trong chiến tranh (1960-1975). Lớp người đọc trẻ tuổi của miền Nam thập
niên 1960, quay về vần điệu, thay thế tình yêu thời tiền chiến bằng chủ đề tâm linh (thiền học), để cố
quên lãng một thời cuồng nộ.


Vần điệu trở lại nhưng thơ tình thì vẫn biệt tăm, trừ vài người như Nguyên Sa, Phạm Thiên Thư... cố
gắng làm mới bằng cách đưa vào thơ, ngôn ngữ và cảm xúc của thời hiện tại. Nhưng cũng


khơng thốt khỏi khn mẫu tiền chiến vì ngơn ngữ vẫn bị hạn chế bởi vần và điệu, quanh quẩn với
trị chơi tu từ. Có lẽ vì xã hội cịn dựa vào nơng nghiệp, chưa có động lực phát triển thành xã hội tiền
công nghiệp, nên tâm tình cũng khơng khác biệt lắm, vì thế chưa có nhu cầu thay đổi tận gốc phương
pháp biểu hiện. Sau 30 tháng 4, đất nước thay đổi chế độ, đóng cửa với thế giới bên ngồi. Thơ bất
động, và cho đến thời mở cửa, thập niên 1990, những nhà thơ trẻ ở trong nước, làm sống lại thơ tự do
thập niên 1960 ở miền Nam. Chữ hiếm, chữ lạ được thay thế bằng chữ tục, với phương cách làm sốc
người đọc, qua chữ. Thơ Việt và ngay cả những loại hình nghệ thuật khác như hội họa chẳng hạn, vẫn
đứng nguyên một chỗ vì vẫn sử dụng phương cách đã rất cũ của thời hiện đại.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×